Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 480/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Trần Ngọc Tam
Ngày ban hành: 19/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 480/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2024 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Cán cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc phát huy giá trị truyền thông văn hóa và phát triển toàn diện con người Bến Tre;

Căn cứ Nghị Quyết số 05-NQ-TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy về xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện, gia đình hạnh phúc, tiến bộ;

Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Theo đề nghị của Tờ trình của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 166/TTr-SVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những mục tiêu cụ thể như sau:

1. Giai đoạn 2024 - 2030

- Về đầu tư, tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa:

+ Phấn đấu đến năm 2030 tu bổ, tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích quốc gia, 23 di tích cấp tỉnh.

+ Nguồn vốn đầu tư, tu bổ và tôn tạo chống xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa: phấn đấu đạt 1.312.500 triệu đồng; trong đó: ngân sách Trung ương đạt 51,5%, ngân sách tỉnh đạt 33,6%, ngân sách huyện đạt 0,6%, nguồn vận động xã hội hóa đạt 14,3%.

- Phấn đấu đến năm 2025 có trên 40%, đến năm 2030 có 45 - 50% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch; có 06 đến 08 di tích lịch sử văn hóa được thực hiện chuyển số.

- Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách đến tham quan các di tích lịch sử - văn hóa đạt khoảng 15 - 20% trong tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre; đến năm 2030 đạt khoảng 20 - 30%.

2. Giai đoạn 2030 - 2050

- Về đầu tư, tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa:

+ Phấn đấu đến năm 2050 tu bổ, tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt (giai đoạn 2), 13 di tích quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh.

+ Nguồn vốn đầu tư, tu bổ và tôn tạo chống xuống cấp di tích lịch sử - văn hóa: phấn đấu đạt 2.037.000 triệu đồng; trong đó: ngân sách Trung ương đạt 71,7%, ngân sách tỉnh đạt 27,5%, nguồn vận động xã hội hóa đạt 0,8%.

- Phấn đấu đến năm 2040 có khoảng 60 - 65%. đến năm 2050 có trên 80% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch: có 7 - 8 di tích lịch sử văn hóa được thực hiện chuyển số.

- Phấn đấu lượng khách đến tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 20 - 30%, đến năm 2050 phấn đấu đạt khoảng 40 - 45% trong tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre.

3. Về phân cấp quản lý

Rà soát, điều chỉnh, xây dựng cơ chế phân cấp quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh phù hợp tình hình thực tế.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức phân kỳ triển khai và phối hợp các Sở, ngành các cấp tổ chức thực hiện. Định kỳ hằng năm có báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án sau 3 năm, 5 năm và tổng kết giai đoạn vào năm 2030.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Kế hoạch và Đầu tư: Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Xây dựng; Nội vụ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện);
- TT. TU, TT.HĐXD tỉnh (báo cáo);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT.UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Đài PTTH, Báo Đồng Khởi;
- Bộ CHQS tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh;
- Đoàn TNCS HCM;
- Hội LHPN tỉnh;
- Hội Di sản Văn hóa tỉnh;
- Phòng KGVX, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Đ.

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tam

PHỤ LỤC 1

THỰC TRẠNG DI TÍCH TỈNH BẾN TRE

STT

TÊN DI TÍCH

Địa chỉ

Quy mô, diện tích m2

Hiện trạng

Tổng diện tích

KV 1

KV 2

A

B

1

2

3

4

I

Di tích quốc gia đặc biệt (tổng số 02: tại Ba Tri và Mỏ Cày Nam)

1

Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

An Đức, Ba Tri

16.860.4

10.847.5

6.012.9

Đền thờ cũ xuống cấp (Quy hoạch 2030 mở rộng 19.000 m2).

2

Đồng Khởi Bến Tre

Định Thủy, Mỏ Cày Nam

23.858.10

8.916.6

14.941.5

Khu di tích hiện quy hoạch gồm Nhà truyền thống và Đình Rắn. Đến năm 2030 là 41.000 m2.

II

Di tích quốc gia (tổng số 16: tại 08 huyện, thành phố Bến Tre; trừ Chợ Lách)

Huyện Ba Tri (03)

1

Mộ Võ Trường Toản

Bảo Thạnh

3.750

750

3.000

Được trùng tu năm 2012.

2

Đình Phú Lễ

Phú Lễ

7.929

2.068

5.861

Phần gỗ bị mối mọt xâm hại; mái ngói bị xô lệch và thấm dột; nền gạch sụp lún. Kế hoạch thực hiện trùng tu, chống xuống cấp trong năm 2023.

3

Địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba Cây da đôi

Tân Xuân

466.098

202.266

263.832

Đã đầu tư trùng tư, tôn tạo và xây mới hạng mục đền thờ, phòng trưng bày, nhà đón tiếp, khánh thành đưa vào sử dụng năm 2020. Nhà ông Nguyễn Văn Cung hiện mái ngói bị xô lệch gây thấm dột vào mùa mưa, nền sụp lún, ẩm thấp, vách gỗ bị mối mọt xâm hại.

Huyện Bình Đại (02)

4

Đình Long Phụng

Long Định

2.523

912

1.611

Hệ thống cột kèo bị mục nhiều, mối mọt xâm hại nhiều nơi. Bình phong bị nghiêng, các trang trí trên nóc bị mất. Nền bị lún, nứt, mái có chỗ bị dột. Chưa có hàng rào hoàn chỉnh.

5

Đình Long Thạnh

Long Định

3.486.4

743.7

2.742.7

Cổng bị lún, nghiêng về phía trước, bê tông bị bong tróc nhiều mảng, các trang trí trên nóc bị mất. Chưa có hàng rào.

Huyện Châu Thành (02)

6

Đình Tân Thạch

Tân Thạch

7.650

1.250

6.400

Đã xây dựng mới hàng rào 2020 - 2021, lát gạch xung quanh sân đình.

7

Đình Tiên Thủy

Tiên Thủy

11.424

509

10.914.7

Võ ca đã xuống cấp nặng, mưa dột, sụp lún nhiều nơi.

Huyện Giồng Trôm (04)

8

Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác - Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn (11/1955 - 3/1956)

Hưng Lễ

624

202

422

Được trùng tu năm 2019.

9

Mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

Mỹ Thạnh

2.619

1.500

1.119

Ô văng sảnh trước nứt và thấm dột. Các kèo, cột gỗ bị mối mọt xâm hại, mái ngói bị xô vỡ, thấm dột. Tường bị bong tróc, nền lát gạch bông và gạch tàu đã bị xuống cấp. Nhà vệ sinh hư hỏng, chưa có hệ thống cấp thoát nước. Cổng rào rỉ sét, hư hỏng.

10

Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội thực dân Pháp tiến hành năm 1947

Phong Nẫm

1.500

665

835

Hiện trạng còn tốt.

11

Đình Bình Hòa

Thị trấn Giồng Trôm

8.981

1.760

7.221

Được đầu tư trùng tu, tôn tạo và khánh thành đưa vào sử dụng năm 2013. Hàng rào và các trụ chắn bao quanh khu vực giếng hư hỏng xuống cấp

Huyện Mỏ Cày Bắc (01)

12

Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

Tân Phú Tây, Thành An

20.000

14.000

6.000

Còn tốt. Hằng năm được đầu tư sửa chữa nhỏ, chủ yếu là chống dột...

Huyện Mỏ Cày Nam (01)

13

Chùa Tuyên Linh

Minh Đức

9.332

1.500

7.832

Mái ngói bị xô lệch, thấm dột.

Huyện Thạnh Phú (02)

14

Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam

Thạnh Phong

2.600

1.500

1.100

Nằm trong Dự án Công viên nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển

15

Nhà cổ Huỳnh phủ (Hương Liêm) và Khu mộ

Đại Điền

8.155

1.486

6.669

Trùng tu, tôn tạo và đưa vào sử dụng năm 2014. Hiện trạng còn tốt.

Thành phố Bến Tre (01)

16

Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo

Phường An Hội

13.407.7

497.8

12.909.9

Di tích đã xuống cấp nặng: Vách tường bị nút, bung sắt nhiều mảng, mái bị thấm dột nhiều chỗ, gỗ cửa sổ bị mục nát gần hết, trần bê tông, thạch cao bị rơi rớt, nền bị lún, nứt. Đã sửa chữa phần mái ngói vào năm 2023.

III

Di tích cấp tỉnh: 62

Huyện Ba Tri (10)

1

Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng

An Hiệp

2.068

780

1.288

Toàn khu bao gồm nhà bia, miếu và khu mộ. Nhà bia xây dựng 1999 đã xuống cấp phần nền. Mộ được cải táng ngày 12/4/2007 từ thị trấn Ba Tri.

2

Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan

Mỹ Thạnh

650.4

42

608.37

Miếu thờ được xây 2012. Phần mộ bằng đá ong đã xuống cấp, nằm phía sau và cách miếu khoảng 200m, trong khuôn viên khu mộ của gia tộc.

3

Các trận đánh ở Ngã ba Cồn Quy

Phú Lễ

170.9

2.64

168.30

Hiện bia chiến thắng sự kiện này nằm trong lộ giới đường giao thông liên xã Phú Lễ, Phước Ngãi, Tân Xuân.

