Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 55/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Huỳnh Đức Hòa
Ngày ban hành: 02/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 55/2008/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 02 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh - Sở Nội vụ , Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 55/2008/QĐ-UBND ngày 02/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng

1. Để thực hiện tốt Luật Thi đua, Khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thúc đẩy phong trào thi đua, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định cụ thể hóa một số quy định của Luật sát với tình hình thực tế của địa phương để các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương thực hiện góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; là sự ghi nhận, biểu dương, khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tinh thần đối với cá nhân và tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 2. Các nguyên tắc thi đua

1. Tự nguyện, tự giác, công khai;

2. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Điều 3. Các nguyên tắc khen thưởng

1. Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;

2. Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;

3. Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;

4. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

Điều 4. Công tác tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền và nhân điển hình tiên tiến

Ban Thi đua - Khen thưởng Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các địa phương tổ chức phát động các đợt thi đua; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, đưa phong trào thi đua yêu nước đến mọi tầng lớp nhân dân tỉnh nhà.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Mục I. CÔNG TÁC THI ĐUA

Điều 5. Yêu cầu của công tác thi đua

Công tác thi đua là công tác tổ chức phát động, vận động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện có hiệu quả cao nhất các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp các địa phương cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch, phân công trách nhiệm rõ ràng, thể hiện được sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị trong việc chỉ đạo, tổ chức và thực hiện các phong trào thi đua.

Điều 6. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

Căn cứ vào chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng hoặc căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương có trách nhiệm tổ chức các phong trào thi đua.

Nội dung tổ chức các phong trào thi đua gồm :

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua;

2. Xác định khẩu hiệu thi đua và thời hạn thi đua;

3. Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua;

4. Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua;

5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động phong trào thi đua

1. Tổ chức phong trào thi đua gắn với lao động, sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu;

2.Tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm động viên, khích lệ mọi người tự giác, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, cần kiệm, sáng tạo, cống hiến sức lực, trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua;

4. Phát hiện, tuyên truyền, phổ biến để học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến;

5. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng nhằm động viên mọi người tích cực thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu.

Điều 8. Trách nhiệm của Ban Thi đua - Khen thưởng- Sở Nội vụ; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các huyện, thành phố, thị xã và trách nhiệm của cán bộ chuyên trách thi đua, khen thưởng

1 Tham mưu, đề xuất chủ trương trong công tác thi đua;

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

3. Hướng dẫn tổ chức thi đua và kiểm tra thực hiện;

4. Tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng và đề nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;

5. Xây dựng tiêu chuẩn thi đua cụ thể, sát hợp với điều kiện của từng ngành, từng địa phương để phong trào thi đua thiết thực, có hiệu quả;

6. Xây dựng thang điểm để đánh giá phong trào thi đua công khai, chính xác, kịp thời;

7. Tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các khối, cụm thi đua.

Điều 9. Đăng ký thi đua

1. Đầu năm kế hoạch các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các địa phương tổ chức cho các tập thể, các cá nhân do mình quản lý đăng ký chương trình, nội dung thi đua và kế hoạch phấn đấu để đạt các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng;

Nội dung đăng ký thi đua hàng năm gồm: Nội dung phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của cá nhân; các hình thức đề nghị UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

2. Đăng ký thi đua gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hàng năm. Riêng ngành Giáo dục - Đào tạo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm;

3. Đơn vị, địa phương nào không đăng ký thi đua, không tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua thì không được xét khen thưởng.

Mục II. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG

Điều 10. Đối tượng và nguyên tắc khen thưởng

1. Các cá nhân, tập thể người Việt Nam, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam có thành tích trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều được khen thưởng, hoặc được đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.

2. Chú trọng khen thưởng đối với cá nhân, đơn vị cơ sở, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở.

3. Bám sát tiêu chuẩn và tỷ lệ khen thưởng, tránh khuynh hướng hạ thấp tiêu chuẩn, đề nghị khen thưởng tràn lan làm giảm tác dụng của công tác khen thưởng.

Điều 11. Danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân.

a) Danh hiệu “ Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.

- Tiêu chuẩn Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” thực hiện theo Điều 23 và 24 Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” xét mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác, theo đăng ký thi đua của cá nhân do Thủ trưởng sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố công nhận.

