ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 40/2019/QĐ-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 17 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
BIỂN ĐẢO CỒN CỎ TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật
Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ
Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ
Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ Quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNN
ngày 02/10/2019.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh
Quảng Trị.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2019.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ
trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ
TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2019 của UBND
tỉnh Quảng Trị)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế
này quy định về phân vùng quản lý các hoạt động trong Khu Bảo tồn biển đảo Cồn
Cỏ (sau đây gọi tắt là Khu Bảo tồn biển); về quản lý nhà nước nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, phục vụ phát triển
bền vững tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế
này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân của Việt Nam và tổ chức, cá
nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến Khu Bảo tồn biển, trừ trường hợp
pháp luật và Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia có quy định khác.
Đối với
trường hợp đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, các tổ chức, cá nhân sau
khi được phép của cấp có thẩm quyền thì được tiến hành các hoạt động có liên
quan trong Khu Bảo tồn biển.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy
chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phát
triển bền vững: Là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng
sinh thái và bảo vệ môi trường vùng biển đó.
2. Đi qua
nhưng không gây hại: Là khi đi qua nhưng không làm phương hại đến sự đa dạng
sinh học, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi thủy sản, môi trường và các giá trị
văn hóa, lịch sử của Khu Bảo tồn biển.
Điều 4.
Phân khu chức năng và phạm vi của Khu Bảo tồn biển
Khu Bảo
tồn biển đảo Cồn Cỏ có diện tích 4.532 ha được chia thành 3 phân khu: Phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt; Phân khu phục hồi sinh thái; Phân khu dịch vụ - hành chính
và vùng đệm của Khu Bảo tồn biển (Bản đồ phân khu chức năng và phạm vi Khu Bảo
tồn biển như Phụ lục I kèm theo).
1. Phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 534 ha, được tính từ mép nước chân đảo (mức
thủy triều thấp nhất) ra phía ngoài từ 400 - 700 m tùy thuộc vào phân bố của
các rạn san hô và đến độ sâu tối đa 15 m nước. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao
gồm 2 Tiểu phân khu
a) Tiểu
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 có diện tích 480 ha, nằm ở phía Nam đảo, được
giới hạn từ phía Tây Nam đảo (Bến Đá Đen) đến phía Tây Bắc đảo (Bến Hà Đông),
được giới hạn bởi các ký hiệu tọa độ địa lí từ NN1 đến
NN6.
Ranh giới
phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý
như sau:
STT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ địa lý
|
Vĩ độ Bắc (N)
|
Kinh độ Đông (E)
|
1
|
NN1
|
17°09'35''
|
107°19'36''
|
2
|
NN2
|
17°09'46''
|
107°19'01''
|
3
|
NN3
|
17°10'17''
|
107°19'11''
|
4
|
NN4
|
17°10'39''
|
107°19'47''
|
5
|
NN5
|
17°10'40''
|
107°20'35''
|
6
|
NN6
|
17°09'55''
|
107°21'22''
|
b) Tiểu
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2 có diện tích 54 ha: Là vùng biển phía Đông Nam
đảo (Bến Tranh) đến phía Đông Bắc đảo (Bến Nghè) được ký hiệu tọa độ địa lí từ
NN7 đến NN9.
Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ
địa lý như sau:
STT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ địa lý
|
Vĩ độ Bắc (N)
|
Kinh độ Đông (E)
|
1
|
NN7
|
17°09'01''
|
107°20'48''
|
2
|
NN8
|
17°08'59''
|
107°20'19''
|
3
|
NN9
|
17°09'01''
|
107°19'57''
|
2. Phân
khu phục hồi sinh thái được tính từ mép đường ranh giới của phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt ra phía ngoài khoảng từ 1.000 - 1.700 m, tùy thuộc vào phân
bố của các rạn san hô và đến độ sâu 14 - 20 m nước. Diện tích của Phân khu phục
hồi sinh thái là 1.392 ha và được chia thành 2 tiểu phân khu
a) Tiểu
phân khu phục hồi sinh thái 1 có diện tích 1.226 ha là vùng biển phía Bắc đảo
được ký hiệu từ ST1 đến ST5. Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này
được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
STT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ địa lý
|
Vĩ độ Bắc (N)
|
Kinh độ Đông (E)
|
1
|
ST1
|
17°09'35''
|
107°18'19''
|
2
|
ST2
|
17°10'44''
|
107°18'19''
|
3
|
ST3
|
17°11'30''
|
107°20'17''
|
4
|
ST4
|
17°11'12''
|
107°21'49''
|
5
|
ST5
|
17°10'02''
|
107°22'07''
|
b) Tiểu
phân khu phục hồi sinh thái 2 có diện tích 166 ha, là vùng biển phía Bắc đảo
được ký hiệu từ ST6 đến ST9. Ranh giới phía ngoài của Tiểu phân khu này
được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
STT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ địa lý
|
Vĩ độ Bắc (N)
|
Kinh độ Đông (E)
|
1
|
ST6
|
17°09'16''
|
107°20'49''
|
2
|
ST7
|
17°08'46''
|
107°20'43''
|
3
|
ST8
|
17°08'39''
|
107°19'54''
|
4
|
ST9
|
17°08'58''
|
107°19'34''
|
3. Phân
khu dịch vụ - hành chính có tổng diện tích là 2.376 ha, nằm kế tiếp phân khu
phục hồi sinh thái, được giới hạn trong phạm vi một đường tròn hở quanh đảo (có
bán kính từ mép nước chân đảo ra đường biên ngoài từ 1.500 - 2.500 m)
với điểm đầu xuất phát từ phía Đông Nam Bến Hà Đông được ký hiệu trong bản đồ
là DVHC1 và điểm cuối kết thúc ở phía Đông Bắc Bến Hà
Đông ký hiệu là DVHC9. Phân khu này nằm
trong phạm vi vùng biển quanh đảo trừ diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, khu vực cảng cá, khu vực diễn tập Quân sự.
Ranh giới phía ngoài của phân khu này được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa
lý như sau:
STT
|
Ký hiệu
|
Tọa độ địa lý
|
Vĩ độ Bắc (N)
|
Kinh độ Đông (E)
|
1
|
DVHC1
|
17°09'26"
|
107°22'38"
|
2
|
DVHC2
|
17°08'44"
|
107°22'13"
|
3
|
DVHC3
|
17°08'13"
|
107°20'21"
|
4
|
DVHC4
|
17°08'36"
|
107°18'38"
|
5
|
DVHC5
|
17°10'03"
|
107°17'49"
|
6
|
DVHC6
|
17°11'38"
|
107°18'33"
|
7
|
DVHC7
|
17°12'30"
|
107°20'19"
|
8
|
DVHC8
|
17°11'41"
|
107°22'16"
|
9
|
DVHC9
|
17°10'10"
|
107°22'52"
|
4. Vùng
đệm Khu Bảo tồn biển bao gồm:
a) Vùng
đệm bên trong Khu Bảo tồn biển là diện tích nổi của đảo có diện tích 230 ha;
b) Vùng
đệm bên ngoài Khu Bảo tồn biển là vùng biển tiếp giáp với ranh giới phía ngoài
của phân khu dịch vụ - hành chính trở ra, có độ rộng 300 - 500 m.
Chương
II
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU BẢO TỒN BIỂN
Điều 5.
Quản lý hoạt động trong Khu Bảo tồn biển và vùng đệm
1. Hoạt động
được thực hiện trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được quy định tại khoản 1 Điều
10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số
26/2019/NĐ-CP).
2. Những
hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 7 Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
3. Hoạt
động được thực hiện trong Phân khu phục hồi sinh thái được quy định tại Khoản
2, Điều 10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
4. Những
hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học trong Phân khu phục hồi sinh thái
được quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
5. Hoạt
động được thực hiện trong Phân khu dịch vụ - hành chính được quy định tại Khoản
3, Điều 10 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
6. Hoạt
động được thực hiện trong vùng đệm được quy định tại Khoản 4, Điều 10 Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP.
Điều 6.
Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi
Khuyến
khích các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo
vệ và tăng cường tính đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn biển và phải được sự cho
phép của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển.
Điều 7.
Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản
1. Hằng
năm, căn cứ kết quả đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường, Ban Quản lý Khu
Bảo tồn biển có trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch nuôi trồng, tái tạo và
khai thác nguồn lợi thủy sản trong Khu Bảo tồn biển một cách hợp lý; xác định
các khu vực ưu tiên dành riêng cho cộng đồng ngư dân trong khu vực bảo tồn để
nuôi trồng, khai thác thủy sản.
