Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2575/QĐ-UBND 2019 Sổ tay hướng dẫn Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bình Dương

Số hiệu: 2575/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Mai Hùng Dũng
Ngày ban hành: 09/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2575/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 09 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020;

Căn cứ Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1691/TTr-SNN ngày 26 tháng 8 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay và Phụ lục các văn bản hướng dẫn đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- BCĐ CTMTQG Trung ương (b/c);
- Văn phòng Điều phối TW (b/c);
- TTTU, TT.HĐND t
nh;
- Báo BD, Website tỉnh;
- LĐ VP (Lg, Th), Thi, TH;
- Lưu: V
T.

KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

SỔ TAY

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 09/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Chương I

NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG, ĐẶC TRƯNG CỦA NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH DƯƠNG

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững.

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.

- Môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

- Bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

- Chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.

II. BỘ TIÊU CHÍ VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí

- Cụ thể hóa nội dung định hướng và đặc trưng của xã nông thôn mới nâng cao.

- Là căn cứ để thực hiện nội dung Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nâng cao, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch đạt NTM nâng cao.

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao của các xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đánh giá công nhận xã đạt nông thôn mới nâng cao; đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn; giúp cho cán bộ và nhân dân các địa phương hiểu rõ nội dung cụ thể để thực hiện đạt xã NTM nâng cao.

2. Nội dung Bộ tiêu chí

Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020 được ban hành theo Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 16/07/2018 của UBND tỉnh Bình Dương (gồm 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí, 43 chỉ tiêu), cụ thể như sau:

BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH BÌNH DƯƠNG

(Kèm theo Quyết định số 1925/UBND ngày 16/07/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

I

QUY HOẠCH

1

Quy hoạch

1.1 Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung phù hợp thực tiễn Đề án

Đạt

1.2 Thực hiện rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã

Đạt

II

HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

 

2

Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

≥ 30% (phần còn lại cứng hóa theo quy định)

2.2 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm được cứng hóa, sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

50%

2.3 Tỷ lệ km đường xã, đường liên xã, đường trục ấp (đối với các đoạn đi qua khu dân cư tập trung) bảo đảm thoát nước mặt đường, có hệ thống chiếu sáng.

≥ 50%

2.4 Các tuyến đường giao thông nông thôn được bảo trì thường xuyên và đảm bảo an toàn giao thông

100%

3

Thủy lợi

3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động (đối với cây trồng chủ lực)

100%

3.2 Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp phòng chống thiên tai tại chỗ.

Đạt

4

Điện

Tỷ lệ điện đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, thủy sản), tiểu thủ công nghiệp tập trung theo quy hoạch

100%

5

Trường học

Tỷ lệ trường học công lập các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia

≥ 50%

6

Cơ sở vật chất văn hóa

6.1 Trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng xã, Nhà văn hóa ấp (Văn phòng ấp) được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả

100%

6.2 Trung tâm văn hóa xã có bố trí một số dụng cụ thể thao phù hợp với phong trào thể thao quần chúng ở địa phương

Đạt

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Chợ đạt chuẩn theo quy định của tỉnh hoặc các cửa hàng cửa hiệu hoạt động thương mại trên địa bàn xã (đối với những xã có chợ)

Đạt

8

Thông tin và Truyền thông

Đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2

Đạt

9

Nhà ở dân cư

Không có nhà tạm nhà dột nát, tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng

≥ 95%

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người)

Năm 2018: đạt 55 triệu đồng

Năm 2019: đạt 60 triệu đồng

Năm 2020: đạt 65 triệu đồng

11

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2018 -2020 theo chuẩn của tỉnh

≤ 1%

12

Lao động có việc làm

12.1 Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (lao động thường trú tại địa phương)

≥ 95%

12.2 Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo trên tổng số lao động có việc làm thường xuyên

≥ 65%

13

Tổ chức sản xuất

13.1 Thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển du lịch và dịch vụ

Đạt

13.2 Có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn sạch, hoặc có mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ

Mỗi năm tăng ít nhất 01 mô hình

IV

VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14

Giáo dục và Đào tạo

14.1 Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo 5 tuổi

100%

14.2 Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Đạt

14.3 Không có học sinh vi phạm pháp luật

Đạt

14.4 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp nghề)

95%

15

Y tế

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

≥ 90%

15.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)

≤ 8%

15.3 Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch, giảm 10%/năm tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người

Đạt

15.4 Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

≥ 90%

16

Văn hóa

16.1. Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo quy định

Đạt

16.2. Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

≥ 80%

16.3. Tỷ lệ người dân được phổ biến và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

100%

16.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã vi phạm pháp luật

Đạt

17

Môi trường

17.1 Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt chuẩn Quốc gia

≥ 75%

17.2 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch

≥ 95%

17.3 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý tự thấm hoặc mương thoát nước thải đảm bảo hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường.

