ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
47/2009/QĐ-UBND
|
Vũng
Tàu, ngày 29 tháng 07 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN ngày 19/5/2009
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 2561/BXD-QLN ngày 23 tháng 12
năm 2008 về việc triển khai Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và Công văn
số 340/BXD-QLN ngày 10 tháng 3 năm 2009 về việc hướng dẫn bổ sung việc xây dựng
Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 219/TTr-SXD ngày 22 tháng
7 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo
quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (có đề án chi
tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Giảm nghèo các cấp, Trưởng phòng Dân
tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền
thông; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Kho bạc Nhà nước
tỉnh, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã; Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ LĐTB&XH;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể;
- Báo BR-VT; Trung tâm Công báo tỉnh;
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Lưu: VT-TH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Minh Sanh
|
ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2009/QĐ-TTg ngày 29/7/2009 của UBND
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
I. MỞ ĐẦU:
1. Khái quát
những đặc điểm nổi bật của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương trong những năm gần đây; Tình hình thực hiện các
chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình triển khai
thực hiện việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở
a. Khái quát những đặc điểm nổi bật
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
trong những năm gần đây:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Miền đông Nam Bộ, có diện tích gần 2000km2, dân
số trung bình 973.130 người, mật độ khoảng 489 người/km2. Thế mạnh
kinh tế của tỉnh là dầu khí, phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, xuất
nhập khẩu, đánh bắt hải sản xa bờ … với tám đơn vị hành chính, trong đó có 01
thành phố và bảy huyện thị. Trong 10 năm qua (1996-2006) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, bình quân 15,8% năm, thu nhập
bình quân đầu người hàng năm tăng 26,4%. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
phát triển với nhịp độ cao góp phần cải thiện và nâng cao mức sống dân cư, nhất
là các vùng nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống công trình hạ tầng đô thị và nông
thôn phát triển nhanh và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp
cũng như du khách trong và ngoài nước đến Bà Rịa – Vũng Tàu tìm cơ hội đầu tư
và tham quan du lịch.
b. Tình hình thực hiện các chính sách
xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình triển khai thực hiện
việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở.
Theo số liệu điều tra thì đầu năm 2006
toàn tỉnh có 182.583 hộ dân, có 46.837 hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh chiếm tỷ lệ
25,65% so với tổng số hộ dân, trong 46.837 hộ có 18.106 hộ nghèo theo chuẩn
Quốc gia chiếm tỷ lệ 9,92% so với tổng số hộ dân.
Tính đến ngày 31/12/2008 tổng số hộ
nghèo theo chuẩn tỉnh là 11.599 hộ (số hộ nghèo khu vực nông thôn là 7.696 hộ) chiếm
5,77% so với tổng số hộ dân, giảm so với năm 2006 là 19,9%, trong 11.599 hộ có
4.550 hộ nghèo (số hộ nghèo khu vực nông thôn là 3.144 hộ) theo chuẩn Quốc gia
chiếm tỷ lệ 2,26% so với tổng số hộ dân, giảm 7,7% so với đầu năm 2006.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước về giảm nghèo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng Chương trình mục tiêu xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và ban hành một số chính sách về hỗ trợ hộ
nghèo cải thiện nhà ở. Qua gần 3 năm triển khai thực hiện đề án, với sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các hội đoàn thể, công tác xóa đói giảm nghèo ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm đáng kể (từ 25,65% vào đầu năm
2006 xuống còn 5,77% vào cuối tháng 12/2008).
2. Sự cần thiết
phải lập đề án:
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu kinh
tế - xã hội được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc, là nhiệm vụ chính trị và
là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình, mục tiêu
để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và của Nhà nước.
Thông qua kết quả rà soát thống kê từ
các địa phương cơ sở cho thấy đại bộ phận các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở sống
chủ yếu bằng nghề nông hoặc đi làm thuê, công việc làm không ổn định, thu nhập
thấp, không có tích lũy. Khả năng tự cải thiện điều kiện nhà ở là rất khó, nếu
không có các biện pháp hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.
Trong các năm gần đây, tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh có tiến bộ và phát triển trên nhiều mặt, nhưng vẫn còn một
bộ phận nhân dân và một số vùng thật sự còn nhiều khó khăn, nhất là các vấn đề
về nhà ở. Tập trung hỗ trợ cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo
ổn định cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng nằm trong Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo của nước ta, trong đó có hỗ trợ về nhà ở. Vì vậy, việc lập Đề án
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở là công việc cần thiết có tính cấp bách nhằm giúp hộ
nghèo có điều kiện an cư, lạc nghiệp, tập trung cho sản xuất góp phần phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, ổn định an ninh trật tự và chính trị của địa
phương, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
và các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
3. Căn cứ để lập
Đề án:
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006-2010;
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Công văn 2561/BXD-QLN ngày 23/12/2008
của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về
hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo;
Công văn số 340/BXD-QLN ngày 10/3/2009
của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ
tướng Chính phủ.
Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN
ngày 19/5/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
II. ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BR-VT
1. Nhận xét,
đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh:
a) Về số lượng nhà ở:
Số lượng nhà ở của hộ nghèo tại khu
vực nông thôn đến cuối năm 2008 khoảng 7.696 căn.
b) Về chất lượng nhà ở:
Phần lớn các căn hộ đều làm bằng vật
liệu thô sơ, vách được che chắn bằng lá, tôn, vách đất, một số được xây gạch
nhưng chất lượng rất kém, nứt nẻ, không tô trát; nền đất hay nền xi măng, mái
tôn, thời gian sử dụng ngắn (dưới 5 năm), thường xuyên hư hỏng, thấm dột, không
đảm bảo chất lượng sử dụng, có nhiều hộ nhà ở hư hỏng nặng, phải chống đỡ sử
dụng tạm thời, nhưng chưa có điều kiện để xây dựng sửa chữa lại.
c) Về điều kiện nơi ở của các hộ nghèo
(kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống khu dân cư như các công trình hạ tầng kỹ
thuật, các công trình hạ tầng xã hội, điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường);
Trong thời gian qua được sự quan tâm
chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành, … các
công trình hạ tầng kỹ thuật như đường, hệ thống điện, nước sạch, thông tin liên
lạc, các công trình hạ tầng xã hội như trạm y tế, trường học, … ở khu vực nông
thôn đã được đầu tư xây dựng. Đến nay, một số công trình đã hoàn thành đưa vào
sử dụng và từng bước phát huy hiệu quả, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước đối với nhân dân.
Tuy nhiên, tại một số địa phương ở khu
vực nông thôn còn khá nhiều hộ nghèo khó khăn về nhà ở nằm xen lẫn rãi rác trong
khu dân cư, tuyến dân cư; nhiều hộ do điều kiện phải sinh sống tạm bợ trên các
phần đất nông nghiệp cách xa khu dân cư, hẻo lánh phần lớn chưa có hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phục vụ, giao thông đi lại không thuận lợi, hầu hết sử dụng nguồn
nước mặt từ các sông hồ hoặc sử dụng nước mưa; việc thoát nước và rác thải cũng
chưa được xử lý, thiếu nhà vệ sinh, ở xa các trường học, trạm y tế nên đời sống
gặp rất nhiều khó khăn.