2. Các
hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản tiến hành trong Khu Bảo tồn biển phải
tuân thủ đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường, sinh cảnh, phòng chống
dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích áp dụng các
hình thức nuôi trồng thủy sản sinh thái không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống của các loài thủy sinh vật theo kế hoạch, quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 8.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, thăm dò, khảo sát, khảo cổ
1. Khuyến
khích các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mục đích bảo vệ và phát triển Khu
Bảo tồn biển; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học
công nghệ để nâng cao năng suất sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, cải thiện đời
sống cho cư dân trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển.
2. Hoạt
động thăm dò tài nguyên, khoáng sản; khảo sát, khảo cổ dưới nước trong Khu Bảo
tồn biển phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định
pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên
quan.
Điều 9.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
1. Hạn chế
sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác
nông nghiệp; chăn nuôi gia súc phải nhốt chuồng và xử lý chất thải để không ảnh
hưởng đến môi trường Khu Bảo tồn biển.
2. Khuyến
khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, canh tác theo Chương
trình quản lý tổng hợp cây trồng, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và
đa dạng sinh học Khu Bảo tồn biển.
Điều
10. Hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại
1. Việc tổ
chức các hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại không được làm ảnh hưởng xấu
đến nguồn lợi, sinh cảnh của Khu Bảo tồn biển. Các dự án phát triển du lịch
trong Khu Bảo tồn biển phải được Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển thống nhất trước
khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khuyến
khích cộng đồng cư dân tham gia các hoạt động du lịch, thương mại, văn hóa và
các hoạt động khác không bị cấm trong Khu Bảo tồn biển.
3. Tất cả
các hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại trong Khu Bảo tồn biển đều phải tuân
thủ sự kiểm soát của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và các cơ quan chức năng theo
quy định của pháp luật.
Điều
11. Hoạt động giao thông đường thủy
1. Các
phương tiện giao thông đường thủy phải tuân thủ quy định về phương tiện thủy
nội địa được quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa.
2. Các dự
án nạo vét luồng lạch trong Khu Bảo tồn biển khi thực hiện phải được sự thống
nhất của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và phải được thẩm định, đánh giá tác động
môi trường của cơ quan có thẩm quyền.
Điều
12. Bảo tồn cảnh quan, hệ động, thực vật trên cạn
Đối với
phần trên cạn thuộc Khu Bảo tồn biển - vùng đệm bên trong, là diện tích nổi của
đảo 230 ha, mọi hoạt động phải tuân thủ các quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg
ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ
và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác
định các loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm
được ưu tiên bảo vệ.
Chương
III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU BẢO TỒN
BIỂN
Điều
13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Giúp
UBND tỉnh quản lý nhà nước tại Khu Bảo tồn biển theo quy định của pháp luật
hiện hành.
2. Tổ chức
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuỷ sản; phối hợp triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái,
tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Khu Bảo tồn biển.
3. Tổ chức
tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai các đề tài, mô hình khai
thác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả tại các khu vực đã quy định để góp phần
nâng cao đời sống người dân trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển.
4. Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành
cơ chế, chính sách nhằm cải thiện sinh kế cộng đồng dân cư sống trong và xung
quanh Khu Bảo tồn biển.
5. Chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án thu, quản
lý, sử dụng phí tham quan Khu Bảo tồn biển, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình
HĐND tỉnh quyết định.
6. Tổ chức
quản lý, điều hành hoạt động của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển; căn cứ Quy chế
này và các văn bản quy định của Nhà nước có liên quan, quyết định ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển theo thẩm quyền để
làm cơ sở cho đơn vị hoạt động.
7. Hướng
dẫn Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của đơn
vị, trên cơ sở đó tổng hợp chung trong dự toán của ngành gửi Sở Tài chính thẩm
định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều
14. Sở Khoa học và Công nghệ
Trên cơ sở
đề xuất của các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi
trường và các cơ quan, đơn vị liên quan, tổng hợp trình Hội đồng Khoa học và
Công nghệ tỉnh xem xét, tham mưu UBND tỉnh quyết định các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ liên quan đến Khu Bảo tồn biển, góp phần bảo vệ và phát triển đa dạng
sinh học trong Khu Bảo tồn biển.
Điều
15. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Triển
khai các quy định và biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tại
Khu Bảo tồn biển. Phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và các cơ quan liên
quan định kỳ quan trắc, đánh giá diễn biến môi trường Khu Bảo tồn biển.