4

Căn cứ cách mạng Bưng Lạc địa

Phú Lễ

135.257.1

50.000

85.257.1 1

Hiện đang quy hoạch với tổng diện tích 13,5ha; trong đó khu vực 1 diện tích 5ha (tái hiện lại các hầm cá trê, hầm chữ A, hầm chông,..) khu vực 2 diện tích 8,5ha (các công trình phụ trợ: phòng trưng bày, nơi; nói bán hàng lưu niệm, khu nhà Nam bộ,...).

5

Đình Phú Ngãi

Phú Ngãi

6.748

476

6.272

Kết cấu của đình chủ yếu là kiến trúc gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu. Các hệ thống cột, vì kèo, đòn tay bị mới mọt xâm hại, hệ thống mái ngói bị xô lệch gây thấm dột vào mùa mưa.

6

Đình Phước Tuy

Phước Tuy

2.493

605.32

1.887.68

Đình khang trang, được bảo quản, tu bổ thường xuyên. Hàng rào bị xuống cấp.

7

Chùa Tân Phước

Tân Xuân

5.368

420.73

4.947.27

Chùa hiện được trùng tu bằng chất liệu bê tông cốt thép, nền lát gạch bông, mái lợp tôn. Chùa thường xuyên tu bổ, chỉnh trang cảnh xung quanh bằng nguồn vốn xã hội hóa.

8

Nơi ở Cụ Nguyễn Đình Chiểu

Thị trấn Ba Tri

69.2

0.625

68.6

Bia lưu niệm bằng chất liệu bê tông và ốp gạch, có hàng rào chung quanh. Hiện có kế hoạch nâng cấp, tu bổ theo dự án Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.

9

Thất phủ Võ Miếu

Thị trấn Ba Tri

2.685.8

245.64

2.440.16

Di tích được tu bổ hàng năm, hiện trạng tương đối tốt. Các hệ thống cột, kèo gỗ được quan tâm chống mối mọt nên còn chắc chắn, nguyên vẹn.

10

Đình An Bình Đông

Thị trấn Ba Tri

2.448.50

159.40

2.289.10

Hiện trạng còn tốt.

Huyện Bình Đại (14)

11

Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu

Châu Hưng

906

196

710

Đình hiện bị thấm dột, bong tróc nhiều mảng, hệ thống cột, kèo,... bị mối mọt xâm hại.

12

Sự kiện chiến thắng Châu Hưng

Châu Hưng

1.262

401

861

Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 08/01/2017 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Châu Hưng (08/01/1967-08/01 /2017) gồm các hạng mục: bia lưu niệm, 2 bức phù điêu, sân lễ, tường rào, vườn hoa, cây cảnh và phòng truyền thống Tiểu đoàn 261.

13

Đình Châu Hưng

Châu Hưng

4.223

365

3.858

Đình lát gạch men, mái lợp ngói âm dương. Hệ thống cột, kèo bằng gỗ còn tốt. Đình được tu bổ hàng năm.

14

Chùa Thiên Thọ

Long Định

7.248.5

850.5

6.398.0

Di tích được quan tâm tu bổ thường xuyên hàng năm. Chánh điện, các tòa tháp được tu bổ, sơn mới, dựng thêm nhà tiền chế làm nơi tu tập cho Phật tử.

15

Đình An Hóa

Long Hòa

1.250

183

1.067

Võ ca, chánh điện, nhà đãi, nhà trù được xây dựng nối liền nhau theo kiểu sắp đọi. Đình được quan tâm, tu bổ thường xuyên nên còn tương đối tốt.

16

Đình Lộc Thuận

Lộc Thuận

4.901.2

544.6

4.356.6

Hệ thống cột, kèo bị mối mọt xâm hại nhiều, vách gỗ nhiều chỗ bị mục, mái có nơi bị thấm dột, nền bị lún, nứt.

17

Đình Phú Thuận

Phú Thuận

6.130

428.6

5.701.4

Võ ca được trùng tu kiên cố bằng bê tông cốt thép. Các gian khác được bảo quản tốt. Hiện sân đường xuống cấp.

18

Nơi hy sinh 8 diễn viên Đoàn văn công Thạnh Hải

Thới Thuận

1.000

61.6225

938.378

Hiện trạng khá tốt.

19

Các trận đánh ngã tư Thạnh Tân

Thạnh Phước

2.439

400

2.039

Hiện tại di tích nằm trong khuôn viên trường TH Trà Thị Cụt, cụm tượng đài được xây dựng chất liệu bê tông cốt thép. Nền tam cấp xi măng bong tróc nhiều chỗ, tượng bị nứt nhiều.

20

Vụ thảm sát 62 người, tháng 01 năm 1947

Thạnh Trị

1.886

273.5

1.612.5

Đài tưởng niệm gồm Bia tưởng niệm và đền thờ liệt sĩ. Hiện di tích bị bong, tróc xi măng, bia có chỗ bị nứt.

21

Đình An Hiệp

An Hiệp

5.025.1

824.40

4.200.7

Đình được quan tâm tu bổ thường xuyên. Hiện tại các hiện vật gỗ như: hương án, bao lam, hoành phi,... đã bị mối mọt xâm hại, sơn đã bị bong tróc nhiều, nền bị lún, nứt. Đình chưa có hàng rào bảo vệ.

22

Đình Giao Hòa

Giao Long

9.115

455

8.660

Đình được quan tâm tu bổ thường xuyên bằng nguồn kinh phí xã hội hóa như: chống mối, lát gạch sân đường, thay mới cột, kèo bị hư hỏng,...

23

Căn cứ điều trị, chăm sóc thương binh của tỉnh Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Thừa Đức

3.792.80

428.00

3.364.80

Hiện trạng còn tốt.

24

Đình Vang Quới

Vang Quới Tây

8.673.00

883.00

7.790.00

Hiện trạng còn tốt.

Huyện Châu Thành (02)

25

Khu lưu niệm Liệt sỹ - AHLLVT Trần Văn Ơn

Phước Thạnh

2.548.9

398.2

2.150.7

Đền thờ vừa mới được xây dựng, hiện trạng còn tốt.

26

Sự kiện chiến thắng Lộ Thơ

Thành Triệu

1.125

221

904

Tượng đài được xây dựng hoàn thành từ năm 1994, chất liệu bê tông cốt thép. Hiện đang có dự án trùng tu, nâng cấp, chuyển chất liệu.

Huyện Chợ Lách (01)

27

Nhà bia Trương Vĩnh Ký

Tân Thiềng

2.100

100

2.000

Hiện trạng: sơn nước xuống màu, một số kết cấu bê tông bị bong tróc, nền nứt nẻ, sụp lún. Mặt bằng nhà bia thấp hơn đất tự nhiên xung quanh 50cm.

Huyện Giồng Trôm (09)

28

Đền thờ Lê Quang Quan (Tán kế)

Châu Hòa

2.769

310

2.458.5

Hiện trạng còn tốt.

29

Đền thờ Trương Tấn Bửu

Hưng Nhượng

1.298

94.83

1.203.07

Hiện trạng còn tốt.

30

Sự kiện Chiến thắng đánh tàu trên sông Giồng Trôm

Lương Hòa

1.871

169.00

1.701.50

Tượng đài chiến thắng trên sông Giồng Trôm tại ấp Hòa Lợi, hiện đang xây dựng, nâng cấp tại vị trí cũ.

31

Đường dây giao bưu A210

Lương Hòa

1.011

238.20

772.90

Bia tưởng niệm được khánh thành năm 2018 tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa.

32

Sự kiện thảm sát học sinh trường tiểu học Linh Phụng xã Long Mỹ và 05 nữ sinh xã Phước Long

Long Mỹ, Phước Long

2.607

49.30

2.557.80

Hạng mục bia Linh Phụng đã bị bong tróc nhiều mảng, nứt phần bệ.

33

Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống

Tân Hào

1.510

339.80

1.170.40

Đền thờ được xây dựng năm 2009, khuôn viên 1170.4 m2 các hạng mục đền thờ, nhà trưng bày.

34

Đền thờ Nhà thơ Phan Văn Trị

Thạnh Phú Đông

2.538

252.90

2.284.90

Đền thờ được xây dựng bằng chất liệu bê tông cốt thép, khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2014.

35

Trường trung học tư thục Bình Hòa

Thị trấn Giồng Trôm

427

244.00

183.00

Phần nền xuống cấp, mái bị dột.

36

Sự kiện chiến thắng Gò Tranh

Tân Lợi Thạnh

301,7

11,76

289,94

Bia lưu niệm được khánh thành vào năm 2021

Huyện Mỏ Cày Bắc (05)

37

Đình Tích Khánh

Khánh Thạnh Tân

4.640

290.00

4.350.00

Đình có kiến trúc chủ yếu là cột, kèo, đòn tay bằng gỗ, mái ngói âm dương, nền lát gạch bông, đình được tu bổ thường xuyên nên hiện trạng còn tốt.

38

Sự kiện thảm sát 17 học sinh do máy bay Mỹ tiến hành năm 1964

Tân Bình

536

14.00

521.70

Cảnh quan cây cảnh được chăm sóc chỉnh trang. Công sắt bị rỉ sét.

39

Cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ - ngụy

Tân Thanh Tây

1.000

179.00

821.00

Hiện chưa có bia lưu niệm sự kiện.

40

Khu lưu niệm Giáo sư Ca Văn Thỉnh

Tân Thành Bình

1.059

221.00

837.70

Có kế hoạch tu bổ, mở rộng.

41

Đình Tân Ngãi

Thạnh Ngãi

1.833

322.00

1.511.00

Hiện trạng còn tốt.