2. Các chính
sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở do Nhà nước ban hành đang thực hiện trên
địa bàn tỉnh và các quy định của tỉnh về việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở
trên địa bàn tỉnh.
a. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải
thiện nhà ở do Nhà nước ban hành đang thực hiện trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai thực hiện cuộc vận động
“Ngày vì người nghèo” hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh;
- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày
20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn;
- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày
05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc
vùng khó khăn;
- Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày
05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với
hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày
15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số
32/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất
đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
b. Các quy định của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu về việc hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh:
- Quyết định số 1437/2006/QĐ-UBND ngày
12/5/2006 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; đời sống khó
khăn tỉnh BR-VT; tại văn bản này có quy định hỗ trợ 15 triệu đồng cho 01 căn
nhà xây dựng mới đối với những hộ chưa có nhà ở, đang ở nhờ hoặc thuê nhà; hỗ
trợ sửa chữa 8 triệu đồng một căn nhà cho những hộ đã được xây dựng nhà ở nhưng
đã hư hỏng, dột nát;
- Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 12/5/2006
của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 1347/2006/QĐ-UBND
ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn tỉnh BR-VT;
- Chỉ thị số 09/2006/CT-UBND ngày 31/3/2006
của UBND tỉnh BR-VT về việc vận động xây dựng Quỹ “Tình nghĩa – Tình thương” và
quỹ “Ngày vì người nghèo” giai đoạn 2006 - 2010;
- Thông tri số 01-TT/TU ngày 09/2/2006
của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về việc vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Tình nghĩa
– Tình thương” và Quỹ “Ngày vì người nghèo” giai đoạn 2006-2010;
- Quyết định số 2585/2006/QĐ-UBND ngày
31/8/2006 của UBND tỉnh BR-VT về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo giai đoạn
2006-2010;
- Công văn số 15/CV-BCĐ ngày 15/5/2007
của Ban Chỉ đạo xây dựng quỹ “Tình nghĩa – Tình thương” tỉnh BR-VT về việc nâng
giá trị xây dựng 01 căn nhà tình thương cho đối tượng nghèo, nhà cửa dột nát từ
7 triệu đồng lên 10 triệu đồng, áp dụng từ năm 2007 trở đi;
- Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 20/6/2008
của UBND tỉnh BR-VT về việc nâng mức kinh phí xây nhà tình nghĩa và nhà đại
đoàn kết trên địa bàn tỉnh BR-VT, với nội dung nâng mức kinh phí xây dựng nhà
tình nghĩa từ 25.000.000 đồng/1 căn lên 35.000.000 đồng/1 căn và nhà đại đoàn
kết từ 10.000.000 đồng/1 căn lên 15.000.000 đồng/1 căn;
3. Tình hình và
kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở
trên địa bàn tỉnh:
a) Về tình hình và kết quả triển khai
các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở thuộc chương trình vận động xây
dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì người nghèo”:
a.1) Về triển khai thực hiện chính
sách:
Các mức hỗ trợ nghèo cải thiện nhà ở
trên địa bàn tỉnh như sau:
- Từ năm 2000, mức hỗ trợ gia đình chính
sách về xây dựng nhà tình nghĩa là 15 triệu đồng/căn và 5 triệu đồng/căn cho hộ
nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết.
- Từ năm 2007, mức hỗ trợ gia đình chính
sách về xây dựng nhà tình nghĩa là 25 triệu đồng/căn và 10 triệu đồng/ căn cho
hộ nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết (Theo công văn số 15/CV-BCĐ ngày 15/5/2007
của Ban Chỉ đạo xây dựng Quỹ “Tình nghĩa – Tình thương” tỉnh BR-VT).
- Từ năm 2008, mức hỗ trợ gia đình chính
sách về xây dựng nhà tình nghĩa là 35 triệu đồng/căn và 15 triệu đồng/căn cho
hộ nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết (Theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 20/6/2008
của UBND tỉnh BR-VT).
Riêng sửa chữa nhà tình nghĩa và nhà
Đại đoàn kết, tùy tình hình thực tế Ban Chỉ đạo các cấp quyết định nhưng không
quá định mức hỗ trợ xây mới.
a.2) Về kết quả hỗ trợ:
- Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì
người nghèo” các cấp trong tỉnh BR-VT đã chi hỗ trợ gia đình chính sách và hộ nghèo
cải thiện nhà ở với tổng số tiền là: 117.215.663.060 đồng, trong đó:
+ Tổng vốn huy động từ năm 1992 – 2008
thuộc Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa là:
31.611.000.000 đồng.
+ Tổng vốn huy động từ năm 2000 – 2008
thuộc Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết là:
85.449.663.060 đồng.
- Ngoài ra, trong 02 năm 2007, 2008
Ban Vận động quỹ “Ngày vì người nghèo” Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ
cho tỉnh 800.000.000 đồng để giúp đỡ cho hộ nghèo xây dựng nhà Đại đoàn kết.
Trong đó:
+ Năm 2007, Quỹ “Vì người nghèo” Trung
ương điều chuyển về Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo” của tỉnh
200.000.000 đồng;
+ Năm 2008, Quỹ “Vì người nghèo” Trung
ương điều chuyển về Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo” của tỉnh 600.000.000
đồng, trong đó có 500.000.000 đồng Trung ương Mặt trận Vận động Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam hỗ trợ cho đồng bào nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng nhà ở đã hỗ trợ: tổng cộng
là 13.870 căn.
Bao gồm: Số lượng nhà xây mới là 12.141
căn; Số lượng nhà sửa chữa là 1.729 căn. Chia ra với số lượng cụ thể như sau:
+ Nhà tình nghĩa (Từ năm 1992-2008):
2.388 căn với tổng số tiền: 31.611.000.000 đồng, trong đó:
* Xây dựng mới: 1.064 căn (số tiền:
25.501.400.000 đồng);
* Sửa chữa: 1.324 căn (số tiền: 6.109.600.000
đồng).
+ Nhà Đại đoàn kết (Từ năm 2000 – 2008):
11.482 căn, với tổng số tiền: 85.604.663.060 đồng, trong đó:
* Xây dựng mới: 11.077 căn (số tiền:
84.061.275.790 đồng);
* Sửa chữa: 405 căn (số tiền: 1.543.387.270
đồng).
- Về chất lượng nhà ở:
+ Đối với nhà tình nghĩa: Quy mô nhà
cấp 4, móng đá, tường gạch, mái tôn, nền xi măng, diện tích trung bình khoảng
36 m2/căn. Một số căn nhà ngoài nguồn hỗ trợ của Ban chỉ đạo các
cấp, được gia đình bỏ thêm vốn cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, dòng họ nên có
chất lượng xây dựng tốt hơn. Nhiều căn có cột bê tông, đà đúc hoặc đà giằng, nền
lát gạch men, cửa kính, nhôm hoặc cửa gỗ loại tốt, có bếp, có công trình phụ, …
+ Đối với nhà Đại đoàn kết (nhà tình
thương): Quy mô nhà cấp 4, móng đá, tường gạch, mái tôn, nền xi măng, chưa có
công trình phụ, diện tích trung bình khoảng 24 m2/căn. Một số căn nhà
ngoài nguồn hỗ trợ của Ban Chỉ đạo các cấp, được gia đình bỏ thêm vốn cùng với
sự giúp đỡ của bạn bè, dòng họ, cùng với việc tận dụng hoặc mua nguyên vật liệu
cũ với giá rẻ (như cửa, tôn, xà gồ …) thậm chí có gia đình vay thêm vốn, nên có
chất lượng xây dựng gần bằng nhà tình nghĩa. Nhiều căn có cột bê tông, đà đúc
hoặc đà giằng, nền lát gạch men, có công trình phụ, …. Đặc biệt một số nhà Đại
đoàn kết do khu phố, thôn, ấp vận động xây dựng chủ yếu tận dụng nguyên vật
liệu cũ.
b) Về tình hình và kết quả triển khai
thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo,
đời sống khó khăn theo Chương trình 134/TTg
Ngày 12/5/2006 UBND tỉnh đã ban hành
Quyết định số 1437/2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án: Hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng nguồn vốn đề án là 43.400 triệu đồng
trong đó ngân sách Trung ương là 6.751 triệu đồng, ngân sách địa phương là 36.649
triệu đồng. Đề án đề ra mục tiêu hỗ trợ làm nhà ở cho 511 hộ gia đình.
Kết quả thực hiện từ năm 2006 – 2007:
Từ năm 2006 đến 2007 tỉnh đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 550 căn nhà với số tiền
7.787 triệu đồng cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, cụ thể
như sau:
- Năm 2006 và 2007 đã hỗ trợ xây mới
cho 466 hộ, sửa chữa nhà ở cho 84 hộ. Giá trị xây mới từ 15 triệu đồng – 16 triệu
đồng/căn, giá trị sửa chữa là 8 triệu đồng/căn.
Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn được tiến hành bằng nhiều nguồn vốn,
trong đó có phần đóng góp tiền của và ngày công lao động của các hộ được thụ
hưởng chương trình. Nhiều căn nhà có giá trị lên đến 30 triệu đồng, thấp nhất
là 15 triệu đồng.
Kết quả thực hiện năm 2008: Ngày 12/5/2006
UBND tỉnh BR-VT đã ban hành Quyết định số 2569/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều
chỉnh Quyết định số 1437/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh BR-VT về
việc phê duyệt Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh BR-VT. Sau khi điều
chỉnh nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí để hỗ
trợ xây dựng và sửa chữa 442 căn nhà với tổng số tiền 9.545 triệu đồng
4. Nhận xét, đánh
giá các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở:
a) Về ưu điểm:
Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở là chủ
trương đúng hướng, rất hiệu quả và thiết thực đối với người nghèo, phù hợp với
tâm lý, phong tục, tập quán người Việt Nam (an cư lạc nghiệp). Qua đó giúp hộ
nghèo giải quyết vấn đề nhà ở, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề khác như:
Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vấn đề học tập của con em gia đình,
…. Kết hợp sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng, động viên hộ nghèo phấn đấu vươn
lên ổn định cuộc sống, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội.
Phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp
nghĩa” và quỹ “Vì người nghèo” phát triển ngày càng sâu rộng được các cấp, các ngành
và các tầng lớp dân cư quan tâm ủng hộ đã thu được kết quả khá cao, tạo thêm
nhiều nguồn lực cho việc tổ chức hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các hộ gia đình
chính sách và hộ nghèo.
Hiệu quả lớn nhất thu được là thông
qua các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo đã
thể hiện tính ưu việt của chế độ, thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước,
của cộng đồng, tăng cường và phát huy truyền thống, đoàn kết, bản sắc văn hóa
của dân tộc (Đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện), tăng cường củng cố khối Đại
đoàn kết toàn dân tộc, có ý nghĩa rất thiết thực trong tình hình hiện nay …
Cấp ủy, chính quyền Mặt trận ở nhiều
huyện, xã đã có nhận thức đúng đắn về vấn đề hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ
nghèo, đã có các biện pháp chủ động trong tổ chức chỉ đạo, huy động các nguồn
lực trên địa bàn cho công tác này một cách có hiệu quả.
b) Về các hạn chế, tồn tại:
Do mức hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, nhà
Đại đoàn kết thấp, nhằm giúp người nghèo tạm thời ổn định cuộc sống nên hầu hết
nhà tình nghĩa và nhà Đại đoàn kết, nhất là nhà Đại đoàn kết, chất lượng tương
đối thấp, diện tích nhỏ, nhanh xuống cấp, thiếu công trình phụ trợ như bếp, nhà
vệ sinh, … còn mang tính tạm thời.
Một số nơi khả năng tái nghèo còn cao,
sức tự vươn lên của người nghèo chưa rõ nét; một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thực sự còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng ở đây cũng
còn nhiều thiếu thốn, hạn chế lớn đến quá trình hội nhập và phát triển chung.
c) Biện pháp khắc phục:
Mức hỗ trợ phải linh hoạt, phù hợp với
từng địa phương, cơ sở, tùy thuộc vào nguồn vốn và đặc biệt là mức độ khó khăn
của từng đối tượng để hỗ trợ, đảm bảo công bằng. Quy mô, diện tích, mẫu thiết
kế nhà không nên quy định cụ thể mà phải tùy thuộc từng địa phương, cơ sở (thành
thị, nông thôn), tùy thuộc hoàn cảnh gia đình, điều kiện đất đai, khí hậu, …
cho phù hợp tình hình thực tế.
Kinh nghiệm được rút ra đối với công
tác hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở là ở đâu được Cấp ủy, chính quyền quan tâm
chỉ đạo, có biện pháp huy động phù hợp được sự tham gia chủ động tích cực của
Mặt trận, đoàn thể, các ngành, các cơ quan đơn vị và tuyên truyền sâu rộng trong
các tầng lớp dân cư để cộng đồng hưởng ứng tích cực và bản thân hộ nghèo tự chủ
vươn lên thì phong trào và hiệu quả đạt được càng cao. Do vậy, các cấp ủy Đảng,
chính quyền đoàn thể phải đưa vào chương trình kế hoạch hành động, phân công
cấp ủy viên, cán bộ phụ trách từng địa bàn dân cư, từng nhóm hộ gia đình nghèo,
vận động cán bộ đảng viên gương mẫu thực hiện. Rà soát, lập kế hoạch phân chia
chỉ tiêu vận động cho các cơ quan, đơn vị trường học, doanh nghiệp, lực lượng
vũ trang, các thôn xóm và những người có điều kiện nhận đỡ đầu giúp đỡ trực
tiếp việc cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.
III. ĐÁNH GIÁ MÔ
HÌNH HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỖ
TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở
1. Về mô hình
huy động nguồn lực:
- Nguồn vận động để xây dựng Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì người nghèo” từ:
+ Nhân dân: nhân dân trong độ tuổi đóng
góp tương đương với 03 ngày công lao động (trường học được miễn theo diện chính
sách, nếu tự nguyện đóng góp thì Ban vận động vẫn tiếp nhận)
+ Cán bộ, công nhân viên chức và người
lao động, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan của Đảng, Mặt trận,
đoàn thể, tỉnh huyện và xã phường, thị trấn: vận động đóng góp 03 ngày lương
(kể cả phụ cấp nếu có) hoặc 03 ngày thu nhập trong 01 năm (trong đó: Quỹ “Đền
ơn đáp nghĩa” 01 ngày, Quỹ “Vì người nghèo” 02 ngày) (theo Thông tri số 01-TT/TU
ngày 09/02/2006 của Tỉnh ủy BR-VT, Chỉ thị số 09/2006/CT-UBND của UBND tỉnh
BR-VT);
+ Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
(do cấp tỉnh hoặc cấp huyện trực tiếp quản lý): vận động cán bộ, công nhân lao
động đóng góp 03 ngày lương (kể cả phụ cấp nếu có) hoặc 03 ngày thu nhập trong
01 năm (Trong đó: Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 01 ngày, Quỹ “Vì người nghèo” 02 ngày)
(theo Chỉ thị số 09/2006/CT-UBND của UBND tỉnh). Một số doanh nghiệp được vận
động trực tiếp tùy theo khả năng và lòng hảo tâm.
+ Các tổ chức nước ngoài hoạt động trên
địa bàn tỉnh; các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các
doanh nghiệp liên doanh liên kết với nước ngoài; vận động cán bộ, công nhân lao
động đóng góp tối thiểu 01 ngày lương hoặc 01 ngày thu nhập (theo Chỉ thị số
09/2006/CT-UBND của UBND tỉnh).
+ Ngoài ra còn vận động các doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” từ lợi nhuận và phúc lợi
của doanh nghiệp.
- Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì
người nghèo” các cấp (các xã, cấp huyện và cấp tỉnh) trong các năm qua tập trung
chủ yếu cho việc xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa và nhà Đại đoàn kết và được
thống nhất quản lý theo quy định của Trung ương.
- Ngoài ra một số tổ chức, cơ quan,
đơn vị cũng huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở nhưng không thông
qua quỹ này. Vì vậy, việc quản lý nguồn lực của địa phương trong việc hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở trong các năm qua chưa thống nhất và chưa tập trung vào một đầu
mối.
- Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và quỹ “Vì
người nghèo” các cấp do Ban chỉ đạo các cấp thống nhất quản lý theo chế độ tài chính
hiện hành (Theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế xây dựng
quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” của Ban thường trực Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, được công khai trong
việc thu chi tài chính đến bình xét đối tượng được hỗ trợ.
2. Về quản lý
nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Ban vận động xây dựng và điều hành Quỹ
“Vì người nghèo” thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND từng cấp (tỉnh,
huyện, xã) và việc quản lý nguồn quỹ vận động được thực hiện theo quy chế quản
lý, sử dụng do Trung ương hướng dẫn thống nhất cả nước.
