UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/2006/QĐ-UBND
|
Lào Cai, ngày
04 tháng 5 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI VỀ CHỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
20/11/2003;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí;
Can cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày
26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban bành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lào Cai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3. Thủ trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể; chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA UBND TỈNH LÀO CAI VỀ THỰC HÀNH TIẾT KTỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2006 của
UBND tỉnh Lào Cai)
A- MỤC TIÊU VÀ YẾU CẦU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH:
1. Mục tiêu:
- Ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí đang diễn ra
trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội hiện nay, góp phàn nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội;
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ- công chức, viên chức và của công
dân trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Làm căn cứ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể,
các doanh nghiệp nhà nước và các huyện, thành phố xây dựng Chương trình về thực
hành tiết kiệm. chống lãng phí thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý; đưa thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành và
từng cơ quan, đơn vị, tổ chức
2. Yêu cầu:
- Triển khai kịp thời Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp
nhà nước và các huyện, thành phố cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi mình quản lý bằng
các chương trình, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.
- Thực hiện ngay và có hiệu quả các giải pháp,
nhiệm vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong
năm 2006 và các năm tiếp theo.
B- NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH DỘNG:
I. Tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn của
Trung ương, rà soát và ban hành mới các văn bản của địa phương cho phù hợp với
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp tình hình thực tế của địa
phương.
1. Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành có
liên quan tích cực tham mưu với UBND tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào văn bản
dự thảo của các cơ quan Trung ương về việc hướng dẫn thực hành Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Các sở, ban, ngành đoàn thể vả UBND các huyện,
thành phố trong phạm
vi, lĩnh vực mình quản lý rà soát các văn bản của địa phương liên quan đến Luật
Thực hành tiết kiệm, chống làng phí gửi Sở Tư pháp để trình UBND tỉnh sửa đổi,
bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí theo quy định của Chính phủ và quy định tại Chương trình này. Thời gian thực
hiện: trong quý II năm 2006.
3. Sở Tài chính kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành văn bản triển
khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ.
ngành Trung ương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II- Tổ chức học tập nghiên cứu, quán triệt Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, địa
phương:
1. Trong quý II năm 2006, các cấp, các ngành,
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước triển khai đợt học tập, nghiên cứu,
quán triệt Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ, công chức,
viên chức nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức, có những
hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự trong lề lối làm việc, cải
cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể như sau:
- Trong tháng 5, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
văn phòng UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai, phố biến Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và các văn hản hướng dẫn thực hiện Luật tới thủ trưởng các
sở, ban, ngành, đoàn thể, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước và chủ tịch UBND
các huyện, thành phố.
- Trong tháng 5 và tháng 6 UBND các huyện, thành
phố phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến Luật Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bàn hướng dẫn thực hiện Luật tới thủ
trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn và chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn.
- Các Cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp các cấp
và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tự triển khai, phổ biến Luật Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đến toàn
thể, cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị.
2. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh,
Đài truyền thanh truyền hình các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục về pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các
phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức thích hợp và có hiệu quả: nêu
gương người tốt, việc tối trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kíp
thời phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm,
gây lãng phí,
III. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn,
chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
Trong quý II năm 2006, Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành có liên quan:
1. Tiến hành rà soát các định mức, tiêu chuẩn,
chế độ trong các lĩnh vực, đặc biệt tập trong vào lĩnh vực quản lý, sử dụng
ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc,
nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và tài sản công khác; khai thác, quản
lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sửa đổi, bổ sung, ban hành định mức, tiêu
chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế,
tiến bộ khoa học công nghệ và khả năng của ngân sách, làm cơ sở để thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm; quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện
các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai định mức, tiêu chuẩn,
chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật để tạo điều kiện cho việc giám sát việc thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Dự thảo báo cáo của UBND tỉnh về đánh giá kết
quả phân cấp ngân sách và thực hiện định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phương giai đoạn 2004 -2006, xây dựng phương án phân cấp ngân sách và định mức
phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương trong giai đoạn ổn định ngân sách mới
đảm bảo đúng quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp với
khả năng ngân sách của địa phương để trình HĐND tỉnh quyết định.
IV- Thực hiện công khai và tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Các cấp, các ngành, các đơn vị phải thực hiện
nghiêm túc các quy định về những nội dung công việc phải công khai và tăng cường
công tác giám sát kiểm tra việc thực hiện các nội dung công khai, tăng cường sự
tham gia của người dân đối với các vấn đề công khai, nhất là các vấn đề tài
chính, ngân sách, xây dựng cơ bản.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà
nước phải thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật, trước hết tập
trung thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài
chính được giao (nếu có); công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc
phương tiện đi lại; công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ,
công trình phúc lợi công cộng và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.
3. Sở Tài chính hướng dẫn, đôn đốc các địa
phương, các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, về báo cáo
tình hình công khai; giúp UBND tỉnh tổng hợp tình hình công khai tài chính -
ngân sách báo cáo Chính phủ theo đúng các quy định hiện hành.
V. Kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm quy định
về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí:
1. Các ngành, các cấp xác định công tác thanh
tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung của kế hoạch
thanh tra, là biện pháp để phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Từ năm 2006, công tác kiểm tra, thanh tra thực
hành tiết kiệm chống lãng phí trên địa bàn tỉnh tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Quàn lý, sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt
bằng;
- Các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
- Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ,
công trình phúc lợi công cộng:
- Các Chương trình mục tiêu Quốc gia;
- Quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của
nước ngoài;
- Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện
đi lại;
- Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng trang thiết
bị làm việc.
3. Trong tháng 5 năm 2006, Thanh tra nhà nước có
trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí theo 7 lĩnh vực trên trong quá trình triển khai kế hoạch thanh
tra năm 2006 và những năm tiếp theo của thanh tra các cấp, các ngành và báo cáo
UBND tỉnh kết quả thực hiện trong tháng 12 hàng năm.
VI. Tổ chức thực hiện có hiệu quả thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực:
1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước:
(1) Trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định của
Luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt phân bổ
dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà
nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước chịu
trách nhiệm giải trình việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được giao theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Đẩy mạnh thực hiện các cơ chế quản lý tài
chính mới để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là thực hiện chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
trong các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập,
phải chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính gắn với tự chịu trách nhiệm
theo quy định của Chinh phủ: đồng thời, mở rộng và đẩy mạnh thực hiện xã hội
hóa đối với các lĩnh vực sự nghiệp. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ
tham mưu với UBND tỉnh triển khai thực hiện công việc này trong quý II năm
2006.
(3) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các địa
phương, đơn vị rà soát số phương tiện đi lại hiện có, lập phương án bố trí, điều
chuyển theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định, trình UBND tỉnh thực hiện
trong quý II năm 2006.
(4) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư thống kê, rà soát lại toàn bộ tài sản, phương tiện mua sắm từ nguồn vốn
Dự án giảm nghèo (WB), báo cáo với UBND tỉnh tình hình quản lý, sử dụng vốn đối
ứng NSĐP trong Dự án giảm nghèo (WB) để từ đó tham mưu với UBND tỉnh ban hành
quy định về quản lý sử dụng kinh phí và tài sản mua sắm từ nguồn vốn đối ứng
ngân sách địa phương để đảm bảo phù hợp với quy định của Ngân hàng Thế giới và
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
(5) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài
chính và các cơ quan chủ chương trình thực hiện rà soát, bảo đảm các điều kiện
để thực hiện các chương trình mục tiêu theo đúng tiến độ quy định và có hiệu quả:
tổ chức lồng ghép các chương trình có cùng tính chất, thực hiện trên cùng một địa
bàn; giảm chi phí quản lý chương trình, chi phí trung gian, tập trung kinh phí
chương trình cho đối tượng được thụ hưởng theo quy định.
(6) Từ năm 2006, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ
chức có sử dụng ngân sách nhà nước khi tổ chức hội nghị, tổng kết lễ kỷ niệm cần
phải kết hợp các nội dung, thời gian ngắn gọn, chế độ chi tiêu cho hội nghị
đúng tiêu chuẩn để nâng cao hiệu quả, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Các
cơ quan, đơn vị, tổ chức không được sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để chi
tiếp khách, quà biếu, quà tặng không đúng chế độ quy định.
2. Quản lý đầu tư xây dựng:
(1) Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng là nội
dung trọng tâm yêu cầu tất cả các cấp, các ngành phải thực hiện nghiêm túc và
có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị quản lý, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư phải
thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư hiện hành của nhà nước, thực
hiện đầu tư có tập trung, không dàn trải để bảo đảm yêu cầu thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân gây lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư.
Các chủ đầu tư, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư,
đơn vị thực hiện dự án đẩu tư sử dụng ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh, trước pháp luật về tình trạng lãng phí xảy ra đối với công
trình, dự án đầu tư do mình quản lý, phê duyệt và thực hiện.
(2) Trong quý II năm 2006, Sở Kế hoạch đầu tư chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành thực hiện việc rà soát lại danh mục dự án đầu
tư, xác định các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, các dự án chưa xác định rõ hoặc không có hiệu quả đầu tư,
chưa cân đối đủ nguồn vốn, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định
của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, tổng hợp báo cáo và đề xuất hướng xử lý
trình UBND tỉnh.
(3) Trong năm 2006, các huyện, thành phố, các
ngành thực hiện rà soát, tổ chức, sắp xếp lại các Ban quản lý dự án đầu tư theo
hướng tinh giản, gọn nhẹ, đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực chuyên môn để nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư.
