Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2644/QĐ-UBND 2022 chính sách hỗ trợ phát huy văn hóa đồng bào Cơ Tu Đà Nẵng

Số hiệu: 2644/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 08/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2644/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CƠ TU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chương trình hành động số 08/CTr/TU ngày 23 tháng 4 năm 2021 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố;

Căn cứ Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 23 tháng 06 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai Chương trình hành động số 08/CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố;

Căn cứ Thông báo số 328-TB/TU ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Thành ủy về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại cuộc họp ngày 29/7/2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 2503/SVHTT-NSVHGĐ ngày 30 tháng 8 năm 2022 về Vv báo cáo tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo “Đề án xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030” và ý kiến thành viên UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030” (đính kèm nội dung Đề án).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Giao Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (để b/c);
- TTTU, TTHĐND (để b/c);
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, KGVX, SVHTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ
TỊCH




Trung Chinh

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CƠ TU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, THỰC TRẠNG VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Dân số thành phố hiện nay là 1.161.430 người, trong đó có khoảng 4.942 người thuộc 28 thành phần dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 0,44%). Trong số 28 thành phần dân tộc thiểu số, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 60% (2.974 người); tiếp đến là dân tộc Cơ Tu chiếm 24,3% (1.198 người); 26 dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ hơn 15% với tổng số 770 người. Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố với bản sắc văn hóa riêng đã góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú cho văn hóa của thành phố.

Đồng bào các dân tộc thiểu số được phân bố rải rác trên toàn địa bàn thành phố (quận Hải Châu với 737 hộ/1.997 nhân khẩu, quận Thanh Khê 265 hộ/640 nhân khẩu, quận Sơn Trà 91 hộ/229 nhân khẩu, quận Ngũ Hành Sơn 59 hộ/119 nhân khẩu, quận Cẩm Lệ 147 hộ/303 nhân khẩu, quận Liên Chiểu 70 hộ/239 nhân khẩu, huyện Hòa Vang 466 hộ/1.418 nhân khẩu). Trong đó, đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống tập trung tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã Hòa Bắc, thôn Phú Túc của xã Hòa Phú và một số ít ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Phụ lục 1).

Đại đa số đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đã định cư nhiều năm, trải qua nhiều thế hệ, sống cộng cư với đồng bào người Kinh, có mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hòa đồng với cộng đồng các khu dân cư; phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo của đa số các dân tộc mang tính đặc thù đã bị mai một đi nhiều, chỉ có đồng bào dân tộc Cơ Tu còn lưu giữ, bảo tồn và phục dựng được một số hoạt động văn hóa truyền thống mang nét đặc trưng riêng.

Những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội nhằm đẩy mạnh, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong đó, do ở địa bàn vùng sâu, đời sống kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao, đồng thời, sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, giá trị nên thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung chú trọng chăm lo đời sống vật chất và phát triển văn hóa cho dân tộc Cơ Tu của huyện Hòa Vang.

Tuy nhiên, với quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế du lịch cùng với những yếu tố khách quan trong quá trình bảo tồn và phát huy văn hóa Cơ Tu, đã nảy sinh những hạn chế nhất định, cần có những giải pháp trọng tâm. Đồng thời, bước sang giai đoạn mới, với sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội cùng những chuyển biến của nội tại cộng đồng Cơ Tu trên địa bàn thành phố, tất yếu cần có những chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa Cơ Tu phù hợp, đồng bộ, tổng thể và mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu văn hóa của đồng bào cũng như hài hòa với con đường phát triển chung của thành phố trong giai đoạn mới. Những chính sách phù hợp, kịp thời, toàn diện trong giai đoạn 2022- 2030 sẽ là mạch nối quan trọng để phát huy kết quả trong công tác bảo tồn và phát huy trong giai đoạn trước, vừa là cơ hội để đồng bào tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của mạch nguồn văn hóa quý báu đã được trao truyền, làm tài nguyên quan trọng cho sự phát triển chính trị - kinh tế - xã hội cho cộng đồng và vùng Tây Bắc thành phố.

Trong xu thế phát triển bền vững xã hội hiện nay, văn hóa được coi là một trong ba nhân tố cơ bản để xây dựng và phát triển bền vững xã hội. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Cơ Tu nói riêng là tài sản quý giá được trao truyền qua nhiều thế hệ. Đó là giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả. Sự mai một, phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, lâu dài, ổn định cho vùng đất con người ở địa bàn thành phố. Nếu không sớm có nhận thức và hành động kịp thời để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống thì không những mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo không đạt được như mong đợi, mà các vấn đề về văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường cũng theo đó khó có thể thực hiện được như kỳ vọng của các cấp ủy Đảng và chính quyền.

Với những lý do trên, việc ban hành Đề án “Xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030” là sự cần thiết nhằm hỗ trợ đồng bào Cơ Tu trên địa bàn thành phố từ trong nhận thức và thực tiễn cuộc sống, từng bước giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc.

II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CƠ TU

1. Ngôn ngữ, chữ viết

Trong lịch sử, người Cơ Tu trên địa bàn thành phố có ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên, với sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, hiện nay ngôn ngữ Cơ Tu đang đứng trước nguy cơ ngày càng bị thu hẹp. Một bộ phận thanh thiếu niên không biết, ít nói hoặc không muốn sử dụng tiếng nói của dân tộc mình. Thực trạng đó làm cho sợi dây kết nối văn hóa truyền thống của dân tộc có nguy cơ đứt gãy.

- Tiếng nói: người Cơ Tu sử dụng tiếng Cơ Tu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong các sinh hoạt và thực hành văn hóa truyền thống của người Cơ Tu (Lễ hội, hát, múa, ví...).

- Chữ viết: người Cơ Tu không có chữ viết và không sử dụng chữ viết quốc ngữ phiên âm tiếng Cơ Tu. Hiện nay, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam đã phối hợp có nhiều công trình về chữ viết Cơ Tu như: “Từ điển Cơ-tu-Việt-Cơ-tu”, “Sách học tiếng Cơ-tu” (Prả Cơ-tu), “Nghiên cứu hoàn thiện chữ viết Cơ-tu”... Tuy nhiên, hiện nay, bộ chữ viết và các tài liệu này chưa được sử dụng tại cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng.

2. Trang phục truyền thống

Người Cơ Tu hiện nay bảo tồn tương đối tốt trang phục truyền thống. Họ đã phục hồi được nghề dệt thổ cẩm nhưng sản phẩm chưa đủ cung cấp cho cộng đồng. Để bảo đảm đủ nhu cầu, họ đặt mua thổ cẩm ở các huyện miền núi Quảng Nam và huyện A Lưới - Huế. Trang phục truyền thống chủ yếu sử dụng trong các dịp lễ hội, ngày tết, đám cưới, đám tang và trong hội họp, các sự kiện trọng đại. Học sinh tiểu học người Cơ Tu ở xã Hòa Bắc mặc trang phục truyền thống 2 buổi học/tuần. Thổ cẩm người Cơ Tu Đà Nẵng vẫn giữ đúng hoa văn truyền thống nhưng chất liệu là sợi công nghiệp và trang phục đều đã được may theo lối cách tân. Đàn ông Cơ Tu không còn đóng khố, cởi trần như trước đây.

Cùng với những tác động của các yếu tố lịch sử, quá trình tiếp biến văn hóa và sự biến đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội, trang phục - trang sức truyền thống của đồng bào Cơ Tu đã và đang bị biến dạng, mất gốc và thay thế bằng các trang phục đã được cách tân. Nếu không kịp thời bảo tồn và phát huy, trong thời gian không xa, các trang phục - truyền thống sẽ mất đi, bản sắc văn hóa truyền thống không thể phục hồi lại được.

3. Thiết chế văn hóa truyền thống và nhà ở

- Về thiết chế ván hóa truyền thống: Người Cơ Tu ở Đà Nẵng có 03 có nhà Gươl ở 03 thôn: Phú Túc (Hòa Phú), Tà Lang, Giàn Bí (Hòa Bắc), huyện Hòa Vang. Nhà Gươl là kiến trúc cộng đồng tiêu biểu của người Cơ Tu, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng, là nơi tiến hành các sinh hoạt cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt, lễ hội chung của làng, nơi lưu giữ những hiện vật thiêng và quý của cộng đồng. Vì vậy, việc khôi phục lại nhà Gươl truyền thống đã khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu, giúp cho các thế hệ người Cơ Tu mai sau hiểu biết và kế thừa những giá trị văn hóa vật chất tinh thần của dân tộc mình.