Huyện Mỏ Cày Nam (06)

42

Đình An Định

An Định

1.848

437.50

1.410.10

Đòn tay, cột kèo bị mối mọt xâm hại.

43

Đình An Thới

An Thới

9.556

300.15

9.255.85

Cột kèo bị mối mọt. Mái ngói bị dột.

44

Đình Hương Mỹ

Hương Mỹ

2.344

224.40

2.119.10

Đòn tay, cột kèo bị mối mọt. Nhà đãi, nhà trù bị xuống cấp.

45

Sự kiện thảm sát 39 chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước do thủy quân lục chiến tiến hành tại Phước Hiệp năm 1960

Phước Hiệp

1.10

22.14

87.76

Hiện trạng còn tốt.

46

Đình Chùa Bà

Thị trấn Mỏ Cày

1.116

386.00

730.00

Rui mè bị mối mọt xâm hại.

47

Đình Hội Yên

Thị trấn Mỏ Cày

2.706.70

59.28

2.647.42

Nóc và rui mè gian võ ca bị xuống cấp. Phần mái tôn hai chái bị hư hỏng.

Huyện Thạnh Phú (10)

48

Sự kiện Chiến thắng Giá Thẻ

An Nhơn

1.200.00

196.00

1.004.00

Đang thực hiện chuyển chất liệu phần hạng mục tượng đài.

49

Đình An Qui

An Qui

2.224.40

265.99

1.958.41

Xuống cấp và hư hỏng nặng. Được tiến hành trùng tu vào năm 2023.

50

Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

Đại Điền

116.50

Hiện bia lưu niệm còn khá tốt, đã được dời vào khuôn viên Trung tâm Văn hóa của xã

51

Sự kiện quân sự 30/10/1967

Mỹ Hưng

965.90

83.36

882.54

Năm 2018, di tích được tu sửa nên hiện trạng di tích vẫn còn khá tốt.

52

Đình Phú Khánh

Phú Khánh

4.769.28

689.00

4.080.28

Hệ thống cột, kèo chánh điện bị mối mọt. Mái võ ca và chánh điện bị dột. Hệ thống đòn tay, rui mè bị hư hỏng.

53

Sự kiện 21 người dân vô tội bị bom Mỹ sát hại 1964 và 21 người dân do biệt kích Mỹ giết hại năm 1969

Thạnh Hải, Thạnh Phong

328.00

77.86

250.14

Hiện trạng ngôi mộ và bia tưởng niệm còn tốt.

54

Đình Thạnh Phú

Thị trấn Thạnh Phú

7.547.70

237.15

7.310.55

Mái đình bị dột. Các hạng mục kiến trúc của đình bị xuống cấp.

55

Chùa An Linh

An Nhơn

3.850.70

424.44

3.426.26

Trùng tu và mở rộng năm 2022, hiện trạng mới và tốt.

56

Đình Đại Điền

Tân Phong

7.231.00

597.16

6.633.84

Kiến trúc gỗ công trình bị mối, mọt, ấm mốc, xuống cấp khá nặng.

Thành phố Bến Tre (06)

57

Đình An Hội

Phường An Hội

1.149.80

920.80

229.00

Nền đình thấp, hệ thống thoát nước xuống cấp, ngập úng khi trời mưa. Mái ngói đình bị dột, hư hỏng nặng. Cột chánh điện bị mối mọt và bị xô lệch.

58

Sự kiện tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 tại Bến Tre

Phường An Hội

122.40

15.00

107.40

Bia chiến thắng trong khuôn viên Hội trường UBND tỉnh, hiện trạng còn tốt.

59

Tòa thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Bến Tre

Phường 6

7.496.90

481.80

7.015.10

Di tích được sự quan tâm chăm sóc của hội đạo nên hiện trạng còn tốt.

60

Đền thờ Ân sư tiền vãng

Phường An Hội

656.10

204.40

451.70

Hiện trạng còn tốt.

61

Đình Phú Tự và Cổ thụ Bạch Mai

Phú Hưng

9.695.00

1.500.00

8.195.00

Mái vỏ ca bị dột. Hệ thống cột kèo, rui mè bị mối mọt và mục.

62

Đình Phú Nhuận

Phú Nhuận

6.323.00

432.00

5.891.00

Nền sụp lún. Mái ngói bị dột. Cột gỗ, bệ cửa, rui mè bị mối mọt và mục.

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(46 di tích có Giấy chứng nhận QSDĐ: 02/02 QGĐB, 12/16 QG, 32/62 tỉnh)

TT

TÊN DI TÍCH

Cấp

SỐ GIẤY CNQSDĐ

GHI CHÚ

QG

Tỉnh

I

Huyện Ba Tri (tổng 06: 01 QGĐB, 02 QG, 03 tỉnh)

1

Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

AK 348435

Thửa 769 BĐ03, An Đức

2

Mộ Võ Trường Toản

x

CH 986034

Thửa 92 BĐ26, Bảo Thạnh

3

Địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba Cây da đôi

x

CH 986045

Thửa đất 33 BĐ39, Tân Xuân. Đất gia đình đang quản lý, chưa cắm mốc

4

Chùa Tân Phước

x

CY 319057

Thửa 02 BĐ39, Tân Xuân

5

Thất phủ Võ miếu

x

BG 275958

Thửa 91 BĐ14, thị trấn Ba Tri

6

Đình Phước Tuy

x

AL 623076

II

Huyện Mỏ Cày Nam (tổng 06: 01 QGĐB, 01 QG, 04 tỉnh)

7

Di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

AL 514448

Thửa 1971 BĐ02, Định Thủy

8

Chùa Tuyên Linh

x

Thửa 04 BĐ 270, Minh Đức

9

Đình An Thới

x

BC 260708

BC 260707

Thửa 1040, 1039 BĐ02, An Thới

10

Đình Chùa Bà

x

CX 536929

Thửa 245 BĐ39, Thị trấn Mỏ Cày

11

Đình Hội Yên

x

AL 616661

Thửa 48, 49 BĐ31, Thị trấn Mỏ Cày

12

Đình Hương Mỹ

x

CX 700442

Thửa 26 BĐ29, Hương Mỹ

III

Huyện Mỏ Cày Bắc (tổng 04: 01 QG, 03 tỉnh)

13

Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (7/1969 - 10/1970)

x

CI 900133

Thửa 245 BĐ11, Tân Phú Tây

14

Đình Tân Ngãi

x

BA 172023

15

Khu lưu niệm Giáo sư Ca Văn Thỉnh

x

x

Đất gia đình đang quản lý, chưa tách sổ

16

Đình Tích Khánh

x

BR 542281

IV

Huyện Giồng Trôm (tổng 07: 02 QG, 05 tỉnh)

17

Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947

x

CG 664044

Thửa 427 BĐ18, Phong Nẫm

18

Mộ và Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

x

AI 274056

CNQSDĐ phần đền thờ (sổ chung với đình Mỹ Thạnh): thửa 25 BĐ12. Khu mộ chưa có

19

Đền thờ Lê Quang Quan (Tán Kế)

x

x

Chưa tách sổ riêng

20

Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị

x

AI 725509

Thửa 48 BĐ18, Thạnh Phú Đông. Chưa tách sổ riêng

21

Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống

x

BR 399955

Thửa 76 BĐ15, Tân Hào

22

Đền thờ Trương Tấn Bửu

x

x

23

Sự kiện thảm sát học sinh tiểu học Linh Phụng xã Long Mỹ và 05 nữ sinh xã Phước Long, huyện Giồng Trôm

x

x

Có GCNQSDĐ tại Bia Linh Phụng (chung với UBND xã Long Mỹ, chưa tách sổ), chưa có tại Bia 05 nữ sinh

V

Huyện Thạnh Phú (tổng 07: 01 QG, 06 tỉnh)

24

Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam

x

CD 938372

Thửa 58 BĐ26, Thạnh Hải. Chưa cắm mốc

25

Sự kiện quân sự 30/10/1967

x

x

Chung sổ với Đền thờ liệt sĩ xã Mỹ Hưng

26

Chùa An Linh

x

x

27

Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

x

x

Chung với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã Đại điền

28

Đình Phú Khánh

x

x

29

Đình Thạnh Phú

x

CL 591848

Thửa 110 BĐ35, thị trấn Thạnh Phú

30

Đình An Qui

x

CY 319216

Thửa 148 BĐ15, An Qui

31

Đình Đại Điền

x

CL 591848

Số thửa 5, tờ bản đồ số 7. diện tích 7.231m2, ấp Phú, xã Tân Phong.

