UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3502/2008/QĐ-UBND
|
Thanh
Hoá, ngày 06 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI; HỘI NÔNG DÂN TỔ CHỨC PHONG TRÀO
GIỎI, GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban
hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quy định số:
135/QĐ-HND ngày 04/4/2008 của Trung ương Hội Nông dân Việt nam về Tiêu chuẩn hộ
nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp giai đoạn 2007-2012;
Xét đề nghị của Ban Thường vụ
Hội Nông dân tỉnh tại Tờ trình số: 04/TTr-HND, ngày 07 tháng 7 năm 2008. Trưởng
ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định đối tượng,
tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng đối với Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi;
Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi giai đoạn 2008 - 2013.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký,
thay thế Quyết định số 1494/2001/UB ngày 18 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh
Thanh Hoá.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Thi đua-Khen
thưởng tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh;
- Ban Thi khen thưởng TW;
- TW Hội Nông dân Việt Nam;
- Như điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Lưu: VT, TĐKT.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Mai Văn Ninh
|
QUY ĐỊNH
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI HỘ GIA
ĐÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỎI; HỘI NÔNG DÂN TỔ CHỨC PHONG TRÀO GIỎI GIAI ĐOẠN
2008 - 2013.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3502/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm
2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá)
Điều 1. Đối
tượng khen thưởng.
Hội Nông dân các cấp (gọi tắt là
Hội); Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông, lâm, ngư, diêm, tiểu thủ
công nghiệp (gọi tắt là Hộ nông dân) có đăng ký thi đua.
Điều 2.
Tiêu chuẩn.
Mục 1. Tiêu
chuẩn chung.
1. Gương mẫu chấp hành tốt các
chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị,
Nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp, của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền địa phương và các phong trào thi đua của Hội Nông dân đề ra.
2. Năng động, sáng tạo và nhạy
bén trong cơ chế thị trường, dám nghĩ, dám làm, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn
lao động, đất đai, nguồn vốn...
3. Tích cực ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích hoặc trên đồng vốn đầu tư, áp dụng mô
hình sản xuất gắn với bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản. Đi đầu thực
hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường
nông thôn và vận động mọi người tích cực cùng thực hiện. Tạo việc làm, tăng thu
nhập cho nhiều lao động.
4. Tích cực tham gia các hoạt động
xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong sản
xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giúp đỡ hộ nghèo, hộ
chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn ở địa phương, gia đình được
công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá"
Mục 2. Tiêu
chuẩn cụ thể.
Ngoài các tiêu chuẩn chung, hộ
gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi phải đạt các tiêu chí cụ thể sau:
1. Hộ gia đình đạt danh hiệu sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, phường, thị trấn.
a) Tạo thêm việc làm mới có tác
dụng tốt đối với hội viên, nông dân; hàng năm phổ biến kiến thức và kinh nghiệm
làm ăn cho ít nhất 7 lao động trở lên.
b) Hàng năm tham gia giúp 3 hộ
nghèo trở lên về kiến thức, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giống, vốn,
vật tư để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
c) Có mức thu nhập sau khi đã trừ
chi phí đạt:
+ Đối với vùng I: 700.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng II: 500.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng III: 400.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
2. Hộ gia đình đạt danh hiệu sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố.
Phải đạt danh hiệu hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở 3 năm liên tục và đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hàng năm hướng dẫn và phổ biến
kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho ít nhất 15 lao động trở lên.
b) Thu hút từ 7 - 10 lao động trở
lên có việc làm thường xuyên trong năm và thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ
Luật lao động; giúp đỡ 5 hộ trở lên có điều kiện vươn lên thoát nghèo, trong đó
ít nhất có 1 hộ có điều kiện vươn lên trở thành khá, giàu.
c) Có mức thu nhập sau khi đã trừ
chi phí đạt:
+ Đối với vùng I: 1.300.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng II: 1.000.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng III: 700.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
Hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất,
kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Phải đạt danh hiệu hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố 3 năm liền và đạt các tiêu chuẩn
sau:
a) Hàng năm phổ biến kiến thức,
khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho ít nhất 25 lao động trở lên.
b) Thu hút từ 15 lao động trở
lên có việc làm thường xuyên trong năm và thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ
Luật lao động; giúp đỡ 7 – 10 hộ có điều kiện vươn lên thoát nghèo, trong đó có
ít nhất 2 hộ trở lên trở thành hộ khá, giàu.
c) Có mức thu nhập sau khi đã trừ
chi phí đạt:
+ Đối với vùng I: 2.500.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng II: 1.500.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng III: 1.000.000đ
trở lên/khẩu/tháng.
Hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất,
kinh doanh giỏi cấp Trung ương.
Phải đạt danh hiệu hộ gia đình sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh 3 năm liên tục trở lên; là điển hình xuất sắc có
tác dụng nhiều mặt và đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Quy mô sản xuất ngày càng mở
rộng theo hướng trang trại và doanh nghiệp, sản phẩm hàng hoá có chất lượng
cao. Thực hiện tốt liên kết 4 nhà, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm và có thị
trường ổn định, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động.
b) Thu hút từ 20 lao động trở
lên có việc làm thường xuyên trong năm và thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ
Luật lao động; giúp đỡ 15 hộ trở lên có điều kiện vươn lên thoát nghèo, trong
đó có ít nhất 7 hộ trở thành hộ khá, giàu.
c) Có mức thu nhập sau khi đã trừ
chi phí đạt:
+ Đối với vùng I: 5.000.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng II: 3.000.000đ trở
lên/khẩu/tháng.