Nhận thức rõ về giá trị của nhà Gươl trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc, những năm qua, thành phố đã triển khai hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa và đầu tư trang thiết bị cơ bản. Tuy nhiên, chưa đảm bảo so với nhu cầu văn hóa của đồng bào trong sự phát triển mới cũng như phục vụ hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa([1]).

- Nhà ở truyền thống: tất cả các hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu ở đây đã không còn ở nhà sàn, thay vào đó là nhà xây kiên cố và bán kiên cố được UBND thành phố xây dựng theo chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm từ năm 2004. Việc bài trí trong nhà, nhiều dụng cụ gia đình, lối ăn ở, sinh hoạt của đồng bào phần nhiều đã giống người Kinh. Trang thiết bị trong nhà đã được hiện đại tối đa. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng.

4. Nghệ thuật và lễ hội truyền thống

Từ năm 2016 đến nay, hằng năm huyện Hòa Vang đều tổ chức liên hoan văn hóa, thể thao và phục dựng hai lễ hội truyền thống của người Cơ Tu. Lễ hội được tổ chức luân phiên giữa 03 thôn người Cơ Tu ở Hòa Vang, đồng thời có mời các huyện Đông Giang và Tây Giang tỉnh Quảng Nam cùng tham gia giao lưu làm cho sự kiện trở nên quy mô hơn và thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết giữa cộng đồng người Cơ Tu ở hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Chương trình lễ hội là các hoạt động văn hóa, thể thao như: trình diễn nghệ thuật cồng chiêng - tung tung dzá dzá, hát lý, nói lý, cử hành các nghi thức truyền thống; trưng bày hiện vật trong đời sống lao động sản xuất; trình diễn hát múa, nhạc cụ; các lễ hội được cử hành gồm: mừng lúa mới, lễ kết nghĩa giữa các thôn, lễ dựng nêu và các môn thể thao truyền thống của người Cơ Tu như ném lao, bắn nỏ, đi cà kheo, leo cột lồ ô... Hiện nay, cồng, chiêng vẫn còn được duy trì trong các dịp Tết, cưới xin, ma chay, cúng bái và chỉ do những người lớn tuổi ở các thôn trình diễn. Tuy nhiên, mật độ lễ hội và tính chất trang nghiêm bị giảm dần nên cồng, chiêng cũng vì thế ít cử hành. Mặt khác, đa số thanh niên ít quan tâm đến cồng chiêng nên khả năng thất truyền nghệ thuật cồng, chiêng ở cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó việc bảo tồn nghệ thuật cồng, chiêng là việc làm cấp bách hiện nay.

5. Nghề truyền thống

Cộng đồng Cơ Tu ở Đà Nẵng có các nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc gỗ và nấu rượu cần. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn nghề nấu rượu cần được người dân tại Phú Túc duy trì. Nghề dệt thổ cẩm đã thất truyền hoàn toàn và chỉ còn 01 người biết nghề (bà Nguyễn Thị Nhíp, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc). Từ năm 2018, huyện Hòa Vang đã tổ chức cho đồng bào đi học nghề dệt ở Quảng Nam để về học cách bảo tồn và phục vụ du lịch.

III. CÔNG TÁC BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CƠ TU THỜI GIAN QUA

Những năm qua, thành phố đã có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm đẩy mạnh, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhiều chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số đã được ban hành. Trong đó, do ở địa bàn vùng sâu, đời sống kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao nên thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung chú trọng chăm lo đời sống vật chất và phát triển văn hóa cho dân tộc Cơ Tu của huyện Hòa Vang.

Cụ thể và chuyển biến rõ rệt nhất trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu là việc ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 4271/KH-UBND ngày 08/6/2015 của UBND thành phố về việc Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, với các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn kịp thời các giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở tại địa bàn người Cơ Tu sinh sống, góp phần phát triển loại hình du lịch văn hóa của thành phố.

Theo đó, UBND huyện Hòa Vang đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu trên địa bàn, như: tuyên truyền cho người dân biết giá trị của văn hóa truyền thống cộng đồng Cơ Tu; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu trong đồng tộc và với các dân tộc khác ở các địa phương khác để đồng bào sử dụng nhiều hơn trang phục truyền thống của mình; tổ chức các lớp dạy nghề mời nghệ nhân từ huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) để truyền dạy lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho phụ nữ Cơ Tu của huyện. Thực hiện mua, cấp phát trang phục truyền thống cho các em học sinh là người Cơ Tu. Mua một số trang phục truyền thống cho đồng bào là hạt nhân văn nghệ; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để người dân hiểu thêm về văn hóa của tộc người mình, nỗ lực hơn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa của trang phục truyền thống. Mở rộng diện tích, nâng cấp, tôn tạo các nhà Gươl theo hướng đảm bảo kiến trúc truyền thống, thuận tiện trong việc sinh hoạt của đồng bào...

Kết thúc năm 2020, các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch cơ bản đã đạt được. Những kết quả có được trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu đã thực sự là động lực phát triển văn hóa gắn với du lịch, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường lành mạnh, tiến bộ, đẩy lùi những tập tục, lạc hậu và tệ nạn xã hội vùng dân tộc trên địa bàn huyện Hòa Vang. Những chính sách và biện pháp trên đã mang lại kết quả tích cực đối với việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và vật chất cho vùng có đồng bào dân tộc, làm cho mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào Cơ Tu được nâng lên rõ rệt.

Với phương châm coi trọng phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển vùng dân tộc thiểu số, ngày 23/01/2017, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 629/KH-UBND về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020, định hướng đến nám 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cùng với đó, thành phố cũng đã tập trung triển khai các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng Cơ Tu gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Cơ Tu, như: Ban hành Đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ Tu tại thôn Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc; Thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch cộng đồng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú; Phối hợp với Điều phối viên quốc gia Chương trình SGP-GEF xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Cơ Tu tại xã Hòa Bắc.

Ngày 16/11/2021, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 4398/QĐ-UBND về ban hành Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án nhằm khai thác tài nguyên sinh thái tự nhiên, tài nguyên văn hóa, làng nghề truyền thống hiện có ở các cụm một cách bền vững, xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc thù, tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm làm điểm nhấn thu hút khách du lịch; xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng có chất lượng và có khả năng cạnh tranh. Theo đó, mục tiêu đến giữa năm 2021, vận hành hiệu quả homestay đầu tiên và cung cấp 04 sản phẩm du lịch cộng đồng mới, có chất lượng. Đến năm 2022, hoàn thiện đầy đủ hệ thống hạ tầng hỗ trợ, hạ tầng công cộng khác; toàn huyện có 10 homestay đưa vào vận hành và 12 sản phẩm du lịch mới có chất lượng tốt. Sau 03 năm, trong điều kiện phát triển thuận lợi, sẽ phát triển tại các cụm. DLCĐ từ 20 đến 25 điểm phục vụ lưu trú homestay, 03 đến 05 điểm phục vụ dã ngoại (picnic). Các cụm DLCĐ bảo đảm phục vụ được lượng lớn du khách. Tổng lượng khách trung bình mỗi năm đạt khoảng 400.000 khách. Phân kỳ giai đoạn và khu vực phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, ưu tiên theo thứ tự như sau: cụm du lịch cộng đồng Tà Lang - Giàn Bí xã Hòa Bắc sẽ phát triển loại hình du lịch không gian sinh thái văn hóa dân tộc người Cơ Tu kèm các dịch vụ trải nghiệm sinh hoạt của người Cơ Tu, các hoạt động du lịch thiện nguyện; Cụm du lịch cộng đồng Túy Loan - Thái Lai (các xã Hòa Phong và Hòa Nhơn) sẽ phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái cộng đồng, du lịch đường sông, du lịch văn hóa, kèm các dịch vụ trải nghiệm sinh hoạt nông thôn làng nghề nông nghiệp; Cụm Trung Nghĩa - Đông Sơn - Hòa Trung (xã Hòa Ninh) sẽ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, cắm trại dã ngoại (camping), trang trại du lịch (farmstay), kèm các hoạt động vui chơi giải trí và trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao, Giai đoạn 2025-2030, ưu tiên theo thứ tự như sau: cụm lịch cộng đồng An Định - Phò Nam - Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc): phát triển du lịch nghỉ dưỡng, cắm trại dã ngoại, trang trại du lịch, kèm các hoạt động thám hiểm núi rừng, các dịch vụ vui chơi giải trí sông nước và trải nghiêm nông nghiệp công nghệ cao; Các điểm còn lại sẽ hoạt động du lịch trải nghiệm, làm nông dân, ẩm thực và thưởng ngoạn các vùng hoa công nghệ cao... Hiện nay, UBND huyện Hòa Vang, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan đang tổ chức triển khai các nội dung theo tiến độ đề ra.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt đạt được

Trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các văn bản liên quan đến công tác dân tộc, thành phố Đà Nẵng đã có những chủ trương, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả các nội dung về công tác dân tộc, trong đó có dân tộc Cơ Tu. Bên cạnh việc chăm lo nâng cao đời sống kinh tế, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu đã từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại. Đồng bào đã từng bước nâng cao nhận thức về giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc và tham gia vào các dự án bảo tồn văn hóa do địa phương và thành phố thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng bào Cơ Tu Đà Nẵng đã cùng với các cấp chính quyền không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển văn hóa thông qua các hoạt động phục dựng lễ hội, liên hoan văn hóa, thể thao và mở rộng giao lưu học hỏi để làm giàu vốn văn hóa của mình. Thông qua các hoạt động này, bản sắc của đồng bào được bảo tồn và phát huy, mở ra triển vọng phát triển du lịch cộng đồng, đem lại thu nhập bền vững cho bà con.

Việc triển khai có hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng người Cơ Tu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã mang lại hiệu quả thiết thực, bên cạnh việc chăm lo nâng cao đời sống kinh tế, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu đã từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại. Đồng bào đã từng bước nâng cao nhận thức về giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc và tham gia vào các dự án bảo tồn văn hóa do địa phương và Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện. Hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch đều được ngành Văn hóa và UBND huyện Hòa Vang thực hiện đạt yêu cầu, một số nhiệm vụ có kết quả nổi trội.

Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và khởi động dự án du lịch cộng đồng, gần đây người Cơ Tu được đông đảo công chúng biết đến với tư cách là một cộng đồng góp phần làm đa dạng văn hóa của thành phố Đà Nẵng. Từ đó, giúp đồng bào thêm tự hào về bản sắc của dân tộc mình.

2. Những khó khăn, vướng mắc

Hiện nay mặt bằng dân trí của đồng bào Cơ Tu Hòa Vang vẫn còn hạn chế, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn và sự đầu tư của Nhà nước cho bảo tồn văn hóa còn thấp, thiếu cán bộ chuyên trách về văn hóa dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những người già, nghệ nhân am hiểu truyền thống dần dần mất đi nên đã có sự đứt gãy trong văn hóa của cộng đồng giữa, truyền thống và hiện đại. Vì vậy việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, nhiều thách thức cần giải quyết, cần vượt qua. Trước hết đó là nguy cơ thất truyền, mai một của các loại hình di sản văn hóa, phong tục, lễ hội trước áp lực của sự phát triển, hội nhập. Trong đó, đặc biệt là áp lực của ngành kinh tế du lịch - dịch vụ, đã tăng nguy cơ suy thoái về môi trường sinh thái - nhân văn. Tiếp đến là vấn đề nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện, con người bố trí cho công tác bảo tồn văn hóa người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.

Thời gian gần đây, huyện Hòa Vang triển khai một số mô hình du lịch cộng đồng tại Hòa Bắc, Hòa Phong và Hòa Phú, tuy nhiên các mô hình chỉ đang ở mức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực và đang gặp phải nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách cần được tháo gỡ để từng bước phát triển. Điều này cũng hạn chế trong công tác phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

3. Nguyên nhân của thực trạng văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu

- Nhận thức trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, bảo tồn và phát huy, văn hóa và kinh tế... còn lúng túng.

- Một số chính sách, dự án, bên cạnh hiệu quả đem lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đã tác động đến việc bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc trong khi định hướng bảo tồn chưa thống nhất.

- Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào nhiều khi chưa xuất phát từ cộng đồng, vì cộng đồng, chưa phát huy vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng.

- Công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tuy đã được chú trọng nhưng sự đầu tư còn thấp, kinh phí phân bổ hàng năm còn hạn hẹp.

- Vai trò của chủ thể, của người dân, của cộng đồng chưa được phát huy và đặt đúng vị trí trong việc lập kế hoạch, xây dựng cũng như triển khai, tổ chức quản lý, giám sát đối với các dự án nói chung và các chương trình, dự án về văn hóa vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu nói riêng.

- Nghệ nhân, người am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu ngày càng ít dần, trong khi nhiều di sản không được ghi chép, truyền dạy cho thế hệ sau.

- Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống chỉ mới tập trung đối với các giá trị đặc trưng, còn nhiều giá trị văn hóa chưa được tiếp cận khai thác. Mặt khác, chưa tạo được tính kết nối giữa các dân tộc thiểu số để phát huy tinh thần tự tôn và đoàn kết giữa các dân tộc.

- Người Cơ Tu ở huyện Hoà Vang có số dân ít, lại phân bố ở hai khu vực hoàn toàn cách biệt với không gian văn hóa của cộng đồng người Cơ Tu ở khu vực miền Trung. Vì vậy, hoạt động bảo tồn chỉ mới tổ chức riêng cho dân tộc Cơ Tu và phần nhiều mang tính nội bộ, chưa thu hút được sự tham gia của các dân tộc khác.

- Xu hướng hội nhập văn hóa cộng với đời sống kinh tế có những biến đổi nhanh chóng nên các giá trị văn hóa của đồng bào đứng trước nguy cơ mai một và bảo tồn thiếu tính bền vững trước các giá trị văn hóa mới.

IV. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.

- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014.

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015.

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.

- Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Chỉ thị số 194/CT-BVHTTDL ngày 20/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”.

- Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

- Quyết định số 2299/QĐ-BVHTTDL ngày 16/8/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.

- Hướng dẫn cố 677/HD-BVHTTDL ngày 03/03/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 23/6/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 23/4/2021 của Thành ủy Đà Nẵng.

- Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày về triển khai Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 ngày phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

- Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 25/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phần thứ hai

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA ĐỒNG BÀO CƠ TU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Quan điểm

- Triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu làm nền tảng cho phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội vùng núi huyện Hòa Vang, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào so với bình quân chung của thành phố. Mục tiêu, chỉ tiêu và các nội dung triển khai cụ thể của Đề án là nền tảng, đòn bẩy, đồng thời là mục tiêu để định hướng, điều chỉnh việc triển khai các nhiệm vụ khác trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Nâng cao năng lực, hoàn thiện và phát huy vai trò chủ thể văn hóa của đồng bào Cơ Tu trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, đồng bào vừa là chủ thể sáng tạo, là trung tâm của các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, các nghệ nhân, người nắm giữ các bí quyết, kỹ năng thực hành văn hóa trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Huy động mọi nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố. Gắn công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu với việc phát triển kinh tế, du lịch tại huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố nói chung.

- Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào. Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp giữa các hình thức, phương pháp bảo tồn và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, có tổ chức sơ kết, tổng kết.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

- Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nhằm tạo động lực phát triển văn hóa gắn với du lịch, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, môi trường lành mạnh, tiến bộ, đẩy lùi những tập tục, lạc hậu và tệ nạn xã hội vùng dân tộc thiểu số.

- Bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào, làm đa dạng đời sống văn hóa trên địa bàn thành phố; phát triển, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung về công tác dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.

- Phát huy vai trò chủ thể văn hóa của đồng bào và giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- 100% thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu được bảo tồn và hoạt động hiệu quả.

