ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2525/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 15 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠ HUOAI ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀO NĂM
2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg
ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và
quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg
ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg
ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn
mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số
40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn
nông thôn mới;
Xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 09/8/2016 của UBND huyện Đạ Huoai về
việc đề nghị phê duyệt Đề án xây dựng huyện Đạ Huoai đạt chuẩn huyện nông thôn
mới vào năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 255/TTr-SNN ngày 03/10/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
xây dựng huyện Đạ Huoai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, với những nội
dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi: 08 xã và 02 thị trấn trên địa bàn huyện Đạ Huoai.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Xây dựng huyện Đạ
Huoai trở thành huyện nông thôn mới và văn minh đô thị theo quy hoạch được phê
duyệt, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại; tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giảm nghèo, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị
ở nông thôn vững mạnh, an ninh trật tự được giữ vững.
b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm
2020, có 8/8 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 02 thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị và huyện Đạ Huoai đạt chuẩn
quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới và văn minh đô thị, cụ thể như sau:
- Các xã: Đạ Oai và Hà Lâm tiếp tục
duy trì và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí nông thôn mới đã đạt được.
- Năm 2016: Xã Đạ Tồn đạt chuẩn nông
thôn mới.
- Năm 2017: Xã Đạ M’ri đạt chuẩn nông
thôn mới.
- Năm 2018: Xã Mađaguôi đạt chuẩn
nông thôn mới; thị trấn Mađaguôi và Đạ M’ri đạt chuẩn văn minh đô thị.
- Năm 2019: Xã Đạ P’loa và Đoàn Kết đạt
chuẩn nông thôn mới.
- Năm 2020: Xã Phước Lộc đạt chuẩn
nông thôn mới.
Ngoài ra, huyện Đạ Huoai cần phải đạt
được các tiêu chí của huyện nông thôn mới được quy định tại Quyết định số
558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung:
a) Quy hoạch:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đạ
Huoai đến năm 2020 và quy hoạch chung nông thôn mới các xã; điều chỉnh và cắm mốc
quy hoạch chung thị trấn Đạ M’ri, ban hành quy chế quản lý quy hoạch thị trấn
Mađaguôi. Xây dựng mới các quy hoạch chi tiết thiết yếu, nhất là các quy hoạch
liên vùng phát triển các sản phẩm chủ lực; tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ,
hiệu quả và tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch 15 điểm dân cư tại các xã
trên địa bàn huyện.
b) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Giao thông: Huy động tối đa các nguồn
lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện, hoàn thiện
hệ thống giao thông trên địa bàn xã, liên kết các khu dân cư với khu sản xuất
theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của huyện. Đầu tư xây dựng và
nâng cấp 40 km đường trục xã, liên xã; 4,1 km đường trục thôn; 07 km đường trục
chính nội đồng và 03 cầu treo tại xã Phước Lộc, xã Hà Lâm và thị trấn Đạ M’ri.
Đến hết năm 2016, có 08/08 xã đạt tiêu chí về giao thông.
- Thủy lợi: Lựa chọn đầu tư các công trình
thủy lợi trọng điểm theo đề án phát triển thủy lợi được phê duyệt; tiếp tục thực
hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương,
phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ. Cải tạo nâng cấp cống dâng Mađaguôi, hồ chứa nước
Đạ KonBoss; xây dựng mới 02 hồ chứa nước (tại xã Đoàn Kết và Đạ Tồn), 09 tuyến
kênh và 134 ao hồ nhỏ. Đến hết năm 2016, có 08/08 xã đạt tiêu chí về thủy lợi.
- Điện: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ
thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa
bàn xã; bao gồm: xây mới cải tạo 39 trạm trạm biến áp; 395,8 km đường dây hạ thế.
- Trường học: Hoàn thiện hệ thống các
công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã; tập trung xây dựng
một số trường đạt chuẩn quốc gia và chuẩn về cơ sở vật chất theo tiêu chí nông
thôn mới; trong đó, xây dựng mới 39 phòng học, 80 phòng chức năng và cải tạo
nâng cấp 03 phòng học, 09 phòng chức năng và một số hạng mục, công trình phụ trợ
khác. Đến năm 2019, có 08/08 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất trường học.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Hoàn thiện
hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao của huyện
và trên địa bàn các xã, thị trấn; gồm: xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao thị
trấn Đạ M’ri, 15 nhà văn hóa thôn và tổ dân phố, nâng cấp 02 nhà văn hóa tổ dân
phố thuộc thị trấn Mađaguôi. Đến năm 2018, có 08/08 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật
chất văn hóa.
- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:
Xây dựng chợ nông thôn đạt chuẩn đối với
các xã nằm trong quy hoạch mạng lưới chợ được phê duyệt, đối với các xã khác
xây dựng các điểm chợ để thu mua nông sản và giao thương hàng hóa. Đầu tư xây dựng mới 04 chợ tại các xã: Hà Lâm,
Đạ Oai, Phước Lộc và thị trấn Đạ M’ri. Đến năm 2020, có 08/08 xã đạt tiêu chí về
chợ nông thôn.
