BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Điện ảnh ngày
29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày
18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quy͇t định số
2640/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch về việc điều chỉnh kế hoạch công tác năm 2020 của Cục Điện ảnh;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Điện ảnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tổ chức Liên hoan
Phim giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2.
Kinh phí tổ chức Liên hoan Phim giai đoạn 2021 - 2030 từ
nguồn ngân sách nhà nước hàng năm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Cục
Điện ảnh và nguồn kinh phí xã hội hóa (nếu có).
Điều 3.
Chính Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục
trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Cục trưởng Cục Điện ảnh và các đơn vị, cá nhân có
liên quan trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thủ trưởng Tạ Quang Đông;
- Lưu: VT, ĐA (3), HL. 30.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Tạ Quang Đông
|
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC LIÊN HOAN PHIM GIAI ĐOẠN 2021- 2030
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BVHTTDL ngày
tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch)
Phần
I
ĐÁNH GIÁ CÔNG
TÁC TỔ CHỨC LIÊN HOAN PHIM
I. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
Điện ảnh Việt Nam đã có lịch
sử phát triển hơn 65 năm. Trong quá trình phát triển, Điện ảnh Việt Nam đã tổ
chức thành công 21 kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, 05 kỳ Liên hoan Phim quốc
tế Hà Nội và hàng trăm Liên hoan Phim/Tuần Phim Việt Nam ở khắp các châu
lục.
Đã có nhiều tác phẩm điện ảnh,
các nghệ sỹ điện ảnh được tôn vinh và giành được giải thưởng cao trong các
kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội.
Việc tổ chức thành công
các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội đã góp phần
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp điện ảnh phát triển ở 03 lĩnh vực: sản xuất,
phát hành, phổ biến phim; trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người, bản
sắc văn hóa và tiềm năng du lịch của Việt Nam; đồng thời nâng cao vị thế,
thương hiệu của điện ảnh Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan
Phim quốc tế Hà Nội đã tạo điều kiện cho các nghệ sỹ và các nhà quản
lý, những người hoạt động điện ảnh có cơ hội tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm,
tiếp thu những sáng tạo trong nghệ thuật điện ảnh và vận dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ trong sản xuất, phát hành, phổ biến phim. Từ đó nâng
cao chất lượng nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật của phim Việt Nam nhằm đáp
ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của công chúng và hội
nhập quốc tế trong điện ảnh.
Các kỳ Liên hoan Phim quốc
tế Hà Nội đã và đang góp phần thực hiện “Kế hoạch Triển khai thực hiện
Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương
đến năm 2030”. Bên cạnh đó, việc tổ chức các Liên hoan Phim đã góp phần thực
hiện hiệu quả “Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
II. ƯU ĐIỂM
1. Công tác tổ chức
Công tác tổ chức Liên hoan
Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội do Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, triển khai thực hiện ngày càng
nâng cao tính chuyên nghiệp; có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học,
thân thiện và đạt hiệu quả tích cực đến xã hội, các cơ quan, ban, ngành
và khán giả.
2. Chất lượng phim tham
dự
Chất lượng phim tuyển chọn dự
thi và chiếu trong chương trình các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan
Phim quốc tế Hà Nội được giới chuyên môn và khán giả trong và ngoài nước
đánh giá cao về tính nghệ thuật, giá trị nhân văn, phong cách sáng tác đa
dạng và giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc.
3. Công tác chấm giải
- Việc mời, chọn thành
phần Ban Giám khảo gồm các nhà chuyên môn, các nghệ sỹ điện ảnh nổi tiếng
và có uy tín của điện ảnh thế giới, khu vực và điện ảnh Việt Nam thực sự
đã góp phần nâng cao uy tín của Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim
quốc tế Hà Nội.
- Giải thưởng được trao
tại các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội thể hiện
được tính công tâm, minh bạch, khách quan và có sức thuyết phục cao, góp
phần động viên, khuyến khích các nghệ sĩ điện ảnh trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ, tài năng.