- 100% lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu được nghiên cứu, phục dựng, lưu giữ (thông qua tư liệu, hình ảnh, phim.

- Phục hồi và phát triển nghề dệt thổ cẩm.

- 100% nghệ nhân là đồng bào Cơ Tu được hỗ trợ trong việc trao truyền, đào tạo những người kế cận.

- 100% công chức văn hóa xã vùng đồng bào Cơ Tu được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

- 100% số thôn vùng đồng bào Cơ Tu được hỗ trợ xây dựng các CLB văn hóa - văn nghệ truyền thống.

- 100% thôn vùng đồng bào Cơ Tu được hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng và trang bị các dụng cụ tập luyện thể dục, thể thao.

- 60-70% công chức 3 xã: Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Ninh học và sử dụng tiếng Cơ Tu khi giao tiếp với cộng đồng người Cơ Tu.

3. Yêu cầu

- Nghiên cứu cụ thể, đánh giá đúng và triển khai thực hiện công tác bảo tồn một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; bảo tồn nguyên trạng, lưu giữ các yếu tố, giá trị văn hóa gốc, tốt đẹp của đồng bào, tránh vội vàng và làm sai lệnh các giá trị văn hóa tốt đẹp vốn có.

- Xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện của Đề án cần phân định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, người dân, cộng đồng nhằm đảm bảo người dân được tham gia từ đầu và là chủ thể thực hiện, góp phần đảm bảo chính sách được triển khai thực hiện thực sự có hiệu quả, các giá trị văn hóa được giữ gìn, phát huy lâu dài, bền vững.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA BÀN ÁP DỤNG VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH

1. Đối tượng của Đề án: Một số loại hình và đối tượng thực hành văn hóa truyền thống có những đặc trưng cơ bản nhất và có nguy cơ mai một của dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng.

2. Phạm vi của Đề án: Đồng bào Cơ Tu sinh sống tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3. Địa bàn: 03 xã: Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang

4. Nguyên tắc hỗ trợ

- Bảo tồn, phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn, từng dân tộc.

- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào Cơ Tu. Các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các đồng bào Cơ Tu khi triển khai phải có sự tham gia, giám sát của cộng đồng; tôn trọng cộng đồng, lấy cộng đồng làm chủ thể trong việc bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống.

- Trong cùng một nội dung hỗ trợ, các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Đề án này thì không được hỗ trợ theo quy định khác và ngược lại.

III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

1. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và truyền thông về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu

- Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu trên địa bàn, làm cơ sở tham mưu triển khai các giải pháp bảo tồn, phát triển sát với tình hình thực tế.

- Xây dựng nội dung, xuất bản sách, phim tư liệu, ấn phẩm về văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

- Xây dựng dữ liệu hóa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Cơ Tu (lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian, trang phục, nghệ thuật, ẩm thực, chữa bệnh...).

- Ứng dụng công nghệ thông tin về thuyết minh, giới thiệu văn hóa cộng đồng dân tộc Cơ Tu.

- Thực hiện các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan và hoạt động truyền thông phù hợp về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Cơ Tu; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng dân tộc Cơ Tu.

2. Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Bảo tồn khẩn cấp ngôn ngữ của cộng đồng người Cơ Tu: Mở lớp dạy tiếng Cơ Tu cho giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mở lớp dạy sử dụng chữ viết quốc ngữ phiên âm tiếng Cơ Tu. Sưu tầm, cấp phát sách, ấn phẩm liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Cơ Tu.

- Hỗ trợ trang phục truyền thống cho 100% học sinh và giáo viên người Cơ Tu (2 bộ/năm). Tiếp tục thực hiện quy định ngày học trong tuần học sinh người dân tộc Cơ Tu phải mặc trang phục truyền thống; đồng thời khuyến khích cán bộ, giáo viên người Cơ Tu mặc trang phục truyền thống.

- Hỗ trợ tổ chức 01 lễ hội cộng đồng truyền thống.

- Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống.

- Hỗ trợ thành lập và tập huấn kỹ năng hoạt động cho các Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật truyền thống tại 100% số thôn có đồng bào dân tộc Cơ Tu; củng cố, duy trì hoạt động các Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật đã được thành lập trước.

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật truyền thống, bao gồm: Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị ban đầu; hỗ trợ kinh phí hoạt động; mở các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống; đồng thời tổ chức trình diễn thường xuyên, phục vụ khách du lịch.

- Khuyến khích đồng bào dân tộc Cơ Tu xây dựng nhà ở theo truyền thống hoặc theo mô-típ kiến trúc truyền thống.

- Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống Cơ Tu: Mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù của đồng bào Cơ Tu; Mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc Cơ Tu; Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng dân tộc Cơ Tu.

3. Chính sách hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa và người có uy tín trong cộng đồng

- Phụ cấp cho các già làng người Cơ Tu tương đương với mức phụ cấp cho cán bộ thôn.

- Hỗ trợ đối với nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa: Rà soát, thống kê nghệ nhân, người nắm giữ di sản trong cộng đồng; Xây dựng khung chương trình hoạt động lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; Hỗ trợ đào tạo kỹ năng truyền dạy văn hóa cho những người nắm giữ di sản nhưng không có kỹ năng truyền dạy; Ưu tiên sử dụng các nghệ nhân sống tại cộng đồng (tại chỗ) trong truyền dạy di sản, kỹ năng nghề cho các thế hệ kế cận; Hỗ trợ nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Cơ Tu khi triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận.

4. Chính sách về đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa

- Hỗ trợ xây dựng nội dung và triển khai chương trình dạy di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh dân tộc Cơ Tu trong các trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang (lịch sử nguồn gốc dân tộc, các đặc điểm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục...).

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống cho đối tượng công chức văn hóa xã, nghệ nhãn, trưởng thôn, người có uy tín, người nắm giữ di sản; số lượng: 01 lớp/năm.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể; số lượng: 01 lớp/năm.

5. Chính sách về mở rộng giao lưu văn hóa

- Cử và tài trợ 100% kinh phí cho các đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại các liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

- Hỗ trợ 50% kinh phí cho các đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu tham gia các chương trình giao lưu, trinh diễn văn hóa văn nghệ truyền thống do các tỉnh, thành mời tham dự.

- Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức cho đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu thành phố được giao lưu, trao đổi, học tập với các nghệ nhân dân tộc Cơ Tu ở các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.

- Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng (05 năm/lần).

6. Chính sách bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa truyền thống

- Hỗ trợ kinh phí bảo tồn (xây dựng mới và sửa chữa) 100% nhà Gươl; mua, phục dựng các sản phẩm trang trí nhà Gươl theo đúng truyền thống.

- Xây dựng điểm đọc sách cho vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu: Khảo sát nhu cầu các đầu sách tại 04 điểm đọc sách tại thôn Phú Túc (Hòa Phú), thôn Tà Lang (Hòa Bắc), thôn Giàn Bí (Hòa Bắc) và Khu tái định cư Tà Lang - Giàn Bí. Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 100% thôn vùng dân tộc Cơ Tu (tủ sách, bàn ghế và 1.000 đầu sách/thôn).

- Hỗ trợ thiết bị tập luyện thể dục thể thao cho các thôn vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ

1. Nội dung và mức hỗ trợ

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Đơn vị thực hin

Ghi chú

1

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, bảo quản, giới thiệu, truyền thông di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Cơ Tu

a

Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu trên địa bàn

Cuộc

1

2.00

200

Sở VHTT

 

b

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, phim tư liệu, ấn phẩm về văn hóa truyền thống của đồng bào

Bộ

2

200

400

Sở VHTT

 

c

Hỗ trợ Xây dựng dữ liệu hóa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Cơ Tu (lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian, trang phục, nghệ thuật, ẩm thực, chữa bệnh.