- Tùy theo đặc điểm của từng sở, ngành, từng đơn vị, địa phương số lao động tiên tiến chiếm một tỷ lệ phù hợp, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua. Những cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến phải là người đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, lao động, học tập và công tác.

- Trong một năm nếu nghỉ làm việc từ 02 tháng (từ 40 ngày trở lên theo chế độ làm việc) thì không thuộc diện được xem xét, bình bầu danh hiệu Lao động tiên tiến.

- Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian và kết quả công tác tại cơ quan để bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến.

- Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xếp tương đương danh hiệu Lao động tiên tiến để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác.

- Các trường hợp chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua trên cơ sở có ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan cũ. Trường hợp cá nhân có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên trong năm, trước khi có quyết định chuyển công tác thì cơ quan cũ xem xét bình bầu danh hiệu thi đua.

- Chiến sỹ thi đua cơ sở chiếm khoảng 30% của số Lao động tiên tiến nổi trội trong đơn vị.

- Đối với người lao động làm việc tại các cơ sở Hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ..., những người lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, thương mại..., đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, điều 12 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở. Thẩm quyền công nhận các danh hiệu thi đua cho các đối tượng này thực hiện như sau:

+ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng trên (xã, phường, thị trấn, hợp tác xã) căn cứ tiêu chuẩn quy định, bình xét, quyết định công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến và đề nghị Chủ tịch UBND huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở.

+ Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh nước ngoài do Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc doanh nghiệp quyết định công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến và đề nghị Chủ tịch UBND huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi cơ quan có trụ sở làm việc quyết định công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở.

b) Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”.

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” thực hiện theo Điều 22 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” xét hàng năm theo đăng ký thi đua cho những cá nhân tiêu biểu trong số cá nhân có 03 lần liên tục đạt danh hiệu “chiến sỹ thi đua cơ sở”, do Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.

- Sau khi được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”, để được công nhận lại phải có 3 năm tiếp theo liên tục được công nhận là Chiến sỹ thi đua cơ sở;

- Tỷ lệ đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh chiếm một tỷ lệ phù hợp, chọn trong số cá nhân có thành tích xuất sắc, nổi trội của số Chiến sỹ thi đua cơ sở.

c) Danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” thực hiện theo Điều 21 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét hàng năm theo đăng ký thi đua cho cá nhân có thành tích xuất sắc là tấm gương tiêu biểu của tỉnh trong số cá nhân có 02 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” do Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận.

2. Đối với tập thể.

a) Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

- Tiêu chuẩn danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến” thực hiện theo Điều 28 Luật Thi đua - Khen thưởng;

- Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” xét hàng năm theo đăng ký thi đua, do Thủ trưởng sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã công nhận;

- Tỷ lệ tập thể lao động tiên tiến chiếm khoảng 30% - 70% số tập thể trong mỗi đơn vị để có tác dụng thúc đẩy các phong trào thi đua.

b) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” thực hiện theo Điều 27 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” xét hàng năm theo đăng ký thi đua do Chủ tịch UBND tỉnh công nhận;

- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho các tập thể có thành tích xuất sắc, nổi trội trong số tập thể lao động tiên tiến của các đơn vị.

c) Danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Danh hiệu “Gia đình văn hóa” ở xã, phường, thị trấn được xét tặng hàng năm do Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn công nhận;

- Tùy tình hình thực tế của địa phương, hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” chiếm tỷ lệ thích hợp để có tác dụng lôi cuốn, thúc đẩy các hoạt động ở khu dân cư.

d) Danh hiệu “Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa”

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa” thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi đua - Khen thưởng;

- Tiêu chuẩn danh hiệu “Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa” được xét tặng hàng năm do Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã công nhận;

e) Cờ thi đua của UBND tỉnh

- Tiêu chuẩn Cờ thi đua của UBND tỉnh thực hiện theo Điều 26 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Hằng năm, UBND tỉnh khen thưởng Cờ thi đua cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu phong trào thi đua được các cụm, khối thi đua bình chọn.

- Việc phân chia cụm, khối thi đua; phân bổ số lượng cờ thi đua cho các cụm, khối thi đua có quyết định riêng.