+ Đối với vùng III: 2.000.000đ
trở lên/khẩu/tháng.
Mục 3. Tiêu chuẩn
Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi.
Huyện, thị, thành Hội tổ chức
phong trào giỏi:
a) Mỗi năm có 75% trở lên số hộ
gia đình đăng ký thi đua (Đối với miền núi 70%), 50% số hộ đăng ký thi đua trở
lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, trong đó có
20% trở lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị
xã, thành phố, 5% trở lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp
tỉnh, Trung ương.
b) Các hoạt động công tác Hội được
Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh công nhận đạt loại giỏi.
2. Hội xã, phường, thị trấn tổ
chức phong trào giỏi:
a) Mỗi năm có 85% trở lên số hộ
gia đình đăng ký thi đua (Đối với miền núi 80%), 60% số hộ đăng ký thi đua trở
lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, trong đó có
30% trở lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị
xã, thành phố.
b) Các hoạt động công tác Hội tốt,
được Hội cấp trên trực tiếp công nhận.
3. Chi Hội tổ chức phong trào giỏi:
a) Mỗi năm có 90% trở lên số hộ
gia đình đăng ký thi đua (Đối với miền núi 80%), 70% số hộ đăng ký thi đua trở
lên đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
b) Các hoạt động công tác Hội tốt,
được Hội cấp trên trực tiếp công nhận.
Mục 4. Trong 02 năm liên tục, những
hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi và cấp Hội có thành tích đặc biệt xuất sắc
có thể đề nghị khen thưởng vượt cấp.
Điều 3.
Hình thức khen thưởng.
1. Giấy chứng nhận hộ gia đình đạt
danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi hàng năm ở cấp nào do Ban chấp hành cấp đó
cấp giấy chứng nhận và ghi sổ vàng truyền thống.
2. Giấy khen của Ban chấp hành Hội
Nông dân huyện, thị, thành Hội; của Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh cho các đơn
vị tổ chức phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
3. Giấy khen của Chủ tịch UBND
xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình tiêu biểu, xuất sắc trong số hộ gia đình đạt
danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở.
4. Giấy khen của Chủ tịch UBND
huyện, thị xã, thành phố cho hộ gia đình xuất sắc trong số hộ gia đình đạt danh
hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố và Hội Nông dân tổ
chức phong trào giỏi.
5. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong số hộ gia đình đạt danh hiệu sản
xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và Hội Nông dân tổ chức phong trào giỏi.
6. Cờ thi đua của UBND tỉnh cho
đơn vị Hội dẫn đầu tổ chức phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
7. Đề nghị Chủ tịch nước; Thủ tướng
Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng thưởng cho các cá nhân và
đơn vị Hội đạt thành tích xuất sắc nhất.
Điều 4. Thủ
tục và chế độ khen thưởng.
- Thủ tục khen thưởng: Căn cứ để
xét khen thưởng là biên bản bình xét từ cơ sở, bản thành tích của tập thể đơn vị
Hội (có xác nhận của cấp uỷ cùng cấp), thành tích của cá nhân hộ gia đình (có
xác nhận của Hội đồng Thi đua khen thưởng cùng cấp) và tờ trình (kèm danh sách
trích ngang) của Hội Nông dân.
- Chế độ khen thưởng : Thực hiện
theo quy định hiện hành.
Điều 5. Tổng
kết phong trào thi đua hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội tổ chức phong
trào giỏi.
1. Hàng năm, tiến hành đăng ký,
bình xét danh hiệu hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi, Hội tổ chức phong
trào giỏi ở cả 4 cấp; Hội Nông dân bàn bạc thống nhất với chính quyền cùng cấp
tổ chức hội thảo, hội thi, trưng bày sản phẩm hàng hoá v.v... để tạo ra không
khí thi đua sôi nổi thúc đẩy phong trào.
2. Hội nghị tổng kết biểu dương
khen thưởng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi; Hội tổ chức phong trào giỏi ở
cấp cơ sở được tổ chức 01 năm 01 lần; cấp huyện, thị xã, thành phố 05 năm 02 lần;
cấp tỉnh 05 năm 01 lần (cấp Trung ương do Trung ương quy định 05 năm 01 lần). Đại
biểu dự hội nghị tổng kết là những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu
biểu trong số hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi của mỗi cấp
và một số Hội tổ chức phong trào giỏi. Kinh phí cho hội nghị tổng kết và khen
thưởng ở mỗi cấp do UBND cùng cấp đảm bảo (Hội Nông dân mỗi cấp có trách nhiệm
tham mưu dự trù kinh phí để UBND cùng cấp đưa vào kế hoạch ngân sách).
Điều 6. Điều
khoản thi hành.
1. Thủ trưởng các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện tốt phong trào này.
2. Ban Thi đua khen thưởng tỉnh
có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, theo
dõi phong trào thi đua; định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về
tình hình phong trào và những vấn đề cần nghiên cứu tổng kết, bổ sung, sửa đổi
cho phù hợp./.