ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2830/QĐ-UBND
|
Bình Dương, ngày 16 tháng 10 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày
23/11/2009;
Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày
21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về
Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định 1533/QĐ-TTg ngày
02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc
bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020
(Đề án 1533);
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại công văn số 113/SLĐTBXH-BTXH ngày 01/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ
liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Đề
án kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì, phối hợp Hội Người cao tuổi tỉnh và các Sở, ngành, đoàn thể định kỳ, kiểm
tra các địa phương thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành (20);
- Hội NCT;
- UBND các huyện, tx, tp;
- LĐVP, Thái, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Hưng
|
ĐỀ ÁN
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU GIAI ĐOẠN 2017-
2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số: 2830/QĐ-UBND
ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh)
I. Căn cứ xây dựng
Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2017 -
2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Người cao tuổi Việt Nam.
- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày
21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về
Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020.
Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày
02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ
liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án 1533).
Hướng dẫn số 401/HD-Hội NCT ngày
24/10/2016 của Hội Người cao tuổi Việt Nam về xây dựng Đề án nhân rộng mô hình
câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 tại địa phương.
2. Căn cứ thực tiễn
Tổng số người cao tuổi (NCT) trên địa
bàn tỉnh là: 83.104 người (số liệu báo cáo tổng hợp năm 2016).
Hiện nay toàn tỉnh có 525 câu lạc bộ
(CLB) người cao tuổi với 8.962 NCT tham gia. Các loại hình CLB thu hút NCT tham
gia sinh hoạt gồm có: thơ, ca, văn nghệ, bóng bàn, cầu
lông, thể dục dưỡng sinh, ông bà cháu, đặc biệt trong đó có 13 CLB liên thế hệ
tự giúp nhau thí điểm được thành lập. Các loại hình CLB đã tạo điều kiện cho
NCT tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao; các hoạt động
xã hội từ thiện. Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần
cho NCT. Tuy nhiên, vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Dương nói riêng đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương, NCT với sức khỏe và khả năng lao động giảm sút, bệnh tật, nhất là NCT
thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, NCT có hoàn cảnh khó khăn lại càng ít có cơ hội
được tiếp cận với các nguồn vốn vay, do các cơ quan tín dụng cho rằng việc cho
NCT vay mang tính rủi ro cao, có khả năng không thu hồi được vốn lẫn lãi. Hơn nữa,
không phải NCT nào cũng có cơ hội và điều kiện để tham gia sinh hoạt ở các CLB,
nhất là NCT thuộc các vùng xa, vùng khó khăn; NCT dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật
NCT và các văn bản hướng dẫn, Chính phủ ban hành Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và
nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ cho NCT. Tuy nhiên, việc thực hiện
các chính sách vẫn thiên về chăm sóc, trợ cấp xã hội, chưa hướng tới việc giảm
nghèo bền vững và phát huy NCT để có thể tham gia và tự giúp nhau cải thiện cuộc
sống, bảo vệ quyền lợi của mình. Thực
tế cho thấy, nhiều NCT, đặc biệt là NCT nghèo; cận nghèo, có hoàn cảnh khó
khăn, thiệt thòi không có cách để tự cải thiện cuộc sống của
mình, mặc dù họ vẫn còn sức khỏe và mong muốn tham gia.
Với kết quả xây dựng thí điểm CLB
liên thế hệ NCT tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh đến nay đã thành lập được 13 CLB
Liên thế hệ tự giúp nhau với 374 thành viên (thuộc các địa bàn thị xã Dĩ An, thị
xã Thuận An, thị xã Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng và thành phố Thủ Dầu Một); Đặc biệt
4 Hội cơ sở của thị xã Dĩ An xây dựng được 8 CLB loại hình này có 192 thành
viên, bước đầu đã cho thấy những mặt tích cực của CLB này đưa lại, góp phần
chăm sóc và phát huy vai trò NCT, chú trọng giúp đỡ NCT nghèo, cận nghèo và khó
khăn tại cộng đồng.
II. Mục tiêu, chỉ
tiêu, phạm vi, đối tượng, hoạt động của đề án
1. Mục
tiêu của đề án
a) Nhân rộng các mô hình CLB liên thế
hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp
nhau dựa vào cộng đồng để góp phần thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động
quốc gia về NCT tỉnh Bình Dương, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò NCT, chú
trọng giúp đỡ NCT nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.
b) Tăng cường sự tham gia của các cấp,
ngành, tổ chức xã hội, Hội NCT và cộng đồng trong công tác chăm sóc, phát huy
vai trò NCT trong bối cảnh già hóa dân số.
