UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 48/2005/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
29 tháng 4 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Quyết định số
97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010;
Căn cứ Chỉ thị số
49/2004/CT-TTg ngày 24/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;
Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày
22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm
định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;
Căn cứ công văn số 500/TCDL-KHTC ngày
28/4/2005 của Tổng cục Du lịch về việc quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tuyên
Quang;
Thực hiện Kết luận số 93-KL/TU ngày 21/4/2005
“Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ 57”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du
lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
A. Mục tiêu phát
triển
I. Mục tiêu tổng quát
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn
lực và thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch của
tỉnh để tập trung phát triển toàn diện ngành du lịch, nhanh chóng đưa ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo ra bước đột phá trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Đầu tư các khu du lịch trên địa bàn tỉnh tạo
thành một hệ thống du lịch hoàn chỉnh, bền vững, liên hoàn, có liên quan chặt
chẽ với chiến lược phát triển du lịch của cả nước, của vùng và các tỉnh lân
cận. Phát triển du lịch nhằm hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển; tiến tới xã
hội hóa phát triển ngành du lịch nhằm huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh
tế.
Định hướng các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,
tăng tỷ trọng GDP ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử - văn
hóa, các lễ hội truyền thống, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
- Tạo cơ hội cho người lao động có việc làm,
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân.
- Phát triển du lịch gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
một cách bền vững.
II. Một số mục tiêu
cụ thể
- Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2010, tỷ
trọng các ngành dịch vụ trong GDP của tỉnh đạt trên 34%, trong đó ngành du lịch
chiếm trên 6%.
- Về lượt khách: Thu hút trên
500.000 lượt khách vào năm 2010, trên 1.500.000 lượt khách vào năm 2020.
- Về cơ sở lưu trú: Đến năm 2010, có
trên 50 khách sạn trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn một sao trở lên, trong đó ít
nhất có 03 khách sạn đạt tiêu chuẩn ba sao trở lên. Đến năm 2020, có trên 115
khách sạn đạt tiêu chuẩn một sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 khách sạn đạt
tiêu chuẩn ba sao trở lên.
- Về doanh thu: Tổng doanh thu xã hội
của ngành du lịch đến năm 2010 đạt trên 500 tỷ đồng, năm 2020 đạt trên 2.000 tỷ
đồng.
- Về việc làm: Tạo cơ hội cho trên
8.000 người lao động có việc làm đến năm 2010, trên 21.000 người lao động có
việc làm đến năm 2020.
B. Định hướng chủ yếu
phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang
I. Định hướng phát
triển sản phẩm du lịch
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tạo
điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch, tỉnh Tuyên
Quang định hướng phát triển 03 sản phẩm du lịch chính là:
- Du lịch lịch sử - văn hóa;
- Du lịch sinh thái;
- Du lịch nghỉ dưỡng.
II. Định hướng phát
triển du lịch theo lãnh thổ
1. Phát triển các khu du lịch chính
1.1. Khu du lịch lịch sử - văn hóa:
Bao gồm toàn bộ các di tích lịch sử cách
mạng, văn hóa ở khu Tân Trào - ATK tại các xã Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh,
Bình Yên, Hợp Thành, Tú Thịnh (huyện Sơn Dương), Kim Bình (huyện Chiêm Hóa),
Kim Quan, Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) và địa bàn thị xã Tuyên Quang.
1.2. Khu du lịch nghỉ dưỡng:
Bao gồm Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm (huyện
Yên Sơn) là điểm du lịch hấp dẫn, điều kiện giao thông đi lại thuận tiện, có
nguồn nước khoáng nóng, chứa nhiều loại khoáng vi lượng có tác dụng chữa bệnh
rất tốt và Thị xã Tuyên Quang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của
tỉnh, có nhiều di tích lịch sử văn hóa.