VI

Huyện Bình Đại (tổng 07: 02 QG, 05 tỉnh)

32

Đình Long Phụng

x

CC 599953

Thửa 03 BĐ16, Long Định

33

Đình Long Thạnh

x

CI 984181

Thửa 375 BĐ07, Long Định

34

Đình Tân Hưng & mộ ông Huỳnh Văn Thiệu

x

x

35

Các trận đánh Ngã tư Thạnh Tân

x

BN 217667

Thửa 98 BĐ36, Thạnh Trị

36

Đình Vang Quới

x

CR 317036

Thửa 257 BĐ09, Vang Quới Tây

37

Đình Châu Hưng

x

x

Thửa 07 BĐ22, Châu Hưng

38

Chùa Thiên Thọ

x

AK 348426

Thửa 07 BĐ286, Long Định

VII

Thành Phố Bến Tre (tổng 04: 01 QG, 03 tỉnh)

39

Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo

x

DC407849

Thửa 63 BĐ08, An Hội

40

Đình Phú Tự và cổ thụ Bạch Mai

x

AE 209589

Thửa 36; BĐ44, Phú Hưng

41

Đình Phú Nhuận

x

AG 027370

42

Tòa thánh Cao Đài Ban Chính Đạo Bến Tre

x

AI 725513

Thửa 216 BĐ23, phường 6

VIII

Huyện Châu Thành (tổng 04: 02 QG, 02 tỉnh)

43

Đình Tiên Thủy

x

x

44

Đình Tân Thạch

x

x

45

Khu lưu niệm Liệt sỹ, AHLLVT Trần Văn Ơn

x

x

46

Đình An Hiệp

x

AN 529807

Thửa đất số 89, 123 BĐ15, Phước Thạnh

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
TRÙNG TƯ, TÔN TẠO DI TÍCH (Giai đoạn 2015 - 2020)

STT

TÊN DI TÍCH

HẠNG MỤC TRÙNG TU, TÔN TẠO

SỐ TIỀN (triệu đồng)

XHH

NS

1

Di tích quốc gia đặc biệt

1

Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

Chỉnh trang cảnh quang phục vụ lễ kỷ niệm 200 ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

1.500

2

Đồng Khởi Bến Tre

Gia cố, sửa chữa nhỏ, chống mối mọt

250

II

Di tích quốc gia

1

Đình Tiên Thủy

Chống dột, nâng cấp nền nhà vỏ ca, vỏ quy, sửa chữa nhỏ

855

2

Mộ Võ Trường Toản

Cải tạo mở rộng khu di tích

257

3

Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

Chống dột, đắp hầm, gia cố các hầm nổi, hệ thống đường đi nội bộ

357

4

Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác - Noi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn (11/1955 -3/1956)

Phục hồi di tích tại vị trí gốc, phục hồi hầm bí mật, hệ thống sân đường nội bộ

13.449

5

Đình Tân Thạch

Xây dựng hàng rào, lát gạch nền

776

6

Địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba Cây da đôi

Trùng tu, tôn tạo: nhà trưng bày, sân tổ chức lễ hội, sân đường nội bộ, cải tạo mở rộng nhà truyền thống, cổng tường rào, bia tưởng niệm, khu vệ sinh, đầu tư các trang thiết bị....

7.757

7.000

7

Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam

Thực hiện công trình Bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (gồm: Đài tưởng niệm kết hợp công viên, tường rào, cổng, sân đường nội bộ, hệ thống điện nhà ngoài và cấp nguồn, trạm hạ thế, hệ thống chống sét toàn khu....)

20.000

62.000

III

Di tích cấp tỉnh

1

Sự kiện chiến thắng đánh tàu trên sông Giồng Trôm

Sân đường, bồn hoa, bãi cỏ, bệ tượng và tượng đài

11.200

2

Sự kiện chiến thắng Châu Hưng

Tượng đài, khuôn viên

2.500

3

Sự kiện chiến thắng Giá Thẻ

Sân đường nội bộ, bồn hoa, bệ tượng, tượng đài hiện đang chuyển đổi chất liệu từ bê tông sang đá granite

8.515

4

Đình Tích Khánh

Lợp ngói mái hiên trước chánh điện, sơn cột, câu liễn, hoành phi

300

5

Đình Tân Ngãi

Thay mới hệ thống đòn tay, rui bằng chất liệu sắt, lợp ngói móc nhà vỏ ca; nâng cấp nhà bếp

175

6

Chùa Tân Phước

Sửa chữa, nâng cấp hệ thống sân đường nội bộ, nhà dừng chân, nhà khách

1.000

7

Đình Phú Ngãi

Xây mới hàng rào

1.000

8

Miếu thờ cụ Lê Quang Quan (Tán Kế) - Ba Tri

Xây dựng mới đền thờ

1.700

9

Đền thờ cụ Lê Quang Quan (Tán Kế) - Giồng Trôm

Xây dựng mới đền thờ

2.851

10

Khu lưu niệm Liệt sĩ - AHLLVT Trần Văn Ơn

Nâng cấp mở rộng khu đền thờ

10.000

11

Đình Giao Hòa

Xây hàng cột hiên mái đình, nhà bếp; lát gạch nền, tráng bê tông 500m2 sân

308

12

Đình An Hiệp

Tráng sân bằng chất liệu bê tông

50

13

Đền thờ Trương Tấn Bửu

Xây dựng mới hàng rào và cổng

100

14

Sự kiện chiến thắng Lộ Thơ

Xây dựng tượng đài gắn với sự kiện, bồn hoa, sân đường nội bộ, bệ tượng. Hạng mục tượng đài hiện đang chuyển chất liệu từ bê tông sang đá granite

4.400

15

Chùa An Linh

Mở rộng khuôn viên, xây mới hàng rào, tu bổ tòa tháp...

6.000

Tổng cộng

54.517

105.383

PHỤ LỤC 4

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, TU BỔ VÀ TÔN TẠO CHỐNG XUỐNG CẤP DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

TT

TÊN DI TÍCH/ ĐỊA CHỈ

CHỦ ĐẦU TƯ

KHÁI TOÁN KINH PHÍ

GIAI ĐOẠN

TW

Tỉnh

Huyện

XHH

2024 - 2025

2026- 2030

2030- 2040

2040- 2050

Huyện Ba Tri

Di tích Quốc gia đặc biệt (01)

1

Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

Sở VHTTDL

70.000

200.000

100.000

x

x

x

Di tích Quốc gia (03)

2

Đình Phú Lễ

Ban QLDA

30.000

x

3

Địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba Cây da đôi

Sở VHTTDL

800

x

4

Mộ Võ Trường Toản

//

100.000

50.000

10.000

x

Di tích cấp tỉnh (09)

5

Căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa

//

20.000

70.000

x

x

6

Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng

UBND huyện Ba Tri

2.000

3.000

5000

x

x

7

Các trận đánh Ngã ba Cồn Quy

//

200

x

8

Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế)

//

5.000

200

x

x

9

Thất phủ Võ miếu

//

5.000

15.000

x

x

10

Đình Phước Tuy

//

15.000

x

11

Nơi ở cụ Nguyễn Đình Chiểu

Sở VHTTDL

10.000

x

12

Đình An Bình Đông

UBND huyện Ba Tri

20.000

x

13

Chùa Tân Phước

//

20.000

x

Huyện Mỏ Cày Nam

Di tích Quốc gia đặc biệt (01)

14

Đồng Khởi Bến Tre

Sở VHTTDL

300.000

500.000

200.000

x

x

x

Di tích Quốc gia (01)

15

Chùa Tuyên Linh

Sở VHTTDL

15.000

10.000

x

Di tích cấp tỉnh (05)

16

Đình Hội Yên

Sở VHTTDL

15.000

5.000

x

17

Sự kiện thảm sát 39 chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước do thủy quân lục chiến tiến hành tại Phước Hiệp năm 1960

UBND huyện MCN

10.000

x

18

Đình An Thới

//

2.000

x

19

Đình Hương Mỹ

//

15.000

x

20

Đình An Định

//

20.000

x

Huyện Mỏ Cày Bắc

Di tích Quốc gia (01)

21

Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

UBND huyện MCB

50.000

16.000

x

x

Di tích cấp tỉnh (05)

22

Đình Tân Ngãi

//

10.000

300

x

x

23

Đình Tích Khách

//

1.000

x

24

Cuộc thảm sát 129 người dân vô tội

//

500

x

25

KLN Giáo sư Ca Văn Thỉnh

//

4.000

6.000

x

26

Sự kiện thảm sát 17 học sinh do máy bay Mỹ tiến hành năm 1964

//

5.000

x

Huyện Giồng Trôm

Di tích Quốc gia (04)

27

Mộ và Đến thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng

UBND huyện Giồng Tròm

25.000

50.000

5.000

x

x

28

Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947

Sở VHTTDL

50.000

x

29

Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác - Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ 11/1955 - 3/1956

//

30.000

x

30

Đình Bình Hòa

UBND huyện Giồng Trôm

50.000

x

Di tích cấp tỉnh (08) và Khu lưu niệm (02)

31

Sự kiện chiến thắng đánh tàu trên sông Giồng Trôm

Sở VHTTDL

4.000

x

321

Sự kiện thảm sát học sinh trường tiểu học Linh Phụng xã Long Mỹ và 05 nữ sinh xã Phước Long

UBND huyện Giồng Trôm

10.000

x

33

Trường Trung học Tư thục Bình Hòa

//

6.000

4.000

x

34

Đền thờ Trương Tấn Bửu

//

8.000

x

35

Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống

//

10.000

x

36

Đền thờ Lê Quang Quan (Tán Kế)

//

20.000

x

37

Đền thờ Phan Văn Trị

//

30.000

x

38

Đường dây giao bưu A210

//

5.000

x

39

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định

Nhà tài trợ

10.000

5.000

x

x

40

Khu lưu niệm Trương Vĩnh Trọng

//

5.000

5.000

10.000

x

x

Huyện Bình Đại

Di tích Quốc gia (02)

41

Đình Long Phụng

Sở VHTTDL

15.000

50.000

5.000

x

x

42

Đình Long Thạnh

//

15.000

50.000

5.000

x

x

Di tích cấp tỉnh (11) và đền thờ (01)