(4) Các cấp, các ngành trong quá trình phân bổ kế
hoạch vốn đầu tư phải bảo đảm tập trung, tránh dàn trải và đúng thời gian quy định
của pháp luật. Bố trí vốn đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc thứ tự ưu tiên như
sau:
- Thanh toán trả nợ khối lượng dự án của các năm
trước và các dự án đã hoàn thành quyết toán vốn đầu tư, trả nợ vốn tín dụng ưu
đãi, thu hồi những khoản đã ứng thực hiện những năm trước, bảo đảm đến hết năm
2006 xử lý dứt điểm nợ đối với dự án đầu tư theo đúng Nghị quyết số
36/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng
cơ bản có sử dụng vốn nhà nước;
- Bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự
án cấp bách phòng, chống thiên tai, dịch bệnh phát sinh bất thường;
- Bố trí vốn cho các dự án đầu tư chuyển tiếp theo
đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bố trí vốn cho các dự án khởi công mới khi có
đủ điều kiện thủ tục đầu tư.
3. Quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc,
nhà công vụ:
(1) Sau khi Chính phủ ban hành quy chế quản lý
nhà công vụ. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương
dự thảo trình UBND tỉnh ban hành quy chế của địa phương.
(2) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ngành
có liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra, rà soát trụ sở
làm việc, nhà công vụ đang quản lý, sử dụng để bố trí sử dụng hợp lý, đúng chế
độ, tiêu chuẩn quy định. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà soát diện tích sử dụng
đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất để xác định giá trị quyền sử
dụng đất tính vào giá trị tài sản của cơ quan, đơn vị; hoàn thành việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các dơn vị hành chính sự nghiệp.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên:
Sở Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp các
ngành, địa phương được giao quản lý các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thiên
nhiên kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, kế hoạch quản lý, khai thác, sử dụng từng
loại tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tà các tài nguyên: đất, nước, rừng,
khoáng sản để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong quý II năm 2006, rà
soát, trình tỉnh điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các quy chế, quy định của địa
phương về quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên; về tái tạo, bảo vệ phát triển
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5. Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời
gian lao động trong khu
vực nhà nước:
(1) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp các ngành liên
quan rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư cho sự nghiệp đào tạo giai đoạn
2000-2005; đánh giá giữa năng lực. cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo với việc
xây dựng các chỉ tiêu đào tạo. Đánh giá hiệu quả sử dụng cán bộ sau đào tạo có
đúng với chuyên môn, ngành nghề không để tránh lãng phí về thời gian, kinh phí
và nguồn lực lao động. Kết quả tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong quý II năm
2006, làm căn cứ triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2006 - 2010.
(2) Các sở, ngành, huyện, thành phố rà soát lại
chức nàng nhiệm vụ và công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để
sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện có; thực hiện tinh
giản biên chế đối với các cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, không
đáp ứng được vêu cầu chuyên môn và vi phạm kỷ luật lao động.
(3) Các cơ quan, đơn vị phải tăng cường việc
giám sát thực hiện các quy chế, nội quy về kỷ luật lao động, đặc biệt là các
quy định về sử dụng thời gian lao động.
6. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh
nghiệp nhà nước:
(1) Các doanh nghiệp nhà nước căn cứ Luật Thực
hành tièt kiệm, chống lãng phí và các quv định của Nhà nước xây dựng, ban hành
các cơ chế, quy chế, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để quản lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực được Nhà nước giao, Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài
chính theo quy định của Chính phủ.
(2) Các cơ quan Tài chính, Thuế tăng cường giám
sát đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực được
Nhà nước giao; giảm sái việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế ký kết
trong đầu tư xây dựng, sản xuất - kinh doanh và về chi phí quản lý doanh nghiệp
của doanh nghiệp nhà nước.
7. Đối với sản xuất và tiêu dùng của nhân dân:
Các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành
phố thực hiện:
- Phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân,
cán bộ, công chức, viên chức về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
trong sản xuất và tiêu dùng, dành nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động mua công trái xây dựng
Tổ quốc, trái phiếu xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; các phong
trào đền ơn đáp nghĩa.
- Triển khai cuộc vận động thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong các đoàn thể, tổ chức quần chùng; các thôn, xóm, bản,
làng, cụm dân cư; tập trung vào việc xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ các hủ tục lạc
hậu, gây lãng phí. Phê phán các biểu hiện xa hoa lãng phí trong xã hội; đưa kết
quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí thành nội dung xem xét đánh giá cán bộ,
công chức, viên chức và thành viên của mỗi tổ chức.
- Thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; biểu dương kịp thời các gương tốt
và tạo dư luận xã hội, lên án, phê phán các hành vi vi phạm quy chế của Nhà nước
về việc cưới, việc tang và lễ hội.
C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Căn cứ Chương trinh hành động này, các sở,
ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước và UBND các huyện, thành phố
xây dựng Chương trình hành động cụ thể của mình. Trong Chương trình hành động
phải xác định một số nhiệm vụ cụ thể, quy định thời gian hoàn thành và phân
công người chịu trách nhiệm từng công việc.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp
nhà nước và UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình
hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của UBND tỉnh và chương trình
hành động cụ thể của sở, ban, ngành đoàn thể, doanh nghiệp huyện, thành phố
mình theo quý trước ngày 05 của tháng đầu quý sau và báo cáo năm trước ngày 31
tháng 8 hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh để báo cáo Bộ Tài
chính theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Quyết định
số 25/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.