- Vào tháng 01 của năm kế hoạch các cụm, khối ký kết giao ước thi đua. Vào tháng 12 của năm kế hoạch các cụm, khối thi đua bình xét, đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua.

g) Cờ thi dua của Chính phủ

- Tiêu chuẩn Cờ thi đua của Chính phủ thực hiện theo Điều 25 Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Cờ thi đua của Chính phủ được xét tặng cho các đơn vị dẫn đầu các cụm, khối thi đua trong một năm công tác, tiêu biểu cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh; UBND tỉnh chỉ xét đề nghị Chính phủ tặng cờ cho những đơn vị có đăng ký từ đầu năm, kết thúc năm công tác dẫn đầu các khối, cụm thi đua của tỉnh và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua.

Điều 12. Các hình thức khen thưởng khác

1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

a) Tiêu chuẩn khen thưởng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003;

b) Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm công tác; những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các chuyên đề, các chương trình, các cuộc vận động...và khen cho tập thể, cá nhân lập thành tích đột xuất.

- Khen thưởng năm công tác

+ Khen thưởng tập thể: Chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ, các đơn vị cơ sở trong các sở, ban, ngành, các địa phương. Chỉ khen thưởng các tập thể tiêu biểu trong số các tập thể lao động xuất sắc.

+ Khen thưởng cá nhân: Chỉ xét khen thưởng cho những cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong số Chiến sỹ thi đua cơ sở, chú trọng khen cho người lao động trực tiếp.

- Khen thưởng tổng kết thành tích thực hiện các chuyên đề, các chương trình, các cuộc vận động.

+ Khi kết thúc hoàn thành một chuyên đề, các chương trình, các cuộc vận động có sự chỉ đạo, hướng dẫn tổng kết của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.

+ Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo của tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp lập thủ tục trình xét khen thưởng.

- Khen thưởng thành tích đột xuất.

Những tập thể và cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản Nhà nước và nhân dân, làm giảm nhẹ thiên tai và đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, tham gia có hiệu quả các hoạt động từ thiện và hoạt động xã hội được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.

2. Khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ của Chủ tịch nước.

a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tập thể và cá nhân đủ tiêu chuẩn được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 71 của Luật Thi đua, Khen thưởng được Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

b) Huân chương Lao động các hạng.

- Việc truy tặng và tặng Huân chương Lao động các hạng cho các cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể có hướng dẫn riêng;

- Việc quy định số Cờ thi đua của Chính phủ hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để kê khai thành tích khen thưởng được hiểu là Cờ hoặc Bằng khen của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ tương ứng như nhau để tính thành tích đề nghị xét khen thưởng huân chương cho các tập thể.

- Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba tặng cho tập thể và cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 42, 43 và 44 Luật Thi đua, Khen thưởng, do Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động các hạng cho tổ chức, cá nhân đạt tiêu chuẩn nêu trên.

c) Huân chương Độc lập.

Tiêu chuẩn Huân chương Độc lập các hạng thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37, 38 Luật Thi đua, Khen thưởng;

d) Danh hiệu vinh dự Nhà nước.

Các danh hiệu vinh dự Nhà nước được thực hiện theo Điều 58 Luật Thi đua, Khen thưởng;

Danh hiệu Anh hùng Lao động được thực hiện theo Điều 61 Luật Thi đua, Khen thưởng.

e) Các hình thức khen thưởng khác của Nhà nước.

Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng; Huân chương Chiến công các hạng; Huân chương Đại đoàn kết dân tộc; Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị; Các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và có hướng dẫn riêng.

3. Hiệp y khen thưởng :

a) Việc hiệp y đề nghị cấp Nhà nước khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 53 Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện;

 Khi có văn bản đề nghị hiệp y của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trong vòng 10 ngày UBND tỉnh sẽ có văn bản hiệp y.

b) Việc đề nghị Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương khen thưởng thì các Sở, ban, ngành, đoàn thể trình trực tiếp cho các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Khi Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có văn bản đề nghị hiệp y, trong vòng 10 ngày UBND tỉnh sẽ có văn bản phúc đáp.

Điều 13. Quy trình xét duyệt và thủ tục đề nghị khen thưởng.

1. Quy trình xét khen thưởng:

- Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, các địa phương thuộc tỉnh tổ chức họp xét khen thưởng theo thẩm quyền và tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố trình UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý.

