UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3586/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 29 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND
và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ
về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số
1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số
110/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh về phê chuẩn điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 1795/TTr - VHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những
nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển du lịch
a) Phát triển du lịch
Sơn La phù hợp với Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, định hướng phát triển
Du lịch vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh và các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh. Phát triển du lịch trong sự
phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.
b) Phát triển du lịch Sơn La với tốc
độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và
tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh
tranh cao.
c) Phát triển du lịch Sơn La có trọng
tâm, trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
d) Phát triển du lịch Sơn La trong
mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác cả nguồn khách du lịch quốc tế
và nội địa trong đó chú trọng phát triển khách du lịch nội địa và tăng cường
thu hút khách quốc tế.
đ) Phát triển đồng thời du lịch
sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch biên giới. Lấy du lịch sinh thái gắn với
việc khai thác cao nguyên Mộc Châu, lòng hồ Sơn La…, làm mũi nhọn, du lịch văn
hóa với bản sắc văn hóa 12 dân tộc trên địa bàn tỉnh làm nền tảng để phát huy
tính đặc thù tài nguyên du lịch theo địa bàn của tỉnh.
e) Phát triển du lịch Sơn La vừa
truyền thống vừa hiện đại để vừa phát huy các giá trị văn hóa dân gian của các
dân tộc vừa nhanh chóng hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước.
f) Phát triển du lịch dựa trên sự
phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các
ngành, các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn
lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm
năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa
bàn Sơn La.
2. Mục tiêu phát triển
a) Bổ sung mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Sơn
La cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế
toàn tỉnh tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong
cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ;
sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh
tranh; mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Sơn La, thân thiện với môi
trường; đưa Sơn La trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của
cả nước.
b) Điều chỉnh các mục tiêu cụ thể
- Khách du lịch: Phấn đấu năm 2020
đạt 2,1 triệu khách du lịch; năm 2025 đạt 3,2 triệu khách; năm 2030 đạt 4 triệu
khách.
- Tổng thu từ khách du lịch: Phấn
đấu năm 2020 đạt 2.000 tỷ đồng; năm 2025 đạt 4.400 tỷ đồng; năm 2030 đạt 7.300
tỷ đồng.
- Đóng góp du lịch trong GDP: Năm
2020 GDP du lịch đóng góp 2,38% GDP toàn tỉnh; năm 2025 là 3,62%; năm 2030 là
4,11%.
- Số lượng cơ sở lưu trú cần có:
Năm 2020 cần 4.600 buồng khách sạn; năm 2025 cần 7.600 buồng; năm 2030 cần
11.000 buồng.
- Số lượng lao động cần có: Năm 2020
cần 18.500 người; năm 2025 cần 30.900 người; năm 2030 cần 45.000 người.
- Về nhu cầu đầu tư: Tổng mức đầu
tư khoảng 16.560 tỷ đồng, giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần đầu tư gần 3.500 tỷ
đồng; giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư khoảng 13.060 tỷ đồng.
c) Bổ sung các mục tiêu
- Về văn hóa - xã hội: Góp
phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; tạo thêm nhiều việc
làm, góp phần giảm nghèo và vươn lên làm giàu; góp phần nâng cao dân trí
và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân đặc biệt đồng bào các dân tộc
vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
- Về quốc phòng, an ninh: Kết hợp
phát triển du lịch với đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc
phòng, an ninh vùng núi cao, biên giới.
- Về môi trường: Phát triển du lịch
“Xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
1. Khách du lịch
Điều chỉnh chỉ tiêu khách du lịch
và ngày lưu trú trung bình đến năm 2020, bổ sung tầm nhìn năm 2030.
Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng về
khách du lịch quốc tế đạt 12,2%/năm cho giai đoạn 2012 - 2015 và 12% cho giai
đoạn 2016 - 2020; sau năm 2020 đạt 11%/năm.
Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng về
khách du lịch nội địa đạt 11,4%/năm cho giai đoạn 2012 - 2015 và 9,3% cho giai
đoạn 2016 - 2020; sau năm 2020 đạt 6 %/năm.
Bảng 6: Dự báo khách du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Hạng mục
|
Đơn vị
|
2013
(*)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng số lượt khách đến
|
Nghìn
|
1.215
|
1.465
|
2.187
|
3.234
|
4.077
|
Tổng số lượt khách trong ngày
|
Nghìn
|
615
|
691
|
925
|
1.185
|
1.448
|
Tổng số khách lưu trú, trong đó
|
Nghìn
|
600
|
774
|
1.262
|
1.949
|
2.629
|
Khách quốc tế
|
Tổng lượt khách
|
Nghìn
|
43
|
50
|
97
|
156
|
229
|
Ngày lưu trú trung bình
|
Ngày
|
1.7
|
2.0
|
2.2
|
2.4
|
2.4
|
Tổng số ngày khách
|
Nghìn
|
73
|
100
|
212
|
373
|
548
|
Khách nội địa
|
Tổng lượt khách
|
Nghìn
|
557
|
724
|
1.166
|
1.794
|
2.400
|
Ngày lưu trú trung bình
|
Ngày
|
2.0
|
2.0
|
2.1
|
2.3
|
2.4
|
Tổng số ngày khách
|
Nghìn
|
1.114
|
1.448
|
2.448
|
4.126
|
5.760
|
2. Tổng thu từ du lịch và GDP du lịch
a) Điều chỉnh mức chi tiêu trung
bình của khách du lịch
Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030, do tình hình kinh tế có những biến động tích cực, điều chỉnh tăng mức
chi tiêu của khách du lịch cao hơn so với quy hoạch năm 2007, như sau:
Giai đoạn
|
Khách lưu trú (USD/VND)
|
Khách tham
quan (USD/VND)
|
Khách quốc tế
|
Khách nội địa
|
2013
|
50/1.050.000
|
24/504.000
|
8/168.000
|
2014 - 2016
|
70/1.470.000
|
28/588.000
|
9/189.000
|
2016 - 2020
|
100/2.100.000
|
39/819.000
|
10/210.000
|
2021 - 2030
|
125/2.625.000
|
46/966.000
|
12/252.000
|
b) Điều chỉnh dự báo tổng thu từ
du lịch: Căn cứ dự báo tổng số lượt khách, số ngày lưu trú trung bình và
mức chi tiêu như trên..., tổng thu từ du lịch của Sơn La đến năm 2030 sẽ đạt được
như sau:
Bảng 7: Dự báo tổng thu từ khách
du lịch của Sơn La đến năm 2030
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ, triệu USD. Tỷ giá quy đổi 1USD =
21000 VNĐ
Loại thu nhập
|
2013 (*)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
Tổng thu nhập từ du lịch
|
28,7
|
45,3
|
91,7
|
210,1
|
351
|
Tỷ đồng
|
601
|
951
|
1.927
|
4.412
|
7.370
|
Thu nhập từ khách tham quan
|
3,1
|
5,5
|
8,3
|
11,9
|
17,4
|
Từ khách quốc tế
|
0,3
|
0,5
|
0,7
|
1,1
|
1,6
|
Từ khách nội địa
|
2,8
|
5,0
|
7,6
|
10,8
|
15,8
|
Thu nhập từ khách lưu trú
|
25,6
|
39,8
|
83,4
|
198,2
|
333,6
|
Từ khách quốc tế
|
3,3
|
5,1
|
14,9
|
37,3
|
68,6
|
Từ khách nội địa
|
22,3
|
34,7
|
68,5
|
160,9
|
265,0
|
Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng
của Sở VH-TT-DL Sơn La.
- Các số liệu còn lại: Dự báo của
Viện NCPT Du lịch.
c) GDP du lịch, tỷ trọng GDP trong
GDP toàn tỉnh: Căn cứ các số liệu dự báo, khả năng đóng góp của
ngành du lịch Sơn La trong tổng GDP của tỉnh được trình bày ở Bảng 9.
