Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3467/QĐ-BVHTTDL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Trịnh Thị Thủy
Ngày ban hành: 14/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3467/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC KHƠ MÚ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-BVHTTDL ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán bổ sung kinh phí sự nghiệp năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 1986/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 07 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuyển thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Vụ Văn hóa dân tộc thực hiện năm 2022 sang năm 2023;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú , tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Thành lập Ban Tổ chức, mời báo cáo viên và phê duyệt Danh sách nghệ nhân, người thực hành và học viên tham gia tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú , tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới (có Danh sách kèm theo).

- Ban Tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và triển khai tổ chức xây dựng mô hình đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Báo cáo viên có nhiệm vụ truyền đạt các chuyên đề theo đúng nội dung kế hoạch đề ra;

- Nghệ nhân, người thực hành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hành, truyền dạy học viên theo nội dung Kế hoạch;

- Nghệ nhân, người thực hành và học viên (là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.

Điều 3. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 chuyển sang năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3128/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các ông, bà có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- UBND tỉnh Điện Biên (để biết);
- Sở VHTTDL tỉnh Điện Biên (để phối hợp);
- UBND, Phòng VHTT TP Điện Biên Phủ (để thực hiện);
- Lưu: VT, VHDT, MH (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Thị Thủy

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC KHƠ MÚ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Quyết định số 3467/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;

- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch địa phương;

- Khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên;

- Kế hoạch triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới gồm các nội dung sau:

1. Tổ chức tập huấn về nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

- Mời báo cáo viên chuẩn bị tài liệu và truyền đạt nội dung chuyên đề về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; giá trị trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới, gồm 04 chuyên đề sau:

+ Chuyên đề 1: Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Chuyên đề 2: Khái quát về văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thời gian tới.

+ Chuyên đề 3: Giá trị bộ trang phục truyền thống của người Khơ Mú trong đời sống tộc người.

+ Chuyên đề 4: Những thách thức trong việc giữ gìn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong xu thế hội nhập và phát triển.

- Thời gian: 02 ngày.

- Địa điểm: tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Thành phần tham gia: Ban Tổ chức, đại biểu tham dự; báo cáo viên; nghệ nhân, người thực hành (04 người) và học viên người dân tộc Khơ Mú (70 người).

- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Điện Biên Phủ.

2. Tổ chức hướng dẫn thực hành, truyền dạy các kỹ thuật bung, se sợi, dệt, may, thêu, trang trí họa tiết trên trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

- Hỗ trợ đạo cụ, nguyên liệu, vật tư phục vụ thực hành kỹ thuật bung, se sợi, dệt, may, thêu, trang trí họa tiết trên trang phục truyền thống cho nội dung tập huấn và hướng dẫn thực hành, truyền dạy.

- Tổ chức hướng dẫn thực hành, truyền dạy.

- Tổ chức ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu, ghi đĩa phục vụ công tác bảo tồn, lưu trữ.

- Thời gian: 04 ngày.

- Địa điểm: tại bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

- Thành phần tham gia: Ban Tổ chức, đại biểu tham dự; nghệ nhân, người thực hành (04 người) và học viên người dân tộc Khơ Mú (70 người).

- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Điện Biên Phủ.

3. Tổ chức tuyên tuyền, giới thiệu, quảng bá mô hình tiêu biểu về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

- Tổ chức sản xuất các chuyên đề, phóng sự tuyên truyền giới thiệu, quảng bá mô hình tiêu biểu về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại tỉnh Điện Biên.

- Đơn vị chủ trì: Vụ Văn hóa dân tộc.

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Văn phòng Bộ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Điện Biên Phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Vụ Văn hóa dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch được phê duyệt.

1.2. Vụ Kế hoạch, Tài chính: Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc thẩm định dự toán và hướng dẫn triển khai theo quy định.

1.3. Văn phòng Bộ: Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định. Bố trí phương tiện đi lại trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện theo Kế hoạch (nếu có).

1.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm, hội trường, cơ sở lưu trú để tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; mời báo cáo viên và cử thành viên tham gia Ban Tổ chức xây dựng mô hình;

- Rà soát và lập lại danh sách nghệ nhân, người thực hành, học viên tham gia tập huấn, hướng dẫn thực hành, truyền dạy về tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Văn hóa dân tộc);

- Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra (đảm bảo đúng số buổi, số lượng học viên tham gia, thời gian, thời lượng...) trong thời gian tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch;

- Tuyên truyền, quảng bá hiệu quả; duy trì hoạt động và triển khai nhân rộng mô hình đảm bảo vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa phát triển du lịch; căn cứ tình hình, điều kiện thực tế tổ chức mở lớp về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú và các dân tộc thiểu số trên địa bàn gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện trích từ nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 chuyển sang năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ và nguồn kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp (nếu có).

Trên đây là Kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo Lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.