Gói

1

500

500

Sở VHTT

 

d

Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ thông tin về thuyết minh, giới thiệu văn hóa cộng đồng dân tộc Cơ Tu

Gói

1

500

500

Sở TTTT

 

đ

Thực hiện các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan và hoạt động truyền thông phù hợp về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Gói

4

200

800

Sở VHTT

 

e

Hỗ trợ tổ chức tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Cơ Tu; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình

8

300

2.400

Sở Du lịch

 

2

Hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

a

Mở lớp dạy chữ Cơ Tu cho giáo viên, công chức, viên chức hiện đang giảng dạy, công tác tại các trường học vùng đồng bào Cơ Tu

Lớp

4

50

200

Huyện Hoa Vang

 

b

Mờ lớp dạy sử dụng chữ viết quốc ngữ phiên âm tiếng Cơ Tu.

Lớp

8

100

800

Huyện Hòa Vang

 

c

Sưu tầm, cấp phát sách, ấn phẩm liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Cơ Tu

Gói

3

50

150

Sở VHTT

 

d

Hỗ trợ trang phục truyền thống cho học sinh người Cơ Tu và giáo viên giảng dạy tại vùng đồng bào Cơ Tu (400 học sinh, giáo viên/hỗ trợ giai đoạn 2023-2030)

Bộ

3.200

1.0

3.200

Huyện Hòa Vang

01 bộ/ngưi /năm

đ

Hỗ trợ tổ chức 01 lễ hội cộng đồng truyền thống/năm

Lễ hội

1

500

500

Huyện Hòa Vang

 

e

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống.

Chương trình

4

400

1.600

Huyện Hòa Vang

01 nhóm/ nghề truyền thống

f

Hỗ trợ xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống tại 100% thôn vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, gồm: mua sắm trang thiết bị, trang phục, truyền dạy dân ca, dân vũ, nhạc cụ...

CLB

5

150

750

Huyện Hòa Vang

Hỗ trợ 8 năm

g

Xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù của đồng bào Cơ Tu

Mô hình

1

1.000

1.000

Huyện Hòa Vang

 

h

Xây dựng mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc Cơ Tu

Mô hình

1

1.000

1.000

Sở VHTT

 

i

Xây dựng mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du Lịch di sản để phát triển cộng đồng dân tộc Cơ Tu.

Mô hình

1

500

500

Sở Du lịch

 

3

Hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa và người có uy tín trong cộng đồng

a

Phụ cấp cho các già làng người Cơ Tu tương đương với mức phụ cấp cho cán bộ thôn (3 già làng x 8 năm).

Người

3

1,0 lương cơ bản

429,129

Sở Nội vụ

1,49 triệu đồng/tháng (mức lương hiện tại)

b

Hỗ trợ nghệ nhân, người có uy tín người Cơ Tu trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (10 nghệ nhân/8 năm)

Nghệ nhân

10

100

800

Huyện Hòa Vang

Htrợ 8 năm

4

Hỗ trợ đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa

a

Hỗ trợ xây dựng nội dung và triển khai chương trình dạy di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh dân tộc Cơ Tu trong các trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang (lịch sử nguồn gốc dân tộc, các đặc điểm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục...).

Gói

3

100

300

Huyện Hòa Vang

Mỗi cấp học xây dựng nội dung phù hợp với lứa tuổi

b

Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơ Tu (cho đối tượng công chức văn hóa xã, nghệ nhân, trưởng thôn, người có uy tín).

Lớp

8

100

800

Sở VHTT

01 lớp/ năm

c

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng Cơ Tu trong hoạt động du lịch (01 lớp/ năm).

Lớp

8

100

800

Sở Du lịch

01 lớp/ năm

5

Hỗ trợ mở rộng giao lưu văn hóa

a

Hỗ trợ 100% kinh phí tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại các liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Cuộc

8

300

2.400

Huyện Hòa Vang

Theo chương trình hàng năm của Bộ VHTT DL

b

Hỗ trợ 50% kinh phí cho các đoàn đại biểu nghệ nhân dân dân tộc Cơ Tu tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa văn nghệ truyền thống do các tỉnh, thành mời tham dự.

Cuộc

8

150

1.200

Huyện Hòa Vang

Theo kế hoạch hàng năm

c

Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức cho đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu thành phố được giao lưu, trao đổi, học tập với các nghệ nhân dân tộc Cơ Tu ở các tỉnh Quảng Nam, Huế.

Cuộc

8

100

800

Huyện Hòa Vang

Theo kế hoạch hàng năm

d

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch thiểu số thành phố Đà Nẵng (05 năm/lần).

Cuộc

2

500

1.000

Sở VHTT

 

6

Bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu

a

Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà Gươl

Nhà

3

800

2.400

Huyện Hòa Vang

 

b

Hỗ trợ đầu tư mới 01 nhà Gươl lại Khu tái định cư Tà Lang - Giàn Bí

Nhà

1

5.000

5.000

Huyện Hòa Vang

 

c

Hỗ trợ trang bị nhạc cụ truyền thống cho dân tộc Cơ Tu

Bộ

4

100

400

Huyện Hòa Vang

 

d

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng

T và sách

4

100

400

Huyện Hòa Vang

 

đ

Hỗ trợ thiết bị tập luyện TDTT

Gói

4

200

800

Sở VHTT

 

Tổng cộng

 

 

 

31,329

 

 

2. Dự kiến kinh phí triển khai theo từng năm

- Tổng cộng: 31,329 tỷ đồng (Ba mươi mốt tỷ ba trăm hai mươi chín triện đồng chẵn).

- Năm 2023: 2,604 tỷ đồng

- Năm 2024: 5,504 tỷ đồng

- Năm 2025: 4,904 tỷ đồng

- Năm 2026: 9,754 tỷ đồng

- Năm 2027: 1,804 tỷ đồng

- Năm 2028: 2,554 tỷ đồng

- Năm 2029: 1,654 tỷ đồng

- Năm 2030: 2,554 tỷ đồng

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

3. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách thành phố và ngân sách huyện) và nguồn xã hội hóa.

Nội dung chi: Chi thường xuyên. Trong đó lưu ý thực hiện lồng ghép với các kế hoạch, chương trình công tác, nhiệm vụ khác của đơn vị, địa phương nhằm sử dụng hiệu quả kinh phí, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính thiết thực đối với hoạt động của đơn vị, tránh trùng lắp, chồng chéo nội dung chi gây lãng phí ngân sách nhà nước.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; sự giám sát của Mặt trận, đoàn thể các cấp; đưa mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền các cấp để triển khai thực hiện.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu. Tiếp tục nghiên cứu khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa phục vụ phát triển các loại hình ngành nghề kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

3. Rà soát, tổng hợp các đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản, hướng dẫn của Trung ương và thành phố có liên quan đến phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đồng bào Cơ Tu để có những giải pháp khớp nối, đồng bộ, hiệu quả và tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.

4. Ban hành các chính sách cụ thể, tập trung vào lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có chính sách đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư xã hội hóa đối với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

5. Tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Nam và các địa phương liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền để mỗi người dân nhận rõ việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng để cộng đồng tự giác tham gia. Khơi dậy niềm tự hào đối với di sản văn hóa truyền thống của dân tộc để người dân chủ động trong các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống. Việc tuyên truyền, vận động phải làm đồng bộ với nhiều hình thức, phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống mỗi dân tộc và điều kiện của từng địa phương; nội dung phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống.

7. Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc trong các dịp lễ, tết, các hoạt động văn hóa truyền thống; quy định việc cán bộ, công chức và học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống vào một số ngày phù hợp trong tuần.

8. Phát huy vai trò của già làng, người có uy tín, các nghệ nhân, người nắm giữ các bí quyết, kỹ năng thực hành văn hóa truyền thống và cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số miền núi, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, truyền thống của mỗi dân tộc. Chú trọng phát triển đảng viên trong đồng bào Cơ Tu để tạo đội ngũ tiên phong trong các phong trào thi đua, tuyên truyền đồng bào trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

9. Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Đề án, bao gồm ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có); khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai các hoạt động văn hóa văn nghệ; kết nối, lồng ghép giữa các chương trình, dự án về phát triển văn hóa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của Trung ương, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của thành phố đã và đang triển khai.