Bảng 8: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch
Sơn La (phương án chọn)
Tỷ giá: 1USD = 21000 VNĐ
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
2013 (*)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
1. Tổng GDP của tỉnh (**)
|
Tỷ
VNĐ
|
25.321,9
|
31.480,8
|
47.336,3
|
-
|
-
|
Triệu USD
|
1.205,8
|
1.499,1
|
2.254,1
|
-
|
-
|
2. Tốc độ tăng trưởng GDP (**)
|
%/năm
|
-
|
11,5
|
8,5
|
-
|
-
|
3. Tổng GDP du lịch của tỉnh
|
Tỷ
VNĐ
|
360
|
570
|
1.155
|
2.646
|
4.421
|
Triệu USD
|
17,2
|
27,2
|
55
|
126
|
210
|
4. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch
|
%/năm
|
-
|
25,7
|
15,1
|
18
|
10,8
|
5. Tỷ lệ so với tổng GDP của tỉnh
|
%
|
1,43
|
1,81
|
2,38
|
3,62
|
4,11
|
6. Hệ số ICOR cho du lịch
|
|
5,0
|
4,8
|
4,3
|
4,0
|
4,0
|
7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch
|
Tỷ
VNĐ
|
143
|
1.000
|
2.500
|
5.960
|
7.100
|
Triệu USD
|
6,8
|
47,9
|
119,8
|
283,9
|
338
|
- Các số liệu còn lại: Dự báo của
Viện NCPT Du lịch.
- (*) Số liệu hiện trạng của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La và (**) Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh sơn La
đến năm 2020.
Theo
bảng trên, nhu cầu đầu tư du lịch Sơn La đến năm 2015 khoảng 1.000 tỷ đồng (47,9
triệu USD). Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 2.500 tỷ đồng (119,8 triệu USD). Giai
đoạn 2021 - 2030 khoảng 13.000 tỷ đồng (621,9 triệu USD). Tổng nhu cầu đầu tư
khoảng 16.560 tỷ đồng (tương đương 790 triệu USD).
Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch
Sơn La đến năm 2030 được tính toán ở bảng dưới đây.
Bảng 9: Dự báo các nguồn vốn đầu
tư cho du lịch Sơn La
STT
|
Nguồn vốn
|
Đơn vị
|
Đến 2015
|
2016-2020
|
2021-2025
|
Sau 2030
|
1
|
Vốn đầu tư hạ tầng từ NSNN (12%)
|
Triệu USD
|
5,75
|
14,38
|
34,07
|
40,56
|
2
|
Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp
du lịch trong tỉnh (10%)
|
Triệu USD
|
4,79
|
11,98
|
28,39
|
33,8
|
3
|
Vốn đầu tư tư nhân (15%)
|
Triệu USD
|
7,19
|
17,97
|
42,59
|
50,7
|
4
|
Vốn liên doanh trong nước (25%)
|
Triệu USD
|
11,98
|
29,95
|
70,98
|
84,5
|
5
|
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
hoặc liên doanh với nước ngoài (25%)
|
Triệu USD
|
11,98
|
29,95
|
70,98
|
84,5
|
6
|
Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (13%)
|
Triệu USD
|
6,23
|
15,57
|
36,91
|
43,94
|
|
Tổng cộng (100%)
|
Triệu USD
|
47,9
|
119,8
|
283,9
|
338
|
Tỷ đồng
|
1.000
|
2.500
|
5.960
|
7.100
|
Nguồn: Viện NCPT Du lịch. (1USD = 21000 VNĐ)
3. Nhu cầu cơ sở lưu trú
Căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu
trú trung bình, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một
buồng (Số ngày lưu trú trung bình từ 1,7 - 2,4 ngày đối với khách quốc tế và từ
2,0 - 2,4 ngày đối với khách nội địa; công
suất sử dụng buồng khoảng 63 - 70% ; các khách sạn thường được xây
dựng và bố trí mỗi buồng 2 giường, tương ứng với 2 người đối với khách nội địa;
1,5 - 2,0 người đối với khách quốc tế) nhu cầu về khách sạn của Sơn La từ nay đến
năm 2030 như sau:
Bảng 10: Dự báo nhu cầu khách sạn
của Sơn La
Đơn
vị tính: Buồng
Nhu cầu khách sạn
(số buồng)
|
2013(*)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
Nhu cầu từ khách quốc tế
|
|
250
|
530
|
930
|
1340
|
Nhu cầu từ khách nội địa
|
|
2210
|
4070
|
6740
|
9810
|
Tổng cộng
|
1800
|
2460
|
4600
|
7670
|
11150
|
Công suất TB năm (%)
|
63
|
64
|
66
|
67
|
70
|
Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng
của Sở VH, TT và DL Sơn La.
- Các số liệu còn lại: Dự báo của
Viện NCPT Du lịch.
Để đạt được mục tiêu nâng cao chất
lượng dịch vụ, số buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao theo tỷ lệ đạt khoảng 5%
vào năm 2020; 10% năm 2025 và 20% năm 2030.
4. Nhu cầu lao động du lịch
Căn cứ vào số lượng phòng khách sạn
được dự báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách
sạn của cả nước cũng như khu vực (trung bình 1 phòng có 1,2 - 1,7 lao động trực
tiếp) và số lao động gián tiếp ngoài xã hội (1 lao động trực tiếp tương ứng với
2,2 lao động gián tiếp), nhu cầu về lao động như sau:
Bảng 11: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Sơn La
Đơn
vị tính: Người
Loại lao động
|
2013(*)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
Lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh
du lịch
|
1.620
|
3.080
|
5.790
|
9.670
|
14.050
|
Lao động gián tiếp kèm theo
|
3.564
|
6.720
|
12.710
|
21.280
|
30.900
|
Tổng cộng
|
5.184
|
9.800
|
18.500
|
30.950
|
44.950
|
(Nguồn: Viện NCPT Du lịch. (*)
Số liệu hiện trạng của Sở VHTT&DL tỉnh Sơn La)
1. Điều chỉnh định hướng phát triển thị trường khách du
lịch
a) Điều chỉnh định hướng thị trường
khách du lịch quốc tế
Theo dự báo về hướng phát triển
dòng khách quốc tế đến Sơn La từ hai hướng: 1) Giai đoạn đầu chủ yếu từ Hà nội;
2) Sau năm 2020 sẽ thu hút khách qua các cửa khẩu biên giới đường bộ. Theo đó,
thị trường khách du lịch quốc tế được điều chỉnh gồm 3 nhóm: Nhóm ưu tiên phát
triển, nhóm truyền thống duy trì và nhóm mở rộng phát triển theo Quy hoạch tổng
thể phát triển Du lịch Việt Nam và vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ.
- Nhóm thị ưu tiên phát triển: Thị
trường ASEAN; thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan).
- Nhóm thị trường truyền thống:
Châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương.
- Nhóm mở rộng: Trung Đông, Ấn Độ…,
với dòng khách này có thể khai thác theo dòng hành lang Đông Tây, GMS…
b) Điều chỉnh định hướng thị trường
khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa đến Sơn La
được xác định chủ yếu các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc,
vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ.v.v... Ngoài ra mở rộng phát triển đối với các tỉnh
miền Trung, Nam Bộ. Hướng khai thác tập trung khách theo chương trình du lịch
qua miền Tây Bắc trong khuôn khổ hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, khách du lịch
thể thao khám phá, thương mại, công vụ, lễ hội tâm linh...
2. Điều chỉnh định hướng phát triển loại hình và sản phẩm
du lịch
a) Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và cuối tuần ở các vùng cảnh quan.
- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn
với vùng trồng cây dược liệu tại cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ (Khu du lịch quốc
gia Mộc Châu).
- Du
lịch nghỉ dưỡng hồ (hồ thủy điện Sơn La, Huổi Quảng, Nậm Chiến...).
- Du
lịch nghỉ dưỡng: Ngũ động Bản Ôn, rừng thông Bản Áng, thác Dải Yếm.
- Du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng
nóng bản Moòng (thành phố Sơn La); Hua Ít thị trấn Ít Ong (huyện Mường La); bản
Lướt, xã Ngọc Chiến (huyện Mường La); bản Bon (Quỳnh Nhai); Chiềng Yên (Vân Hồ)...
b) Nhóm sản phẩm tham quan danh
lam thắng cảnh
- Cảnh
quan thành phố Sơn La và phụ cận (hang, động, núi, làng bản, đô thị).
- Cảnh quan cao nguyên Mộc Châu và
phụ cận.
- Thác nước bản Phụ Mẫu 2, xã Chiềng
Yên, huyện Vân Hồ.
- Cảnh
quan vùng núi cao Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mộc Châu...