1.3. Khu du lịch sinh thái:
Bao gồm huyện Na Hang,
Hàm Yên, Chiêm Hóa, thị xã Tuyên Quang; tiêu biểu là khu bảo tồn thiên nhiên
Tát Kẻ - Bản Bung, thác Pác Ban, hồ thủy điện Tuyên Quang, rừng Cham Chu, động
Thiên Đình, động Tiên, suối Đát, Núi Dùm...
2. Các điểm du lịch chủ yếu
2.1. Điểm du lịch lịch sử Tân Trào - ATK: Có
các di tích lịch sử cách mạng, là thủ đô khu giải phóng, thủ đô kháng chiến
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.2. Điểm du lịch suối khoáng Mỹ Lâm: Có
nguồn nước khoáng nóng Mỹ Lâm, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn.
2.3. Điểm du lịch sinh thái Na Hang: có núi
Pắc Tạ, có 99 ngọn núi điệp trùng, có rừng bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản
Bung, thác Pác Ban, hồ thủy điện Tuyên Quang rộng 8.000 ha gần hồ Ba Bể (tỉnh
Bắc Kạn)...
2.4. Điểm du lịch lịch sử văn hóa, du lịch
tâm linh tại thị xã Tuyên Quang: Thị xã Tuyên Quang là trung tâm kinh tế, xã
hội, chính trị của tỉnh Tuyên Quang, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá như
Thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Thượng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, Đền Cảnh
Xanh, suối Đát, Núi Dùm...
2.5. Điểm du lịch lịch sử cách mạng và sinh
thái Chiêm Hóa: Có di tích lịch sử cách mạng Kim Bình, di tích chiến thắng Cầu
Cả (xã Yên Nguyên), chùa Sùng Phúc, điểm du lịch sinh thái Soi Gà, thác Trung
Hà...
2.6. Điểm du lịch sinh thái Hàm Yên: Có rừng
Cham Chu, động Thiên Đình, động Tiên, đền Thác Cái...
3. Tổ chức các tuyến du lịch chủ yếu
Định hướng tổ chức các tuyến du lịch trên cơ
sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên
Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
3.1. Tuyến du lịch nội tỉnh
a) Tuyến du lịch đường bộ:
- Thị xã Tuyên Quang - Kim Quan - Tân Trào -
Bình Ca;
- Thị xã Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Na Hang;
- Thị xã Tuyên Quang - Mỹ Lâm - Đá Bàn;
- Thị xã Tuyên Quang - Hàm Yên.
- V.v…
b) Tuyến du lịch đường sông:
- Thị xã Tuyên Quang - Ngã ba sông Lô, sông
Gâm;
- Thị xã Tuyên Quang - Soi Châu - Bình Ca;
- Thị xã Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Na Hang.
- V.v…
3.2. Tuyến du lịch liên tỉnh
a) Tuyến du lịch đường bộ:
- Hà Nội - Tuyên Quang;
- Tuyên Quang - Hà Giang;
- Hà Nội - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc
Kạn - Cao Bằng;
- Tuyên Quang -Yên Bái - Lào Cai;
- Tuyên Quang - Na Hang - Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn;
- Thành Phố Hồ Chí Minh - Tuyên Quang.
- Hải Phòng - Tuyên Quang.
- V.v…
b) Tuyến du lịch đường sắt:
- Tuyên Quang - Yên Bái - Lào Cai - Trung
Quốc.
- Tuyên Quang - Yên Bái - Hà Nội.
- Tuyên Quang - Thái Nguyên - Hà Nội.
c) Tuyến du lịch đường sông:
- Tuyên Quang - Soi Châu - Bình Ca - Đoan
Hùng - Việt Trì;
- Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Na Hang - Ba Bể
(Bắc Kạn);
- Tuyên Quang - Việt Trì - Quảng Ninh;
- Hà Nội - Việt Trì - Tuyên Quang.
3.3. Tuyến du lịch quốc tế
- Tuyên Quang - Hà Giang - Thành phố Côn
Minh, Trung Quốc.
