Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 33/2021/QĐ-UBND định hướng nội dung hương ước tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu: 33/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Lê Ngọc Châu
Ngày ban hành: 29/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2021/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC THÔN (BẢN, TỔ DÂN PHỐ) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Tchức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Quyết định s22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tưng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;

Căn cứ Thông tư s04/2020/TT-BVHTTDL ngày 06/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tại Văn bản s 113/SVHTTDL-NSVHGĐ ngày 22/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định các nội dung định hướng xây dựng hương ước, quy ước (sau đây gọi chung là hương ước) cho thôn (bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với các thôn (bản, tổ dân phố) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Nội dung, hình thức hương ước

1. Nội dung của hương ước

a) Do thôn (bản, tổ dân phố) quyết định, dựa trên nhu cầu tự quản của cộng đồng dân cư, bảo đảm theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, thống nhất của cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân. Nội dung của hương ước bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà các văn bản pháp luật chưa quy định. Nội dung hương ước không chép lại các nội dung của pháp luật đã được quy định cụ thể, rõ ràng.

b) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư. Không vi phạm quyền con người, quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm bình đẳng giới. Không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất.

c) Ghi nhận, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương và xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

d) Xây dựng các giá trị văn hóa mới lành mạnh, tiến bộ, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư; quy định và tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.

e) Phát huy tinh thần tquản của cộng đồng dân cư, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở.

g) Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng thôn (bản, tổ dân phố), hương ước có thể quy định một số nội dung đặc thù theo điều kiện thực tiễn của địa phương nhưng phải đảm bảo phù hợp và không được trái với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Hình thức của hương ước

Hương ước được thể hiện bng hình thức văn bản, sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp trình độ nhận thức và văn hóa của Nhân dân trong thôn (bản, tổ dân phố).

Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định. Mỗi thôn (bản, tổ dân phố) chỉ xây dựng 01 (một) bản hương ước.

Điều 3. Định hướng nội dung hương ước

Định hướng các nội dung của hương ước được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước đảm bảo các quy định.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng hương ước, quy ước theo quy định tại Quyết định này và các văn bản pháp luật liên quan.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương kịp thời kiến nghị, phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2021.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tchức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo T
nh ủy;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh; Báo Hà Tĩnh;
- PCVP Trần Tuấn Nghĩa;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT
, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Châu

 

PHỤ LỤC

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG HƯƠNG ƯỚC/ QUY ƯỚC THÔN (BẢN, TỔ DÂN PHỐ) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định s
33/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

 

LỜI NÓI ĐẦU

(Nêu khái quát về đặc điểm địa lý, dân số, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp, hoạt động kinh tế - xã hội và tình hình thực tiễn của thôn (bản, tổ dân phố)

Nhằm giữ gìn và phát huy những thuần phong mỹ tục của quê hương, đề cao các chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và tiến bộ; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng thôn (bản, tổ dân phố)... ngày càng phát triển ấm no, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ.

Thôn (bản, tổ dân phố)……… bàn bạc thống nhất xây dựng hương ước/ quy ước với các nội dụng cụ thể như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Hương ước/ quy ước này quy định về các chuẩn mực xử sự của các hộ gia đình, cá nhân trong sinh hoạt, sản xuất, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thôn (bản, tổ dân phố).........

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các hộ gia đình, cá nhân, sinh sống trên địa bàn; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thôn (bản, tổ dân phố).... không phân biệt giới tính, dân tộc, độ tuổi, trình độ chính trị, văn hóa, tôn giáo, hộ khẩu thường trú hay tạm trú đều phải chấp hành tốt các điều khoản trong bản hương ước, quy ước này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân; xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh

1. Về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Xây dựng các quy định là các biện pháp, cách thức nhằm phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; duy trì và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương; có biện pháp, cách thức giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; dạy nghề, tạo việc làm... nhm nâng cao thu nhập cho gia đình và cộng đồng dân cư.

Khuyến khích việc thành lập, tham gia các Hợp tác xã, Tổ hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.