10. Nghiên cứu, đề xuất chính sách liên quan đến quy hoạch, đất đai nhằm tạo điều kiện, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số hình thành cộng đồng sống tập trung, từ đó gìn giữ, tái lập các làng, bản của người Cơ Tu theo mô hình truyền thống; trên cơ sở đó, đầu tư trùng tu, tôn tạo, xây dựng các thiết chế, công trình và phục dựng các hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

11. Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phải đảm bảo nguyên tắc kết hợp giữa các hình thức bảo tồn, như: Bảo tồn tĩnh (bảo tồn trong sách vở, bảo tồn trong bảo tàng, nhà truyền thống...), bảo tồn động (bảo tồn các giá trị văn hóa tồn tại trong cộng đồng dân cư), bảo tồn nguyên trạng (bảo tồn đúng với nguyên gốc truyền thống của mỗi dân tộc), bảo tồn thích nghi (bảo tồn dựa trên cơ sở truyền thống nhưng có biến đổi, thích nghi với sự phát triển của xã hội) và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, có tổ chức sơ kết, tổng kết.

12. Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế gắn với rừng và không gian cư trú: Xây dựng, phát triển không gian cư trú của đồng bào dân tộc theo hướng bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; đào tạo các kỹ năng nghề phục vụ du lịch để người dân làm du lịch cộng đồng. Cho phép mở tour, tuyến du lịch đưa khách vào rừng trên cơ sở chấp hành đúng các quy định về bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống cháy rừng và các quy định về an toàn cho du khách của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Bảo vệ nguồn lợi sông suối, núi rừng nơi đồng bào cư trú để họ tự đảm bảo một phần nguồn thực phẩm và đủ nguyên liệu phục vụ du lịch. Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường cho các sản phẩm truyền thống.

13. Tăng cường xã hội hóa trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa với các mô hình linh hoạt, phù hợp với nhu cầu văn hóa mới của đồng bào và du khách. Nghiên cứu, bổ sung các giải pháp để tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng; tăng nguồn kinh phí xã hội hóa trong kinh phí triển khai bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước.

14. Triển khai hiệu quả và đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ tại Quyết định số 4398/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2020 về Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào có hiệu quả và đúng giá trị.

15. Kết nối kết quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể cùng với bảo tồn cảnh quan không gian văn hóa truyền thống của cộng đồng và gắn với đời sống tín ngưỡng, tâm linh để tạo thành tài nguyên du lịch có giá trị để phát triển kinh tế du lịch của huyện Hòa Vang và thành phố.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Là cơ quan thường trực giúp UBND thành phố triển khai thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện Đề án; tích cực chủ động, nắm bắt thông tin về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Đề án và kịp thời báo cáo UBND thành phố.

- Hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính (đối với các nguồn chi thường xuyên) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định.

- Nghiên cứu đề xuất UBND thành phố và cấp thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, người có công trong công tác bảo tồn và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và Nghệ nhân nhân dân đối với những người có công trong công tác bảo vệ, truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.

- Định kỳ tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện tuyên truyền, vận động đồng bào bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc; tuyên truyền, vận động công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư vào các thiết chế văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa, tham gia giao lưu ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch với các dân tộc ở các địa phương, vùng, miền.

- Phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng phát triển các nghiên cứu, công trình chuyên sâu về khảo sát, đánh giá tổng quan giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trên địa bàn để ứng dụng bảo tồn và phát huy đúng hướng và hiệu quả.

- Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết kết quả việc triển khai thực hiện Đề án và tổng hợp, báo cáo HĐND, UBND thành phố về tình hình, kết quả thực hiện Đề án.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành; xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình dự án, các phong trào, cuộc vận động nhằm triển khai các nội dung liên quan trong nhà trường có hiệu quả. Chỉ đạo hệ thống các trường học phổ biến kiến thức chung về văn hóa truyền thống đồng bào Cơ Tu dưới hình thức một môn học hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

3. Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực chuyên môn, xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Đề án.

4. Sở Du lịch: Chủ trì triển khai tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các đoàn khảo sát đến các điểm du lịch văn hóa, cộng đồng của người đồng bào dân tộc Cơ Tu; kết nối với Hiệp hội du lịch thành phố, các doanh nghiệp lữ hành và chuyên gia về phát triển du lịch cộng đồng trong và ngoài nước; tổ chức quảng bá trên các kênh truyền thông của du lịch thành phố; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch.

5. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người của đồng bào dân tộc Cơ Tu đến cộng đồng người nước ngoài; tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa, giao lưu nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau; Lồng ghép quảng bá hình ảnh, văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Tu vào nội dung làm việc của lãnh đạo thành phố với các đoàn khách quốc tế.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng về giá trị các di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Cơ Tu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp nhân dân có ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.

- Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung có liên quan trong Đề án; tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền nhằm giúp đồng bào dân tộc Cơ Tu trên địa bàn thành phố có ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa tại địa phương.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, tham mưu UBND thành phố phân bổ nguồn vốn đảm bảo thực hiện các nội dung đầu tư tại Đề án này theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

8. Sở Tài chính: Tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương, căn cứ khả năng cân đối ngân sách Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, quyết định bố trí dự toán kinh phí (nhiệm vụ chi thường xuyên) thực hiện Đề án này theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan.

9. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố: Phối hợp với các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo quốc phòng - an ninh gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị xã hội: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên giữ gìn, bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu, tích cực tham gia thực hiện nội dung của Đề án tại địa phương.

11. Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu trên địa bàn thành phố theo các lĩnh vực chuyên ngành; vận động hội viên tham gia các hoạt động sưu tầm, sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về dân tộc Cơ Tu.

12. UBND các huyện Hòa Vang

- Căn cứ mục tiêu, nội dung hỗ trợ của Đề án, UBND huyện chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu của địa phương; xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ hàng năm gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp vào kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí thực hiện; bố trí ngân sách đối ứng của địa phương và huy động nguồn xã hội hoá để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn theo đúng mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, triển khai xây dựng thiết chế văn hóa truyền thống phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của cộng đồng dân tộc Cơ Tu trên địa bàn; thành lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật truyền thống.

- Định kỳ tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng tại địa phương.

- Tuyên truyền, vận động đồng bào bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt. đẹp của dân tộc Cơ Tu; tuyên truyền, vận động công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư vào các thiết chế văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu; phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa, tham gia giao lưu Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch với các dân tộc ở các địa phương, vùng, miền.

- Phối hợp với Sở Du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chủ động huy động nguồn xã hội hóa, kêu gọi đầu tư để ưu tiên thực hiện trước khi sử dụng nguồn NSNN bố trí theo quy định. Đồng thời, rà soát lồng ghép các nội dung trong danh mục chính sách hỗ trợ (Mục III, Phần thứ hai) để thực hiện nhằm phát huy hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực.

- Định kỳ 01 năm và từng giai đoạn, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Đề án về UBND thành phố và cơ quan thường trực.

Trên đây là Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu trên địa bàn thành thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2022 - 2030”. Căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Đề án, các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, kinh phí và tổ chức triển khai theo tiến độ, yêu cầu đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể và UBND huyện Hòa Vang kịp thời báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao) những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để bổ sung, điều chỉnh./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP THÀNH PHẦN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Dân tộc

Hòa Vang

Hải Châu

Thanh Khê

Sơn Trà

Liên Chiểu

Cẩm Lệ

Ngũ Hành Sơn

Tổng cộng

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Tày

16

30

14

33

25

56

9

19

2

13

18

25

6

14

90

190

2

Thái

7

14

3

4

7

16

 

 

1

10

5

10

11

26

34

80

3

Hoa

35

79

670

1,841

195

493

64

181

53

172

81

179

18

29

1,116

2,974

4

Khơ me

6

15

7

10

3

7

3

3

1

6

2

2

1

2

23

45

5

Mường

29

37

17

53

11

20

1

1

1

8

12

25

3

7

74

151

6

Nùng

25

48

5

20

6

21

4

8

1

7

13

37

10

23

64

164

7

Dao

 

 

1

1

1

1

1

1

1

3

1

1

 

 

5

7

8

Giá rai

3

3

3

6

2

2

 

 

1

3

 

 

2

4

11

18

9

Ngái

 

 

 

 

 

 

1

3

 

 

 

 

 

 

1

3

10

Ê đê

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

11

Ba na

 

 

 

 

1

1

1

1

1

2

 

 

 

 