- Tuyên Quang - Lào Cai - Thành phố Côn Minh,
Trung Quốc.
- Tuyên Quang - Lạng Sơn - Thành phố Nam
Ninh, Trung Quốc.
- Tuyên Quang - Quảng Ninh - Thành phố Nam
Ninh, Trung Quốc.
- Tuyên Quang - sân bay Nội Bài (Hà Nội) đi
các nước.
- V.v…
III. Định hướng đầu
tư phát triển du lịch
1. Định hướng ưu tiên đầu tư
Ngay từ năm 2005, tập trung quảng bá về du
lịch Tuyên Quang; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các thành
phần kinh tế đầu tư các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Huy động nguồn lực để tập trung đầu tư, tôn
tạo các di tích lịch sử, đầu tư các điểm du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch
nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; xây dựng kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm
du lịch như giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch, xử lý môi
trường... Phát triển nhanh và vững chắc các loại hình dịch vụ
du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, điểm nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí..., với
quy mô phù hợp, hình thức phong phú.
2. Nguồn vốn đầu tư
- Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế;
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách;
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
C. Giải pháp chủ yếu
thực hiện
1. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về du
lịch
Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước đối với
hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh
Tuyên Quang; thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến thương mại - du lịch, Phòng
Quản lý du lịch, Ban quản lý các khu du lịch trực thuộc Sở Thương mại và Du
lịch.
Các huyện, thị xã căn cứ vào điều kiện cụ thể
và cơ cấu cơ quan chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí số
lượng cán bộ giúp việc cho UBND huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về du lịch trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
2. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch
Ngoài được hưởng ưu đãi theo Luật khuyến
khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định
của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi theo quy định của
UBND tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn
tỉnh, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Công tác quy hoạch
Tiến hành quy hoạch chi tiết các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch; xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư, phù hợp với
từng giai đoạn.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư
bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng
trong các khu, điểm du lịch lịch sử, văn hóa.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, khu du lịch nghỉ
dưỡng; phát triển các cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và các điểm
vui chơi giải trí...
5. Mở rộng thị trường
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, chú
trọng quảng bá du lịch trên Internet; xây dựng trang WEB, phát hành phim, ảnh,
ấn phẩm quảng bá du lịch Tuyên Quang... Tích cực tham gia các hội chợ du lịch
trong nước và quốc tế để giới thiệu du lịch Tuyên Quang.
Phát triển các tua, tuyến du lịch trên cơ sở
gắn kết giữa các khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh Tuyên Quang với các trung
tâm, khu du lịch của các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.
6. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tạo ra các
sản phẩm du lịch đặc thù
Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch
chính của tỉnh (du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái).
Huy động vốn đầu tư vào các khu, điểm du lịch
để cung cấp các dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng cao.
7. Phát triển nguồn nhân lực
Lập kế hoạch cụ thể để đào tạo, đào tạo lại
đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du
lịch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, thu
hút lao động làm việc trong ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang.
8. Xã hội hóa phát triển du lịch
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch,
tạo sự chuyển biến trong nhận thức và tư duy của các cấp, các ngành, các thành
phần kinh tế và toàn thể nhân dân; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
phát triển du lịch, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp của
các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo điều kiện cho
ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang phát triển, gắn với chiến lược phát triển du
lịch của cả nước.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Các quy hoạch chi tiết, kế hoạch, chương
trình, dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Tuyên Quang đã được phê duyệt tại Quyết định này.
2. Sở Thương mại và Du lịch chủ trì, phối hợp
với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, các cơ quan có liên quan lập
quy hoạch chi tiết, xây dựng các đề án, kế hoạch cụ thể và triển khai tổ chức
thực hiện Quyết định này;
Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh các giải
pháp, cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện; thường xuyên hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.
3. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị
xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản
lý, có trách nhiệm triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt tại Quyết định này, bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của ngành, địa phương.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Thương mại và Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các
Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Thị Quang
|
Biểu
số 01
DOANH
THU XÃ HỘI TỪ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
(Kèm
theo Quyết định số: 48/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
|
Loại doanh thu
|
Năm 2005
|
Năm 2010
|
Năm 2020
|
|
Tổng doanh thu
|
165
|
504
|
2.039
|
1
|
Doanh thu từ khách
tham quan
|
8
|
44
|
94
|
|
- Từ khách quốc tế
|
0
|
7
|
11
|
|
- Từ khách nội địa
|
8
|
38
|
84
|
2
|
Doanh thu từ khách
lưu trú
|
17
|
177
|
1.628
|
|
- Từ khách quốc tế
|
1
|
40
|
211
|
|
- Từ khách nội địa
|
16
|
137
|
1.418
|
3
|
Doanh thu dịch vụ
khác
|
140
|
283
|
317
|
Biểu
số 02
DANH
MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU
(Kèm
theo Quyết định số: 48/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số TT
|
Tên dự án
|
Vốn đầu tư thời kỳ
2006 - 2010
|
Vốn đầu tư thời kỳ
2010 - 2020
|
I
|
Đầu tư, quảng bá,
xúc tiến du lịch
|
42,9
|
350,0
|
1
|
Xây dựng trang Web
của Sở Thương mại và Du lịch
|
1,0
|
2,0
|
2
|
Xây dựng hệ thống
biển báo chỉ dẫn tại các Khu du lịch
|
0,5
|
|
3
|
Làm phim truyền
hình về du lịch Tuyên Quang
|
1,0
|
|
4
|
Xây dựng Trung tâm
thông tin du lịch
|
9,0
|
5,0
|
5
|
Tham gia các Hội
chợ du lịch trong nước và quốc tế
|
3,0
|
20,0
|
6
|
Các hình thức xúc
tiến, quảng bá du lịch khác
|
38,4
|
323,0
|
II
|
Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực
|
22,7
|
175,0
|
1
|
Cán bộ quản lý
ngành du lịch
|
1,5
|
12,0
|
2
|
Đào tạo hướng dẫn
viên du lịch
|
3,0
|
21,0
|
3
|
Đào tạo nghề cho
lao động ngành du lịch
|
5,0
|
39,0
|
4
|
Đào tạo cho cán bộ
quản lý các doanh nghiệp
|
2,0
|
16,0
|
5
|
Đào tạo du lịch
cộng đồng
|
4,2
|
30,0
|
6
|
Các chi phí phục vụ
công tác đào tạo
|
7,0
|
57,0
|
III
|
Các dự án đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng
|
201,0
|
525,0
|
1
|
Khu du lịch suối
khoáng Mỹ Lâm
|
65,0
|
100,0
|
2
|
Khu du lịch sinh
thái Na Hang
|
36,0
|
85,0
|
3
|
Khu du lịch lịch sử
Tân Trào
|
42,0
|
50,0
|
4
|
Khu bảo tồn thiên
nhiên Tát Kẻ - Bản Bung
|
15,0
|
100,0
|
5
|
Rừng nguyên sinh
Cham Chu
|
18,0
|
100,0
|
6
|
Di tích lịch sử Kim
Bình
|
3,0
|
20,0
|
7
|
Các điểm du lịch
khác
|
22,0
|
70,0
|
IV
|
Xây dựng nhà hàng,
khách sạn
|
244,6
|
980,0
|
V
|
Xây dựng các Khu
dịch vụ, vui chơi giải trí
|
189,0
|
1.120,0
|
VII
|
Đầu tư cho bảo vệ
tài nguyên môi trường
|
55,8
|
350,0
|
|
Tổng cộng
|
756,0
|
3.500,0
|
Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn đầu tư của các
thành phần kinh tế;
- Vốn hỗ trợ từ ngân
sách;
- Các nguồn vốn huy
động hợp pháp khác.