DANH SÁCH

BAN TỔ CHỨC, BÁO CÁO VIÊN VÀ HỌC VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC KHƠ MÚ, TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Quyết định số 3467/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

I. Ban Tổ chức

1. Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban;

2. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Phó Trưởng Ban;

3. Ông Đào Hoài Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Phó Trưởng Ban;

4. Ông Đào Duy Trình, Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy viên;

5. Ông Nguyễn Văn Giảng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ủy viên;

6. Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

7. Bà Lê Thị Thúy Hằng, Chuyên viên chính Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên;

8. Bà Trần Thị Mai Hương, Chuyên viên Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy viên;

9. Hoàng Thị Hải Yến, Chuyên viên Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Ủy viên;

10. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Chuyên viên Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ủy viên.

II. Báo cáo viên

1. Lãnh đạo Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên;

3. TS. Chử Thị Thu Hà, Trưởng bộ môn Văn hóa dân tộc thiểu số, Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

III. Nghệ nhân, Học viên

STT

Họ và tên

Địa chỉ

Ghi chú

I

Danh sách nghệ nhân, người thực hành

1

Quàng Thị Hương

Bản Kéo

2

Quàng Thị Lau

Bản Kéo

3

Quàng Thị Hoa

Bản Kéo

4

Quàng Thị Ni

Bản Kéo

II

Danh sách học viên

1

Lò Thị Piêng

Bản Kéo

2

Lò Thị Anh

Bản Kéo

3

Lò Thị Ben

Bản Kéo

4

Lò Thị Biên

Bản Kéo

5

Quàng Văn Biên

Bản Kéo

6

Lò Văn Bun

Bản Kéo

7

Lò Thị Chơ

Bản Kéo

8

Quàng Văn Dưn

Bản Kéo

9

Lường Thị Dung

Bản Kéo

10

Lò Văn Dũng

Bản Kéo

11

Lường Thị Hặc

Bản Kéo

12

Quàng Văn Hặc

Bản Kéo

13

Lò Thị Hạnh

Bản Kéo

14

Lò Thị Hoa

Bản Kéo

15

Lò Thị Hương

Bản Kéo

16

Lò Thị In

Bản Kéo

17

Lò Thị Inh

Bản Kéo

18

Lò Thị Keo

Bản Kéo

19

Quàng Văn Khoa

Bản Kéo

20

Lò Thị Lăm

Bản Kéo

21

Lò Thị Lao

Bản Kéo

22

Lò Thị Loan

Bản Kéo

23

Lò Thị Măn

Bản Kéo

24

Lò Thị Mâng

Bản Kéo

25

Lò Thị Nen

Bản Kéo

26

Lường Văn Nhọt

Bản Kéo

27

Lò Thị Nơi

Bản Kéo

28

Lò Thị Pâng

Bản Kéo

29

Lò Thị Pau

Bản Kéo

30

Lò Thị Phăn

Bản Kéo

31

Quàng Thị San

Bản Kéo

32

Lường Thị Si

Bản Kéo

33

Lò Thị Sinh

Bản Kéo

34

Lò Thị Sơ

Bản Kéo

35

Lò Thị Tâm

Bản Kéo

36

Quàng Văn Thanh

Bản Kéo

37

Lò Thị Thêm

Bản Kéo

38

Lò Thị Thoan

Bản Kéo

39

Lò Thị Thơng

Bản Kéo

40

Lò Thị Thuỷ (A)

Bản Kéo

41

Lò Thị Thuỷ (B)

Bản Kéo

42

Quàng Thị Tinh

Bản Kéo

43

Quàng Thị Trang

Bản Kéo

44

Lường Văn Trường

Bản Kéo

45

Lò Thị Un

Bản Kéo

46

Lò Thị Út

Bản Kéo

47

Lò Thị Uyên

Bản Kéo

48

Lò Thị Vân

Bản Kéo

49

Quàng Thị Vy

Bản Kéo

50

Lò Thị Xôm

Bản Kéo

51

Quàng Thị Xôm

Bản Kéo

52

Lò Thị Xuân

Bản Kéo

53

Lò Thị Y

Bản Kéo

54

Quàng Thị Y

Bản Kéo

55

Lò Thị Yên

Bản Kéo

56

Lường Thị Yên

Bản Kéo

57

Lò Thị Yêng

Bản Kéo

58

Quàng Thị Yêu

Bản Kéo

59

Quàng Thị Hải

Bản Kéo

60

Lò Thị Cau

Bản Kéo

61

Lò Thị My

Bản Kéo

62

Lò Thị Banh

Bản Kéo

63

Lò Thị Đôi

Bản Kéo

64

Quàng Thị Hải

Bản Kéo

65

Quàng Thị Phanh

Bản Kéo

66

Quàng Thị Hặc

Bản Kéo

67

Lường Thị Thân

Bản Kéo

68

Quàng Thị Thơm

Bản Kéo

69

Lò Thị Hương

Bản Kéo

70

Lò Thị Hiên

Bản Kéo

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3467/QÐ-BVHTTDL ngày 14/11/2023 về tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


587

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.71.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!