43

Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu

//

10.000

20.000

x

44

Căn cứ điều trị, chăm sóc thương binh của tỉnh Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

UBND huyện Bình Đại

5.000

x

45

Vụ thảm sát 62 người tháng 01 năm 1947

//

1.000

x

46

Đình Vang Quới

//

20.000

x

47

Các trận đánh ngã tư Thạnh Tân

//

5.000

x

48

Chùa Thiên Thọ

//

10.000

x

49

Đình Phú Thuận

//

40.000

x

50

Đình Châu Hưng

//

30.000

x

51

Đình Lộc Thuận

//

20.000

x

52

Nơi hi sinh 8 diễn viên Đoàn văn công Thạnh Hải

//

5.000

x

53

Đình An Hóa

//

30.000

x

54

Đền thờ ông Huỳnh Tấn Phát

Sở VHTTDL

20.000

15.000

x

x

Huyện Thạnh Phú

Di tích Quốc gia (02)

55

Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam

Sở VHTTDL

50.000

x

56

Nhà cố Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ

UBND huyện Thạnh Phú

50.000

x

Di tích cấp tỉnh (09)

57

Sự kiện chiến thắng Giá Thẻ

Sở VHTTDL

5.000

x

58

Sự kiện 21 người dân vô tội bị bom Mỹ sát hại năm 1964 và 21 người dân vô tội do biệt kích Mỹ giết hại năm 1969

UBND huyện Thạnh Phú

5.000

x

59

Đình Thạnh Phú

//

6.000

x

60

Đình An Qui

//

3.000

x

61

Sự kiện quân sự 30/10/1967

//

5.000

x

62

Nơi xuất quân Tiểu đoàn 307

//

3.000

x

63

Đình Phú Khánh

//

30.000

x

64

Chùa An Linh

//

20.000

x

65

Đình Đại Điền

//

5.000

x

Huyện Châu Thành

Di tích Quốc gia (02)

66

Đình Tiên Thủy

Sở VHTTDL

1.000

50.000

x

x

67

Đình Tân Thạch

//

20.000

x

Di tích cấp tỉnh (04)

68

Sự kiện chiến thắng lộ Thơ

//

4.000

x

69

Đình An Hiệp

UBND huyện Châu Thành

10.000

x

70

KLN Liệt sỹ - AHLLVT Trần Văn Ơn

//

20.000

x

71

Đình Giao Hòa

//

20.000

x

Thành phố Bến Tre

Di tích Quốc gia (01)

72

Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo

Sở VHTTDL

3.000

20.000

1.500

5.000

x

x

x

Di tích cấp tỉnh (06) và Bảo tàng Bến Tre (01)

73

Sự kiện Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 tại Bến Tre

UBND TP. Bến Tre

5.000

x

74

Đình An Hội

//

10.000

x

75

Đình Phú Nhuận

//

300

x

76

Đình Phú Tự và cổ thụ bạch mai

//

15.000

x

77

Tòa Thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo Bến Tre

//

20.000

x

78

Đền thờ Ân sư tiền vãng

//

5.000

x

79

Bảo tàng tỉnh

Sở VHTTDL

250.000

x

Tổng hợp kinh phí nguồn và từng giai đoạn

Đơn vị tính: triệu đồng

2024-2025

2026-2030

2030-2040

2040-2050

TW

Tỉnh

Huyện

XHH

TW

Tỉnh

XHH

TW

Tỉnh

XHH

TW

Tỉnh

74.000

64.500

2.200

84.300

605.000

380.000

103.800

730.000

218.000

16.000

730.000

343.000

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2024 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE

I. Tổng quan hệ thống di tích tính Bến Tre

1. Số lượng, địa bàn phân bổ

2. Loại hình di tích

3. Công tác quản lý di tích

4. Bộ máy và nhân sự quản lý di tích

5. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

6. Công tác phát huy giá trị di tích

II. Đánh giá chung

1. Mặt được

2. Hạn chế

3. Nguyên nhân

PHẦN THỨ HAI: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm

2. Mục tiêu chung

3. Mục tiêu cụ thể

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản văn hóa

3. Bảo tồn các công trình, địa điểm, lưu niệm sự kiện

4. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý di tích ở các cấp

5. Về đầu tư tôn tạo và huy động các nguồn lực xã hội hóa

6. Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

7. Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số di tích lịch sử văn hóa

III. Nguồn lực thực hiện

PHẦN THỨ BA: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHẦN MỞ ĐẦU

Bến Tre là vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được họp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa; do phù sa của 4 nhánh sông: sông Tiền, sông Ba Lai, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông bồi đắp qua nhiều thế kỷ.

Vùng đất này được khai hoang bởi những cư dân có nguồn gốc vùng Ngũ Quảng trong khoảng thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX cùng với cư dân bản địa. Phía Bắc giáp tính Tiền Giang, phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. Trong hành trình di cư vào vùng đất mới, lớp người cư dân với sứ mệnh khai hoang mở cõi đã mang theo những giá trị truyền thống của tổ tiên, hòa nhập cùng những phong tục tập quán của dân cư bản xứ tạo nên một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú mang những giá trị lịch sử văn hóa trong quá trình chinh phục thiên nhiên, tạo lập cuộc sống.

Bến Tre là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều vị tướng tài ba, danh nhân văn hóa, có nhiều di tích được gìn giữ, bảo vệ và phát huy hiệu quả. Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề trọng tâm gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội một dân tộc, một đất nước.

- Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre là tài sản vật chất và tinh thần của Nhân dân Bến Tre. Đây còn là bằng chứng lịch sử ghi dấu quá trình hình thành, phát triển và truyền thống văn hóa, cách mạng của nhân dân Bến Tre. Những truyền thống đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

- Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Một số di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo và phát huy được hiệu quả, công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể được tăng cường, nhận thức của cán bộ và Nhân dân về quyền và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và trùng tu, tôn tạo được nâng cao và đang dần phát huy hiệu quả.

- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều di tích lịch sử văn hóa chưa được quan tâm đầu tư, tôn tạo, tu bổ và chưa đảm bảo nguồn lực để tổ chức thực hiện dẫn đến tình trạng hư hỏng, xuống cấp ở một số di tích. Công tác quản lý nhà nước chưa đi vào chiều sâu, một số địa phương chưa chủ động còn trông chờ cấp trên, chưa có sự phối hợp thống nhất. Công tác giáo dục, tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của các di tích và huy động các nguồn lực xã hội vào công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích còn hạn chế.

- Việc ban hành Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2050 là rất cần thiết với mục đích nhằm: đánh giá thực trạng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh; xác định rõ các di tích cần tu bổ, tôn tạo, phục hồi; xác định các nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các ngành, các cấp; huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và nâng cao giá trị di tích; chống xuống cấp, bảo vệ bền vững hệ thống di tích để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ mai sau và gắn kết với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ các luật hiện hành trên các lĩnh vực: di sản (Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009); đất đai (Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013); xây dựng (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014); du lịch (Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 09 tháng 6 năm 2017); quy hoạch (Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017); đầu tư (Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020, Luật số 03/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự); môi trường (Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022);

Căn cứ các nghị định: Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quan, tu bổ phục hồi di tích;

Căn cứ các quyết định: Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 08/6/2016 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc phát huy giá trị truyền thống văn hóa và phát triển toàn diện con người Bến Tre;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về “Xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện; gia đình hạnh phúc, tiến bộ”;

Căn cứ: Đề án Tầm nhìn chiến lược tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 3706/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2030;

Căn cứ Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/10/2020 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030.

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE

I. Tổng quan hệ thống di tích tỉnh Bến Tre

1. Số lượng, địa bàn phân bố (PHỤ LỤC 1. THỰC TRẠNG DI TÍCH)

Tính đến thời điểm hiện tại, Bến Tre có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 16 di tích quốc gia và 62 di tích cấp tỉnh được xếp hạng. Trong đó huyện Ba Tri có 14 di tích (01 quốc gia đặc biệt, 03 quốc gia, 10 cấp tỉnh), huyện Mỏ Cày Nam có 08 di tích (01 quốc gia đặc biệt, 01 quốc gia, 06 cấp tỉnh), huyện Giồng Trôm có 13 di tích (04 quốc gia, 09 cấp tỉnh), huyện Châu Thành có 06 di tích (02 quốc gia, 04 cấp tỉnh), huyện Thạnh Phú có 11 di tích (02 quốc gia, 09 cấp tỉnh), huyện Mỏ Cày Bắc có 06 di tích (01 quốc gia, 05 cấp tỉnh), huyện Bình Đại có 14 di tích (02 quốc gia, 12 cấp tỉnh), thành phố Bến Tre có 7 di tích (01 quốc gia, 06 cấp tỉnh), huyện Chợ Lách có 01 di tích cấp tỉnh

2. Loại hình di tích

Di tích tỉnh Bến Tre đa dạng về loại hình như lịch sử, kiến trúc nghệ thuật,... trong đó 02 di tích quốc gia đặc biệt thuộc loại hình lịch sử, 16 di tích quốc gia có: 07 di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, còn lại 09 di tích là di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân, địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử), 62 di tích cấp tỉnh có: 19 di tích kiến trúc nghệ thuật, 43 di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân, địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử, văn hóa).