2. Về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

a) Xây dựng các nội dung, quy định các biện pháp, cách thức vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các chương trình phục vụ cộng đồng do Nhà nước triển khai hoặc tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc do thôn, bản, tổ dân phố triển khai như: Biện pháp để vận động Nhân dân và hình thức biểu dương, khen thưởng để Nhân dân tự nguyện hiến đất, đóng góp cơ sở vật chất, công lao động xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em và các công trình công cộng trên địa bàn...

b) Khi xây dựng nhà, công trình phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật (đối với các trường hợp phải cấp phép) và đảm bảo phù hợp với quy hoạch.

c) Xây dựng các biện pháp, cách thức để đảm bảo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hợp vệ sinh; không thả rông gia súc; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không làm lây lan dịch bệnh; các biện pháp, cách thức đảm bảo cho người dân chăn nuôi, trồng trọt và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm đúng quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường.

Điều 4. Bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng (đối với các thôn, bản, tổ dân phố có rừng)

1. Bảo vệ môi trường

a) Xây dựng các biện pháp, cách thức thc hiện việc bảo vệ, duy trì, giữ gìn đường, ngõ sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn hành lang giao thông; xây dựng tuyến phố văn minh xanh, sạch, đẹp, sáng, đường thông, hè thoáng. Bảo vệ không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị như: Không đổ nước thải ra đường, việc xả nước thải, chất thải không làm ảnh hưởng đến hộ gia đình khác và môi trường xung quanh; mỗi hộ gia đình và người dân có ý thức trong việc tuyên truyền, vận động mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường từ nhà ra ngõ và cảnh quan môi trường chung. Xây dựng các biện pháp, cách thức bảo vệ nguồn nước ao, hồ, sông, suối.

b) Xây dựng và phát huy vai trò các tổ tự quản vệ sinh môi trường, thực hiện phân loại rác thải tại gia đình; khuyến khích xây dựng và ký các cam kết bảo vệ môi trường; nộp các khoản phí bảo vệ môi trường theo quy định (nếu có).

2. Bảo vệ và phát triển rừng

a) Đối với các thôn (bản, tổ dân phố) có rừng, thảm thực vật, vườn cây công cộng, vườn sinh thái... xây dựng các biện pháp, cách thức để Nhân dân tham gia sản xuất, kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng thích hợp nhằm vận động, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng như: Nhận trồng, khoanh nuôi, tái sinh rừng; không chặt phá rừng làm nương rẫy; không khai thác rừng và lâm sản trái phép; không săn bắn, nuôi nhốt, mua bán, vận chuyển, giết thịt trái phép các loại động vật hoang dã, quý hiếm, động vật, sinh vật, thực vật đang trong thời kỳ sinh sản, chưa đến thời kỳ khai thác... Thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng như: Không mang các vật liệu dễ gây cháy, nổ vào trong rừng, không đun nấu trong rừng, trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép thì phải thực hiện đúng các quy đnh về phòng cháy, chữa cháy; các hộ dân có hoạt động sản xuất, canh tác gần rừng thực hiện ký cam kết bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định

b) Quy định về biện pháp vận động, khuyến khích các thôn (bản, tổ dân phố) có các hình thức thiết thực tchức hưởng ứng thực hiện Tết trng cây trên địa bàn như: thời gian tổ chức trồng cây, khu vực trồng cây, việc tham gia của các hộ gia đình.

Điều 5. Xây dựng nếp sống văn hóa

1. Về xây dựng Gia đình văn hóa

Quy định cách thức để thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng gia đình văn hóa, hôn nhân và gia đình như cụ thể hóa cách thức để thực hiện các nguyên tắc: Vợ chồng chung thủy, thương yêu giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; không có bạo lực gia đình; ông bà, cha mẹ mu mực, con cháu hiếu thảo. Xây dựng các biện pháp, để gia đình phấn đấu hằng năm đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

2. Về xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa

a) Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa các hộ gia đình, cá nhân trong thôn (bản, tổ dân phố) như: Người trẻ phải tôn trọng người già, người già nên lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm với người trẻ; mọi người cùng thực hiện kính trên, nhường dưới...

b) Xây dựng cách thức để thực hiện và phát huy tình làng nghĩa xóm; tôn trọng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau; phát huy truyền thống "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", "tương thân, tương ái"; không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người có hoàn cảnh như: Người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, người nhiễm HIV/AIDS, người mắc dịch bệnh truyền nhiễm, người gặp khó khăn hoạn nạn...

c) Có các biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của thôn (bản, tổ dân phố) như: Duy trì các lễ hội, lập sổ vàng truyền thống, xây dựng gia phả dòng họ.... Cách thức xây dựng và duy trì hoạt động của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn (bản, tổ dân phố), đội văn nghệ quần chúng và các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; duy trì, phát triển các sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội tại khu dân cư.

d) Cách thức tham gia và tổ chức thực hiện tốt Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xây dựng thôn (bản, tổ dân phố) đạt danh hiệu thôn (bản, tổ dân phố) văn hóa.

3. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội

a) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới

Việc kết hôn phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình như: Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện; bảo đảm về độ tuổi kết hôn, không tảo hôn; không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn; thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND cấp có thm quyền.

Việc tổ chức cưới phải đảm bảo các quy định của pháp luật về việc cưới; trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, văn minh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và hoàn cảnh gia đình; không phô trương, lãng phí; hạn chế sử dụng rượu, bia; việc tchức cưới, hỏi không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tcông cộng. Khuyến khích đề ra các hình thức tổ chức cưới gọn nhẹ, sử dụng nhà văn hóa thôn, tổ dân phố làm lễ thành hôn.

b) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang

Khi có người chết phải thực hiện việc đăng ký khai tử theo quy định. Mọi người có trách nhiệm quan tâm động viên, chia sẻ, giúp đỡ khi gia đình trong thôn (bản, tổ dân phố) có việc tang. Lễ tang được tổ chức chu đáo, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Hạn chế, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc tang như: cam kết không xem bói, lập đàn cúng tế, không rải tiền, hạn chế vàng mã trong lễ tang... Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang (nếu có) chỉ nên thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng tộc. Thời gian mai táng người chết phù hợp với quy định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.

c) Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội

Các nghi thức lễ hội được thực hiện trang trọng, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, ý nghĩa của lễ hội và quy định của pháp luật; đề ra các biện pháp để bảo tồn các nghi lễ truyền thống văn hóa của lễ hội. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong lễ hội lành mạnh, phù hợp với tính chất của lễ hội. Có biện pháp giữ gìn an toàn, an ninh trật tự trong lễ hội. Đề ra các hình thức tuyên truyền, vận động để người dân có ý thức tránh xa các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan...

Điều 6. Thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chăm sóc sức khỏe Nhân dân

1. Vận động Nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình như: Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con; không lựa chọn giới tính thai nhi; không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái; chủ động, tự nguyện áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình; tiêm phòng đầy đủ cho bà mẹ, trẻ em.

2. Gia đình có trách nhiệm thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Gia đình tạo điều kiện cho con em được đi học đúng độ tuổi, tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng; phối hp với nhà trường, xã hội quản lý, giáo dục trẻ em trước, trong và sau giờ học. Phòng, chống tai nạn thương tích và các hành vi xâm hại trẻ em. Xây dựng các biện pháp khuyến khích tinh thần học tập của con em mình như: Xây dựng tủ sách của thôn (xóm, bản, tổ dân phố); ghi sổ vàng truyền thống; lập Quỹ khuyến học để tặng thưởng cho các cháu học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó...

3. Tuyên truyền, vận động Nhân dân có nếp sống lành mạnh, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội phù hợp; có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Khi ốm đau cần đến cơ sở y tế để khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 7. Bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

1. Xây dựng các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự trong thôn (bản, tổ dân phố); vận động Nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng. Xây dựng thôn (bản, tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh trật tự”.

2. Khuyến khích việc thành lập các tổ chức tự quản của thôn (bản, tổ dân phố) để góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

3. Tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch (kết hôn, khai sinh, khai tử, nuôi con nuôi...), pháp luật về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú); pháp luật về an toàn giao thông và các lĩnh vực pháp luật khác; không sử dụng lòng đường, hè phố trái phép. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật cần phải báo ngay cho cơ quan công an; Đồn, Trạm biên phòng nơi gần nhất hoặc báo cho Trưởng thôn (bản, tổ dân phố) để báo cơ quan có thẩm quyền.

4. Xây dựng các biện pháp góp phần thực hiện việc bảo vệ các công trình công cộng, nhà nước, an ninh quốc gia trên địa bàn như: Trường học, nhà văn hóa - khu thể thao, đường giao thông, cầu cống, di tích lịch sử, văn hóa, đường dây tải điện, nguồn nước sinh hoạt, đê điều, đập nước, mương máng, ao hồ, công viên, cây xanh, đèn chiếu sáng...; không lấn chiếm, xâm lấn hành lang bảo vệ các công trình. Mọi người có ý thức bảo vệ tài sản của mình và của người khác.

5. Tuyên truyền, vận động người dân không kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung khiếu kiện đông người, gây rối an ninh trật tự công cộng.