3

4

12

Xơ đăng

1

4

2

2

3

5

1

1

 

 

3

3

 

 

10

15

13

Cơ ho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

1

1

14

Chăm

1

3

2

5

1

3

1

3

 

 

2

2

 

 

7

16

15

Sán dìu

 

 

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

1

3

2

7

16

Hrê

5

16

 

1

1

1

1

1

1

2

2

2

3

3

13

26

17

M Nông

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

18

Bru- Vân kiều

2

4

 

 

 

 

2

3

 

 

 

 

 

 

4

7

19

Thổ

 

 

 

 

1

1

 

 

1

5

 

 

1

1

3

7

20

Cơ tu

334

1,157

11

16

4

8

1

1

2

4

6

13

1

1

359

1,200

21

Giẻ Triêng

1

5

 

 

 

 

 

 

1

1

1

3

 

 

3

9

22

Cor

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

1

1

23

Pà thẻn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

24

Mạ

 

 

 

 

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

25

Khơ mú

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

1

1

26

Chút

1

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

3

27

Giáy

 

 

 

 

 

 

1

3

 

 

 

 

 

 

1

3

28

Dân tộc khác

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

1

2

2

3

TNG CỘNG

466

1,418

737

1,997

265

640

91

229

70

239

147

303

59

116

1,835

4,942

 

PHỤ LỤC II

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện/hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức hỗ trợ

Tổng mức

Chia ra các năm

CẤP PHÊ DUYỆT

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

UBND

HĐND

1

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, bảo quản, giới thiệu, truyền thông di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số

 

 

 

4,800

700

1,200

500

1,200

300

300

300

300

 

 

a

Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Cơ Tu trên địa bàn

Cuộc

1

200

200

200

 

 

 

 

 

 

 

x

 

b

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, phim tư liệu, ấn phẩm về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (1 cuốn sách, 1 phim, 1 ấn phẩm truyền thông)

Bộ

2

200

400

 

200

 

200

 

 

 

 

x

 

c

Hỗ trợ xây dựng dữ liệu hóa văn hóa vật thể (kiến trúc, trang phục, nghệ thuật, ẩm thực, trang phục ...) và văn hóa phi vật thể gồm lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực, chữa bệnh...

Gói

1

500

500

 

500

 

 

 

 

 

 

x

 

d

Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ thông tin về thuyết minh, giới thiệu văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Gói

1

500

500

 

 

 

500

 

 

 

 

x

 

đ

Thực hiện cổ động trực quan và hoạt động tuyên truyền khác về giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số Đà Nẵng

Gói

4

200

800

200

200

200

200

 

 

 

 

x

 

e

Hỗ trợ tổ chức tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Cơ Tu; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình

8

300

2,400

300

300

300

300

300

300

300

300

x

 

2

Hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

 

 

 

9,400

650

2,150

1,750

1,500

550

1,400

500

900

 

 

a

Mở lớp dạy sử dụng chữ viết quốc ngữ phiên âm tiếng Cơ Tu

Lớp

8

100

800

100

100

100

100

100

100

100

100

x

 

b

Mở lớp dạy tiếng Cơ Tu cho giáo viên, công chức, viên chức hiện đang giảng dạy, công tác tại các trường học vùng Cơ Tu

Lớp

4

50

200

 

50

50

50

50

 

 

 

x

 

c

Sưu tầm, cấp phát sách, ấn phẩm liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Cơ Tu

Gói

3

50

150

 

50

50

50

 

 

 

 

x

 

d

Hỗ trợ trang phục truyền thống cho học sinh người Cơ Tu và giáo viên giảng dạy tại vùng đồng bào Cơ Tu

Bộ

3,200

1

3,200

400

400

400

400

400

400

400

400

x

 

đ

Hỗ trợ tổ chức 01 lễ hội cộng đồng truyền thng/năm

Lễ hội

1

500

500

 

 

 

 

 

500

 

 

x

 

e

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống.

Chương trình

4

400

1,600

 

400

 

400

 

400

 

400

x

 

f

Hỗ trợ xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống tại 100% thôn vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, gồm: mua sắm trang thiết bị, trang phục, truyền dạy dân ca, dân vũ, nhạc cụ...

Gói

3

150

450

150

150

150

 

 

 

 

 

x

 

g

Xây dựng Mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù của đồng bào Cơ Tu

Mô hình

1

1,000

1,000

 

1,000

 

 

 

 

 

 

x

 

h

Xây dựng Mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể đồng bào dân tộc Cơ Tu

Mô hình

1

1,000

1,000

 

 

1,000

 

 

 

 

 

x

 

i

Xây dựng Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng dân tộc Cơ Tu.

Mô hình

1

500

500

 

 

 

500

 

 

 

 

x

 

3

Hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa và người có uy tín trong cộng

 

 

 

1,229

154

154

154

154

154

154

154

154

 

 

a

Phụ cấp cho các già làng người Cơ Tu tương đương với mức phụ cấp cho cán bộ thôn (1.490.000đ/người/tháng x 3 người).

Người

3

54

429

54

54

54

54

54

54

54

54

 

x

b

Hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (10 nghệ nhân/8 năm)

Nghệ nhân

10

100

800

100

100

100

100

100

100

100

100

x

 

4

Hỗ trợ đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa

 

 

 

1,500

250

250

250

150

150

150

150

150

 

 

a

Hỗ trợ xây dựng nội dung và triển khai chương trình dạy di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh dân tộc Cơ Tu trong các trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang (lịch sử nguồn gốc dân tộc, các đặc điểm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục...)

Tài liệu, giảng dạy

3

100

300

100

100

100

 

 

 

 

 

x

 

b

Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Cơ Tu (cho đối tượng công chức văn hóa xã, nghệ nhân, trưởng thôn, người có uy tín; 01 lớp/ năm)

Lớp

8

50

400

50

50

50

50

50

50

50

50

x

 

c

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng Cơ Tu trong hoạt động du lịch (01 lớp/ năm)

Lớp

8

100

800

100

100

100

100

100

100

100

100

x

 

5

Hỗ trợ mở rộng giao lưu văn hóa

 

 

 

5,400

550

550

1,050

550

550

550

550

1,050

 

 

a

Hỗ trợ 100% kinh phí tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại các liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Cuộc

8

300

2,400

300

300

300

300

300

300

300

300

x

 

b

Hỗ trợ 50% kinh phí cho các đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc thiểu số tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa văn nghệ truyền thống do các tỉnh, thành mời tham dự.

Cuộc

8

150

1,200

150

150

150

150

150

150

150

150

x

 

c

Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức cho đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu thành phố được giao lưu, trao đổi, học tập với các nghệ nhân dân tộc Cơ Tu ở các tỉnh Quảng Nam, Huế.

Cuộc

8

100

800

100

100

100

100

100

100

100

100

X

 

d

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch thiểu số thành phố Đà Nẵng (05 năm/lần).

Cuộc

2

500

1,000

 

 

500

 

 

 

 

500

x

 

6

Bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa truyền thống

 

 

 

9,000

300

1,200

1,200

6,200

100

0

0

0

 

 

a

Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa thiết chế văn hóa truyền thống cho đồng bào Cơ Tu

Nhà

3

800

2,400

 

800

800

800

 

 

 

 

x

 

b

Hỗ trợ đầu tư mới 01 nhà gươl tại Khu Tái định cư Tà Lang - Giàn Bí

Nhà

1

5,000

5,000

 

 

 

5,000

 

 

 

 

x

 

c

Hỗ trợ trang bị nhạc cụ truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Bộ

4

100

400

100

100

100

100

 

 

 

 

x

 

d

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào Cơ Tu

Tủ và sách

4

100

400

 

100

100

100

100

 

 

 

x

 

đ

Hỗ trợ thiết bị tập luyện TDTT cho các thôn vùng đồng bào Cơ Tu

Gói

4

200

800

200

200

200

200

 

 

 

 

x

 

TNG CỘNG

 

 

31,329

2,604

5,504

4,904

9,754

1,804

2,554

1,654

2,554

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Nội dung thực hiện/hỗ trợ

Thời gian hoàn thành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Ghi chú

I

Rà soát chính sách, thực tiễn triển khai, quy hoạch và các vấn đề có liên quan đến đồng bào Cơ Tu để triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ

1

Rà soát, tổng hợp các đề án, chương trình, kế hoạch, văn bản, hướng dẫn của Trung ương và thành phố có liên quan đến phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đồng bào Cơ Tu để kịp thời đề xuất, điều chỉnh

Năm 2023

UBND huyện Hòa Vang

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan

 

2

Nghiên cứu, đề xuất chính sách liên quan đến quy hoạch, đất đai nhằm tạo điều kiện, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số hình thành cộng đồng sống tập trung, từ đó gìn giữ, tái lập các làng, bản của người Cơ Tu theo mô hình truyền thống

Năm 2023

UBND huyện Hòa Vang

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan

 

II

Khảo sát, kiểm kê, sưu tm, tư liệu hóa, bảo qun, giới thiệu, truyn thông di sản văn hóa truyn thng của đồng bào dân tộc Cơ Tu

1

Điều tra, khảo sát, đánh giá tổng quan giá trị văn hóa truyền thông dân tộc Cơ Tu trên địa bàn

Năm 2023

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang, Liên hiệp các Hội VHNT, Đại học Đà Nẵng

 

2

Xây dựng dữ liệu hóa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng người Cơ Tu (lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian, trang phục, nghệ thuật, ẩm thực, chữa bệnh...).

Năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang, Liên hiệp các Hội VHNT, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng

 

3

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, phim tư liệu, ấn phẩm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Năm 2026

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang, Liên hiệp các Hội VHNT, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng

1 cuốn sách,1 phim, 1 ấn phẩm truyền thông

4

Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ thông tin về thuyết minh, giới thiệu văn hóa cộng đồng dân tộc Cơ Tu

Năm 2026

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Hòa Vang

 

5

Thực hiện các hình thức tuyên truyền cổ động trực quan và hoạt động truyền thông phù hợp về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu.,

Năm 2026

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

 

6

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Cơ Tu; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2030

Sở Du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Hòa Vang

 

III

Htrợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

1

Xây dựng Mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số.

Năm 2024

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật

 

2

Hỗ trợ xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống tại 100% thôn vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, gồm: mua sắm trang thiết bị, trang phục, truyền dạy dân ca, dân vũ, nhạc cụ...

Năm 2025

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật

 

3

Tập huấn kỹ năng hoạt động cho các Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật truyền thống tại 100% số thôn có đồng bào dân tộc Cơ Tu; củng cố, duy trì hoạt động các Câu lạc bộ/Đội nghệ thuật đã được thành lập trước.

Thường xuyên

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao,

 

4

Vận động, khuyến khích đồng bào dân tộc Cơ Tu xây dựng nhà ở theo truyền thống hoặc theo mô-típ kiến trúc truyền thống.

Thường xuyên

UBND huyện Hòa Vang

Sở Xây dựng

 

5

Xây dựng Mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số.

Năm 2025

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật

 

6

Xây dựng Mô hình di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng.

Năm 2026

Sở Du lịch

UBND huyện Hòa Vang, Sở Văn hóa và Thể thao

 

7

Sưu tầm, cấp phát sách, ấn phẩm liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Cơ Tu

Năm 2026

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

 

8

Mở lớp dạy chữ/tiếng Cơ Tu cho giáo viên, công chức, viên chức hiện đang giảng dạy, công tác tại các trường học vùng Cơ Tu

Năm 2027

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo

 

9

Hỗ trợ tổ chức 01 lễ hội cộng đồng truyền thống/năm

Năm 2028

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

10

Hỗ trợ trang phục truyền thống cho học sinh người Cơ Tu và giáo viên giảng dạy tại đồng bào Cơ Tu

Năm 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

11

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống.

Năm 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở văn hóa và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật

 

12

Mở lớp dạy sử dụng chữ viết quốc ngữ phiên âm tiếng Cơ Tu.

Năm 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo

 

IV

Hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa và người có uy tín trong cộng đồng

1

Phụ cấp cho các già làng người Cơ Tu tương đương với mức phụ cấp cho cán bộ thôn.

Năm 2023

Sở Nội vụ

UBND huyện Hòa Vang, Sở Văn hóa và Thể thao

1.490.000đ/ người/tháng x 3 người

2

Rà soát, thống kê nghệ nhân, người nắm giữ di sản trong cộng đồng; Xây dựng khung chương trình hoạt động lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận;

Thường xuyên

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao,

 

3

Hỗ trợ nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Cơ Tu, người nắm giữ di sản trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận (10 nghệ nhân/8 năm)

Năm 2023- 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật

 

V

Hỗ trợ đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa

1

Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS (cho đối tượng công chức văn hóa xã, nghệ nhân, trưởng thôn, người có uy tín)

Năm 2023- 2030

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

01 lớp/ năm

2

Hỗ trợ xây dựng nội dung và triển khai chương trình dạy di sản văn hóa phi vật thể cho học sinh dân tộc Cơ Tu trong các trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang (lịch sử nguồn gốc dân tộc, các đặc điểm văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục...).

Thường xuyên

UBND huyện Hòa Vang

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Nội vụ

 

3

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng Cơ Tu trong hoạt động du lịch (01 lớp/ năm)

Năm 2023- 2030

Sở Du lịch

UBND huyện Hòa Vang

01 lớp/ năm

VI

Hỗ trợ mở rộng giao lưu văn hóa

1

Hỗ trợ 100% kinh phí tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống tại các liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Năm 2023- 2030

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

Theo Chương trình do Bộ VHTTDL tổ chức

2

Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức cho đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc Cơ Tu thành phố được giao lưu, trao đổi, học tập với các nghệ nhân dân tộc Cư Tu ở các tỉnh Quảng Nam, Huế.

Năm 2023- 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

3

Hỗ trợ 50% kinh phí cho các đoàn đại biểu nghệ nhân dân tộc thiểu số tham gia các chương trình giao lưu, trình diễn văn hóa văn nghệ truyền thống do các tỉnh, thành mời tham dự.

Năm 2023- 2030

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

4

Tổ chức "Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch thiểu số thành phố Đà Nẵng"

05 năm/lần

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch, UBND các quận, huyện

 

V

Bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa truyền thống

1

Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa thiết chế văn hóa truyền thống cho đồng bào Cơ Tu

Năm 2026

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

2

Hỗ trợ đầu tư mới 01 nhà gươl tại Khu Tái định cư Tà Lang - Giàn Bí

Năm 2026

UBND huyện Hòa Vang

Sở Văn hóa và Thể thao

 

3

Hỗ trợ trang bị nhạc cụ truyền thống cho vùng đồng bào Cơ Tu

Năm 2026

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

 

4

Hỗ trợ thiết bị tập luyện TDTT cho các thôn vùng đồng bào Cơ Tu

Năm 2026

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

 

5

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào Cơ Tu

Năm 2027

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND huyện Hòa Vang

 

 



([1]) Ban QLDA huyện Hòa Vang đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư và các đơn vị liên quan kho sát hiện trạng, xây dựng phương án mrộng diện tích, nâng cấp, tôn tạo các nhà Gươl theo hướng đảm bảo kiến trúc truyền thống, thuận tiện trong việc sinh hoạt của đồng bào. Trong giai đoạn tù năm 2016 - 2020, đã đầu tư nâng cấp, cải tạo 03 nhà Gươl tại 03 thôn Phú Túc, Tà Lang, Giàn Bí với tổng mức kinh phí là 2.400.000.000 đồng (820 triệu/công trình). Các hạng mục đầu tư chủ yếu là sơn sửa tường, lợp mái lá, tường rào cổng ngõ, nhà vệ sinh, quầy lưu niệm... Ngoài ra, năm 2015 và 2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) đã trang bị cho mỗi nhà Gươl một bộ thiết bị âm thanh, nghe nhìn với giá trị 95 triệu đồng; Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Hòa Vang đặt hàng 03 bộ vật dụng, tác phẩm điêu khắc để trang trí cho 03 nhà Gươl, giá trị mỗi bộ là 20 triệu đồng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2644/QĐ-UBND ngày 08/10/2022 về Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.802

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.244.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!