2. Chỉ tiêu của đề án
a) Giai đoạn 2017 - 2018: Xây dựng và
duy trì hoạt động khoảng 50 CLB liên thế hệ tự giúp nhau ở 9 huyện, thị xã và thành
phố Thủ Dầu Một (có ít nhất 3.000 thành viên, trong đó có 2.500 NCT tham gia).
b) Giai đoạn 2019 - 2020: Xây dựng và
duy trì hoạt động khoảng 91 CLB liên thế hệ tự giúp nhau ở 91 xã, phường và thị
trấn trên địa bàn toàn tỉnh (có ít nhất 7.000 thành viên, trong đó có 4.500 NCT
tham gia).
Các CLB liên thế hệ tự giúp nhau bảo
đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: 70% là NCT (từ 55 tuổi trở lên), 60
- 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó
khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện
thu nhập; 80% CLB liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy
chế.
3. Phạm vi và đối tượng của đề án
a. Phạm vi: Đề án được triển khai ở 9
huyện, thị xã và thành phố.
b. Đối tượng: NCT và gia đình của họ,
phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt NCT là phụ nữ nghèo, cận
nghèo, khó khăn.
4. Hoạt động của đề án
4.1. Lập kế hoạch, xây dựng tài
liệu hướng dẫn và tuyên truyền về đề án.
a) Xây dựng quy định về mô hình CLB
liên thế hệ tự giúp nhau bao gồm tiêu chí, quy định về cơ cấu tổ chức, điều lệ,
nội dung hoạt động, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính, quy trình
thành lập CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Phối hợp với Hội người cao tuổi để
xây dựng Quy chế hoạt động của mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau gồm: Sổ tay
hướng dẫn thành lập, quản lý mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau và các tài liệu
(hướng dẫn hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tình nguyện viên chăm
sóc tại nhà, hỏi đáp về quyền và lợi ích của NCT).
c) Tuyên truyền về đề án và mô hình
CLB liên thế hệ tự giúp nhau (biên soạn tài liệu, phối hợp với truyền thông, tổ
chức hội thảo).
d) Huy động nguồn lực của địa phương,
lồng ghép với các chương trình, dự án và các quỹ tại địa phương để hỗ trợ nguồn
Quỹ ban đầu cho các Câu lạc bộ.
4.2. Tập huấn kỹ thuật để nhân
rộng CLB liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.
a) Tập huấn cho cán bộ triển khai đề
án, cán bộ Hội NCT thành viên Ban Chủ nhiệm CLB liên thế hệ tự giúp nhau (dự kiến)
và cán bộ liên quan tại cấp huyện và cấp xã về phương pháp
thành lập, quản lý, các hoạt động của CLB liên thế hệ tự giúp nhau, tham quan
mô hình.
b) Hướng dẫn triển khai các hoạt động
tại các CLB liên thế hệ tự giúp nhau (lập kế hoạch, vay vốn, tăng thu nhập, văn
nghệ thể thao, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện viên chăm sóc tại
nhà, vận động nguồn lực, bảo vệ quyền, truyền thông,...).
Các hoạt động trên được tiến hành ở Hội
NCT đơn vị hành chính cấp xã theo kế hoạch nhằm bảo đảm thành lập các CLB có chất
lượng, sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh.
4.3. Giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các CLB liên thế hệ tự giúp nhau đang hoạt động để
làm nòng cốt nhân rộng các CLB mới.
a) Tổ chức các chuyến giám sát và hướng
dẫn kỹ thuật tại chỗ cho các CLB liên thế hệ tự giúp nhau (giám sát mẫu, giám
sát điểm...).
b) Tiến hành kiểm tra giám sát, sơ, tổng
kết rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB liên thế hệ tự
giúp nhau trong toàn tỉnh.
c) Thực hiện công tác báo cáo, sơ kết,
tổng kết (6 tháng, 1 năm) ở các địa phương và trong toàn tỉnh.