4. Công tác tổ chức
các sự kiện
Các sự kiện chính của các
kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội như lễ Khai
mạc, lễ Bế mạc, các cuộc Hội thảo, Tọa đàm, Triển lãm, giao lưu được
tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, gây được nhiều ấn tượng tốt
đẹp với tinh thần tôn vinh nghệ sĩ và tôn vinh điện ảnh, được giới nghề
nghiệp trong nước, quốc tế, khán giả và báo chí khen ngợi.
5. Công tác khán giả
Các kỳ Liên hoan Phim Việt
Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội đã chủ động bằng nhiều hình thức để
tiếp cận, tương tác với khán giả; tạo được không khí náo nức cho khán giả
tại các địa điểm tổ chức. Sự hiện diện của đoàn làm phim, chào ra mắt
và giao lưu trực tiếp với khán giả đã tạo lên sức lôi cuốn và hấp dẫn
đối với công chúng.
6. Công tác tuyên
truyền, quảng bá
- Các kỳ Liên hoan Phim Việt
Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội luôn quan tâm đặc biệt đến công tác
tuyên truyền, quảng bá. Ban Tổ chức đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền,
cơ quan, ban, ngành tại các địa điểm tổ chức, các cơ quan thông tấn, báo
chí, đài phát thanh và truyền hình thực hiện quy mô và có hiệu quả chiến
dịch truyền thông. Vì thế đã có nhiều phóng sự truyền hình, báo chí trong
nước và nước ngoài phản ánh về thành công cũng như về chất lượng phim, chất
lượng giải thưởng và các hoạt động chuyên ngành, bên lề của các kỳ Liên
hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội.
- Đã phối hợp có hiệu quả với
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, Tổng cục Du lịch, chính quyền,
ban, ngành tại các địa phương tổ chức các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên
hoan Phim quốc tế Hà Nội để quảng bá tiềm năng và điểm đến của Du lịch
Việt Nam nhằm thu hút du khách quốc tế và du khách nội địa, góp phần thúc
đẩy phát triển, tăng trưởng của Du lịch Việt Nam.
7. Công tác xã hội hóa
Cục Điện ảnh đã nỗ lực đẩy
mạnh xã hội hóa việc tổ chức các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan
Phim quốc tế Hà Nội, phù hợp với nhiều sự kiện, đảm bảo tỷ lệ xã hội hóa
đạt mức thấp nhất là 30% và cao nhất là 50% tổng chi phí tổ chức.
III. HẠN
CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế
a) Công tác xây dựng
kế hoạch
- Đối với Liên hoan Phim Việt
Nam: Từ trước Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 15 tổ chức tại Nam Định năm
2007, chu kỳ tổ chức là 5 năm 2 lần khiến cho công tác tổ chức và bố
trí nguồn kinh phí luôn ở trong tình trạng bị động và gặp nhiều khó
khăn. Để khắc phục tình trạng nói trên, từ Liên hoan Phim Việt Nam lần
thứ 16 tổ chức năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh đến nay, việc tổ
chức Liên hoan Phim đã được thực hiện theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đối với Liên hoan Phim
quốc tế Hà Nội: Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2010 đến nay với chu
kỳ 2 năm 1 lần. Đây là chu kỳ tổ chức Liên hoan Phim quốc tế chưa thực
sự phù hợp với thông lệ quốc tế (tất cả các Liên hoan Phim quốc tế trên
thế giới đều được tổ chức theo chu kỳ 1 năm 1 lần, trừ Liên hoan Phim
quốc tế Bình Nhưỡng - Triều Tiên, 2 năm 1 lần). Đây là một hạn chế
khiến cho Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội tuy bước đầu đã đã tạo thương hiệu
và uy tín nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả và sự quan tâm thường
xuyên của các nghệ sỹ, các nhà làm phim quốc tế.
b) Vấn đề tài chính
- Liên hoan Phim Việt Nam
và Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội là hai sự kiện tầm cỡ quốc gia và
quốc tế nên việc bố trí ăn, ở, đi lại, việc tổ chức các sự kiện đều phải
đáp ứng các tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên, các chế độ chi tiêu tài chính (từ
nguồn ngân sách nhà nước) theo quy định hiện hành lại ở mức thông thường,
thấp hơn nhiều so với yêu cầu chi tiêu thực tế. Mặc dù đã chủ động, tích
cực kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, nhưng đây là vấn đề khó khăn mà cơ
quan tổ chức luôn phải đối mặt và trong chừng mực nào đó làm hưởng đến
chất lượng của sự kiện.