≥ 90%

17.4 Tỷ lệ khu ấp hoặc khu dân cư có cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp”. Không có tình trạng vứt rác nơi công cộng và những nơi trái quy định

≥ 90%

17.5 Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định

≥ 80%

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

18.1 Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh

Đạt

18.2 Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc

70%

18.3 Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã

≥ 90%

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ hàng năm đạt 100% (tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân nòng cốt đạt ≥ 20%)

Đạt

19.2. An ninh trật tự xã hội được giữ vững và thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động thường xuyên, hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự

Đạt

Chương II

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

Mục 1. TIÊU CHÍ QUY HOẠCH

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung phù hợp thực tiễn Đề án: đạt.

2. Thực hiện rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã: đạt.

II. Việc đánh giá Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới và việc thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch nông thôn thực hiện theo Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/03/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.

(Chi tiết nội dung Thông tư này và công văn hướng dẫn 2649/SXD-QHKT ngày 12/7/2019 của Sở Xây dựng được thể hiện trong Phụ lục kèm theo).

Mục 2. TIÊU CHÍ GIAO THÔNG

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về giao thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Tỷ lệ km đường trục ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: đạt ≥ 30% (phần còn lại cứng hóa theo quy định).

2. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm được cứng hóa, sạch và không lầy lội vào mùa mưa: đạt 50%.

3. Tỷ lệ km đường xã, đường liên xã, đường trục ấp (đối với các đoạn đi qua khu dân cư tập trung) bảo đảm thoát nước mặt đường, có hệ thống chiếu sáng: đạt ≥50%.

4. Các tuyến đường giao thông nông thôn được bảo trì thường xuyên và đảm bảo an toàn giao thông: đạt 100%.

II. Đánh giá thực hiện:

- Đường trục ấp và đường liên ấp là đường nối trung tâm các ấp đến các cụm dân cư trong ấp hoặc nối giữa các ấp.

- Đường ngõ xóm là đường nối giữa các hộ gia đình.

- Đường trục xã, đường liên xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các ấp hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện).

- Cứng hóa: là mặt đường được trải một trong những loại vật liệu như sỏi đỏ, đá dăm, gạch, bê tông xi măng...

- Cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải: Các thông số kỹ thuật của tuyến đường giao thông phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” hoặc tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.

- Bảo đảm thoát nước mặt đường: các tuyến đường giao thông mặt đường không đọng nước, có bố trí thoát nước ngang, dọc (mương đất, mương bê tông...)

- Bảo trì thường xuyên là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của các công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

- Đảm bảo an toàn giao thông: Công trình đường bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông.

(Chi tiết nội dung Thông tư và văn bản hướng dẫn số 987/SGTVT-QLGT ngày 10/4/2019 của Sở Giao thông Vận tải được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 3. TIÊU CHÍ THỦY LỢI

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu

1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động (đối với cây trồng chủ lực): đạt 100%.

2. Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp phòng chống thiên tai tại chỗ: đạt.

II. Giải thích từ ngữ

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động được hiểu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

Cây trồng chủ lực: là các loại cây trồng được quy hoạch phát triển trên địa bàn; có diện tích sản xuất lớn và có đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất nông nghiệp của xã, tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất.

III. Đánh giá thực hiện

1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động (đối với cây trồng chủ lực) đạt 100%.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (đối với cây trồng chủ lực) xác định theo công thức sau:

Ttưới =

S1

x 100%

s

Trong đó:

+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (%).

+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới đối với cây trồng chủ lực (ha).

+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch đối với cây trồng chủ lực (ha).

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:

Ttiêu =

F1

x 100%

F

Trong đó:

+ Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu nước chủ động đối với cây trồng chủ lực (%).

+ F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu đối với cây trồng chủ lực (ha).

+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã đối với cây trồng chủ lực (ha).

Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttưới = 100% và Ttiêu = 100%.

Ghi chú: Đối với các loại cây công nghiệp lâu năm, không có nhu cầu sử dụng nước tưới (cao su, điều) thì xem như đạt tiêu chí.

2. Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về phòng chống thiên tai tại chỗ

a) Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.

- Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn được thành lập theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, hàng năm được kiện toàn và có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý để nhân dân (nếu có) được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra.

- Có từ 70% trở lên người dân thuộc vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.

b) Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh.

- Có Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại chỗ.

- Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương.

- Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt:

+ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng của các loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được duyệt.

+ Có 100% tổ chức và từ 70% trở lên số hộ gia đình, cá nhân trong vùng thường xuyên bị thiên tai chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt và theo hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

c) Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.

- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có).

+ 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

- Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai:

+ Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ.

+ 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

- Thực thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai: Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Xã được công nhận đạt chỉ tiêu 3.2 khi đạt tất cả các chỉ tiêu đánh giá ở điểm a, b, c.

(Chi tiết nội dung hướng dẫn số 1046/SNN-NN ngày 31/5/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 4. TIÊU CHÍ ĐIỆN

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về điện khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Tỷ lệ điện đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, thủy sản), tiểu thủ công nghiệp tập trung theo quy hoạch đạt 100%.

II. Đánh giá thực hiện

Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất.

Tỷ lệ điện điện đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, thủy sản), tiểu thủ công nghiệp: Đánh giá chi tiết theo quyết định 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công thương.

(Chi tiết nội dung Quyết định và văn bản hướng dẫn số 2941/PCBD-KD ngày 10/07/2019 của Công ty điện lực Bình Dương được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 5. TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về trường học khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Tỷ lệ trường học công lập các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đạt ≥ 50%.

II. Đánh giá thực hiện

Việc đánh giá thực hiện tiêu chí trường học áp dụng theo theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ giáo và Đào tạo.

(Chi tiết nội dung thông tư và văn bản hướng dẫn số 797/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 6. TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng xã, Nhà văn hóa ấp (Văn phòng ấp) được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả: đạt 100%.

2. Trung tâm văn hóa xã có bố trí một số dụng cụ thể thao phù hợp với phong trào thể thao quần chúng ở địa phương: đạt.

II. Đánh giá thực hiện

Diện tích đất quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa, khu thể thao thôn được tính gộp là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn. Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.

Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao ấp thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như hội trường, văn phòng ấp, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã là thiết chế cộng đồng, nơi sinh hoạt chung cho mọi người dân đến tham gia (kể cả trẻ em và người cao tuổi); trong đó, dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.

Những địa phương không có khu vui chơi, giải trí riêng biệt cho trẻ em có thể sử dụng cơ sở vật chất của trung tâm văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng cấp xã, trang bị một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em. Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ.

(Chi tiết nội dung hướng dẫn số 303/SVHTTDL-QLVH ngày 11/4/2019 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 7. TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Chợ đạt chuẩn theo quy định của tỉnh hoặc các cửa hàng cửa hiệu hoạt động thương mại trên địa bàn xã (đối với những xã có chợ): đạt.

II. Đánh giá thực hiện

- Có chợ nông thôn trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt được các yêu cầu của chợ nông thôn như diện tích chợ, điều hành quản lý.

- Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi, kinh doanh đạt được các yêu cầu như: bảng hiệu, diện tích, tổ chức bố trí hàng hóa, điều kiện kinh doanh của cửa hàng...

- Trường hợp xã có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng hoặc xã không có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong quy hoạch thì sẽ không xem xét Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

(Chi tiết nội dung hướng dẫn số 479/SCT-QLTM ngày 03/4/2019 của Sở Công thương được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 8. TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về Thông tin truyền thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2: đạt.

II. Đánh giá thực hiện

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

(Chi tiết nội dung Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 và văn bản hướng dẫn số 215/STTTT-BCVT ngày 22/4/2019 của Sở Thông tin và Truyền thông được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 9. TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về nhà ở dân cư khi đáp ứng các yêu cầu:

Không có nhà tạm nhà dột nát, tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng ≥ 95%.

II. Đánh giá thực hiện:

Đánh giá nhà ở đạt chuẩn theo văn bản số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ xây dựng về hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn.

- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ.