3. Công tác quản lý di tích

- Việc quản lý di tích thực hiện theo Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Đến tháng 12/2023: toàn tỉnh có 46 di tích có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: 02/02 di tích quốc gia đặc biệt, 12/16 di tích quốc gia, 32/62 di tích cấp tỉnh (PHỤ LỤC 2. DANH MỤC DI TÍCH LIÊN QUAN GIẤY CNQSDĐ).

- Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 1912/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2021 quyết định về việc thành lập Bảo tàng Bến Tre trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó, sáp nhập Ban Quản lý Di tích về Bảo tàng Bến Tre kể từ ngày 01/11/2021, nhân sự làm việc tại các di tích theo phân cấp do Bảo tàng Bến Tre và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý. Cụ thể như sau:

- Bảo tàng Bến Tre quản lý 02 di tích quốc gia đặc biệt, 07 di tích quốc gia và Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định. Nhân sự làm việc đến tháng 12/2023 gồm 41 biên chế và 9 hợp đồng theo Nghị định 161.

- Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri quản lý 01 di tích quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại quản lý 02 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh và Khu lưu niệm ông Huỳnh Tấn Phát.

- Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành quản lý 02 di tích quốc gia và 04 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm quản lý 02 di tích quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc quản lý 05 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Mỏ Cày Nam quản lý 01 di tích quốc gia (trong đó có Khu lưu niệm Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) và 06 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách quản lý 01 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú quản lý 01 di tích quốc gia và 09 di tích cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre quản lý 06 di tích cấp tỉnh.

4. Bộ máy và nhân sự quản lý di tích

Bảo tàng Bến Tre trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý các di tích phân cấp cho tỉnh quản lý. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố; Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh và Du lịch huyện Thạnh Phú tham mưu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý các di tích được phân cấp quản lý trên địa bàn. Nhân sự làm việc tại các di tích (tính đến tháng 01/2023) là 123 người. Trong đó, 40 biên chế, 26 hợp đồng lao động, 57 nhân sự thuộc các tổ chức xã hội quản lý, chăm sóc, trông nom các di tích lịch sử văn hóa là các miếu, đền thờ, đình, chùa,... Cụ thể tiền lương như sau:

Bảo tàng Bến Tre: 50 nhân sự, lương: 2.4 tỷ/năm.

Huyện Châu Thành: 5 nhân sự, lương: 282 triệu/năm.

Huyện Giồng Trôm: 05 nhân sự, lương: 113 triệu/năm.

Huyện Ba Tri: 5 nhân sự, lương: 250 triệu/năm.

Huyện Mỏ Cày Nam: 01 nhân sự, lương: 50 triệu/năm.

Huyện Thạnh Phú: 01 nhân sự, lương: 20,4 triệu/năm.

Huyện Bình Đại: 02 nhân sự, lương: 88 triệu/năm.

5. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

- Thời gian qua, tổng số di tích đã được sửa chữa, tôn tạo, phục hồi là 24 di tích, trong đó: 02 Di tích cấp Quốc gia đặc biệt; 07 quốc gia; 15 di tích cấp tỉnh (PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TRÙNG TU TÔN TẠO DI TÍCH GIAI ĐOẠN 2015-2020).

- Đa số các di tích được trùng tu, tu bổ là các di tích quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh đã xuống cấp hoặc hư hỏng. Nội dung tu bổ các di tích này chủ yếu là sửa chữa nhỏ và không làm ảnh hưởng đến các bộ phận, yếu tố gốc cấu thành di tích (như xây dựng nhà trưng bày, làm tường rào, lợp mái di tích...).

- Việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh còn nhiều khó khăn nên quy mô và nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn hạn chế chưa tương xứng. Nhiều di tích đã xếp hạng, đặc biệt các di tích thuộc loại hình lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng không có kinh phí để bảo quản, tu bổ, phục hồi. Việc huy động các nguồn lực từ vận động xã hội hóa mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong công tác bảo tồn di sản của địa phương. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí huy động được còn nhỏ lẻ, dàn trải, kéo dài gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là những công trình có tính chất quần thể, quy mô lớn, vùng, không gian văn hóa, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của tỉnh để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính đặc trưng, thương hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn Nhân dân và du khách trong và ngoài nước.

6. Công tác phát huy giá trị di tích

- Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích được quan tâm chú trọng trong những năm gần đây. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật di sản văn hóa, về lịch sử của địa phương đến cán bộ và Nhân dân. Từ đó, nhận thức của cán bộ và Nhân dân địa phương đã có những chuyển biến tích cực trong tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích, đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ, nhất là sau khi UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý di tích và sự chung tay phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Kết quả, một số di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được các trường học và người dân địa phương cùng chịu trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ; cộng đồng xã hội ở một số địa phương cũng đã có kế hoạch, phương án phối hợp với chính quyền địa phương chung tay phục dựng, tu bổ di tích, giới thiệu, quảng bá di sản trên địa bàn.

- Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch cũng được quan tâm đẩy mạnh. Một số di tích đã trở thành các điểm tham quan du lịch cho du khách trong nước và quốc tế như di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu Nguyễn Đình Chiểu, Nhà cổ Huỳnh Phủ, Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam (Đường Hồ Chí Minh trên biển, bến Thạnh Phong,... Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội tại các di tích được thực hiện định kỳ hàng năm và đang dân phát huy được hiệu quả, thu hút đông đảo Nhân dân trong và ngoài tỉnh tham quan du lịch, tìm hiểu truyền thông lịch sử văn hóa của địa phương, đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách và niêm tự hào dân tộc của Nhân dân trên địa bàn.

II. Đánh giá chung

1. Mặt được

- Công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ các di tích được các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo đầu tư nguồn lực và và triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, nhận thức của cán bộ và Nhân dân về bảo vệ và phát huy giá trị di tích được nâng cao.

- Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho địa phương có cơ sở triển khai thực hiện công tác tu bổ, trùng tu các di tích. HĐND và UBND các cấp đã quan tâm chỉ đạo và quản lý hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư tôn tạo các giá trị di tích được tăng cường, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp di tích đã tạo nguồn lực cho tỉnh có điều kiện gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo các di tích.

- Bến Tre là tỉnh có số lượng di tích phân bố rộng khắp ở các vùng trong tỉnh đã tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác giáo dục cho cán bộ và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, lịch sử văn hóa và niềm tự hào địa phương có di tích.

- Một số di tích được tu bổ, trùng tu đã phát huy được hiệu quả và thu hút được sự tham gia hưởng ứng của cán bộ và Nhân dân, cũng như du khách trong và ngoài tỉnh như: Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (Ba Tri), Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (Mỏ Cày Nam), Di tích quốc gia “Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam”; Di tích quốc gia Nhà cổ Huỳnh Phủ (Thạnh Phú), Di tích quốc gia Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Mỏ Cày Bắc), Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định (Giồng Trôm)...

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và quảng bá, giới thiệu về các di tích được thực hiện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cấp, các ngành đã quan tâm nhiều hơn đến công tác phát huy giá trị di tích.

- Tỉnh đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch gắn với các di tích và đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xây dựng các chương trình, tuyến du lịch có kết hợp tham quan các di tích trên địa bàn tỉnh.

2. Hạn chế

- Công tác quản lý, phân cấp, phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn bất cập, chưa được điều chỉnh theo kịp tình hình thực tế.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ở địa phương có di tích chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Một số địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của ngân sách cấp trên mà chưa phát huy được nguồn lực địa phương nhất là về tài chính, chưa huy động được nguồn lực của các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân tham gia bảo vệ phát huy các di tích tại địa phương.

- Công tác bảo vệ di tích ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu chặt chẽ, chưa huy động được nguồn lực của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia bảo vệ phát huy các di tích tại địa phương. Việc bảo tồn chưa kịp thời, việc trùng tu tôn tạo còn mang tính dàn trải do nguồn vốn còn hạn chế.

- Công tác phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng và giá trị các di tích. Các dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các di tích chưa được khai thác đúng mức do vướng các quy định.

- Chưa quan tâm sắp xếp, bố trí nhân sự phụ trách trông nom, quản lý, phục vụ tại các di tích.

3. Nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và Nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa còn chưa cao, còn tâm lý trông chờ vào ngân sách.

- Kinh phí đầu tư trùng tu, chống xuống cấp các di tích còn hạn chế nhất là các di tích phân cấp cho các huyện, thành phố quản lý.

- Nhân sự làm việc tại các di tích chưa đáp ứng nhu cầu nên chưa phát huy hết tiềm năng cũng như quảng bá giá trị di tích lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch.

- Các yếu tố khí hậu tác động như điều kiện thời tiết, mưa lũ, bão, độ ẩm của môi trường,... nên việc ẩm mốc, mối mọt, xói lở... đã làm tăng nhanh quá trình xuống cấp của di tích lịch sử, nhất là đối với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật đình, chùa có kết cấu kiến trúc làm từ chất liệu gỗ và các điểm di tích lịch sử cách mạng ngoài trời như: hầm trú ẩn...

PHẦN THỨ HAI

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm

- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực.

- Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích. Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc cho người dân. Thực hiện đồng thời và tạo sự hài hòa việc bảo tồn, tôn tạo với việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển triển du lịch.

- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao nhận thức và đóng góp của toàn xã hội trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

2. Mục tiêu chung

Giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng cho các thế hệ mai sau. Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh và phát triển kinh tế du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bến Tre đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.