Điều 8. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức tự quản, các tổ chức đoàn thể vững mạnh

1. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; thực hiện dân chủ ở cơ sở

Xây dựng các biện pháp, phương thức thích hợp giúp Nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của Nhân dân; động viên và tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân. Vận động Nhân dân tham gia các hoạt động, phong trào do cấp có thẩm quyền hoặc do thôn (bản, tổ dân phố) phát động như: Tham gia các cuộc họp thôn (bản, tổ dân phố), tiếp xúc cử tri, tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến góp ý của Nhân dân ở cơ sở...

2. Xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức tự quản, các tổ chức đoàn thể vững mạnh

a) Xây dựng các biện pháp nhằm xây dựng thôn (bản, tổ dân phố) vững mạnh, Ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể, tổ chức tự quản hoạt động tốt.

b) Xây dựng các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho tổ hòa giải và các hòa giải viên hoạt động theo quy định của pháp luật; khuyến khích giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ trong Nhân dân thông qua tổ hòa giải ở cơ sở; các bên nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện kết quả hòa giải thành công.

c) Xây dựng các biện pháp nhằm huy động, vận động Nhân dân tham gia đóng góp các loại quỹ, các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng đóng góp của Nhân dân. Việc quản lý, sử dụng quỹ, các khoản thu của thôn (bản, tổ dân phố) phải được công khai theo quy định. Hương ước thôn (bản, tổ dân phố) không được đặt ra các khoản phí, lệ phí.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Khen thưởng

Đề ra hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thôn (bản, tổ dân phố) thực hiện tốt hương ước, quy ước như:

1. Biểu dương trước toàn thể Nhân dân thôn (bản, tổ dân phố) qua hội họp; thông qua loa truyền thanh cơ sở.

2. Xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình văn hóa tiêu biểu.

3. Đề nghị cấp có thm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Đề ra hình thức xử lý vi phạm các điều khoản trong hương ước, quy ước như:

1. Vi phạm lần đầu lỗi nhẹ bị phê bình, nhắc nhở trước cuộc họp toàn dân của thôn (bản, tổ dân phố).

2. Nếu vi phạm lỗi nặng hoặc tái phạm nhiều lần, có thể lựa chọn hình thức kiểm điểm trước họp toàn dân, không xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” (nếu là hộ gia đình) hoặc căn cứ tình hình thực tế, thôn, bản, tổ dân phố có thể đưa ra hình thức xử lý phù hp với quy định của pháp luật.

3. Trường hp vi phạm nghiêm trọng hương ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luận của tập thể có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc các biện pháp phạt khác nhưng không xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

4. Trường hợp người từ địa bàn khác đến vi phạm hương ước thì xử lý như đối với Nhân dân trên địa bàn; trường hp cố tình chống đối thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng thôn (bản, tổ dân phố) phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, các đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn, bản, tổ dân phố thực hiện đúng nội dung của hương ước, quy ước và giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước của thôn (bản, tổ dân phố).

2. Mọi người, mọi nhà trong thôn (bản, tổ dân phố) tự giác thực hiện hương ước, quy ước. Phương châm lấy giáo dục, thuyết phục là cơ bản, lấy dư luận xã hội để giáo dục; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp phải xử lý theo quy định tại các điều trong hương ước, quy ước.

3. Định kỳ 6 tháng, 01 năm họp dân để sơ kết đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước. Trong quá trình thực hiện, hương ước, quy ước sẽ được sửa đổi, bổ sung khi có những nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thôn (bản, tổ dân phố) hoặc theo nguyện vọng của Nhân dân trong thôn (bản, tổ dân phố).

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Bản hương ước/quy ước này gồm 4 Chương, 12 Điều được hội nghị toàn thể Nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trong thôn (bản, tổ dân phố) nhất trí thông qua, có giá trị thi hành kể từ ngày UBND huyện (thành phố, thị xã)....ra quyết định công nhận.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các trường hợp cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước/quy ước theo quy định thì toàn thể Nhân dân trong thôn (bản, tổ dân phố) quyết định và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, công nhận hương ước, quy ước./.

 

TRƯỞNG THÔN
(BẢN, TỔ DÂN PHỐ)

(Ký ghi rõ họ và tên)

TRƯỞNG BAN
CÔNG TÁC MẶT TRẬN

(Ký ghi rõ họ và tên)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/2021/QĐ-UBND ngày 29/07/2021 quy định về định hướng nội dung hương ước, quy ước thôn (bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


848

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.227.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!