- Cảnh quan hồ thuỷ điện Sơn La, hồ
thuỷ điện Hoà Đình, Sông Mã, công trình thủy điện Sơn La.
- Tham quan cảnh quan miếu Nàng
Han, cầu Pá Uôn (huyện Quỳnh Nhai), hang Thẳm Pó, hang Co Nong...
- Tham quan thác Dải Yếm (Mộc
Châu).
- Cảnh quan vùng các bản dân tộc
ở thành phố Sơn La, Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Thuận
Châu..., nơi có tiềm năng du lịch.
c) Nhóm sản phẩm du lịch văn
hóa
- Các di tích lịch sử văn hóa:
Di tích đền thờ vua Lê Thái Tông, nhà tù và Bảo tàng Sơn La (thành phố Sơn La);
tượng đài Thanh niên xung phong (huyện Mai Sơn); đồn Mộc Lỵ, khu lưu niệm trung
đoàn 52 Tây Tiến (huyện Mộc Châu); bãi đá cổ - xã Hang Chú (huyện Bắc Yên);
Hang Mộ Tạng Mè - xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ)... Nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ
điện Huội Quảng, Nậm Chiến, Suối Sập. Các công trình có giá trị khai thác phát
triển phục vụ du lịch (công trình kiến trúc, hồ nhân tạo, nhà máy chế biến sản
xuất, khu trồng rau, hoa cây cảnh, vườn cây ăn quả, trang trại, làng nghề...).
- Các bản dân tộc: Xã Lóng
Luông, Vân Hồ, Xuân Nha, Chiềng Yên (huyện Vân Hồ); xã Phiêng Luông, Tân Lập,
Tân Hợp, Thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Đông Sang, Mường Sang (huyện Mộc Châu)
như các bản Phụ Mẫu, Nà Ba (huyện Vân Hồ), Phiêng Cành, Tà Phình, Nậm Khao, Cà
Đạc, bản Áng, bản Vặt… (huyện Mộc Châu); bản Hài, bản Hìn, bản Cá và bản Bó (xã
Chiềng An, thành phố Sơn La); khu bản Han, xã Mường Do; bản
Suối Chiếu, xã Mường Thải; Bản Búc, xã Quang Huy; Bản Mùng, xã Tân Phong; bản
Pa xã Tường Tiến (huyện Phù Yên), v.v...
- Các lễ hội văn hóa truyền thống,
sự kiện: Lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc Sơn La, các sự kiện lịch sử,
văn hoá, thể thao, sự kiện về thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao,
thương mại.
d) Nhóm sản phẩm du lịch sinh
thái
-
Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa.
- Du lịch sinh thái - nông nghiệp
công nghệ cao ở huyện Mộc Châu, huyện Sốp Cộp.
e) Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng
- Bản Hụm, xã Chiềng Xôm, thành
phố Sơn La.
- Xã Chiềng An, thành phố Sơn La.
- Xã Lóng Luông, Chiềng Yên, huyện
Vân Hồ.
- Xã Tân Lập, Đông Sang, Mường
Sang, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, Tân Hợp, huyện Mộc Châu.
- Xã Mường Do, Tân Phong, Quang
Huy, Tường Tiến, Mường Thải huyện Phù Yên.
f) Nhóm sản phẩm du lịch thể thao
mạo hiểm, khám phá
- Thể
thao mạo hiểm, khám phá các khu bảo tồn Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa.
- Thể thao nước vùng lòng hồ Sơn
La.
- Du lịch Caravan.
- Du lịch “Phượt”.
g) Nhóm sản phẩm du lịch tâm linh
- Đền thờ Vua Lê Thái Tông, thành
phố Sơn La.
- Đền thờ Nàng Han, huyện Quỳnh Nhai.
- Di tích lịch sử nhà tù Sơn La,
thành phố Sơn La.
- Chùa Chiền Viện (Vặt Hồng) huyện
Mộc Châu.
- Đình Chu, huyện Phù Yên.
- Tháp Mường Và, huyện Sốp Cộp.
- Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Sông
Mã.
- Đền Hang Miếng, huyện Vân Hồ.
- Khu trị sự phật giáo tỉnh.
3. Điều chỉnh tổ chức không gian phát triển du lịch
a) Điều chỉnh phát triển du lịch
Sơn La theo cụm
Trên cơ sở thay đổi địa giới hành
chính, sự phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, sự hình thành các
đô thị, các khu kinh tế… Điều chỉnh định hướng không gian du lịch như sau:
* Cụm du lịch Mộc Châu - Vân Hồ:
Tính chất nổi trội của cụm du lịch Mộc Châu - Vân Hồ là du lịch nghỉ dưỡng, gắn
với các điều kiện khí hậu thuận lợi của cao nguyên Mộc Châu. Không gian du lịch
của cụm du lịch này chính là Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Khu du lịch quốc
gia Mộc Châu nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La, bao gồm
khu trung tâm du lịch của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu và các khu, điểm du lịch
vệ tinh khác. Trong đó khu trung tâm du lịch của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
có diện tích 1.502 ha (thuộc địa bàn huyện Mộc Châu 920 ha và huyện Vân Hồ 582
ha), nằm trên địa bàn các xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ), xã Phiêng Luông, thị trấn
Nông Trường (huyện Mộc Châu).
Hệ thống giao thông có quốc lộ 6
(AH14), quốc lộ 37, đường sông theo Sông Đà. Một lợi thế quan trọng của cụm Mộc
Châu - Vân Hồ là Cửa khẩu đường bộ Lóng Sập trên biên giới Việt Nam - Lào. Các
tài nguyên du lịch quan trọng phát triển thành điểm du lịch của cụm là:
- Khu du lịch Rừng thông Bản
Áng: Nằm trên địa bàn xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Đây là
khu du lịch tổng hợp với quy mô vừa, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch
cuối tuần và các dịch vụ khác. Hiện nay đã có quy hoạch chi tiết Khu du lịch
sinh thái rừng thông Bản Áng. Quy mô khoảng 62 ha, dự kiến bao gồm các hạng mục
chính:
+ Khu trung tâm: Phục vụ các nhu cầu
vui chơi giải trí, văn hóa với các hạng mục chính: Sân lễ hội, Nhà dịch vụ, Nhà
hàng ăn uống.
+ Khu phố mua sắm: Tổ chức theo mô
hình trung tâm mua sắm các sản vật độc đáo của Mộc Châu.
+ Khu làng văn hóa dân tộc là khu
tái hiện lại các đặc trưng văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu số bao gồm các
hạng mục chính: Làng văn hóa dân tộc H'Mông, Làng văn hóa dân tộc Thái, Làng
văn hóa dân tộc Dao.
+ Làng du lịch sinh thái: Bao gồm
các hạng mục công trình phục vụ du lịch sinh thái như lưu trú, dịch vụ thể
thao, vui chơi giải trí, cắm trại…, bao gồm các hạng mục chính: Khách sạn, Nhà
nghỉ, Câu lạc bộ thể thao, Khu cắm trại.
+ Khu du lịch Thác Dải Yếm: Nằm
trên địa bàn xã Mường Sang, huyện Mộc Châu. Đây là khu du lịch khai thác tiềm
năng về cảnh quan của thắng cảnh Thác Dải Yếm phục vụ nhu cầu tham quan, lưu
trú, nghỉ cuối tuần, sinh hoạt văn hóa của khách du lịch. Quy mô khoảng 50 ha
bao gồm các hạng mục chính.
+ Khu trung tâm dịch vụ và ngắm cảnh:
Là khu tổ chức các hoạt động dịch vụ và ngắm cảnh thác.
+ Khu biệt thự du lịch: Tổ chức
kinh doanh dịch vụ theo mô hình các biệt thự ven bờ suối.
+ Khu vườn phong lan và cây ăn quả:
Là khu cây xanh cảnh quan trồng phong lan và cây ăn quả.
+ Khu trung tâm thương mại cửa khẩu
Lóng Sập: Nằm trên địa bàn xã Lóng Sập huyện Mộc Châu được xây dựng nhằm khai
thác tiềm năng du lịch thương mại cửa khẩu Lóng Sập. Quy mô khoảng 10 ha.