- Định kỳ 6 tháng 1 lần, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh họp xét, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc tỉnh quản lý;

- Quy trình xét khen thưởng như sau:

+ Đối với hình thức khen thưởng: Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” phải được tập thể Hội đồng Thi đua - Khen thưởng từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu với tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng dự họp đồng ý.

+ Đối với hình thức khen thưởng Huân chương các loại ngoài những quy định trên, phải được sự thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy bằng văn bản thì UBND tỉnh mới lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ.

2. Thủ tục đề nghị khen thưởng:

a. Khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước

- Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định gồm :

+ Báo cáo thành tích :

Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ gồm 04 bản thành tích chi tiết (03 bộ trình Trung ương, 01 bộ lưu tại Ban Thi đua - Khen thưởng), 20 bản tóm tắt thành tích để làm tài liệu họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” gồm 06 bản thành tích chi tiết (05 bộ trình Trung ương, 01 bộ lưu tại Ban Thi đua - Khen thưởng), 20 bản tóm tắt thành tích để làm tài liệu họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

Huân chương Lao động các hạng gồm 04 bản thành tích chi tiết (03 bộ trình Trung ương, 01 bộ lưu tại Ban Thi đua - Khen thưởng), 30 bản tóm tắt thành tích.

Phần kê khai các hình thức đã được khen thưởng phải ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ban hành và cơ quan ký khen thưởng; bản sao các quyết định đã được UBND tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng đính theo hồ sơ đề nghị khen thưởng.

+ Tờ trình của sở, ban, ngành, địa phương;

+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị;

+ Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách của ngành thuế cho từng năm trong mốc thời gian đề nghị khen thưởng đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế khi trình khen cho doanh nghiệp và thủ trưởng doanh nghiệp (thời gian xác nhận thuế: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ 03 năm, Huân chương Lao động 05 năm).

- Thời gian nộp hồ sơ:

+ Các hình thức khen thưởng: Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; hạn cuối cùng nộp hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh vào ngày 15 tháng 01, riêng ngành Giáo dục - Đào tạo chậm nhất ngày 30 tháng 7;

+ Các hình thức khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại

Đợt 1: Nộp hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 hàng năm;

Đợt 2 : Nộp hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chậm nhất vào ngày 30 tháng 7 hàng năm;

b) Khen thưởng của UBND tỉnh

- Hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng gồm :

+ Tờ trình của sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị;

+ Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị;

+ Danh sách đề nghị khen thưởng (ghi rõ tên của tập thể, đơn vị; tên, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác của cá nhân);

+ Báo cáo thành tích của tập thể và cá nhân được đề nghị khen thưởng;

+ Bản sao các quyết định đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương khen thưởng đính theo hồ sơ đề nghị khen thưởng.

- Thời gian nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng :

Chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm các sở, ban, ngành, các địa phương phải hoàn tất hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng thành tích năm công tác của năm trước gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng- Sở Nội vụ. UBND tỉnh chấm dứt khen thưởng thành tích năm công tác của năm trước vào ngày 31 tháng 3 của năm sau. Riêng ngành Giáo dục - Đào tạo xét khen thưởng khi kết thúc năm học;

Khen thưởng tổng kết thành tích thực hiện các chuyên đề, các chương trình, các cuộc vận động hồ sơ trình đề nghị UBND tỉnh khen thưởng phải gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước 10 ngày hội nghị sơ, tổng kết;

Các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, việc khen thưởng hàng năm do thủ trưởng các cơ quan đề nghị bộ, ngành Trung ương khen thưởng. UBND tỉnh chỉ xét khen thưởng cho một số tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Điều 14. Chế độ tiền thưởng:

1. Chế độ tiền thưởng thực hiện theo Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ;

2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh hướng dẫn các sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện chế độ chi tiền thưởng bảo đảm kịp thời, đúng quy định.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại các Điều 96, Điều 97 và Điều 98 của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Điều 16. Điều khoản thi hành :

Ban Thi đua - Khen thưởng- Sở Nội vụ hướng dẫn các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các địa phương thực hiện Quy định này;

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh vướng mắc các sở, ban, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, phản ảnh về Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp./-

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 55/2008/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.442

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.154.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!