3. Về thực hiện
quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương
và vốn vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác:
Việc quản lý, sử dụng, cấp phát, thanh
quyết toán từ nguồn vốn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh
hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo về nhà ở thực hiện theo quy
định của pháp luật về chế độ tài chính hiện hành.
4. Về cách thức
hỗ trợ:
Về cách thức hỗ trợ, tùy tình hình thực
tế áp dụng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất. Phương thức chủ yếu là Ban
chỉ đạo Quỹ ở xã, phường, thị trấn giao tiền cho hộ dân để làm nhà, khu khố,
thôn, ấp và chính quyền xã, phường, thị trấn giám sát. Cá biệt có một số hộ
nghèo, chính quyền và khu phố, thôn, ấp đứng ra xây dựng. Một số năm trước, có
địa phương, cơ sở thuê thầu xây dựng nhà tình nghĩa và nhà Đại đoàn kết nên chất
lượng, hiệu quả thấp. Đặc biệt năm 2008 một số doanh nghiệp trực tiếp phối hợp
cùng gia đình xây nhà cho hộ nghèo, có nơi chính quyền địa phương cung ứng nguyên
vật liệu cho hộ dân làm nhà, chất lượng nhà được cải thiện, nguồn quỹ được sử
dụng đúng mục đích.
Về mô hình hỗ trợ theo Chương trình
134/TTg: Quy cách hỗ trợ không qua thầu xây dựng, UBND xã đứng ra hợp đồng với đại
lý cung cấp vật liệu xây dựng để cung cấp cho hộ dân, riêng việc thuê mướn nhân
công do chủ hộ thỏa thuận liên hệ.
5. Đánh giá chung
về mô hình huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực
hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Việc vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp
nghĩa” và Quỹ “Vì người nghèo” đã được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú,
được các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh đồng tình hưởng ứng. Cuộc vận động này đã thu được kết quả khá cao, nguồn
vốn huy động tăng dần theo từng năm, đặc biệt đối với vốn xây dựng Quỹ “Vì
người nghèo” (Tổng vốn huy động từ năm 2000 – 2008 để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa
nhà Đại đoàn kết là: 85.4 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng năm 2007 là 10,9 tỷ, năm
2008 là 14,6 tỷ). Việc xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết do Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc hỗ trợ đều đúng đối tượng và có chất lượng, có thể nói đã góp phần
rất lớn cho hộ nghèo có chỗ nơi ăn ở ổn định hơn từ đó phấn đấu vươn lên thoát
nghèo bền vững, song vẫn còn một số nơi việc ủng hộ đóng góp xây dựng nhà còn
hạn chế do đối tượng được hỗ trợ còn trông chờ, ủy lại, phó thác cho Nhà nước, xây
dựng cho đối tượng ưu tiên chưa theo thứ tự, rành mạch còn tình cảm thân quen
…;
Công tác quản lý sử dụng nguồn lực được
thực hiện khá tốt, đảm bảo hỗ trợ đến tận hộ gia đình không thất thoát tiêu
cực; nguồn vốn hỗ trợ cấp phát kịp thời và đầy đủ, có kiểm tra giám sát chặt
chẽ, thanh và quyết toán phù hợp với quy định Nhà nước.
IV. MỘT SỐ NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở
Quan tâm đến việc hỗ trợ các hộ gia
đình nghèo cải thiện nhà ở là thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
của quê hương và thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và tất
cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm
tham gia vào việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.
Gắn xã hội hóa việc công khai hóa triển
khai chính sách, nguồn lực, đối tượng được hỗ trợ. Tổ chức tốt việc rà soát
bình xét dân chủ sát thực từ cơ sở, đảm bảo đúng đối tượng và sự công bằng đoàn
kết trong từng địa bàn dân cư, làng xã, thôn ấp. Thực hiện ưu tiên hỗ trợ theo
thứ tự quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ. Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí hỗ trợ theo
hướng: Vận động nguồn lực và giám sát việc hỗ trợ qua Mặt trận, cấp phát và
quản lý qua chính quyền Nhà nước các cấp.
2. Mục tiêu,
nguyên tắc hỗ trợ:
- Mục tiêu:
Phấn đấu đến cuối năm 2010 về cơ bản
hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở đạt
tỷ lệ 100% theo đề án.
- Nguyên tắc hỗ trợ:
Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để
xây dựng nhà ở theo đối tượng và thứ tự ưu tiên theo quy định.
Bảo đảm công khai, công bằng và minh
bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù
hợp với phong tục tập quán của địa phương, bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân
tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Nhà nước hỗ trợ và cho vay ưu đãi, cộng
đồng, dòng họ giúp đỡ, bản thân hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà
từ đạt tiêu chuẩn tối thiểu về nhà ở cho hộ nghèo trở lên, đảm bảo điều kiện an
toàn ổn định nơi cư trú tối thiểu trong thời gian là 10 năm.
Chỉ thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với các
hộ gia đình thuộc diện đối tượng đã có đất để làm nhà ở. Đối với các hộ gia đình
thuộc diện đối tượng chưa có đất để làm nhà ở hoặc đã có đất để làm nhà ở nhưng
nằm trong khu vực thường xuyên bị thiên tai, sạt lở đất, không đảm bảo an toàn
thì UBND các cấp tùy theo khả năng, điều kiện của địa phương bố trí đất ở (phù
hợp với quy hoạch) cho các hộ đó trước khi thực hiện việc hỗ trợ nhà ở.
3. Yêu cầu về
diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới
Quy mô dự kiến tối thiểu của 01 căn
hộ: là nhà trệt cấp IV; móng cột bê tông đá 1*2 mác 200; nền nhà đắp cát, tôn cao
0.15m so với cote tự nhiên, nền láng xi măng; tường xây gạch ống dày 10cm; mái
lợp tôn. Diện tích sử dụng mỗi căn hộ khoảng 32 m2/căn; tuổi thọ căn
nhà từ 10 năm trở lên, giá thành xây dựng 01 căn hộ khoảng 25 triệu đồng/căn.
Sở Xây dựng triển khai thiết kế một
số mẫu nhà để người dân có thể tham khảo, tự lựa chọn xây dựng cho mình sao cho
phù hợp với diện tích khu đất, điều kiện sinh hoạt thực tế và khả năng tài chính
của gia đình.
Nếu nhà ở hiện tại của hộ nào bộ khung
còn tốt thì không nhất thiết phải làm nhà mới mà tiền hỗ trợ làm nhà sẽ vẫn
được cấp để tu sửa, nâng cấp nhà ở. Tùy tình hình vốn của chính gia đình được
hỗ trợ hoặc vốn huy động của dòng họ giúp đỡ mà hộ gia đình có thể làm nhà tốt
hơn, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về diện tích và chất lượng nhà ở.
4. Mức hỗ trợ, mức
vay để làm nhà ở
a) Mức hỗ trợ:
Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu
đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư
trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị
hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu
đồng/hộ, bao gồm 24 xã sau đây:
- Huyện Tân Thành: Xã Sông Xoài, Xã
Hắc Dịch, Xã Tóc Tiên, Xã Châu Pha.
- Huyện Châu Đức: Xã Suối Nghệ, Xã Nghĩa
Thành, Xã Bình Ba, Xã Láng Lớn, Xã Bình Trung, Xã Bình Giã, Xã Xà Bang, Xã
Quảng Thành, Xã Xuân Sơn, Xã Sơn Bình, Xã Cù Bị, Xã Suối Rao, Xã Đá Bạc, Xã Bàu
Chinh.