III. Giải pháp,
kinh phí, tổ chức thực hiện đề án
1. Giải pháp thực hiện đề án
1.1. Truyền thông, nâng cao nhận
thức của cộng đồng về CLB liên thế hệ tự giúp nhau và về NCT
a) Phối hợp với cơ quan truyền thông ở
địa phương để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động và hiệu quả của CLB
liên thế hệ tự giúp nhau về chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
b) Tổ chức tham quan mô hình, giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm để phổ biến, xây dựng CLB liên thế hệ tự giúp nhau và
mô hình khác.
c) Tuyên truyền về gương điển hình
CLB liên thế hệ tự giúp nhau và tác động của mô hình trong công tác chăm sóc và
phát huy vai trò NCT.
1.2. Huy động nguồn lực, vận động
các tổ chức, xã hội, doanh nghiệp tham gia
nhân rộng CLB liên thế hệ tự giúp nhau
a) Vận động nguồn lực từ các tổ chức
chính trị, xã hội, các hội đoàn thể, doanh nghiệp.
b) Thúc đẩy các địa phương, tổ chức Hội
NCT các cấp tự quản, tự xây dựng, quản lý và huy động nguồn vốn để nhân rộng
CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
1.3. Phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương, cơ quan liên quan để tạo điều kiện hỗ trợ thành lập và hoạt
động của CLB liên thế hệ tự giúp nhau
a) Hội NCT tỉnh phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để chỉ đạo lập kế hoạch triển khai thực hiện đề án; hướng
dẫn các địa phương xây dựng và triển khai đề án phù hợp với điều kiện của địa
phương; lồng ghép với chính sách phát triển kinh tế - xã hội; huy động sự tham
gia của chính quyền, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tìm giải pháp (theo
Điều 24 Luật NCT và Chương trình hành động quốc gia về NCT); để các thành viên
CLB liên thế hệ tự giúp nhau được vay vốn sản xuất giảm nghèo.
b) Hội NCT tỉnh phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh để
truyền thông, hướng dẫn CLB kiến thức sản xuất và lồng ghép nguồn lực từ chương
trình nông nghiệp, nông thôn mới.
c) Hội NCT tỉnh phối hợp với Sở Y tế,
Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, thể dục thể thao,
dưỡng sinh, văn nghệ... của các CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
d) Hội NCT tỉnh phối hợp với Ban công
tác về NCT tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh... tham gia
huy động nguồn lực để thành lập, quản lý và giúp đỡ các
CLB liên thế hệ tự giúp nhau hoạt động.
1.4. Tăng cường hợp tác quốc tế,
tìm nguồn trợ giúp kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ hoạt động và nhân rộng mô
hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
Hội NCT tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Hội
Chữ Thập đỏ tỉnh, các tổ chức về NCT quốc tế, tổ chức phi chính phủ... để tìm
nguồn hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp,
các nhà tài trợ nước ngoài,... nhằm nhân rộng các CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
2. Kinh phí thực hiện đề án
2.1. Ngân sách nhà nước: 859,6
triệu đồng.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ để thực hiện
các hoạt động:
a) Quản lý Đề án, chỉ đạo, tuyên truyền,
sơ kết, tổng kết về CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
b) Tổ chức tập huấn ban đầu cho Hội
NCT các địa phương, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn về CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
c) Công tác Giám sát nhân rộng mô
hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau (thành lập, hoạt động, quản lý quỹ...).
2.2. Nguồn huy động
a) Huy động đóng góp từ các tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật
- Đẩy mạnh huy động đóng góp từ nguồn
xã hội hóa để nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, vận động các tổ
chức, cá nhân tài trợ hoặc tham gia thực hiện đề án.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể
lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án khác tại địa phương để hỗ trợ
thực hiện đề án và chăm sóc NCT.
b) Huy động đóng góp của các hội viên, từ các nguồn Quỹ tại địa phương
- Phối hợp với chính quyền các cấp sử
dụng nguồn lực từ các Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT và các nguồn quỹ khác ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã...) để hỗ trợ nguồn
quỹ ban đầu cho các CLB liên thế hệ giúp nhau nhằm mục đích giảm nghèo cho các
thành viên CLB.