+ Khu du lịch Ngũ động Bản Ôn: Nằm
trên địa bàn thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu là khu du lịch tâm
linh khai thác tiềm năng du lịch của di tích Ngũ động Bản Ôn, phục vụ nhu cầu
tín ngưỡng và tham quan của khách du lịch. Quy mô khoảng 160 ha bao gồm các hạng
mục chính:
Khu tham quan: Là khu đồi núi có hệ
thống Ngũ động thiên tạo.
Khu du lịch văn hóa bản làng:
Trưng bày văn hóa, ẩm thực, kiến trúc các dân tộc thiểu số.
Khu du lịch tâm linh: Là khu vực
phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của khách du lịch.
Khu đón tiếp và dịch vụ: Là khu vực
đón tiếp và tổ chức các sự kiện văn hóa, vui chơi giải trí.
Khu phố mua sắm: Tổ chức theo mô
hình trung tâm mua sắm các sản vật độc đáo của Mộc Châu.
+ Khu
du lịch cộng đồng Chiềng Yên: Nằm trên địa bàn xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ là
khu du lịch khai thác các tiềm năng văn hóa dân tộc của khu vực. Quy mô khoảng 20 ha tập trung xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ
đón tiếp và các dịch vụ ăn uống, lưu trú, hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.
+ Khu
du lịch sinh thái rừng Pa Cốp: Nằm trên địa bàn xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ là khu
du lịch sinh thái khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái của khu vực. Quy mô
khoảng 30 ha tập trung xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ đón tiếp và các
dịch vụ ăn uống, lưu trú, hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.
+ Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng
Xuân Nha: Nằm trên địa bàn xã Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha, huyện Vân Hồ và
xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu là khu du lịch sinh thái khai thác các tiềm năng
du lịch sinh thái của khu vực. Quy mô khoảng 30 ha tập trung xây dựng các công
trình dịch vụ phục vụ đón tiếp và các dịch vụ ăn uống, lưu trú, hàng hóa lưu niệm
phục vụ khách du lịch.
+ Hệ thống các điểm du lịch vệ
tinh: Trên cơ sở tiềm năng du lịch của Mộc Châu các điểm du lịch vệ tinh của Mộc
Châu bao gồm:
Các bản văn hóa dân tộc: Là các bản
người dân tộc được lựa chọn để tạo thành các điểm du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu
tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu và du lịch homestay của khách du lịch. Các bản
dân tộc có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thành các điểm du lịch của
khu du lịch quốc gia Mộc Châu bao gồm: Bản Mường Khoa; bản Nà Sài; bản Nà
Coóng; bản Nà Bai, bản Phụ Mẫu; bản Áng; bản Vặt; bản Chiềng Đi; bản Co Hào; bản
Pà Lè; bản Suối Lìn; bản Tà Phình; bản Phiêng Cành; bản Cà Đạc; bản Dọi, bản Pa
Phách…
Các điểm DTLS văn hóa: Là các di
tích lịch sử phục vụ việc tham quan của du khách. Các di tích lịch sử có giá trị
và có điều kiện thuận lợi để phát triển thành các điểm tham quan của khu du lịch
quốc gia Mộc Châu bao gồm: Chùa Vặt Hồng; Văn bia trung đoàn Tây Tiến; di tích
lịch sử Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu; di tích lịch sử văn hóa nơi
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ công nhân Nông Trường Mộc Châu; di tích
lịch sử Văn bia Trung đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam - Lào; di tích lịch sử
bia căm thù Khu 64; di tích lịch sử bia căm thù Km 70; di tích lịch sử đồn Mộc
Lỵ; đền Hang Miếng…
Các điểm danh thắng: Là các danh
thắng tự nhiên có giá trị và có điều kiện thuận lợi để phát triển thành các điểm
tham quan của khu du lịch quốc gia Mộc Châu bao gồm: Hang Dơi (động Sơn Mộc
Hương); Đỉnh Pha Luông; Hang mộ cổ; rừng sinh thái Pa Cốp; hang Bãi Sậy; thác Bản
Bống; thác Dải Yếm; Ngũ Động bản Ôn, thác Chiềng Khoa, thác Bản Phụ Mẫu 1; hang
Pác Pa, hang Hằng, hang Thẳm…
Các suối nước khoáng: Hệ thống suối
nước khoáng của Mộc Châu khá đa dạng có khả năng khai thác hình thành các điểm
du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và phục vụ tham quan của khu du lịch quốc gia Mộc
Châu bao gồm: Suối khoáng Bản Bó; suối khoáng Hua Păng; suối khoáng bản Phụ Mẫu…
Với các tiềm năng du lịch nổi trội,
trong tương lai cụm du lịch Mộc Châu - Vân Hồ (trọng điểm là Khu du lịch quốc
gia Mộc Châu) sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với
Sơn La, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu du lịch trong tổng GDP của
toàn tỉnh.
* Cụm du lịch thành phố Sơn La và
phụ cận: Bao gồm toàn bộ thành phố Sơn La, huyện Mường La, huyện Mai Sơn. Đây là
cụm du lịch trung tâm, có vị trí là trung tâm điều hành và cung ứng dịch vụ du
lịch của Sơn La. Đặc biệt cụm du lịch này đóng vai trò chủ chốt đối với tuyến
du lịch kết nối Hà Nội và vùng núi Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu), đảm nhiệm chức
năng lưu trú, là trạm dừng chân quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia này.
Các sản phẩm du lịch:
- Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức
khỏe, chữa bệnh nước khoáng nóng Hua Ít (thị trấn Ít Ong); bản Lướt, Ngọc Chiến.
- Du
lịch sinh thái lòng hồ Sơn La, sinh thái vườn cây cao su tổ Phiêng Tìn.
- Tham quan nhà máy thủy điện Sơn
La, thủy điện Nậm La, Hội Quảng.
- Tham quan các di tích lịch sử
văn hóa, khảo cổ Đồn Pom Páp (thị trấn Ít Ong), Đồn Mường Chiến (Ngọc Chiến),
di tích khảo cổ học hang Co Noong (thị trấn Ít Ong); di tích lịch sử hang Hua
Bó (Mường Bú); lũng Đán Lanh, xã Mường Chùm…
- Du lịch cộng đồng, trải nghiệm ở
các làng bản, khu tái định cư ở các xã Hua Trai, Mường Trai, Chiềng Lao và Nậm
Giôn…
* Cụm du lịch Phù Yên - Bắc Yên:
Bao gồm toàn bộ 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên được kết nối bởi các tuyến giao
thông quan trọng: Quốc lộ 37, quốc lộ 43, lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
* Cụm
du lịch Mường La - Quỳnh Nhai - Thuận Châu (cụm du lịch vùng lòng hồ Sông Đà) gồm
toàn bộ 3 huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và vùng phụ cận. Đây là cụm du
lịch được hình thành sau khi hồ thủy điện Sơn La đưa vào khai thác. Tài nguyên
du lịch chính của cụm là các giá trị cảnh quan, sinh thái vùng hồ và mặt nước hồ.
Bên cạnh đó khu vực phụ cận của thị trấn Quỳnh Nhai còn có nhiều bản dân tộc,
nơi còn lưu giữ được những giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào
Thái như bản Ka, bản Đức (xã Chiềng Khoang).
Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên và
các điều kiện có liên quan, một số sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển tại
cụm du lịch này bao gồm:
- Du lịch văn hóa tâm linh: Đền Linh Sơn Thủy Tự và mó nước Nàng Han thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh
Nhai. Đây là điểm du lịch rất hấp dẫn du khách nội địa trong tỉnh Sơn La; di tích Hang Co Noong thuộc thị trấn Ít Ong huyện Mường La. Di tích
là một hang đá tự nhiên, hang Co Noong gắn với huyền thuyết về tình yêu của đôi
trai gái Thái. Có thể dựng đền thờ sự chung thủy và tình yêu bất diệt để thổi hồn
vào hang di tích. Nơi đây còn có giá trị về khảo cổ học và giá trị cảnh quan đặc
sắc; di tích mộ cổ 2.000 năm trong hang đá trên núi thuộc bản Nà Pát, xã Chiềng
Khoang, huyện Quỳnh Nhai mới được nhân dân phát hiện. Cần các nhà khoa học sử
và khảo cổ vào cuộc để đánh giá chính xác những giá trị văn hóa của di tích
này. Nơi đây đủ tiềm năng để thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh kết hợp khảo
cổ học.
