BỘ VĂN HÓA,
THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3138/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày
12 tháng 09 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN NGÀY QUỐC
TẾ HẠNH PHÚC 20 THÁNG 3 HẰNG NĂM”
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16
tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1991/QĐ-BVHTTDL ngày 27
tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành
Kế hoạch xây dựng Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20
tháng 3 hằng năm”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề cương Đề án “Tổ chức
các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.
Điều 2. Ban Soạn thảo Đề án căn cứ Đề cương Đề án đã được phê duyệt
tổ chức, chỉ đạo xây dựng Đề án đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, quy trình và
thủ tục theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Gia đình, thủ trưởng các
đơn vị liên quan và Ban Soạn thảo Đề án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, GĐ, HN (20).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Vĩnh Ái
|
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20
THÁNG 3 HẰNG NĂM”
(Ban hành theo Quyết định số: 3138 /QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 9 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
THÔNG TIN
CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
Tên đề án
|
"Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm".
|
Cơ quan chủ trì thực hiện:
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
|
Cơ quan phối hợp:
|
Bộ Ngoại giao;
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Các cơ quan liên quan.
|
Phạm vi thực hiện:
|
Các Bộ, ngành và 63 tỉnh/thành phố.
|
Mục tiêu đề án:
|
Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20 tháng 3 hằng năm.
|
Kinh phí thực hiện
|
Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn
ngân sách nhà nước, được bổ sung trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ,
cơ quan Trung ương, địa phương; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động
khác.
|
Thời gian thực hiện:
|
2014-2020
|
Phần I
CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Hiến pháp 1992 (Điều 3):
"Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của
nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân
dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện".
- Cam kết của Chính phủ Việt Nam tham gia hưởng ứng
Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
- Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân (tại công văn số 2834/VPCP-KGVX ngày 10/4/2013 của Văn phòng Chính phủ)
giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ: Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án
"Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng
năm".
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
- Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hiệp quốc về
vấn đề này từ tháng 6/2012. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có
Việt Nam cùng cam kết ủng hộ ngày này, với mục tiêu đây không chỉ là một ngày
mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần – mà là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực
nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người
trên trái đất. Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng đồng thời cho biết, Liên hợp quốc
đã kêu gọi các nước thành viên, các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức xã
hội dân sự và công chúng nói chung cùng chào đón Ngày hạnh phúc thế giới bằng
cách tổ chức các hoạt động giáo dục và các chiến dịch nâng cao nhận thức.
- Việt Nam cần thể hiện hành động bằng những hoạt
động cụ thể hằng năm để hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc. Các hoạt động này vừa
là biểu hiện, vừa là kết quả của sự nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng
xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Các hoạt động được tổ chức đồng bộ, toàn diện trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa
nhân văn và được thực hiện một cách hệ thống từ trung ương tới địa phương.
III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
- Lịch sử và ý nghĩa của Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20 tháng 3.
- Bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về
tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM
1. Đề án được xây dựng trên nguyên tắc hệ thống,
toàn diện có ý nghĩa nhân văn; đề cập tới những hoạt động cần thiết được tổ chức
bởi hệ thống Nhà nước gồm các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội... nhằm
chăm lo hạnh phúc cho người dân.
2. Việc tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20 tháng 3 xuất phát từ thực tiễn của đất nước vừa gắn với khái niệm
hạnh phúc của người Việt Nam và kết quả nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số đánh giá
về hạnh phúc của người Việt Nam vừa gắn kết với các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc
tế hạnh phúc được tổ chức trên thế giới.
3. Đề án lồng ghép, phối hợp với các chiến lược,
chương trình, đề án liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, góp phần nâng
cao hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Nhà nước đảm bảo nguồn lực đồng thời huy động
sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội và tranh th sự trợ giúp của quốc tế trong
việc triển khai đề án.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Tổ chức các hoạt động và huy
động sự tham gia của xã hội hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu 1: Xây dựng và ban hành văn bản v/v
Hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3).
b) Mục tiêu 2: 100% các Bộ, ngành đoàn thể, tổ
chức chính trị xã hội, Uỷ ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo, tổ chức các
hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm.
c) Mục tiêu 3: Huy động các nguồn lực xã hội
trong việc tạo hạnh phúc cho gia đình, mọi người dân trong cộng đồng và xã hội.
d) Mục tiêu 4: Xây dựng, thí điểm và nhân rộng
mô hình gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc trên cơ sở bộ chỉ số đánh giá hạnh
phúc của người Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Xây dựng và ban hành Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ v/v Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
2. Xây dựng định hướng về nội dung và chủ đề
truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc hằng năm (từ năm 2014 đến năm
2020).
3. Tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20 tháng 3 hằng năm.
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức.
b) Tổ chức các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội.
c) Tổ chức và vận động toàn xã hội tham gia, hưởng
ứng các hoạt động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cá nhân và cộng đồng;
các hoạt động từ thiện, tương thân tương ái giúp đỡ người nghèo, người có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người gặp rủi do bởi thiên tai, tai nạn...
d) Tổ chức và vận động toàn xã hội tham gia, hưởng
ứng các hoạt động bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4. Xây dựng, thí điểm và nhân rộng các mô hình về
gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc trên cơ sở bộ chỉ số đánh giá hạnh phúc
của người Việt Nam.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong việc chăm lo, tạo dựng hạnh
phúc cho gia đình, cộng đồng và cá nhân trong cộng đồng.
2. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động hưởng ứng
ngày Quốc tế Hạnh phúc.
3. Tăng cường hợp tác quốc tế để có được sự hỗ
trợ về kinh nghiệm, nguồn lực tổ chức các hoạt động.
4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức các
hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn
ngân sách nhà nước, được bổ sung trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ,
cơ quan Trung ương, địa phương; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động
khác.
VI. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn I (từ năm 2014 đến năm 2015)
2. Giai đoạn II (từ năm 2016 đến năm 2020)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch.
2. Các Bộ, ngành liên quan.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
4. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội./.