3. Mục tiêu cụ thể (PHỤ LỤC 4. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, TU BỔ VÀ TÔN TẠO CHỐNG XUỒNG CẤP DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA)

* Giai đoạn 2024 - 2025:

- Đầu tư, tu bổ và tôn tạo 01 di tích quốc gia đặc biệt (giai đoạn 1), 05 di tích quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh đã được công nhận. Nâng cấp, mở rộng đền thờ ông Huỳnh Tấn Phát thành Khu lưu niệm. Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 03 di tích cấp tỉnh: Ngôi nhà - Nơi sinh ra và lớn lên của bà Nguyễn Thị Định (huyện Giồng Trôm), Mộ và Miếu thờ ông Trần Văn Yến (huyện Ba Tri), Chùa Oai Linh (huyện Mỏ Cày Nam).

- Phấn đấu có trên 40% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch; thực hiện chuyển đổi số 02 - 03 di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia (di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre, di tích quốc gia kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, di tích quốc gia kiến trúc nghệ thuật Đình Long Thạnh) và 01 khu lưu niệm (Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định), - Hoàn thành việc cắm mốc và làm thủ tục cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) 08 di tích quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh[1].

* Giai đoạn 2026 - 2030:

- Đầu tư, tu bổ và tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt, 05 di tích quốc gia; 12 di tích cấp tỉnh đã được công nhận. Khởi công, xây dựng mới khu lưu niệm cố Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.

- Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 01 di tích cấp quốc gia: Khu lưu niệm Huỳnh Tấn Phát (huyện Bình Đại) sau khi được nâng cấp; 01 di tích cấp tỉnh: Miếu bà Mỹ Hóa (Tp. Bến Tre).

- Phấn đấu có khoảng 45 - 50% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch; 04 - 05 di tích quốc gia được thực hiện chuyển đổi số, gồm các di tích: Nơi ở và hoạt động của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (thành phố Bến Tre), Đình Bình Hòa (huyện Giồng Trôm), Đình Tân Thạch (huyện Châu Thành), Địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cưng và Ngã ba cây da đôi (huyện Ba Tri), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (huyện Mỏ Cày Bắc).

- Hoàn thành việc cắm mốc và làm thủ tục cấp Giấy CNQSDĐ 01 di tích quốc gia, 06 di tích cấp tỉnh và những di tích được xếp hạng trong giai đoạn này[2].

* Giai đoạn 2030 - 2040:

Đầu tư, tu bổ và tôn tạo 01 di tích quốc gia đặc biệt (giai đoạn 2), 04 di tích quốc gia; 21 di tích cấp tỉnh đã được công nhận. Phấn đấu có khoảng 60 - 65% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch; thực hiện chuyển đổi số các di tích: Đình Tiên Thủy (huyện Châu Thành), Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác - Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ 11/1955 - 3/1956 (huyện Giồng Trôm), Đình Phú Lễ (huyện Ba Tri), Chùa Tuyên Linh và Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (huyện Mỏ Cày Nam).

* Giai đoạn 2040 - 2050

Đầu tư, tu bổ và tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt, 09 di tích quốc gia; 18 di tích cấp tỉnh đã được công nhận. Phấn đấu có trên 80% di tích lịch sử văn hóa gắn kết tour, tuyến sản phẩm du lịch; thực hiện chuyển đổi số các di tích: Đình Long Phụng (huyện Bình Đại), Mộ Võ Trường Toản (huyện Ba Tri), Các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947 (huyện Giồng Trôm).

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.

- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp phối hợp với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể và địa phương triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ đảng viên, cộng đồng xã hội nơi có di sản văn hóa.

- Thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, đặc biệt là các hành vi xâm chiếm và phá hủy các yếu tố gốc cấu thành di tích.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án xem xét đưa các chỉ tiêu thực hiện cụ thể vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch Nhà nước của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Coi nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Căn cứ đặc điểm, tình hình của địa phương, trên cơ sở đảm bảo hài hòa, tương thích với Luật Di sản văn hóa, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích để xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nước tham gia đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích; chính sách đối với những người có công bảo vệ và trùng tu di tích và các cơ chế, chính sách liên quan khác.

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di tích lịch sử, văn hóa

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về các giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Tập trung tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu rộng rãi các di tích cho du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động hội thảo, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng internet, phát hành ấn phẩm: sách hướng dẫn, tờ rơi, tờ gấp,...

- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về di sản văn hóa, chú trọng đến cộng đồng xã hội có di tích để công tác gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích có sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa với nội dung và bằng những hình thức phù hợp từng địa bàn cụ thể. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình ở trung ương, địa phương; khai thác, tận dụng hiệu quả, đúng quy định các phương tiện thông tin, đại chúng, các trang mạng xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, quảng bá giá trị di tích.

- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, các thế hệ trẻ của tỉnh về truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, giá trị di tích lịch sử... để có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị truyền thông trong việc quảng bá, tiếp thị, tập trung giới thiệu rộng rãi hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh dưới góc độ tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội thảo, triển lãm, các ấn phẩm sách hướng dẫn, tờ gấp, tờ rơi,... nhằm tìm kiếm các cơ hội giao lưu, hợp tác về văn hóa, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di tích từ hợp tác trong và ngoài nước.

3. Bảo tồn các công trình, địa điểm, lưu niệm sự kiện

- Lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia Khu lưu niệm ông Huỳnh Tấn Phát (huyện Bình Đại); lập hồ sơ khoa học xếp hạng 05 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: huyện Giồng Trôm 02 hồ sơ, huyện Mỏ Cày Nam 01 hồ sơ, huyện Thạnh Phú 01 hồ sơ và thành phố Bến Tre 01 hồ sơ.

- Ngoài ra, bảo tồn 46 công trình địa điểm, đề nghị bảo tồn theo quy định tại khoản 14, Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre .

4. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý di tích ở các cấp

- Tiếp tục triển khai thực hiện theo Quyết định 25/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từng lúc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành quy định phân cấp phù hợp với tình hình thực tế.

- Từng bước kiện toàn tổ chức quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở. Các huyện, thành phố tùy vào điều kiện thực tế thành lập (Ban Quản lý/Tổ quản lý) để quản lý các di tích trên địa bàn theo Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa hiện hành.

- Tăng cường công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa giữa Ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh, nhất là trong công tác xây dựng kế hoạch, dự án sửa chữa, trùng tu tôn tạo di tích.

- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên tham dự các lớp nghiệp vụ về bảo tồn di tích và kỹ năng chuyên môn. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hóa cho các cán bộ, nhân viên Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; cán bộ văn hóa xã, Ban Quản lý di tích các cấp, đặc biệt là ở cơ sở.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; chú trọng nâng cao nhận thức về văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường, kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường sự hợp tác chung tay của cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của di tích. Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, bảo vệ tài nguyên và môi trường và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Xây dựng đề án vị trí việc làm theo năng lực và yêu cầu công tác chuyên môn. Những vị trí chuyên môn cần tuyển dụng những cán bộ được đào tạo đúng vị trí công tác, có kinh nghiệm, yêu nghề và đảm bảo tính ổn định.

5. Về đầu tư tôn tạo và huy động các nguồn lực xã hội hóa

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc bố trí nguồn lực đầu tư tôn tạo và phát huy các di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh. Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di tích nói riêng, hệ thống di sản văn hóa nói chung trên cơ sở định hướng của Nhà nước.

- Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, triển khai việc huy động, phân bổ vốn địa phương cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích một số di tích cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nguồn thu từ bán vé, khai thác dịch vụ của di tích các loại hình dịch vụ trải nghiệm, vui chơi giải trí... phục vụ khách tham quan.

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích đã được xếp hạng. Quy hoạch đất để mở rộng đối với 02 di tích quốc gia đặc biệt theo quy hoạch được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích được xếp hạng sau năm 2023. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến trùng tu, xây dựng, sửa chữa di tích lịch sử - văn hóa, đền thờ danh nhân vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất phải được đưa vào quy hoạch sử dụng, đất của huyện, thành phố. Khi đề án được duyệt, từng địa phương tiến hành thực hiện các bước giải tỏa, đền bù, dành ưu tiên đất quy hoạch xây dựng di tích lịch sử và đây cũng là điều kiện quan trọng cho việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công và phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực. Bảo vệ môi trường tại các di tích và đưa công tác bảo vệ môi trường vào trong, quá trình thực hiện các dự án bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích.

- Tu bổ, chống xuống cấp di tích dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá toàn diện hiện trạng và giá trị của di tích, giữ gìn các yếu tố gốc cấu thành di tích, ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích.

- Tu bổ, chống xuống cấp, phục hồi di tích tuân thủ theo các định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện chỉ tiêu, chỉ số kỹ thuật, chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

6. Phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa

- Công tác tôn tạo và phát huy di tích phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo di tích hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch văn hóa.

- Quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và vận động xã hội hóa cho hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các giá trị văn hóa như trùng tu, nâng cấp, sửa chữa các di tích xuống cấp, mở rộng sức chứa của di tích bằng việc xây dựng thêm một số hạng mục kết cấu hạ tầng để phục vụ nhu cầu tham quan trải nghiệm của du khách.

- Quan tâm bảo tồn các giá trị của văn hóa truyền thống để tăng tính hấp dẫn của điểm đến. Để thu hút được du khách cần phải bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị độc đáo, đặc sắc của các giá trị văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trước hết phải vì cộng đồng, vì chính nhu cầu của địa phương hơn là vì nhu cầu đơn thuần của du khách.