- Du lịch thể thao, mạo hiểm, vui chơi giải trí
cao cấp trên núi và trên mặt nước:
+ Tổ chức các hoạt động bơi thuyền, lướt ván,
câu cá, bơi lội tại khu vực đầu cầu Pá Uôn huyện Quỳnh Nhai. Tại khu vực cầu Pá
Uôn, tổ chức các trò chơi mặt nước và là đầu mối tour các trò chơi mạo hiểm như
leo núi hoặc nhảy Bungee trên cầu. Đặc biệt đây là cây cầu cao nhất Đông Nam Á,
rất thích hợp với môn bungee, là môn thể thao mạo hiểm đang được đặc biệt yêu
thích trên thế giới.
+ Tổ chức các hoạt động leo núi mạo hiểm có
kiểm soát tại các núi đá vôi trên hồ thủy điện Sơn La khu vực huyện Quỳnh Nhai.
Nơi đây có cảnh quan rất đặc sắc, được xem như vịnh Hạ Long của vùng Tây - Bắc.
- Du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng chữa bệnh và
vui chơi giải trí cuối tuần:
+ Khu vực thị trấn Ít Ong huyện Mường La với
tài nguyên là mó nước nóng Hua Ít. Đây là trung tâm huyện Mường La có đủ điều
kiện để tổ chức điểm nghỉ dưỡng cuối tuần, tắm nước khoáng nóng chữa bệnh kết
hợp với những loại hình du lịch khác.
+ Khu vực xã
Ngọc Chiến huyện Mường La cách nhà máy thủy điện Sơn La khoảng 40 km đang hình
thành bản Lướt là một bản văn hóa có suối nước nóng nổi tiếng. Có thể xem đây
là điểm phụ cận của du lịch lòng hồ Sơn La.
+ Suối nước
nóng bản Bon, bản Quyền xã Mường Chiên huyện Quỳnh Nhai là những điểm có thể tổ
chức các hoạt động du lịch cộng đồng homestay kết hợp với tắm khoáng nóng chữa
bệnh. Cả 2 điểm này có đặc điểm chung cảnh quan sơn ven hồ rất đẹp, bản làng
còn nguyên sơ nép dưới chân núi.
+ Hình thành
khu nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng cuối tuần gắn với cảnh quan thiên nhiên mặt
nước, núi rừng, với các bản làng dân tộc.
- Các sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ:
+ Du lịch nghề
thủ công truyền thống: Tham quan các nghề truyền thống tiêu biểu của các bản
dân tộc như: Nghề dệt vải lanh, Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, nghề đan nón,
nghề làm đàn tính tẩu, nghề nấu rượu,…
+ Du lịch
homestay: Khách du lịch sẽ “Cùng ăn, cùng ở, cùng du lịch” với người dân bản địa,
trải nghiệm cùng nông dân thu hoạch, hái rau, quả…, về tự chế biến, nấu ăn như
những dân bản địa thực sự. Người dân chính là “Hướng dẫn viên du lịch” đưa
khách du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa, tham quan di tích tại địa phương.
+ Du lịch ẩm
thực: Thưởng thức các món ăn truyền thống, đặc sản vùng núi.
Ngoài các cụm
du lịch chính, giữ vai trò quan trọng nêu ở trên, du lịch Sơn La đến năm 2030 cần
phát triển cụm du lịch phụ trợ sau:
- Cụm du lịch
Sông Mã - Sốp Cộp: Gồm 2 huyện Sông Mã, Sốp Cộp, nằm trên lưu vực Sông Mã, nằm
trên quốc lộ 46, tuyến vành đai biên giới liên kết giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh
Bắc Lào qua tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng.
b) Phát triển
các trung tâm du lịch
Trên cơ sở định
hướng phát triển du lịch theo cụm, hình thành ba trung tâm du lịch chính của
Sơn La là thành phố Sơn La, thị trấn Mộc Châu và thị trấn Quỳnh Nhai.
- Trung tâm du
lịch thành phố Sơn La.
- Trung tâm du
lịch Mộc Châu.
- Trung tâm du
lịch Quỳnh Nhai.
Sự kết nối của
3 trung tâm du lịch trên tạo nên hai trục không gian phát triển du lịch chính của
Sơn La dọc quốc lộ 6 và dọc theo lòng hồ Sông Đà tạo nên sự hấp dẫn của du lịch
Sơn La so với các tỉnh vùng TDMN Bắc Bộ.
c) Phát triển
hệ thống khu, điểm du lịch
* Khu,
điểm du lịch quốc gia
- Khu du lịch quốc
gia Mộc Châu: Du lịch sinh thái, dã ngoại; văn hóa, danh thắng, nghỉ dưỡng và
điều dưỡng chữa bệnh, phát triển trong giai đoạn đến năm 2020.
- Khu du lịch
lòng hồ thủy điện Sơn La (Quỳnh Nhai, Mường La), định hướng phát triển cho giai
đoạn sau năm 2030 (trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 quy hoạch phát triển là
khu du lịch địa phương).
* Khu, điểm du
lịch địa phương
- Cụm điểm du
lịch thành phố Sơn La (Di tích Văn bia và đền thờ vua Lê Thái Tông; khu lưu niệm
Bác Hồ; Nhà ngục Sơn La; Tượng đài Lò Văn Giá; Tượng đài Thanh niên xung phong,
đồn Mộc Lỵ…): Tham quan di tích, du lịch đô thị, MICE, du lịch cộng đồng, du lịch
tâm linh…
- Khu du lịch
Quỳnh Nhai: Du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh, tham quan cảnh quan, vui chơi giải
trí thể thao, ẩm thực.
- Khu du lịch
Sốp Cộp: Du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch biên giới, thể thao, khám phá
thiên nhiên, du lịch cộng đồng…
* Các khu, điểm
du lịch khác: Nông trường Mộc Châu; các điểm tham quan hang động; các khu BTTN
Xuân Nha, Copia, Tà Xùa; các điểm khoáng nóng: Bản Moòng (thành phố Sơn La), bản
Hua Ít (thị trấn Ít Ong, Mường La), Bản Lướt (xã Ngọc Chiến, Mường La); các điểm
tham quan thác nước: Dải Yếm (Mộc Châu), Tà Nàng, Phụ Mẫu, Chiềng Khoa, Hua
La..., các điểm du lịch cộng đồng; các chợ nổi ven Sông Đà...
d) Phát triển các tuyến du lịch
Trên cơ sở định
hướng phát triển các cụm du lịch, trung tâm du lịch, hệ thống các khu, điểm du
lịch định; căn cứ sự phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh, định hướng
phát triển hệ thống tuyến du lịch tỉnh Sơn La gồm:
* Tuyến du lịch
nội tỉnh
- Các tuyến du
lịch chính: Được định hướng là các tuyến du lịch nối các cụm, các trung tâm du
lịch và các khu điểm du lịch quan trọng.
+ Tuyến du lịch
đường bộ:
Tuyến du lịch
dọc quốc lộ 6: Mộc Châu - Thành phố Sơn La - Điện Biên: đây là một phần của tuyến
du lịch quốc gia quan trọng, kết nối Tây Bắc với Hà Nội.
Tuyến du lịch
quốc lộ 37: TP Sơn La - Mai Sơn - Yên Châu - Bắc Yên - Phù Yên - Phú Thọ - Yên
Bái.
Tuyến du lịch quốc
lộ 279: TP Sơn La - Thuận Châu - Quỳnh Nhai - Lai Châu - Lào Cai.
Tuyến du lịch
quốc lộ 4G: TP Sơn La - Mai Sơn - Sông Mã - Sốp Cộp - Luongphabang (Lào) hoặc
đi Điện Biên.
Tuyến du lịch
đường thủy:
Hòa Bình - Vạn
Yên (Phù Yên) - Tà Hộc (Mai Sơn) - Thủy điện Sơn La (Mường La) - huyện Quỳnh
Nhai - thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên).
* Các tuyến du
lịch phụ trợ: Là hệ thống tuyến du lịch từ các trung tâm đến các điểm du lịch
phụ cận, gồm:
- Tuyến từ
thành phố Sơn La đến các điểm du lịch thuộc cụm du lịch thành phố Sơn La và phụ
cận.