+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, fibro xi măng.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở (bao gồm: nền, khung, mái) có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương (như: tranh, cói, dừa nước...), đảm bảo thời hạn sử dụng theo quy định.

- Diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên, Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.

- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng và công văn hướng dẫn 2649/SXD-QHKT ngày 12/7/2019 của Sở Xây dựng được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 10. TIÊU CHÍ THU NHẬP

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm như sau:

Năm 2018: đạt 55 triệu đồng/người/năm.

Năm 2019: đạt 60 triệu đồng/người/năm.

Năm 2020: đạt 65 triệu đồng/người/năm.

II. Đánh giá thực hiện:

- Khái niệm, phương pháp tính: Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.

Công thức:

Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã

=

Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm

NKTTTT của xã trong năm

- Phạm vi tính toán: Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.

- Không tính vào thu nhập cho NKTTTT của xã:

+ Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.

+ Các khoản thu vào để chi chung của xã như: Thu để đầu tư xây dựng các công trình, thực hiện các chương trình chung; thu vào ngân sách của xã... mà hộ không trực tiếp được nhận.

- Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu:

+ Thời điểm thu thập số liệu: Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.

+ Thời kỳ thu thập số liệu: Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê và Văn bản hướng dẫn số 595/CTK-DSVX ngày 06/6/2019 của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 11. TIÊU CHÍ HỘ NGHÈO

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2018 -2020 của xã theo chuẩn của tỉnh ≤ 1%.

II. Đánh giá thực hiện:

Cách tính tỷ lệ hộ nghèo để đánh giá tiêu chí xã đạt nông thôn mới nâng cao như sau: lấy tổng số hộ nghèo của xã (trừ số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) chia cho tổng số hộ nhân dân (trừ đã trừ số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:

Cách tính 1:

Tỷ lệ hộ nghèo

=

Tổng số hộ nghèo (đã trừ số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội)

x 100%

Tổng số hộ nhân dân (đã trừ số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội)

Cách tính 2:

Tỷ lệ hộ nghèo

=

Hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo

x 100%

Tổng số hộ nhân dân (đã trừ số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội)

Lưu ý:

Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là “hộ nghèo không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động” (được quy định tại điểm c, khoản 2 điều 1 quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020). Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội không tính vào chỉ tiêu giảm nghèo chung của địa phương, không tính vào chỉ tiêu hộ nghèo trong tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo công văn hướng dẫn số 1152/HD-SLĐTBXH ngày 22/3/2019 của Sở Lao động Thương binh Xã hội được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 12. TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về lao động có việc làm khi đáp ứng yêu cầu sau:

1. Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (lao động thường trú tại địa phương) ≥ 95%.

2. Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo trên tổng số lao động có việc làm thường xuyên ≥ 65%.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Đánh giá tỷ lệ người có việc làm thường xuyên

Cách tính:

Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên

=

Số người có việc làm thường xuyên

x 100%

Số người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động

Trong đó:

- Người có việc làm thường xuyên là những người có công việc ổn định, liên tục, không mang tính chất tạm thời.

- Số người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động: là những người từ đủ 15 tuổi trở lên đến thời điểm nghỉ hưu, không bị mất khả năng lao động, trong khi đó độ tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:

+ Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với nội dung trên.

- Tiêu chí trên không bao gồm những người có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: học sinh, sinh viên, nội trợ.

2. Đánh giá tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo

Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:

Tổng số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ

x 100%

Tổng số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo văn bản hướng dẫn số 1152/HD-SLĐTBXH ngày 22/3/2019 của Sở Lao động Thương binh Xã hội được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 13. TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về tổ chức sản xuất khi đáp ứng yêu cầu sau:

1. Thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển du lịch và dịch vụ: đạt.

2. Có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn sạch, hoặc có mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ: mỗi năm tăng ít nhất 01 mô hình.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Đánh giá việc thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển du lịch và dịch vụ.

- Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.

- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn… để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng.

- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của xã.

- Xã có tối thiểu một (01) hợp tác xã được cơ quan quản lý đánh giá, xếp loại hoạt động của năm trước liền kề đạt từ loại khá trở lên theo hướng dẫn đánh giá của Liên minh Hợp tác xã.

2. Đánh giá có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn sạch hoặc có mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.

- Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn sạch là mô hình tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, quy mô sản xuất được mở rộng; ứng dụng cơ giới trong các khâu sản xuất từ nhân giống, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến; tự động hóa quy trình bằng máy móc, công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động, tiết kiệm nước; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng; ứng dụng công nghệ tiên tiến bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

- Mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ là mô hình nuôi, trồng, chế biến, bảo quả nông sản, thực phẩm không sử dụng hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hóa học, các loại phân hóa học, các chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh tổng hợp, chất bảo hóa học); Không sử dụng giống, vật tư, nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen; Không sử dụng nguồn nước, thải nước ô nhiễm từ các nhà máy; Có sổ ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư dùng trong canh tác.

- Biểu đánh giá mô hình được kèm theo công văn số 224/SHHCN-KHCNCS ngày 16/4/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo công văn hướng dẫn số 40/LMHTX ngày 06/5/2919 của Liên Minh hợp tác xã và công văn hướng dẫn số 224/SHHCN-KHCNCS ngày 16/4/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 14. TIÊU CHÍ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về Giáo dục và Đào tạo khi đáp ứng yêu cầu sau:

1. Tỷ lệ trẻ vào mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%.

2. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Không có học sinh vi phạm pháp luật.

4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp nghề) đạt ≥ 95%.

II. Đánh giá thực hiện:

Đánh giá đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo.

(Chi tiết nội dung thông tư và văn bản hướng dẫn số 797/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo được thể hiện trong Phụ lục kèm theo.)

Mục 15. TIÊU CHÍ Y TẾ

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về y tế khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt ≥ 90%.

2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt ≤ 8%.

3. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch, giảm 10%/năm tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người: đạt.

4. Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt ≥ 90%.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

Tỷ lệ người tham gia BHYT

=

Số người dân địa phương (có hộ khẩu thường trú) tham gia BHYT

x 100%

Tổng số dân địa phương

- Số liệu được cung cấp từ cơ quan BHXH cấp huyện/cấp xã, số liệu 6 tháng tính từ 30/6; số liệu cả năm tính đến 31/12

2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).

- Tỷ lệ được tính trong đợt tổng cân trẻ dưới 5 tuổi hàng năm (ngày 1 đến ngày 2 tháng 6).

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi

=

Số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

x 100%

Tổng số trẻ dưới 5 tuổi

3. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch, giảm 10%/năm tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người.

- Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm: Không có dịch bệnh trên địa bàn, không có người tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm; giám sát tốt tất cả các ổ dịch cũ; xử lý ≥ 90% các ổ dịch mới phát sinh (tiêu chí đánh giá dịch xảy ra dịch trên địa bàn theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm).

- Khi có xảy ra trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiến hành điều tra, lấy các mẫu thức ăn, nước uống xét nghiệm tìm nguyên nhân. Sau khi Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm xác định có yếu tố gây ngộ độc thực phẩm và thông báo đến địa phương, đơn vị thì mới tính đó là một vụ ngộ độc thực phẩm.

4. Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

Tỷ lệ này được tính là số người dân được quản lý sức khỏe, được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu

=

Số người dân được quản lý sức khỏe, được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân

x 100%

Tổng số dân của địa phương

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Văn bản hướng dẫn số 605/SYT-NV ngày 14/3/2019 của Sở Y tế được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 16. TIÊU CHÍ VĂN HÓA

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo quy định.

2. Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL đạt ≥ 80%.

3. Tỷ lệ người dân được phổ biến và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đạt 100%.

4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã vi phạm pháp luật đạt.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo quy định.

Thực hiện việc đánh giá xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo Chương II Mục 5 Điều 12 của Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu văn hóa, đạt chuẩn văn hóa, đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2. Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.

Thực hiện việc đánh giá đạt ấp văn hóa theo Chương II, Mục 2, Điều 6 của Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu văn hóa, đạt chuẩn văn hóa, đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Tỷ lệ người dân được phổ biến và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương, hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Có 100% hộ gia đình được phổ biến và nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương.

- Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn bất hòa được giải quyết tại cộng đồng.

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật.

- Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tham gia giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức Nhà nước; tham gia xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên hàng năm; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã vi phạm pháp luật.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo công văn hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 303/SVHTTDL-QLVH ngày 11/4/2019 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 17. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao về môi trường và an toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt chuẩn Quốc gia đạt ≥ 75%.

2. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt ≥ 95%.

3. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý tự thấm hoặc mương thoát nước thải đảm bảo hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường đạt ≥ 90%.