- Huyện Xuyên Mộc: Xã Hòa Hưng, Xã Bưng
Riềng, Xã Bàu Bâm, Xã Bông Trang, Xã Hòa Hội, Xã Tân Lâm.
b) Mức vay và phương thức cho vay:
b.1) Mức vay:
Hộ dân thuộc đối tượng thụ hưởng được
nhận nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng, nếu có nhu cầu, được vay vốn từ
Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức cho vay theo đề nghị của người vay,
nhưng tối đa không vượt quá 08 triệu đồng/hộ, với lãi suất cho vay là 3%/năm
(nếu vay từ ngày 01/5/2009 đến ngày 31/12/2009 sẽ được hỗ trợ toàn bộ lãi suất
vay tức là lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg
ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v hỗ trợ lãi suất đối với các khoản
vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội và Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 579/QĐ-TTg này
06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Thời hạn cho vay là 10 năm, trong đó thời
gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu
là 20% tổng số vốn đã vay;
b.2) Phương thức cho vay: Ngân hàng
Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ
chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay ủy
thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép
kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
thực hiện.
Thủ tục, phương thức giải ngân và thanh
toán khoản vay (cả gốc và lãi) thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính
sách Xã hội.
5. Đối tượng
được hỗ trợ nhà ở:
a) Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo
quy định của Đề án này phải có đủ ba điều kiện sau:
- Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy
định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010), đang cư
trú tại địa phương, có tên trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý tại thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành;
- Hộ nghèo đó chưa có nhà ở hoặc đã
có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có
khả năng tự cải thiện nhà ở;
- Hộ nghèo đó không thuộc diện đối tượng
được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các chính sách sau:
+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày
20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,
đời sống khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg). Các đối
tượng này được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo điểm d khoản 5 Mục IV đề án;
+ Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng
02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng
cải thiện nhà ở;
+ Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày
03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách
mạng từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
+ Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày
25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều
của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ
trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt
động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở;
+ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày
10 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương
trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ;
+ Các chính sách hỗ trợ nhà ở khác áp
dụng cho từng địa phương, từng đối tượng cụ thể …
b) Đối tượng những hộ nghèo đã được
hỗ trợ xây dựng nhà ở theo quy định của các chính sách trên nhưng nhà ở đã bị sập
đổ do thiên tai gây ra mà không có khả năng tự sửa chữa, xây dựng lại, được UBND
cấp xã xác nhận thì đưa vào diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định của
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.
c) Đối với các hộ nghèo, có khó khăn
về nhà ở đã vay tiền từ Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc các tổ chức tín dụng
khác để tự làm nhà ở trước khi Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi
hành, đến nay vẫn chưa trả hết nợ, nếu có đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở (theo mẫu
tại Phụ lục số 5 kèm theo Đề án này) có xác nhận của thôn của UBND cấp xã thì
được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để trả nợ. Mức hỗ trợ tối đa 8,4 triệu đồng /
hộ đối với vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05
tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị
hành chính thuộc vùng khó khăn và 7,2 triệu đồng/hộ đối với các vùng khác.
d) Đối với hộ gia đình là đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo đã có trong danh sách được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số
134/2004/QĐ-TTg nhưng đến thời điểm Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực
thi hành vẫn chưa được hỗ trợ nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Nguồn vốn hỗ trợ cho
các đối tượng này được sử dụng từ nguồn vốn để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà
ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg.
6. Phạm vi áp dụng
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
chỉ áp dụng tại khu vực nông thôn (không thuộc khu vực đô thị như phường, thị trấn
ở các đô thị).
7. Số lượng hộ
nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh
7.1. Tổng số hộ nghèo của tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu theo chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 tính đến thời điểm
ngày 31/12/2008 (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ): 4.550 hộ
Trong đó: Số hộ nghèo tại khu vực nông
thôn là 3.144 hộ.
7.2. Tổng số hộ nghèo thuộc diện đối
tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ) tính đến thời điểm ngày 31/12/2008: 1.035
hộ
Xác định cụ thể theo từng loại sau:
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được
hỗ trợ về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số: 0 hộ.
- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được
hỗ trợ về nhà ở là người Kinh: 1.035 hộ (trong đó: Tổng số hộ thuộc diện
đối tượng được hỗ trợ về nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng
khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ là 440 hộ).
Ghi chú:
Số liệu hộ nghèo như trên (1.035
hộ) được thống kê trên cơ sở sau:
Theo số liệu của ngành Lao động Thương
binh và Xã hội thì tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện đối
tượng được hỗ trợ về nhà ở là 40 hộ. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh đang triển
khai thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính
phủ v/v “Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt
cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” từ năm 2006 – 2010
trong đó có nội dung hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chuẩn
quốc gia và chuẩn của tỉnh với mức hỗ trợ năm 2008 là 25 triệu đồng/hộ xây mới
và 12,5 triệu đồng/hộ sửa chữa. Như vậy đối tượng hỗ trợ của Đề án này nằm
trong đối tượng của chương trình 134 (mức hỗ trợ của chương trình 134 là 25 triệu
đồng/hộ, của Đề án là 6 triệu đồng/hộ).
Do vậy đề nghị không đưa 40 hộ đồng
bào dân tộc thiểu số thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở vào Đề án này. Tuy
nhiên để tiện theo dõi, số liệu về 40 hộ dân tộc thiểu số vẫn được trình bày
tại bảng tổng hợp hộ nghèo và bảng danh sách chi tiết hộ nghèo. Các bảng phân
tích vốn hỗ trợ hàng năm, bảng tổng nguồn vốn được tính toán với số liệu 1.035
hộ dân tộc Kinh nêu trên.
8. Xếp loại và
phân loại đối tượng ưu tiên.
a) Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ:
Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các
đối tượng (có đất ở) theo thứ tự sau đây:
- Ưu tiên 1: Hộ gia đình có công với
cách mạng (hộ gia đình đang hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng)
- Ưu tiên 2: Hộ gia đình là đồng bào
dân tộc thiểu số (hộ gia đình có chồng hoặc vợ là dân tộc thiểu số thì cũng được
tính là hộ gia đình dân tộc thiểu số); các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại
các huyện nghèo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
- Ưu tiên 3: Hộ gia đình trong vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai (các vùng sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất; vùng
dễ xảy ra lũ quét ở khu vực miền núi …) đã có đất ở hoặc được chính quyền địa
phương bố trí đất ở phù hợp với quy hoạch để xây dựng nhà ở;
- Ưu tiên 4: Hộ gia đình có hoàn cảnh
khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật);
- Ưu tiên 5: Hộ gia đình đang sinh sống
trong vùng khó khăn thuộc 24 xã (nêu tại mục 4a phần IV);
- Ưu tiên 6: Các hộ gia đình còn lại.
b) Đối với các hộ gia đình có cùng mức
độ ưu tiên thì việc hỗ trợ được thực hiện trước theo thứ tự sau:
b.1. Hộ gia đình chưa có nhà ở (là hộ
gia đình chưa có nhà ở riêng, hiện đang phải ở cùng bố mẹ, ở nhờ nhà của người
khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
b.2. Hộ gia đình có đông nhân khẩu và
có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các loại vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp
…) có nguy cơ sập đổ, không an toàn khi sử dụng;
b.3. Hộ gia đình có nhà ở hư hỏng, dột
nát (làm bằng các loại vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp …) có nguy cơ sập đổ,
không an toàn khi sử dụng.
c) Phân loại đối tượng ưu tiên:
c.1. Phân loại đối tượng ưu tiên để
thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trong phạm vi đề án (không tính các hộ
gia đình dân tộc, xem tại mục 7.2 phần IV, phụ lục 1, phụ lục 8 của đề án):
- Hộ gia đình có công với cách mạng:
03 hộ
- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu
số: 0 hộ
- Hộ gia đình trong vùng thường xuyên
xảy ra thiên tai: 0 hộ
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn:
676 hộ
- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng
khó khăn: 440 hộ
- Các hộ gia đình còn lại: 288 hộ
c.2. Phân loại đối tượng ưu tiên
theo số liệu chung trên địa bàn tỉnh (kể cả các hộ gia đình dân tộc, xem mục 7.2
phần IV, phụ lục 1a của đề án)
- Hộ gia đình có công với cách mạng:
04 hộ
- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc
thiểu số: 40 hộ
- Hộ gia đình trong vùng thường xuyên
xảy ra thiên tai: 0 hộ
- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn:
683 hộ
- Hộ gia đình đang sinh sống trong
vùng khó khăn: 467 hộ
- Các hộ gia đình còn lại: 288 hộ
Ghi chú:
Số hộ gia đình được phân loại theo đối
tượng ưu tiên tại điểm (c.1) nêu trên được thống kê như sau: Do có trường hợp
một hộ đồng thời thuộc nhiều dạng ưu tiên (ví dụ một hộ vừa là hộ dân có hoàn
cảnh khó khăn, vừa sinh sống ở vùng khó khăn hoặc vừa là hộ dân tộc thiểu số
hoặc hộ gia đình có công với cách mạng …) và do không đưa các hộ dân tộc thiểu
số vào đề án (được diễn giải chi tiết tại mục 7.2 phần IV và phụ lục 8 của đề
án).