- Tuyến từ thị
trấn Nông trường Mộc Châu đến các điểm du lịch thuộc cụm du lịch thị trấn Nông
Trường Mộc Châu và phụ cận.
- Tuyến từ thị
trấn Quỳnh Nhai đến các điểm du lịch thuộc cụm du lịch thị trấn Quỳnh Nhai và
phụ cận.
- Tuyến từ thị
trấn Ít Ong đến các điểm du lịch thuộc cụm du lịch thị trấn Mường La và phụ cận.
* Các tuyến du
lịch chuyên đề: Các tuyến du lịch theo chuyên đề được định hướng phát triển dựa
trên hệ thống các tuyến du lịch chính và bổ trợ để phát triển du lịch theo từng
chủ đề, gồm:
- Tuyến du lịch
tham quan, khám phá hang động trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tuyến du lịch
cộng đồng kết nối các bản văn hóa toàn tỉnh.
- Tuyến du lịch
thể thao mạo hiểm, vượt ghềnh thác, khám phá thiên nhiên chủ yếu tập trung ở
các khu vực núi cao, sông suối, khu bảo tồn tự nhiên.
* Tuyến du
lịch liên tỉnh: Định hướng hình thành dựa trên hệ thống tuyến du lịch quốc gia.
- Tuyến Sơn La
- Hòa Bình - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.
- Tuyến Sơn La
- Điện Biên - Lai Châu - các tỉnh vùng núi phía Bắc.
- Tuyến Sơn La
- Hoà Bình - Ninh Bình - Thanh Hoá - các tỉnh phía Nam.
* Tuyến du lịch
quốc tế: Phát triển các tuyến đường bộ qua các cửa khẩu Loóng Sập, Chiềng
Khương với CHDCND Lào và các nước ASEAN trong khuôn khổ GMS.
e) Nhu cầu sử
dụng đất phát triển du lịch
Định hướng
phát triển không gian du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gồm 1 khu
du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2020; 1 khu du lịch quốc gia giai đoạn sau
năm 2020; 4 khu, điểm du lịch địa phương quan trọng và nhiều khu, điểm du lịch
khác do đó nhu cầu diện tích sử dụng đất phát triển du lịch Sơn La bao gồm:
- Đất chuyên
dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu du lịch quốc gia cần
khoảng 1.500 ha, trước năm 2000 và 2.500 ha - 3.000 ha đến năm 2030.
- Đất chuyên
dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu, điểm du lịch địa
phương cần khoảng: 1.000 ha.
- Đất phát triển
các điểm tham quan du lịch khác ước khoảng 300 ha.
g) Nhu cầu
chuyển mục đích các loại đất sang đất phát triển du lịch
Theo quy hoạch
sử dụng đất tỉnh Sơn La đến năm 2020, quỹ đất phát triển du lịch toàn tỉnh là
1.943 ha, theo đó, nhu cầu trên cần được tính toán cân đối trong định hướng quy
hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 như sau:
- Đất phát triển
khu du lịch quốc gia Mộc Châu khoảng 1.500 ha.
- Đất phát triển
các khu du lịch địa phương 443 ha.
Để đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất phát triển du lịch theo điều chỉnh quy hoạch, ngành du lịch tỉnh
Sơn La cần kiến nghị cân đối để điều chỉnh quỹ đất như sau:
- Bổ sung thêm
quỹ đất cho khu du lịch quốc gia hồ Sơn La khoảng 1.000 ha.
- Bổ sung quỹ
đất cho các khu du lịch địa phương khoảng 600 ha.
4. Điều chỉnh đầu tư phát triển du lịch
a) Tổng nhu cầu
đầu tư: Theo phương án chọn, đến 2030, ngành du lịch Sơn La cần số vốn đầu
tư khoảng 16.560 tỷ đồng tương đương 789 triệu USD
b) Phân kỳ đầu
tư
* Giai đoạn 1
(Từ nay đến năm 2020): Nhu cầu khoảng 3.500 tỷ đồng (168 triệu USD). Giai đoạn
này cần ưu tiên đầu tư phát triển các hạng mục sau:
- Tập trung đầu
tư khu du lịch Mộc Châu cơ bản đạt tiêu chí khu du lịch quốc gia và một số khu
du lịch quan trọng khác làm động lực phát triển du lịch toàn tỉnh. Đầu tư phát
triển các khu du lịch gồm các công tác sau:
+ Công tác điều
chỉnh quy hoạch và lập các quy hoạch cụ thể: Trong năm 2014 - 2015.
+ Đầu tư phát
triển hệ thống hạ tầng khung và một số công trình vật chất kỹ thuật trọng điểm:
Từ năm 2014 - 2015 và tiếp theo.
+ Đầu tư phát
triển các công trình vật chất kỹ thuật khu du lịch: Từ năm 2016 - 2020.
- Phát triển
và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ du lịch. Bao gồm:
+ Phát triển hệ
thống khách sạn nhà hàng cả về số lượng và chất lượng.
+ Phát triển
các công trình vui chơi giải trí, thể thao, trung tâm hội nghị hội thảo của tỉnh.v.v…
- Đào tạo và
nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ lao động ngành, xúc tiến quảng bá du lịch
Sơn La.
Các chương
trình về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu du lịch cần tranh thủ sự
hỗ trợ đắc lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch
về vốn và nội dung.
* Giai đoạn 2
(từ năm 2020 - năm 2025): Nhu cầu vốn khoảng 5.960 tỷ đồng (263,9 triệu USD), gồm các
công tác sau:
- Tiếp tục đầu
tư phát triển khu du lịch Mộc Châu xứng tầm khu du lịch quốc gia.
- Phát triển
thêm một số khu du lịch địa phương; mở rộng quan hệ quốc tế phát triển thị trường
khách qua cửa khẩu Lóng Sập.
- Tiếp tục đầu
tư phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, đặc biệt chú
trọng nâng cao chất lượng dịch vụ.
* Giai đoạn 3
(sau năm 2025): Nhu cầu vốn khoảng 7100 tỷ đồng (338 triệu USD). Đây là giai đoạn
đầu tư tổng thể, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hạng mục đã đề xuất để
du lịch Sơn La đạt được mục tiêu đề ra.
c) Các khu vực
ưu tiên đầu tư
- Khu vực
thành phố Sơn La và phụ cận: Thành phố Sơn La được ưu tiên đầu tư với vai trò
Trung tâm du lịch của toàn tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch.
- Khu vực cao
nguyên Mộc Châu: Khu vực Mộc Châu được ưu tiên đầu tư phát triển thành khu du lịch
quốc gia, một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh Sơn La và vùng TDMN Bắc Bộ.
- Khu vực Mường
La: Khu vực Mường La ưu tiên đầu tư thành cụm di tích bổ trợ cho trung tâm và cầu
nối du lịch vùng.
- Khu vực cửa
khẩu Lóng Sập: Khu vực Lóng Sập ưu tiên đầu tư thành điểm du lịch cửa khẩu biên
giới, cầu nối du lịch với CHDCND Lào và các nước ASEAN.
d) Các lĩnh vực
ưu tiên đầu tư
* Phát triển hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Hệ thống cơ sở lưu trú; cơ sở dịch
vụ; các công trình vui chơi giải trí; hệ thống khu, điểm du lịch.
* Phát triển
loại hình và sản phẩm du lịch: Theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm chính và
đa dạng hóa các sản phẩm bổ trợ.
* Phát triển
nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và
lao động ngành du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu chất lượng
cao.
* Xúc tiến
tuyên truyền quảng bá: Nâng cao chất lượng và mở rộng hình thức xúc tiến quảng
bá du lịch.
* Bảo vệ và
tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch: Bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên và
văn hóa, phát triển tài nguyên.
5. Điều chỉnh
các chương trình và dự án đầu tư
a) Các chương
trình: 5 chương trình đầu tư.
- Đầu tư cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
- Đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch.
- Đầu tư xúc
tiến quảng bá du lịch.
- Đầu tư phát
triển nguồn nhân lực du lịch.
- Đầu tư bảo tồn
phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch.
Đây là chương
trình lớn và đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ vì vậy cần được ưu tiên huy động toàn
lực với nhiều hình thức trong đó vốn ngân sách hỗ trợ phát triển hạ tầng quan
trọng các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho du
lịch Sơn La đạt được mục tiêu đề ra.