4. Tỷ lệ khu ấp hoặc khu dân cư có cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp". Không có tình trạng vứt rác nơi công cộng và những nơi trái quy định đạt ≥ 90%.

5. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt ≥ 80%.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt chuẩn Quốc gia.

Nước sạch: Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN do Bộ y tế ban hành (QCVN 02.2009/BYT, QCVN 01:2009/BYT, các loại nước uống trực tiếp sau khi đã qua xử lý như nước uống đóng chai, nước hợp vệ sinh đã qua xử lý).

Cách tính tỷ lệ (%) hộ dân được sử dụng nước sạch như sau:

Nns =

N1

x 100%

N

Nns Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch

N1: Số hộ dân được sử dụng nước sạch

N: Tổng số hộ dân của xã

Xã được công nhận đạt chỉ tiêu khi Nns ≥ 75%.

2. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

- Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo quy định về kỹ thuật theo QCVN 01:2011/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh).

- Nhà tắm hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Nhà tắm kín đáo có sàng cứng, tường bao có mái che; Có hệ thống thoát nước, thu gom và biện pháp xử lý phù hợp không để tràn ra môi trường.

- Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các yêu cầu sau: Có dung tích đủ lớn để đảm bảo nhu cầu sử dụng của các thành viên gia đình; Được làm từ các vật liệu không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm từng vùng; Có nắp đậy kính để ngăn ngừa các chất bẩn xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; Vệ sinh thiết bị, khu vực chứa nước định kỳ 1/3 tháng.

- Các hộ gia đình thực hiện 3 sạch: sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.

3. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý tự thấm hoặc mương thoát nước thải đảm bảo hợp vệ sinh, không ô nhiễm môi trường, đạt chỉ tiêu này khi hộ chăn nuôi, chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường như sau:

- Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước: Không được nằm trong đô thị, khu nhà ở, điểm dân cư tập trung; Địa điểm xây dựng cơ sở chăn nuôi phải cách xa trường học, cơ sở, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà máy xí nghiệp, điểm dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, khoản cách tối thiểu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương tại Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016.

- Chuồng trại phải được vệ sinh định kỳ, đảm bảo phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh.

- Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo qui định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường không phát sinh mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lý đúng theo quy định hiện hành về môi trường và thú y, tránh phát tán ra môi trường.

- Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến trạm xử lý nước thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước, mạng lưới thoát nước mưa và nước thải phải tách riêng.

4. Tỷ lệ khu ấp hoặc khu dân cư có cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp”. Không có tình trạng vứt rác nơi công cộng và những nơi trái quy định đạt

Các xã, lập phương án và tổ chức thực hiện việc xây dựng cảnh quan, môi trường - xanh - sạch - đẹp, an toàn phù hợp với đặc điểm kinh tế, sinh thái, văn hóa của địa phương, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức người dân xả rác đúng nơi quy định, không xả rác, vứt rác nơi công cộng và những nới trái quy định bao gồm:

- Đối với hệ thống cây xanh: Đầu tư hoàn thiện hệ thống cây xanh (gồm cây bóng mát, cây cảnh, hoa và thảm cỏ ...) trong các xã xây dựng nông thôn mới. Việc trồng cây không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng; không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường; không trồng các loại cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo qui định.

- Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái: hệ thống ao hồ trong khu dân cư đảm bảo các yêu cầu như phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; Tạo mặt bằng thông thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp; Có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản tạo nguồn lợi kinh tế; Nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên.

- Đối với đường làng ngõ xóm: Các tuyến đường phải được bê tông hóa hoặc rải cấp phối đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa; Xây dựng quy định về giữ gìn vệ sinh chung trong xã và các hộ gia đình tổ chức thu dọn vệ sinh rác thải định kỳ. ≥ 90 số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hang rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh. Hàng rào bằng cây phải được cắt tỉa gọn gàng, không vươn ra đường gây cản trở giao thông.

- Đối với khu vực công cộng: ≥ 90% các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; Các địa phương tăng cường cải tạo ao, hồ khu vực công cộng... thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.

5. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo đúng quy định

- Xây dựng phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

- Chất thải rắn từ hộ gia đình cần được phân loại, thu gom và xử lý.