9. Nguồn vốn thực
hiện:
a) Ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
bố trí vốn đối ứng không dưới 20% so với số vốn ngân sách trung ương bảo đảm, đồng
thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính
sách này.
b) Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu bảo đảm kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo
mức quy định tại Đề án này.
c) Vốn huy động từ quỹ “Vì người nghèo”
của Tỉnh;
d) Vốn huy động của cộng đồng, dòng
họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ;
10. Xác định tổng
số vốn thực hiện và phân chia nguồn vốn thực hiện:
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
25.875.000.000 đồng
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ:
6.650.000.000 đồng
- Vốn ngân sách địa phương đối ứng:
1.330.000.000 đồng
- Vốn vay tín dụng ưu đãi:
8.280.000.000 đồng
- Dự kiến vốn huy động tại địa phương
từ Quỹ “Vì người nghèo” của Tỉnh: khoảng 9.097.500.000 đồng.
- Dự kiến vốn huy động của cộng đồng,
dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ: khoảng 517.500.000 đồng.
11. Cách thức
thực hiện:
a) Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ
trợ nhà ở
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức công
bố, công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các
hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn theo quy trình như sau:
Thôn, làng, ấp, … (gọi chung là thôn)
tổ chức bình xét danh sách các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ về nhà ở.
Trưởng thôn tổ chức họp để thông báo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đến
các hộ dân; bình xét danh sách các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ về nhà
ở trên cơ sở danh sách hộ nghèo (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, tính đến
thời điểm ngày 31/12/2008) do UBND xã đang quản lý. Cuộc họp phải có đại diện
tối thiểu của 60% số hộ gia đình trong thôn và có sự tham gia của đại diện chính
quyền cấp xã, Ban Giảm nghèo cấp xã, đại diện các tổ chức, đoàn thể như Mặt
trận Tổ quốc, hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh … cấp xã và trưởng
thôn (có biên bản cuộc họp). Danh sách các hộ gia đình nghèo đề nghị được
hỗ trợ về nhà ở của thôn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới;
được thực hiện công khai, minh bạch tại trụ sở thôn, bản và trụ sở UBND cấp xã.
Các thôn hướng dẫn các hộ dân trong danh sách đã được bình xét làm đơn đăng ký
hỗ trợ nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 5 kèm theo Đề án này).
UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát,
tổng hợp nhu cầu của các thôn (danh sách, số lượng hộ, vốn xây dựng nhà ở) gửi UBND
cấp huyện tổng hợp và phê duyệt danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở để báo
cáo UBND cấp tỉnh làm cơ sở lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở
của tỉnh và xây dựng Dự toán kinh phí theo các nguồn vốn để thực hiện.
b) Cấp phát và thanh toán vốn hỗ trợ
làm nhà ở:
Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách
Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn quỹ “Vì người nghèo” của Tỉnh và các
nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân
bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã
hội để thực hiện cho vay. Đối với những hộ dân được hỗ trợ từ nguồn vốn quỹ “Vì
người nghèo” của Tỉnh mà mức hỗ trợ chưa đủ so với mức vay theo quy định của
Quyết định này thì được vay theo số còn thiếu.
Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.
Đối với vốn vay, hộ dân trực tiếp ký
khế ước vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
b.1) Lập dự toán và phân bổ kinh
phí
- Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan xây dựng dự toán
ngân sách thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ở địa phương; trong đó, xác
định rõ nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn vốn đối ứng của địa phương
(gồm phần ngân sách địa phương bảo đảm, phần ngân sách trung ương hỗ trợ bổ
sung phần vốn đối ứng đối với những địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân
sách trung ương) và các nguồn vốn huy động khác. Dự toán kinh phí được phân kỳ
thực hiện theo kế hoạch thực hiện của địa phương, đảm bảo tính khả thi, phù hợp
thực tế, báo cáo UBND cấp tỉnh.
UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế
hoạch vốn và nguồn vốn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của địa phương và
gửi kế hoạch vốn, dự toán kinh phí thực hiện về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Chính sách Xã hội.
- Trên cơ sở dự toán bổ sung có mục
tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động
khác để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của địa phương, Ban Chỉ đạo hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở của tỉnh phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan
lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng huyện, thị xã, thành
phố (gọi chung là huyện) báo cáo UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
thông qua trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm. (Riêng năm 2009, căn cứ
đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
được phê duyệt, ngân sách trung ương sẽ ứng vốn để các địa phương thực hiện).
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh giao dự toán cho các huyện. Căn cứ mức kinh phí được
UBND cấp tỉnh giao, UBND cấp huyện quyết định phân bổ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở và thông báo cho từng xã (chi tiết theo từng hộ).
Căn cứ quyết định của UBND cấp huyện,
UBND cấp xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn và từng hộ dân.
b.2) Quản lý vốn
- Việc quản lý kinh phí để thực hiện
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
cho các địa phương và cho từng hộ gia đình phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục
tiêu, đúng đối tượng; UBND cấp xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận
kinh phí.
- Căn cứ quyết định của UBND cấp huyện,
phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc
Nhà nước cho UBND cấp xã để cấp phát cho các hộ dân. UBND cấp xã mở tài khoản
tiền gửi để quản lý, thanh toán riêng khoản kinh phí này và quyết toán với ngân
sách cấp huyện, không quyết toán vào ngân sách cấp xã.
b.3) Cấp phát, giải ngân
- Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện
và UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát,
thanh toán và kiểm soát chi ngân sách đối với các khoản kinh phí hỗ trợ hộ
nghèo về nhà ở theo quy định.
- Mức thanh toán tối đa cho các hộ dân
không vượt quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có
thẩm quyền phê duyệt:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu
7,2 triệu đồng/hộ, gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ, ngân sách
địa phương hỗ trợ tối thiểu 1,2 triệu đồng/hộ. Đối với các hộ dân thuộc đối
tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó
khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ
tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ gồm ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ,
ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 1,4 triệu đồng/hộ.
Với nguồn vốn hỗ trợ khác, trên cơ sở
số kinh phí được phân bổ từ Ban điều phối chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà
ở, UBND cấp tỉnh cân đối, phân bổ cho UBND cấp huyện để giải ngân cho UBND cấp
xã.
- UBND cấp xã thực hiện giải ngân trực
tiếp bằng tiền mặt cho các hộ dân:
Trường hợp hộ dân có nhu cầu tạm ứng
tiền để tự mua nguyên, vật liệu làm nhà ở thì được tạm ứng lần đầu tối đa bằng
60% mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho hộ gia đình; nếu hộ gia đình đã hoàn thành
việc xây dựng phần móng và thân nhà, thì mức tạm ứng tối đa bằng 90% mức ngân
sách Nhà nước hỗ trợ cho hộ gia đình.