Các chương
trình trên (1, 3, 4, và 5) đều có sự tác động mạnh từ nguồn vốn ngân sách vì vậy
cần tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình dự án mục tiêu
quốc gia để tháo gỡ những khó khăn về vốn.
b)Các dự
án đầu tư: Danh mục các dự án được thể hiện ở Bảng 13.
Bảng 13: Danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển về du lịch
Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
STT
|
Tên dự án
|
Nhu cầu và phân kỳ vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
Nguồn vốn
|
Ghi chú
|
Tổng
|
Đến năm 2015
|
2016-2020
|
Sau 2020
|
Ngân sách
|
Khác
|
(1)
|
(2)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
1
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm du lịch
sinh thái Mộc Châu
|
400
|
50
|
50
|
300
|
200
|
200
|
Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng
khung và xã hội hóa
|
2
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm vui
chơi giải trí cao cấp Mộc Châu
|
400
|
50
|
50
|
300
|
200
|
200
|
Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng
khung và xã hội hóa
|
3
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm nghỉ
dưỡng cao cấp Mộc Châu
|
400
|
50
|
50
|
300
|
200
|
200
|
Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng
khung và xã hội hóa
|
4
|
Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật danh thắng
Hang Dơi
|
300
|
50
|
50
|
200
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
5
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng Đỉnh
Pha Luông
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
6
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng
Hang Tạng Mè
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
7
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng
Thác Chiềng Khoa
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
8
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng
Ngũ Động Bản Ôn
|
300
|
100
|
50
|
150
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
9
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng Rừng
sinh thái Pa Cốp
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
10
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Hang Bó Sậy
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
11
|
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật danh thắng
Thác Bản Bống
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
12
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Áng
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
13
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển du lịch cộng đồng tại Bản Vặt
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
14
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển du lịch cộng đồng tại Bản Tà Phình - Phiêng Cành
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
15
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển
du lịch cộng đồng tại Bản Nậm Khoa
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
16
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Cà Đặc
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
17
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển du lịch cộng đồng tại Bản Lóng Luông - Vân Hồ
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
18
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Chùa Vạt Hồng
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
19
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Bác Hồ
với nhân dân Mộc Châu
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
20
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Nhà Bia trung đoàn Tây
Tiến
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
21
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử bia căm
thù Khu 64
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
22
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử bia căm
thù Km 70
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
23
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử đồn Mộc
Ly
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
24
|
Đầu tư, tu bổ, tôn tạo Đền Hang Miếng
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
25
|
Khu vui chơi
giải trí tổng hợp thành phố Sơn La kết hợp tham quan hang Thẩm Bó
|
500
|
100
|
50
|
350
|
300
|
200
|
Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng
khung và xã hội hóa
|
26
|
Khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào tại Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện
Yên Châu
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
27
|
Trung tâm TM ngã ba Công Đoàn
|
300
|
|
50
|
250
|
|
300
|
Thực hiện xã hội hóa
|
28
|
Khu Khách sạn - Resort 4 sao
|
800
|
200
|
50
|
550
|
|
800
|
Thực hiện xã hội hóa
|
29
|
Khu du lịch sinh thái lòng hồ Sơn La
|
800
|
100
|
50
|
650
|
|
800
|
Thực hiện xã hội hóa
|
30
|
Khu du lịch sinh thái bản Moong
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
31
|
Khu DL sinh thái Hồ Tiền Phong
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
32
|
XD khu DL nghỉ dưỡng Ngọc Chiến
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
33
|
Khu DL hang động Yên Sơn Yên Châu
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
34
|
Khu DL Hồ Chiềng Khoi Yên Châu
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
35
|
Khu tưởng niệm tượng đài thanh niên xung
phong Cò Nòi
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
36
|
Hồ du lịch Nà Sản
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
37
|
Rừng ông Giáp
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
38
|
Hang vợ chồng A Phủ
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
39
|
Đồi chè Tà Xùa
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
40
|
Rừng thông Noong Cốp
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
41
|
Khu di tích lịch sử Nong Hẹ
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
42
|
Rừng sinh thái Copia Co Mạ
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
43
|
Khu trung tâm DL lòng hồ thủy điện Sơn La (cầu
Pá Uôn, Quỳnh Nhai)
|
800
|
|
50
|
750
|
|
800
|
Thực hiện xã hội hóa
|
44
|
Suối nước nóng Mường La
|
200
|
|
50
|
150
|
|
200
|
Thực hiện xã hội hóa
|
45
|
Khu bến
thuyền lòng hồ thủy điện Sơn La
|
600
|
50
|
50
|
500
|
|
600
|
Thực hiện xã hội hóa
|
46
|
Đào tạo nguồn nhân lực
|
600
|
50
|
50
|
500
|
300
|
300
|
Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của doanh
nghiệp
|
47
|
Xúc tiến quảng bá
|
860
|
50
|
50
|
760
|
300
|
560
|
Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của
doanh nghiệp
|
48
|
Tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, khôi phục
các lễ hội, làng nghề truyền thống trên địa bàn.
|
700
|
|
50
|
650
|
100
|
600
|
Thực hiện theo hình thức lồng ghép các chương
trình, dự án của các ngành liên quan và xã hội hóa
|
49
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển Khu du lịch sinh thái Trung tâm huyện Vân Hồ
|
300
|
50
|
50
|
200
|
150
|
150
|
Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của
doanh nghiệp
|
50
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển Khu du Cộng đồng Chiềng Yên
|
250
|
50
|
50
|
150
|
150
|
200
|
Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của
doanh nghiệp
|
51
|
Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Xuân Nha.
|
250
|
50
|
|
200
|
100
|
150
|
Kết hợp ngân sách với huy động ủng hộ của
doanh nghiệp
|
|
Tổng cộng
|
16.560
|
1.000
|
2.500
|
13.060
|
2.000
|
14.560
|
|
1. Giải pháp thực hiện
Hệ thống các nhóm giải pháp quy hoạch
năm 2007 đề xuất được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và áp dụng cho giai đoạn
phát triển mới gồm:
a) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Trên cơ sở Luật Du lịch và các Luật
liên quan, UBND tỉnh Sơn La cần chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện
và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, về
đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường, về xã hội hoá, phối kết hợp
liên vùng, liên ngành, phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững nhằm tạo
môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu
tư phát triển du lịch Sơn La.
b) Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư
* Tăng cường đầu tư từ ngân sách
Nhà nước cho phát triển du lịch
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước (khoảng 12% nhu cầu) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch.
Thực thi năng động và hiệu quả các
cơ chế, chính sách tài chính và các chính sách liên quan để tạo thuận lợi và
thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với các Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh.
* Huy
động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch
Huy động triệt để nguồn lực tài
chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để
đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 88% - 90% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
c) Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường huy động nguồn lực và
hợp tác với Tổng cục du lịch, các cơ sở đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã
hội tỉnh để phát triển đủ số lượng lao động trực tiếp của ngành phù hợp với từng
giai đoạn phát triển và điều chỉnh lượng lao động gián tiếp theo cơ cấu phù hợp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch tỉnh với hình thức đào tạo lại và đào tạo mới theo các tiêu chuẩn nghề;
bổ túc nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là công tác quản lý phát triển du lịch
theo quy hoạch.
d) Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu
và thống kê du lịch.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ cho đội ngũ lao động ngành du lịch.
đ) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý
- Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế
hoạch.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước
về du lịch ở các cấp.
-
Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành.
e) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá
- Tăng cường khả năng xúc tiến, quảng
bá du lịch.
- Mở rộng thị trường, xây dựng chiến
lược xúc tiến.
- Thực hiện
triển khai nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa.
- Đa dạng hóa
hình thức quảng bá.
f) Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết
- Tăng cường
và mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch.
- Tăng cường hợp
tác liên kết với các địa phương trong vùng và trên cả nước.
Trong giai đoạn
phát triển mới, do nhu cầu phát triển bổ sung một số nhóm giải pháp sau:
g) Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du
lịch
* Đa dạng hóa
sản phẩm du lịch
Ngoài các sản
phẩm du lịch chủ yếu như du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở Mộc Châu, du lịch tham
quan bản văn hóa dân tộc…, du lịch Sơn La cần mở rộng phát triển sản phẩm du lịch
cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, du lịch biên giới cửa khẩu, du lịch chuyên đề
về thể thao, chuyên đề tham quan hang động để góp phần làm tăng thêm thời gian
lưu trú của khách. Tuy nhiên khi phát triển sản phẩm cần nghiên cứu định hướng
về thị trường để có giải pháp phát triển phù hợp.
* Nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng tự nhiên và văn hóa các dân tộc Sơn La
Phát triển và
nâng cao chất lượng các sản phẩm gắn với đặc trưng về tự nhiên và văn hóa Sơn
La:
+ Trong phát
triển sản phẩm du lịch, các công trình du lịch khai thác các hình thức kiến
trúc, các không gian văn hóa các dân tộc ít người ở Sơn La.
+ Kết hợp phát triển sản phẩm du lịch
với việc khai thác đặc trưng các vùng cảnh quan, non nước Sơn La, bên cạnh đó cần
khai thác phát triển dựa trên việc quy hoạch chi tiết các khu vực chuyên canh về
cây, con …
Phát
triển sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Các sản phẩm
du lịch làng nghề như dệt thổ cẩm, rèn…, cần tạo môi trường để khách du lịch có
thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm nói trên.
h) Nhóm giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh
Sơn La là địa đầu của Tổ quốc, tỉnh
có đường biên giới chung với CHDCND Lào, hoạt động phát triển du lịch ở vùng
biên giới ở Việt Nam có ý nghĩa lớn đối với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh bởi
hoạt động du lịch sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng hệ thống cơ sở hạ tầng,
hậu thuẫn và chỗ dựa rất lớn cho nhân dân và các đồn biên phòng, tạo điều kiện
củng cố quốc phòng vùng biên giới. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút, tạo
việc làm ổn định cho cộng đồng sống ở vùng biên giới, đặc biệt tại các vùng còn
nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn
dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ vùng biên của đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch vùng biên cũng sẽ dẫn đến công tác quản lý khó
khăn hơn; trật tự, an toàn xã hội khó được kiểm soát hơn.
Để hoạt động phát triển du lịch của
tỉnh góp phần tăng cường ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vùng
biên giới, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức xã hội, đặc
biệt là nhận thức của các cấp quản lý, trong việc gắn hoạt động phát triển du lịch
với đảm bảo quốc phòng, an ninh nói chung và khu vực biên giới nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ đội
biên phòng, Công an tỉnh để đảm bảo gắn kết hoạt động du lịch với quốc phòng,
an ninh biên giới như hoạch định các khu vực có thể khai thác, mức độ và hình
thức khai thác phát triển du lịch.
- Phối hợp phát triển du lịch giữa
các địa phương của hai quốc gia có chung đường biên giới (Sơn La, Luông Pha
Băng, Huổi Phan) trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.
i) Nhóm giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu
- Nâng cao nhận thức cho toàn dân
về hậu quả của biến đổi khí hậu, những liên quan của biến đổi khí hậu với tài
nguyên và môi trường nói chung và du lịch nói riêng.
-
Tăng cường khả năng thích ứng hoạt động du lịch đối với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường khả năng giảm nhẹ ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu bằng các giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình du lịch,
vật liệu, trồng rừng…
2. Tổ chức thực hiện
a) Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Sơn La
Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh
Sơn La có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động của Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch và các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn
đề mang tính liên ngành, liên vùng (huyện) trong quá trình tổ chức thực hiện
Quy hoạch bảo đảm thực hiện quy hoạch có sự thống nhất và đạt hiệu quả cao.
b) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sơn La là cơ quan quản lý quy hoạch, thường trực và tham mưu cho UBND tỉnh công
tác thực hiện quy hoạch. Nhiệm vụ cụ thể của Sở đối với quy hoạch là:
- Chủ trì tổ chức hội nghị công bố
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
- Thường trực giúp UBND tỉnh theo
dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với
quy hoạch theo sự phân công của UBND tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các ngành
thực hiện điều chỉnh các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch;
xây dựng đề án xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch thời kỳ đến
năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
- Hướng
dẫn UBND các huyện, thành phố tiến hành điều chỉnh định hướng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại từng
địa phương phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được
phê duyệt.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh theo
dõi, tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện đề án nâng cấp môi trường cảnh quan, môi
trường kinh doanh du lịch và văn minh đô thị.
- Xây dựng các kịch bản, nội dung
truyền thuyết ở các danh lam thắng cảnh trên địa bàn đưa vào khai thác du lịch.
- Xây dựng đề án gìn giữ và phát
huy đưa vào khai thác du lịch đối với các tài nguyên nhân văn (lễ hội, làng nghề
gắn với làng văn hóa…).
- Thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo
tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh
với việc khai thác phát triển du lịch.
- Xây dựng đề án phát triển các loại
hình thể thao, các khu thể thao, các sự kiện thể thao..., gắn với phát triển du
lịch trên địa bàn.
- Xây dựng chương trình hợp tác
phát triển du lịch với các địa phương trong nước và hợp tác quốc tế về du lịch
với các tỉnh Luông Pha Băng, Huổi Phan (CHDCND Lào) phù hợp với định hướng của
quy hoạch.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đề xuất danh mục các dự án thu hút đầu tư phát triển du lịch, xúc tiến
quảng bá kêu gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát
triển du lịch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
Xây dựng kế hoạch, cân đối bố trí
vốn đầu tư hàng năm để đầu tư hạ tầng du lịch cho các điểm du lịch quan trọng.
d) Sở Tài chính
Cân đối, bố trí kinh phí để thực
hiện các dự án phát triển du lịch trọng điểm; chương trình phát triển nguồn
nhân lực; chương trình quảng bá, xúc tiến.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch xây dựng đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
đ) Các sở, ban, ngành liên quan khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của
ngành phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện các
chương trình dự án của ngành gắn với hoạt động du lịch. Tích cực lồng ghép các chương
trình dự án của ngành mình với du lịch để tháo gỡ những khó khăn trong việc huy
động vốn đầu tư.
e) UBND huyện, thành phố Sơn La
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trong việc quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý khai thác phát
triển du lịch tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động
du lịch trên địa bàn.
Điều chỉnh định hướng phát triển
du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với các định hướng
phát triển du lịch của quy hoạch.
g) Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội
khác trên địa bàn
Doanh nghiệp chủ động bố trí kinh
phí xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, dự án đầu
tư phát triển du lịch; có chiến lược, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung
hạn và dài dạn bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng trong Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh; bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch hợp lý
và bền vững đúng với quy hoạch.
Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã
hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định
hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch để cụ thể hóa thành chương
trình hành động của mình để hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho thực hiện các
quy hoạch phát triển du lịch.
Cộng đồng dân cư có trách nhiệm
tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng
và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường
du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.
V. KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch bổ sung định hướng phát triển khu du lịch lòng hồ Sơn La
thành khu du lịch quốc gia trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam sau năm 2030.
2. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng khu du lịch
Mộc Châu, khu du lịch lòng hồ Sơn La tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển
các công trình vật chất kỹ thuật du lịch.
3. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao
thông vận tải tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến
tỉnh lộ, tuyến quốc lộ..., trong đó ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến
các khu, điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch đến
Sơn La và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn.
4. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa,
các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ từ nguồn vốn
ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng các khu du lịch khác trên địa bàn tỉnh trong
khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về Du lịch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch
giúp đỡ ngành du lịch tỉnh các công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng
cáo, xúc tiến phát triển du lịch.v.v…, và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng
các chương trình đưa khách du lịch đến Sơn La.
5. Đề nghị các Bộ, Ngành ở Trung ương
lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án có liên quan phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch
cho địa phương.
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Sơn La với chức năng quản lý Nhà nước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch
vừa là chủ đầu tư dự án, có trách nhiệm quản lý và triển khai thực hiện dự án
theo Luật Du lịch, Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ sửa đổi một số điều của Luật Du lịch và thực hiện đúng theo quy định
tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế
hoạch và Đầu tư; Tài Chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công Thương; Xây dựng;
Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Tổng Cục Du lịch;
- Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Công báo;
- PCVP UBND tỉnh UBND tỉnh;
- Phòng KTN, KTTH, VX;
- Lưu: VT.HA.50b.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy
|