- Các trạm trung chuyển và các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải đảm bảo theo yêu cầu vệ sinh môi trường.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo công văn số 1535/STNMT-CCBVMT ngày 22/3/2019 của Sở Tài nguyên Môi trường và công văn số 1046/SNN-NN ngày 31/5/2019 của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)

Mục 18. TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh: Đạt

2. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc: 70%

3. Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã ≥ 90%

II. Đánh giá thực hiện:

1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh

Đảm bảo 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh như Tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; Tiêu chuẩn chức danh công chức xã, phường, thị trấn tại các quyết định của UBND tỉnh (Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007; Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 17/6/2013; Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018)

2. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc

Đảm bảo 4/5 tổ chức chính trị - xã hội của xã phải đạt các danh hiệu sau:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của xã đạt loại “xuất sắc”

- Hội Cựu chiến binh của xã đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh xuất sắc”

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đạt danh hiệu “Đoàn cơ sở vững mạnh”.

- Hội nông dân đạt danh hiệu “Cơ sở vững mạnh”

- Hội Liên hiệp Phụ nữ đạt danh hiệu “vững mạnh”

3. Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND xã

- Thực hiện lấy ý kiến sự hài lòng của người dân với 2 nội dung sau:

+ Hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

+ Hài lòng về cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Về số lượng đối tượng tham gia đánh giá sự hài lòng hằng năm của mỗi đơn vị cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hướng dẫn nhưng tối thiểu phải đạt từ 15% trở lên số lượt thủ tục hành chính tại cấp xã đã được giải quyết và trả kết quả của năm trước liền kề năm đánh giá.

- Đối với cấp xã trong năm cũng thực hiện đo lường sự hài lòng về chỉ số cải cách thủ tục hành chính (chỉ số PAR INDEX) thì có thể lồng ghép đánh giá hoặc sử dụng kết quả của chỉ số này để tính tỉ lệ hài lòng nhưng phải đảm bảo khảo sát đầy đủ Nội dung 1 và Nội dung 2.

- Tính tỉ lệ % theo công thức như sau:

Tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính

=

Tổng sphiếu có trả lời hài lòng

x 100%

Tổng số phiếu lấy ý kiến được hỏi

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn 1078/STP-PBGDPL ngày 20/6/2019 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và Công văn số 582/SNV-XDCQ-CTTN ngày 09/5/2019 của Sở Nội vụ)

Mục 19. TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

I. Xã đạt tiêu chí nâng cao Quốc phòng và An ninh

1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ hàng năm đạt 100% (tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân nòng cốt đạt ≥ 20%): Đạt

2. An ninh trật tự xã hội được giữ vững và thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động thường xuyên, hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự Đạt.

II. Đánh giá thực hiện:

1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ hàng năm đạt 100% (tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân nòng cốt đạt ≥ 20%).

a) Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” đạt khi đạt những chỉ tiêu sau:

- Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị: Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 33/2016/TT-BQP, ngày 29/3/2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân, Tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP, ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân, Tự vệ. Hàng năm, Ban Chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP, ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.

- Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP, ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.

- Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP, ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng đạt khi đạt những chỉ tiêu sau:

- Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP, ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng.

- Tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự. Hàng năm, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện giao, đảm bảo chất lượng (không có thanh niên chống lệnh gọi khám sức khỏe, lệnh gọi nhập ngũ, có Đảng viên tình nguyện nhập ngũ).

- 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực xuất ngũ về địa phương được đăng ký ngạch dự bị và được quản lý chặt chẽ.

- 100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ và được biên chế vào các đơn vị theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng tham gia động viên khi có lệnh.

- Hằng năm, tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, phúc tra, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Lập danh sách quản lý, thường xuyên tổ chức luyện tập các phương án cho lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

- Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự địa phương theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quần chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

2. An ninh trật tự xã hội được giữ vững và thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có mô hình phòng, chống tội phạm hoạt động thường xuyên, hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự.

- Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết UBND xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh trật tự cơ sở.

- Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật như: lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp...

- Không để xảy ra trọng án trên địa bàn; không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 123, 125, 126, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 134, 141, 142, 143,144, 168, 169, 170 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

- Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút...) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế so với năm trước.

- Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an.

- Lực lượng công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 117/HD-CA-PVO5 ngày 19/4/2019 của Công an tỉnh Bình Dương và Công văn số 999/PCT-BDV ngày 09/07/2019 của Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Bình Dương).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2575/QĐ-UBND ngày 09/09/2019 về Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.985

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.195.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!