- Nâng cao ý thức bảo vệ các giá trị di tích lịch sử - văn hóa cho du khách và cộng đồng địa phương. Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, văn minh, an toàn, đặc biệt là xây dựng con người Bến Tre thân thiện mến khách, thái độ ứng xử văn minh lịch sự.

- Phát triển hạ tầng giao thông kết nối, gắn kết với hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đô thị, giao thông khu vực và liên vùng (kể cả giao thông đường thủy) tại các địa điểm có di tích.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong các khu di tích như giữ gìn khuôn viên sạch sẽ, trồng cây xanh, bố trí các thùng rác tại các khu di tích, thực hiện các quy định về xử lý nước thải, rác thải trong các khu di tích.

- Thiết kế các chương trình trải nghiệm cho du khách tại các di tích để phục vụ khách đến tham quan.

- Từng lúc chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên tại các di tích theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo tất cả hướng dẫn viên đều được cấp thẻ theo quy định.

- Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách đến tham quan các di tích lịch sử - văn hóa đạt khoảng 15 - 20% trong tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre; đến năm 2030 đạt khoảng 20 - 30%, đến năm 2050 phấn đấu đạt khoảng 40 - 45% trong tổng lượng khách du lịch đến Bến Tre.

7. Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số di tích lịch sử, văn hóa

- Sử dụng công nghệ hiện đại thực hiện chuyển đổi số về tư liệu, hệ thống trưng bày, kiến trúc nghệ thuật của các di tích lịch sử, văn hóa đảm bảo theo lộ trình đề ra, để tăng cường quảng bá hình ảnh, tư liệu, ý nghĩa lịch sử của di tích đến với du khách.

- Xây dựng và triển khai giải pháp du lịch qua hình ảnh đối với những di tích lịch sử của tỉnh Bến Tre, qua đó cung cấp những thông tin chính thống đối với vấn đề văn hóa, lịch sử.

- Tăng cường truyền thông, quảng bá các di tích lịch sử, văn hóa, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, giới thiệu thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cập nhật thông tin trên Ứng dụng du lịch thông minh, Trang thông tin điện tử du lịch Bến Tre để du khách tiếp cận kịp thời, thuận tiện. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số về tư liệu, hệ thống trưng bày để thu hút du khách.

III. Nguồn lực thực hiện

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ.

- Ngân sách địa phương theo phân cấp hàng năm, theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án.

- Nguồn vốn huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phối hợp, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức và Nhân dân tham gia thực hiện Đề án. Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nói riêng, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tổ chức công bố, triển khai và phối hợp cùng các ngành có liên quan, các huyện, thành phố qua việc cụ thể hóa bằng các dự án, kế hoạch hàng năm đê tổ chức thực hiện Đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh tổ chức quản lý, thẩm định, thực hiện các thủ tục, quy trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo theo các quy định hiện hành của pháp luật về di sản văn hóa.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương lập dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc quản lý, hoạt động, hiện trạng của các di tích để kịp thời khắc phục tồn tại.

- Căn cứ nội dung Đề án, hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và xác định nhu cầu kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án sau 3 năm, 5 năm và tổng kết giai đoạn vào năm 2030.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo kế hoạch, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phối hợp, hỗ trợ công tác kêu gọi các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cũng như huy động các nguồn tài trợ để thực hiện một phần xã hội hóa đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh các phương án phân bổ ngân sách để tổ chức thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương đối với: việc xây dựng dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách, kinh phí để thực hiện hiệu quả việc tổ chức quản lý các di tích được phân cấp cho huyện, thành phố quản lý; việc quản lý thu, chi tài chính trong công tổ chức lễ hội và tiền công đức.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương cập nhật ranh giới và diện tích bảo vệ di tích vào quy hoạch sử dụng đất và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định; tham mưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích đảm bảo yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định đối với việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.

7. Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu mở rộng hoặc nâng cấp các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên vùng; các tuyến đường trục chính trên địa bàn tỉnh để liên kết với các tuyến đường huyện, đường giao thông nông thôn đến các địa điểm di tích lịch sử - văn hóa khi có điều kiện về nguồn vốn.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo: tăng cường công tác giáo dục truyền thống lịch sử gắn với tham quan, trải nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử - văn hóa; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.

9. Sở Xây dựng: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan thẩm định các dự án về xây dựng, cải tạo, tu bổ các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật.

10. Sở Nội vụ: hướng dẫn thực hiện các quy trình tuyển dụng, hợp đồng nhân sự làm việc tại các di tích theo quy định; tổ chức đào tạo bồi dưỡng, xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng.

11. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: tham mưu sử dụng nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo hài hòa để phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

12. Sở Thông tin và Truyền thông: tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Phối hợp hướng dẫn việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công tác chuyển đổi số di sản văn hóa để quảng bá di tích lịch sử - văn hóa.

13. Sở Khoa học và công nghệ: phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Khỏi, Cổng thông tin điện tử tỉnh: phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố và những đơn vị liên quan triển khai những nội dung có liên quan tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền về việc bảo tồn, phát huy giá trị giá trị các di tích của tỉnh qua các phương tiện thông tin, đại chúng.

15. Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh: phối hợp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc di tích; các hành vi xâm phạm di tích trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thông. Tham gia vận động nguồn vốn xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích.

16. Đoàn Thanh niên: Có kế hoạch hằng năm tổ chức các hoạt động về nguồn cho đoàn viên thanh niên. Chủ động phối hợp địa phương nơi có di tích có kế hoạch phối hợp trong việc thực hiện công tác bảo quản, trông nom và chăm sóc các di tích trên địa bàn. Vận động nguồn vốn xã hội hóa để góp phần trùng tu, tôn tạo di tích.

17. Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh: phối hợp cùng các đơn vị tổ chức các hoạt động về nguồn, tuyên truyền giáo dục truyền thông cho các thế hệ nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Vận động nguồn xã hội hóa thực hiện trùng tu, chống xuống cấp các di tích.

18. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền quán triệt, phổ biến về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ của Đề án, đồng thời vận động, cán bộ, đảng viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Đề án và các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở phát động, tổ chức thực hiện.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch theo hướng lồng ghép để triển khai thực hiện Đề án tại cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả những nội dung có liên quan trong Đề án; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết những việc có liên quan trong Đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

19. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương. Vận động, giáo dục Nhân dân địa phương có di tích có ý thức, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích, coi đây là di sản quý báu, niềm tự hào của Nhân dân địa phương.

- Thực hiện quản lý các di tích lịch sử văn hóa và các công trình địa điểm được đề nghị bảo tồn theo phân cấp quản lý.

- Thành lập (Ban Quản lý/Tổ quản lý) phù hợp tình hình địa phương theo hướng dẫn của Sở Nội Vụ và theo Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh hiện hành.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn hàng năm, 05 năm và cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện tại địa phương.

- Hằng năm, bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách nhà nước đã được phân cấp và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội để bảo vệ, làm vệ sinh môi trường và sửa chữa nhỏ di tích, đảm bảo không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý các hành vi phạm di tích trên địa bàn hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để chỉ đạo.

- Cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đăng ký nhu cầu sử dụng đất của ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

- Nghiên cứu quy hoạch, mở rộng hoặc nâng cấp các tuyến đường giao thông liên huyện thuộc địa phương quản lý; các tuyến đường giao thông nông thôn đến các địa điểm di tích lịch sử - văn hóa./.



([1]) Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba Cây da đôi, Đình Phú Lễ, Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), Nơi ở cụ Nguyễn Đình Chiểu, Sự kiện thảm sát 17 học sinh do máy bay Mỹ tiến hành năm 1964. Mộ và Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác - Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ 11/1955 - 3/1956, Đình Bình Hòa. Sự kiện thảm sát học sinh tiểu học Linh Phụng xã Long Mỹ và 05 nữ sinh xã Phước Long. Trường Trung học Tư thục Bình Hòa, Sự kiện Chiến thắng đánh tàu trên sông Giồng Trôm, Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, Sự kiện Chiến thắng Giá Thẻ, Sự kiện 21 người dân vô tội bị bom Mỹ sát hại năm 1964 và 21 người dân vô tội do biệt kích Mỹ giết hại năm 1969. Sự kiện chiến thắng Châu Hưng, Vụ Thảm sát 62 người tại xã Thạnh Trị năm 1947, Chùa Thiên Thọ, Đình Lộc Thuận. Đình An Hóa. Nơi hy sinh 8 diễn viên Đoàn Văn công Thanh Hải, Đình Giao Hòa; Căn cứ điều trị, chăm sóc thương binh của tỉnh Long An trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (xã Thừa Đức); Đình Phú Thuận, Đình An Hội, Đình Tiên Thủy, Đình Tân Thạch, Sự kiện Chiến thắng Lộ Thơ, Sự kiện chiến thắng Gò Tranh.

([2]) Các trận đánh tại Ngã ba Cồn Qui, Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng, Căn cứ cách mạng Bưng Lạc Địa, Cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ, Khu lưu niệm Huỳnh Tấn Phát, Sự kiện Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 tại Bến Tre, Nhà bia Trương Vĩnh Ký.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 480/QĐ-UBND ngày 19/03/2024 phê duyệt Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


581

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!