2. Tổ chức
thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ tại các vùng ven biển và vùng lân
cận của Khu Bảo tồn biển nhằm tạo sự hỗ trợ từ bên ngoài cho việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của Khu Bảo tồn biển.
Điều
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và chính
quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức về
bảo tồn biển để các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch và du khách chấp
hành đúng các quy định khi tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch đảo Cồn
Cỏ.
Điều
17. Sở Tài chính
1. Trên cơ
sở phương án thu, quản lý, sử dụng phí tham quan Khu Bảo tồn biển do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính phối hợp với các ngành liên
quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Tài
chính thẩm định và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định dự toán
kinh phí hoạt động hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong
đó có Khu Bảo tồn biển) tùy theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm của tỉnh.
Điều
18. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn
Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển lập kế hoạch, dự án đầu tư phát triển và tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong Khu Bảo tồn biển theo quy định của pháp luật
về đầu tư.
Điều
19. Sở Xây dựng
Hướng dẫn,
kiểm tra Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển lập, quản lý thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn
giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo phân cấp, phân công của UBND
tỉnh và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.
Điều
20. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo và
phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự trên biển, đảo và các
vùng nước trong Khu Bảo tồn biển. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ
quan liên quan duy trì thực hiện các quy định của pháp luật về biên giới, hải
đảo và các quy định khác có liên quan; hỗ trợ Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển
trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều
21. UBND huyện đảo Cồn Cỏ
Căn cứ
chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ,
phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tổ chức quản lý và khai
thác có hiệu quả Khu Bảo tồn biển.
Điều
22. UBND các huyện ven biển
Tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến nội dung của Quy chế này để ngư dân địa phương mình
biết và không vi phạm.
Điều
23. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
1. Khuyến
khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình lập,
thực hiện kế hoạch quản lý Khu Bảo tồn biển, trong đó có hoạt động tuần tra,
giám sát, bảo vệ.
2. Ban
Quản lý Khu Bảo tồn biển thống nhất với UBND huyện đảo Cồn Cỏ trong Khu Bảo tồn
biển quyết định hình thức, nội dung và thành phần cộng đồng dân cư tham gia
trong các hoạt động bảo tồn biển.
Điều
24. Quyền và trách nhiệm của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển
1. Ban
Quản lý Khu Bảo tồn biển có quyền được quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP.
2. Ban
Quản lý Khu Bảo tồn biển có trách nhiệm được quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị
định số 26/2019/NĐ-CP.
Điều
25. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu Bảo
tồn biển
1. Quyền
của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu Bảo tồn biển được quy định
tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 12 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
2. Nghĩa
vụ đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo
dục đào tạo tại Khu Bảo tồn biển được quy định tại Khoản 1, Điều 13 Nghị định
số 26/2019/NĐ-CP.
3. Nghĩa
vụ đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái liên quan
đến Khu Bảo tồn biển được quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
4. Nghĩa vụ
đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong và xung quanh Khu Bảo
tồn biển quy định tại Khoản 3, Điều 13 Nghị định số 26/2019/NĐ- CP.
Chương
IV
TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG CỦA KHU BẢO
TỒN BIỂN
Điều
26. Nguồn tài chính của Khu Bảo tồn biển
Nguồn tài
chính của Khu Bảo tồn biển được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 14 Nghị
định số 26/2019/NĐ-CP.
Điều
27. Quản lý, sử dụng tài chính của Khu Bảo tồn biển
Quản lý,
sử dụng tài chính của Khu Bảo tồn biển được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5,
Điều 15 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
Chương
V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
28. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các tổ
chức, cá nhân có thành tích trong việc giữ gìn, bảo vệ Khu Bảo tồn biển hoặc
phát hiện, khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và tái tạo nguồn
lợi sinh vật biển trong Khu Bảo tồn biển thì được khen thưởng theo quy định của
pháp luật.
2. Tổ
chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm mà xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
Điều
29. Tổ chức thực hiện
Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai,
tham mưu thực hiện Quy chế này và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Chủ tịch
UBND tỉnh việc thực hiện.
Thủ trưởng
các Sở, Ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện ven biển và huyện đảo Cồn
Cỏ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chấp hành tốt các quy
định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản
lý tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả Khu Bảo tồn biển.
Trong quá
trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi phù hợp tình hình thực tế./.
PHỤ LỤC I
BẢN ĐỒ PHÂN KHU CHỨC
NĂNG KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2019 của UBND
tỉnh Quảng Trị)