c) Thời gian tổ chức
Việc tổ chức Liên hoan
Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội trong 5 ngày là khoảng thời
gian rất ngắn so với thông lệ quốc tế (thông thường các nước tổ chức Liên
hoan Phim quốc gia và Liên hoan Phim quốc tế từ 10 - 15 ngày). Vì vậy,
trong quá trình tuyển chọn phim, Ban Tổ chức phải cân nhắc rất nhiều về
số lượng phim dự thi và phim trong Chương trình toàn cảnh của Liên hoan
Phim. Ngoài ra, với thời gian ngắn như vậy, các hoạt động chiếu phim,
hoạt động giao lưu trao đổi nghề nghiệp cũng bị hạn chế.
2. Nguyên nhân
a) Cục Điện ảnh chưa xây dựng
được đề án, kế hoạch trung hạn, dài hạn để tổ chức các sự kiện Liên
hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội.
b) Trong hoàn cảnh kinh tế
đất nước đang có nhiều khó khăn, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước
bố trí cho việc tổ chức các sự kiện Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim
quốc tế Hà Nội còn hạn chế.
Phần
II
NỘI DUNG, KẾ
HOẠCH ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LIÊN HOAN PHIM
I.
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên đề án:
ĐỀ ÁN
TỔ CHỨC LIÊN HOAN PHIM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
2. Cơ quan quản lý đề
án: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3. Đơn vị xây dựng và
thực hiện Đề án: Cục Điện ảnh
4. Thời gian thực hiện
Đề án: Từ năm 2021 đến năm 2030
5. Địa điểm tổ chức
thực hiện: Tại Việt Nam
6. Nguồn kinh phí thực
hiện Đề án:
a) Kinh phí sự nghiệp hàng
năm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Cục Điện ảnh;
b) Nguồn kinh phí xã hội
hóa.
II. CĂN
CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ
- Nghị quyết số 23/NQ-TW
ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới;
- Nghị quyết số 33/NQ-TW
ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Luật Điện ảnh ngày 29
tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện
ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
số 31/2009/QH12;
- Quyết định số
2156/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
2. Sự cần thiết
- Việc tổ chức các kỳ
Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội là đáp ứng nhu
cầu, là đòi hỏi của ngành Điện ảnh trong quá trình hội nhập quốc tế
và phù hợp với xu thế chung của điện ảnh thế giới (ngày nay, hầu hết các
nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới đều có Liên hoan phim quốc gia và
Liên hoan phim quốc tế, trong đó nhiều nước có hàng chục Liên hoan phim
quốc tế khác nhau; hàng năm các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức
quốc tế, Trung tâm văn hóa nước ngoài ở Việt Nam trung bình tổ chức từ
10 đến 15 Liên hoan Phim/Tuần Phim nước ngoài tại Việt Nam).
- Điện ảnh là một ngành
nghệ thuật có tính lan tỏa rộng lớn và ngày càng mang tính quốc tế
cao, việc tổ chức các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế
Hà Nội vừa đáp ứng được nhu cầu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, bản
sắc văn hóa và tiềm năng du lịch của Việt Nam với bè bạn quốc tế, vừa
đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hoá ngày càng cao của công chúng
trong nước.
- Việc tổ chức các kỳ
Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội đáp ứng nhu cầu
tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân
các nước; đồng thời tạo cơ hội để các nghệ sỹ, các nhà làm phim Việt Nam
tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ
trong sản xuất, phát hành, phổ biến phim từ các đồng nghiệp quốc tế.
- Việc tổ chức các kỳ
Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội đáp ứng nhu cầu
nâng cao thương hiệu của điện ảnh Việt Nam và mở rộng thị trường điện ảnh
Việt Nam ra các nước khác trên thế giới.
III.
MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỀ ÁN
Việc tổ chức các kỳ Liên
hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội nhằm các mục tiêu chung
sau đây:
1. Đánh giá, tổng kết,
vinh danh các tác phẩm, các nghệ sỹ, các hoạt động Điện ảnh.
2. Xây dựng, quảng bá các
giá trị nghệ thuật của các tác phẩm điện ảnh, nâng cao thẩm mỹ của công chúng
thông qua việc giới thiệu trong các Liên hoan Phim những tác phẩm điện ảnh Việt
Nam, điện ảnh thế giới có nội dung tư tưởng sâu sắc, giàu tính nhân văn
và có hình thức thể hiện nghệ thuật sáng tạo.
3. Tạo dựng thương hiệu điện
ảnh Việt Nam trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế;
4. Củng cố và phát triển thị
trường điện ảnh Việt Nam trong nước, chủ động đưa phim Việt Nam vào mạng lưới
phát hành phim quốc tế, mở rộng thị trường quốc tế của phim Việt Nam;
5. Tăng cường quảng bá và
xúc tiến du lịch thông qua việc giới thiệu với công chúng trong nước, bè bạn
quốc tế hình ảnh đất nước, con người, bản sắc văn hóa Việt Nam trong các sự
kiện điện ảnh và tác phẩm điện ảnh tại các Liên hoan Phim;
6. Mở rộng giao lưu, hợp
tác quốc tế giữa các nghệ sỹ, những người làm công tác điện ảnh Việt Nam với
bạn bè và đồng nghiệp quốc tế thông qua các cuộc tiếp xúc, hội thảo,
tọa đàm, trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp được tổ chức trong
các Liên hoan Phim.
7. Tăng cường tình đoàn
kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước nói chung và giữa
điện ảnh Việt Nam với các nền điện ảnh thế giới nói riêng thông qua việc tổ
chức các Liên hoan Phim.
IV. NỘI
DUNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Nhiệm vụ chung
a) Tổ chức Liên hoan Phim
Việt Nam;
b) Tổ chức Liên hoan Phim quốc
tế Hà Nội;
c) Ngoài các Liên hoan Phim
định kỳ trên, hàng năm Cục Điện ảnh sẽ xây dựng Đề án trình Lãnh đạo Bộ
phê duyệt, quyết định để tổ chức từ 2 đến 3 Liên hoan phim/Tuần phim
chuyên ngành, chuyên đề về những nội dung, đề tài cần sự khuyến khích,
tác động để phát triển điện ảnh trong cả nước; các Tuần phim/Liên hoan Phim
Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp các năm chẵn, năm tròn quan hệ ngoại giao với
các nước mục đích quảng bá văn hóa và điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. Tổ chức Liên
hoan Phim Việt Nam
2.1.1. Cơ quan chỉ đạo:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.1.2. Đơn vị tổ chức:
Cục Điện ảnh.
2.1.3. Thời gian tổ
chức: 02 năm một kỳ.
2.1.4. Địa điểm tổ
chức: Luân phiên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.1.5. Xây dựng Đề án
tổ chức của mỗi kỳ Liên hoan Phim
Việc xây dựng Đề án tổ
chức Liên hoan Phim Việt Nam phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tiêu chí của Liên hoan
Phim;
b) Quy mô của Liên hoan
Phim;
c) Cơ cấu giải thưởng của
Liên hoan Phim;
d) Thành lập các Ban Giám
khảo;
đ) Thành lập các Ban và Tiểu
ban tổ chức Liên hoan Phim;
e) Xây dựng Chương trình
tổng thể của Liên hoan Phim;
g) Xây dựng dự trù kinh phí
tổ chức Liên hoan Phim:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp
do Bộ Văn hóa, Thể thao cấp cho đơn vị tổ chức;
- Nguồn kinh phí xã hội
hóa.