- Huy động sự đóng góp của cá nhân và
cộng đồng của hội viên Hội NCT và các thành viên CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
c) Vận động nguồn tài trợ của
các tổ chức Xã hội
- Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế
để xây dựng các dự án về nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
- Vận động sự đóng góp, tài trợ của
các tổ chức, cá nhân để nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
3. Tổ chức thực hiện đề án
3.1. Hội NCT tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Ban công tác NCT tỉnh,
các Sở, ngành liên quan và các tổ chức, đoàn thể trong việc xây dựng kế hoạch; triển
khai thực hiện các hoạt động của đề án; giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực
hiện đề án; huy động nguồn tài chính hợp pháp khác; báo cáo Chính phủ về kết quả
thực hiện và các vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai; kiến nghị những
điều chỉnh cần thiết, phù hợp với thực tế của từng giai đoạn;
b) Phối hợp với chính quyền cấp huyện,
cấp xã, Hội NCT và các đoàn thể ở địa phương xây dựng đề án của địa phương, tổ
chức huy động nguồn lực và hỗ trợ thực hiện đề án;
c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, Hội Chữ thập đỏ các cấp vận động nguồn lực cho việc nhân rộng CLB liên thế
hệ tự giúp nhau, sử dụng nguồn Quỹ vì người nghèo và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện Đề án.
3.2. Ban công tác NCT tỉnh:
a) Hỗ trợ Hội NCT tuyên truyền, lập kế
hoạch, triển khai và huy động nguồn lực thực hiện đề án;
b) Chỉ đạo Ban công tác NCT cấp huyện,
xã ở các địa phương lồng ghép các nội dung tập huấn, triển khai xây dựng và thực
hiện đề án.
3.3. Các Sở, ngành và các tổ
chức chính trị xã hội:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(Thường trực Ban Công tác NCT tỉnh): Phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện; lồng
ghép vào các chương trình và các dự án, đề án khác có liên quan để thực hiện đề
án; phối hợp với Hội NCT tỉnh và Ban công tác về NCT tỉnh giám sát, đánh giá việc
triển khai, thực hiện đề án.
b) Sở Tài chính: Hỗ trợ kinh phí triển
khai đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn kiểm
tra sử dụng kinh phí thực hiện đề án.
c) Sở Thông tin và Truyền thông:
tuyên truyền và nâng cao nhận thức về CLB liên thế hệ tự giúp nhau, và huy động
nguồn lực để nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan tạo điều kiện hỗ trợ nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp
nhau; hướng dẫn các Câu lạc bộ tham gia các chương trình giảm nghèo bền vững,
các mô hình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới,...
đ) Sở Y tế: Chỉ đạo các cấp tạo điều
kiện cho các CLB liên thế hệ tự giúp nhau được khám sức khỏe định kỳ, tuyên
truyền, phổ biến về chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà cho NCT cô đơn,
khó khăn. Hỗ trợ kỹ thuật để thành lập đội ngũ tình nguyện viên chăm sóc NCT có
hoàn cảnh khó khăn.
e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chỉ đạo các cấp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho những CLB liên thế hệ tự giúp nhau
trong các hoạt động thể dục thể thao,
dưỡng sinh, văn nghệ...
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội... vận động các nguồn
hỗ trợ phát triển ODA, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của đề án vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp tỉnh và địa phương.
h) Sở Ngoại vụ: Là đầu mối, hỗ trợ Hội
NCT tỉnh và các địa phương tìm nguồn hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính từ các tổ
chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ,... và hợp tác quốc tế để nhân
rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau.
i) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh: Chỉ đạo các địa phương vận động nguồn lực để nhân
rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau, Chỉ đạo các tổ
chức đoàn thể thành viên (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ,...) phối hợp, hỗ trợ thực hiện và giám
sát đề án.
3.4. Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã:
a) Chỉ đạo xây dựng đề án và tổ chức
triển khai đề án của địa phương mình trên cơ sở đề án chung và Chương trình
hành động quốc gia về NCT, lồng ghép với các đề án khác đang triển khai ở địa
phương.
b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tùy
theo tình hình cụ thể của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí và phối hợp với
các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác và tạo điều kiện thực hiện và
giám sát thực hiện đề án.
c) Xem xét, chỉ đạo sử dụng nguồn Quỹ
chăm sóc và phát huy vai trò NCT và huy động các nguồn lực xã hội hóa ở địa
phương (huyện, xã...) để thực hiện đề án.
d) Phối hợp với Hội NCT thực hiện
tuyên truyền, quảng bá về CLB liên thế hệ tự giúp nhau và công tác chăm sóc và
phát huy vai trò NCT tại địa phương./.