- Khi có Biên bản xác nhận hoàn thành
xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục số 7 kèm theo Đề án này),
UBND cấp xã thực hiện thanh toán, quyết toán đối với các hộ dân.
b.4) Báo cáo và quyết toán
Kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ
cho các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định
tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách
cấp huyện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Hàng tháng, UBND cấp huyện báo cáo Sở
Tài chính về kết quả thực hiện Chương trình, tiến độ thanh toán vốn để tổng hợp
báo cáo UBND cấp tỉnh.
c) Tổ chức xây dựng nhà ở:
- Hộ gia đình trong danh sách hộ nghèo
được hỗ trợ nhà ở phải có đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 5
kèm theo Đề án này), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây dựng nhà ở (tự
làm hay nhờ tổ chức, đoàn thể giúp xây dựng);
- UBND cấp xã, Ban Giảm nghèo cấp xã,
trưởng thôn và đại diện các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ,
hội nông dân, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã
vận động cộng đồng tại địa phương cùng giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xây dựng
nhà ở; tận dụng cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia
đình về nhân công, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ … để giảm
giá thành xây dựng. Hình thành các Đội công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở thôn (dưới
sự chỉ đạo của UBND cấp xã) tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) không có khả năng tự xây dựng nhà ở;
- Các hộ gia đình sau khi nhận được
tạm ứng kinh phí hỗ trợ và vốn vay làm nhà ở theo quy định phải tự xây dựng hoặc
phối hợp với Đội công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở thôn xây dựng nhà ở, đảm bảo
hoàn thành nhà ở chậm nhất sau thời gian 3 tháng.
- Các hộ gia đình phải có biện pháp
quản lý trong quá trình xây dựng nhà ở; báo cáo chính quyền địa phương khi hoàn
thành các phần việc chính của quá trình xây dựng nhà ở như móng, thân, mái để tiện
cho công tác giám sát, nghiệm thu, ứng vốn và thanh toán kịp thời.
- Khi hoàn thành xây dựng nhà ở theo
từng giai đoạn (phần móng, thân và phần mái, hoàn thiện) và hoàn thành toàn bộ
phần xây dựng nhà ở phải có Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn thành theo giai
đoạn và Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu
tại Phụ lục số 6 và Phụ lục số 7 kèm theo Đề án này).
- UBND cấp xã chỉ đạo, giám sát để các
hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ, tiền vay làm nhà ở đúng mục đích, đảm bảo các
căn nhà phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng.
d) Các hộ dân có thể sử dụng các mẫu
thiết kế điển hình hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại
địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
của từng hộ. Tùy tình hình vốn của chính gia đình được hỗ trợ hoặc vốn huy động
của dòng họ giúp đỡ mà hộ gia đình có thể làm nhà tốt hơn, nhưng phải đảm bảo các
yêu cầu tối thiểu về diện tích và chất lượng nhà ở.
12. Tiến độ thực
hiện:
- Năm 2009: Hoàn thành các công tác
chuẩn bị và thực hiện hỗ trợ nhà ở cho tổng số 367 hộ; bao gồm: 03 hộ gia đình có
công với cách mạng (trong đó có 2 hộ sống ở vùng khó khăn), 118 hộ gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, 230 hộ gia đình vừa có hoàn cảnh khó khăn vừa sinh sống ở
vùng khó khăn, 16 hộ gia đình thuộc diện đối tượng còn lại tại thành phố Vũng Tàu
theo đề nghị của thành phố là được đưa 1/2 số hộ diện đối tượng còn lại (tổng
số là 32 hộ) vào hỗ trợ trong năm 2009 do thành phố chỉ có một xã Long Sơn
thuộc diện đề án và xã Long Sơn là căn cứ cách mạng đã được tuyên dương danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ”.
- Năm 2010: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho
668 hộ; bao gồm: 188 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, 140 hộ gia đình vừa có
hoàn cảnh khó khăn vừa sinh sống ở vùng khó khăn, 68 hộ thuộc diện hộ gia đình
đang sinh sống trong vùng khó khăn và 272 hộ thuộc diện đối tượng còn lại.
- Năm 2011: Tổng kết, đánh giá thực
hiện Đề án.
(Xem tại điểm c.1 khoản 8 phần IV
và phụ lục 1 của đề án)
13. Tiến độ huy
động vốn hàng năm:
a) Năm 2009:
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
+ Vốn ngân sách trung ương:
+ Vốn ngân sách địa phương đối ứng:
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
9.175.000.000
đồng
2.434.000.000
đồng
486.800.000
đồng
2.936.000.000
đồng
|
+ Vốn huy động tại địa phương từ Quỹ
“Vì người nghèo” của Tỉnh:
|
3.134.700.000
đồng
|
+ Vốn huy động của cộng đồng, dòng
họ, của chính hộ gia đình được hỗ trợ:
|
183.500.000
đồng
|
b) Năm 2010:
Tổng số vốn cần có để thực hiện:
+ Vốn ngân sách trung ương:
+ Vốn ngân sách địa phương đối ứng:
+ Vốn vay tín dụng ưu đãi:
|
16.700.000.000
đồng
4.216.000.000
đồng
843.200.000
đồng
5.344.000.000
đồng
|
+ Vốn huy động tại địa phương từ Quỹ
“Vì người nghèo” của Tỉnh:
|
5.962.800.000
đồng
|
+ Vốn huy động của cộng đồng, dòng
họ, của chính hộ gia đình được hỗ trợ:
|
334.000.000
đồng
|
14. Tổ chức thực
hiện:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ban
chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để chỉ đạo tổ chức, thực hiện các chính
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
b) Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu:
Kiện toàn Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh
để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án này; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện,
đảm bảo chính sách đến được hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, không để xảy ra thất
thoát, tiêu cực; đảm bảo hộ nghèo có nhà ở sau khi được hỗ trợ theo quy định
của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan.
c) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan thường thực của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh có trách nhiệm chủ trì
phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố để công bố công khai các
tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo có khó
khăn về nhà ở trên địa bàn; phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng
theo quy định; chủ trì chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc
diện được vay vốn làm nhà ở theo quy định của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Công
văn số 340/BXD-QLN ngày 10/3/2009 của Bộ Xây dựng, Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN
ngày 19/5/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở gửi
về UBND tỉnh, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện đề án.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
có trách nhiệm tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, cân đối vốn, bố
trí vốn từ ngân sách địa phương cho chương trình theo kế hoạch hàng năm được
ghi trong đề án; tham mưu cho UBND tỉnh về việc bố trí kịp thời nguồn vốn đối
ứng của ngân sách địa phương. Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, cấp
phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo danh sách
và thứ tự ưu tiên, theo quy định Nhà nước.
e) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch,
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, Báo Bà Rịa – Vũng Tàu chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo của tỉnh, thông tin thường
xuyên về kết quả thực hiện chính sách.
f) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, phòng
Dân tộc tỉnh, các cơ quan, ban ngành có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, các
tổ chức chính trị - xã hội vận động Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung vào nguồn
vốn hỗ trợ và phối hợp các ngành tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hỗ
trợ.
g) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trách nhiệm hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn để xây dựng
nhà ở theo danh sách phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Sở Xây dựng là cơ quan thường trực
có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện chính sách hỗ
trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn lập thiết kế mẫu
nhà phù hợp với đặc điểm của từng vùng, dân tộc và tình hình thực tế tại các
địa phương để trên cơ sở đó các địa phương giới thiệu, hướng dẫn để hộ nghèo tự
lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của gia đình để xây dựng.
Theo dõi tiến độ thực hiện của đề án,
báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và cấp thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc
của cấp huyện để có sự hướng dẫn, giải quyết kịp thời đảm bảo triển khai thành
công đề án.
i) Phòng Dân tộc tỉnh có nhiệm vụ rà
soát nắm chắc các đối tượng thuộc diện ưu tiên 2 là đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo để phối hợp thực hiện với các cơ quan có liên quan.
j) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Tổng hợp và phê duyệt danh sách hộ nghèo
được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn.
Kiện toàn Ban giảm nghèo cấp huyện để
thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; chủ trì tổ chức việc công bố công khai các
tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo có khó
khăn về nhà ở trên địa bàn, phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng
theo quy định; tổ chức tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ do UBND tỉnh phân bổ và tiếp
tục phân bổ vốn hỗ trợ lại cho cấp xã để thực hiện việc hỗ trợ đến các hộ nghèo;
theo dõi và chỉ đạo sâu sát việc tổ chức thực hiện của cấp xã.
Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
hỗ trợ hộ nghèo của các xã trên địa bàn huyện về số lượng hộ gia đình đã được hỗ
trợ; số nhà ở đã được xây dựng; số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình; số
tiền cho vay và báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện lên
Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh vào cuối tháng 6 và cuối tháng 12 hàng năm.
k) Ủy ban nhân dân cấp xã:
Bình xét, lập danh sách các hộ nghèo
được hỗ trợ nhà ở theo thứ tự ưu tiên trên địa bàn; lập danh sách các hộ có nhu
cầu vay vốn gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Kiện toàn Ban giảm nghèo cấp xã để thực
hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Tổ chức việc lập Biên bản xác nhận xây
dựng nhà ở hoàn thành theo giai đoạn (theo mẫu Phụ lục số 6 của đề án) và Biên
bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở đưa vào sử dụng (theo mẫu Phụ lục số 7
của đề án);
Lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ được
hỗ trợ nhà ở, bao gồm:
+ Trích danh sách có tên hộ nghèo được
hỗ trợ nhà ở;
+ Đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở của hộ
gia đình;
+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở hoàn
thành theo giai đoạn (phần móng và thân, phần mái và hoàn thiện), mỗi giai đoạn
01 bản;
+ Biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng
nhà ở đưa vào sử dụng (01 bản);
+ Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ
trợ;
+ Các chứng từ vay vốn để làm nhà ở.
Tổ chức tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ do
UBND cấp huyện phân bổ; xác nhận bảo lãnh cho các hộ được hỗ trợ về nhà ở mua
vật liệu xây dựng tại các cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng để tiến hành xây
dựng nhà; chỉ đạo cho Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận
động các hộ dân tự xây dựng nhà ở đảm bảo diện tích tối thiểu, chất lượng nhà ở
theo quy định tại Đề án.
Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xã về số lượng hộ gia đình đã được hỗ trợ; số nhà
ở đã được xây dựng; số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình; số tiền cho vay
và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn xã
lên Ban Giảm nghèo cấp huyện 6 tháng một lần.
V. KẾT LUẬN VÀ
KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có khó
khăn về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng
Chính phủ được ban hành trong giai đoạn hiện nay là rất phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã giải quyết tốt được chính sách xã hội về
xóa đói giảm nghèo đối với khu vực nông thôn, góp phần ổn định chỗ ở và cuộc sống
của người dân và là cơ sở để chính quyền địa phương, Ban giảm nghèo các cấp,
các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện thống nhất trong tỉnh.
2. Kiến nghị:
Do số lượng hộ nghèo thuộc diện được
hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không nhiều (1.035 hộ) với
tổng số vốn để thực hiện đề án là 25,875 tỷ đồng (trong đó tổng vốn do ngân sách
địa phương đối ứng và vốn huy động khác là 10,945 tỷ đồng), và trên thực tế
thời gian qua tỉnh đã thực hiện tương đối tốt chương trình vận động vốn xây dựng
Quỹ “Vì người nghèo”, nguồn vốn huy động tăng dần theo từng năm (tổng vốn huy
động từ năm 2000 – 2008 để hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết là: 85,4
tỷ đồng, trong đó chỉ riêng năm 2007 là 10,9 tỷ, năm 2008 là 14,6 tỷ).
Vì vậy, để tạo điều kiện cho tỉnh thực
hiện tốt đề án, phấn đấu đến cuối năm 2010 cơ bản hoàn thành chính sách hỗ trợ
hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở, kiến nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng cho phép
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được rút ngắn thời gian thực hiện đề án trong 02 năm
2009 và 2010; theo đó, năm 2009 sẽ tiến hành hỗ trợ nhà ở cho 367 hộ gia đình
và năm 2010 hỗ trợ cho 668 hộ.
Theo quy định việc xây dựng nhà ở phải
trên loại đất ở nông thôn, nhưng phần lớn hộ nghèo thường thiếu đất ở, hoặc khi
vận động người thân, cộng đồng hỗ trợ về đất cũng được cho tặng đất ao, đất
vườn (không phải đất ở), nên theo Luật Đất đai phần diện tích đất xây dựng nhà
ở phải chuyển mục đích sử dụng đất, từ đó sẽ gây khó khăn cho các hộ nghèo. Kiến
nghị quy định không phải chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích xây
dựng nhà ở của các hộ nghèo khó khăn về nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ theo
đề án nói trên.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Minh Sanh
|
PHỤ LỤC 8
DANH SÁCH CHI TIẾT HỘ NGHÈO THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC
HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở
(TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)
Ghi chú:
Số liệu về các gia đình là đồng bào
dân tộc thiểu số (tổng cộng 40 hộ trên toàn tỉnh) chỉ có giá trị tham khảo
do không đưa các hộ này vào diện hỗ trợ nhà ở thuộc đề án (xem tại mục 7.2 của
đề án).
Đơn vị
tính: Hộ gia đình
STT
|
Đơn
vị hành chính
|
Địa
chỉ
|
Phân
loại đối tượng ưu tiên
|
Ghi
chú
|
Hộ
gia đình có công với cách mạng
|
Hộ
gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số
|
Hộ
gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai
|
Hộ
gia đình có hoàn cảnh khó khăn
|
Hộ
gia đình đang sinh sống tại vùng khó khăn theo QĐ 30/2007/ QĐ-TTg ngày
5/3/2007
|
Hộ
gia đình còn lại
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
V
|
Thị
xã Bà Rịa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Xã Long Phước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lê Hồng Cẩm Mỹ
|
Ấp
Đông
|
|
|
|
X
|
|
|
|
2
|
Trần Thị Bích Vân
|
Ấp
Đông
|
|
|
|
|
|
X
|
|
3
|
Phạm Văn Hồng
|
Ấp
Đông
|
|
|
|
X
|
|
|
|
4
|
Nguyễn Văn Chiến
|
Ấp
Đông
|
|
|
|
X
|
|
|
|
5
|
Lê Văn Bình
|
Ấp
Nam
|
|
|
|
|
|
X
|
|
6
|
Nguyễn Thị Phượng
|
Ấp
Bắc
|
|
|
|
X
|
|
|
|
7
|
Thạch Sơn Hùng
|
Ấp
Bắc
|
|
X
|
|
|
|
|
|
8
|
Nguyễn Tấn Tới
|
Ấp
Bắc
|
|
|
|
|
|
X
|
|
9
|
Lê Hùng Dũng
|
Ấp
Bắc
|
|
|
|
X
|
|
|
|
10
|
Nguyễn Thanh Bình
|
Ấp
Phước Hữu
|
|
|
|
|
|
X
|
|
11
|
Nguyễn Văn Đờ
|
Ấp
Phước Hữu
|
|
|
|
|
|
X
|
|
12
|
Dương Thanh Phương
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
13
|
Nguyễn Thị Thúy Nga
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
14
|
Nguyễn Thị Hoàng
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
X
|
|
|
|
15
|
Nguyễn Văn Phấn
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
16
|
Phạm Văn Rượu
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
17
|
Lê Văn Chấp
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
18
|
Đoàn Văn Lập
|
Ấp
Phong Phú
|
|
|
|
|
|
X
|
|
|
Cộng xã Long Phước
|
|
0
|
1
|
0
|
6
|
0
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.2
|
Xã Hòa Long
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.3
|
Xã Tân Hưng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nguyễn Ngát
|
Tổ
11, Ấp Phước Tân 2
|
|
|
|
X
|
|
|
|
2
|
Ngô Văn Việt
|
Tổ
1, Ấp Phước Tân 5
|
|
|
|
X
|
|
|
|
3
|
Đinh Thị Dương
|
Tổ
2, Ấp Phước Tân 5
|
|
|
|
X
|
|
|
|
4
|
Trần Văn Bền
|
Tổ
2, Ấp Phước Tân 5
|
|
|
|
X
|
|
|
|
5
|
Lê Xuân Yên
|
Tổ
4, Ấp Phước Tân 3
|
|
|
|
X
|
|
|
|
|
Cộng xã Tân Hưng
|
|
0
|
0
|
0
|
5
|
0
|
0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
(Thị xã Bà Rịa): 23 hộ
|
0
|
1
|
0
|
11
|
0
|
11
|
|