2.1.6. Xây dựng Điều
lệ và các Quy chế hoạt động của Liên hoan Phim
Việc xây dựng Điều lệ và các
Quy chế hoạt động phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Điều lệ Liên hoan Phim;
b) Quy chế tuyển chọn
phim;
c) Quy chế chấm giải;
2.1.7. Xây dựng kịch
bản, đề cương tổ chức các sự kiện của Liên hoan Phim
Căn cứ tình hình thực
tiễn, Ban Tổ chức Liên hoan Phim phải xây dựng kịch bản hoặc đề cương chi
tiết của các sự kiện sau đây:
a) Kịch bản Khai mạc Liên
hoan Phim;
b) Kịch bản Bế mạc và
Trao giải thưởng của Liên hoan Phim;
c) Đề cương chi tiết tổ
chức các cuộc hội thảo, tọa đàm;
d) Kịch bản các buổi giao
lưu, ra mắt khán giả.
2.1.8. Báo cáo tổng
kết, rút kinh nghiệm tổ chức Liên hoan Phim
2.2. Tổ chức Liên
hoan Phim quốc tế Hà Nội
2.2.1. Cơ quan chỉ đạo:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.2.2. Đơn vị tổ
chức: Cục Điện ảnh.
2.2.3. Thời gian tổ
chức: 02 năm một kỳ.
2.2.4. Địa điểm tổ
chức: Thành phố Hà Nội
2.2.5. Xây dựng Đề án
tổ chức của mỗi kỳ Liên hoan Phim
Việc xây dựng Đề án tổ
chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội phải bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Tiêu chí của Liên hoan
Phim;
b) Quy mô của Liên hoan
Phim;
c) Cơ cấu giải thưởng của
Liên hoan Phim;
d) Thành lập các Ban Giám
khảo;
đ) Thành lập các Ban và Tiểu
ban tổ chức Liên hoan Phim;
e) Xây dựng Chương trình
tổng thể của Liên hoan Phim;
- Xây dựng Điều lệ Liên
hoan Phim;
- Xây dựng kịch bản Lễ Khai
mạc, Lễ Bế mạc;
- Xây dựng Quy chế tuyển
chọn phim, Quy chế chấm giải thưởng.
g) Xây dựng dự trù kinh phí
tổ chức Liên hoan Phim:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp
do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho đơn vị tổ chức;
- Nguồn kinh phí xã hội
hóa.
2.3 Tổ chức các Liên hoan
Phim/Tuần phim chuyên ngành, chuyên đề và
các Tuần phim Việt Nam ở
nước ngoài
a) Xây dựng Đề án tổ chức
căn cứ vào quy mô, đối tác tổ chức, địa điểm… và trình Lãnh đạo Bộ phê
duyệt hàng năm.
b) Nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp
do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho đơn vị tổ chức;
- Nguồn kinh phí xã hội
hóa.
V. KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Năm
|
Các Liên hoan Phim Việt Nam
|
2021
|
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII
|
2022
|
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI
|
2023
|
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII
|
2024
|
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
|
2025
|
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIV
|
2026
|
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VIII
|
2027
|
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXV
|
2028
|
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IX
|
2029
|
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXVI
|
2030
|
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ X
|
VI. KINH
PHÍ TỔ CHỨC
- Nguồn kinh phí sự nghiệp
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Cục Điện ảnh.
- Nguồn huy động kinh phí
xã hội hóa.
VII. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch: Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Đề án.
2. Cục Điện ảnh
a) Chủ trì lập và triển
khai thực hiện Đề án.
b) Chủ trì và phối hợp với
các cơ quan, ban, ngành địa phương có liên quan thực hiện Đề án.
3. Cục Hợp tác Quốc
tế
Phối hợp với Cục Điện ảnh
trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án Liên hoan Phim Quốc
tế Hà Nội.
4. Vụ Kế hoạch, Tài
chính
a) Phối hợp với Cục Điện ảnh
trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện đối từng đề án cụ thể theo
“Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2030”;
b) Thẩm định Dự toán kinh
phí của từng Đề án cụ thể theo “Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án giai
đoạn 2021 - 2030”.
5. Vụ Thi đua, Khen thưởng
Phối hợp làm các thủ tục
khen thưởng, trao giải cho Liên hoan phim.
6. Văn phòng Bộ
Phối hợp với Cục Điện ảnh
trong quá trình tổ chức thực hiện các Đề án cụ thể theo “Kế hoạch tổ
chức thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2030”.
Trong quá trình triển khai
thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên
quan chủ động, kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem
xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.