- Thông tin và truyền thông: Tiếp tục
giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo phục vụ tốt
nhu cầu của nhân dân; xây dựng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống loa truyền thanh đến
các thôn trên địa bàn huyện.
- Nhà ở dân cư nông thôn: Huy động
nguồn lực xóa nhà tạm thuộc hộ gia đình chính sách và hộ nghèo; vận động nhân
dân chỉnh trang nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; hướng tới không còn nhà tạm,
nhà dột nát. Đầu tư xóa 67 căn nhà tạm, di dời 276 căn nhà theo quy hoạch. Đến
năm 2020, có 08/08 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.
c) Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập:
- Ưu tiên phát triển các cây trồng có
thế mạnh của địa phương như: Cây điều, dâu lai, cao su, sầu riêng, măng cụt,
mít,... và một số cây ngắn ngày khác; trồng xen canh cây chè dưới tán cây ăn quả,
tán điều tại khu vực có khả năng tưới vào mùa khô; tập trung thâm canh và chuyển
đổi trên các đối tượng cây trồng chủ lực của huyện với tổng diện tích khoảng:
11.956 ha, trong đó diện tích tái canh và cải tạo giống cây trồng chủ lực 3.887
ha (cải tạo giống Sầu riêng 187 ha; ghép cải tạo giống Điều là 1.427 ha, tái
canh Điều 2.150 ha, cải tạo giống Dâu tằm 122 ha); thâm canh tăng năng suất
8.070 ha (Sầu riêng 1.721 ha, Cao su 1.822 ha, Điều 3.806 ha, Dâu tằm 304 ha,
Măng cụt 415 ha). Khuyến khích phát triển trồng dâu lai kết hợp nuôi tằm tại
các vùng đất trồng mía kém hiệu quả, đất bãi bồi ven sông, suối; phát triển trồng
cỏ làm thức ăn chăn nuôi ở các vùng ven sông, suối hoặc chuyển diện tích đất 01
vụ lúa kém hiệu quả sang trồng và thâm canh cỏ chăn nuôi bò theo Đề án phát triển bò thịt cao sản giai đoạn 2016
- 2020.
- Tập trung kiện toàn, củng cố hoạt động
của các tổ chức kinh tế tập thể đã thành lập; thành lập thêm 02 hợp tác xã
(HTX) và 16 tổ hợp tác (THT) hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giải quyết
việc làm thường xuyên cho lao động là xã viên, thành viên tham gia; tạo điều kiện
để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Đề án chính sách đặc thù khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 (theo
Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của
UBND tỉnh).
- Đến năm 2020, giá trị sản xuất bình
quân đạt 70-75 triệu đồng/ha/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 01%, trong
đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 02% (theo tiêu chí mới).
d) Về phát triển giáo dục, văn hóa - xã hội và môi trường:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc
gia nông thôn mới một cách bền vững. Đến năm 2020, có 80% học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hoặc bổ túc, học nghề.
- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết
bị phương tiện y tế, đào tạo đội ngũ y sỹ, bác sỹ cho các trạm y tế theo Bộ
tiêu chí quốc gia về y tế xã; đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân,
nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân Bảo hiểm y tế (BHYT) để thu hút người dân
tham gia BHYT toàn dân. Đến hết năm 2016, có 08/08 xã đạt tiêu chí y tế; đến
năm 2020, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt từ 90% trở lên.
- Tiếp tục củng cố và xây dựng các
thiết chế văn hóa cơ sở; tăng cường công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp
nhân dân thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với
xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị; triển khai thực hiện có hiệu quả các
chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở địa
phương. Đến năm 2020, có 90% số thôn đạt chuẩn “thôn văn hóa”, 90% hộ đạt gia đình văn hóa, 30% số người tham gia hoạt động thể thao,
thể dục thường xuyên.
- Tiếp tục duy trì và nâng tỷ lệ hộ
dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; xây dựng các điểm thu gom, kết nối hệ thống thu gom, xử lý
rác thải cấp huyện, liên xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng
các ao, hồ sinh thái trong các khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình
công cộng, không phát sinh hoạt động làm suy giảm môi trường. Đến năm 2018, có
100% số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% số hộ có cơ sở chăn nuôi hợp
vệ sinh, 100% số hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn và
100% số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, chế biến
lương thực - thực phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trường.
đ) Củng cố, nâng cao chất lượng và
vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và giữ gìn an ninh, trật
tự xã hội:
Tập trung xây dựng chính quyền từ huyện
đến xã trong sạch vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của
chính quyền trên tất cả các lĩnh vực; có chương trình, kế hoạch đẩy mạnh cải
cách hành chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Củng cố, kiện toàn tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến
xã; phấn đấu hàng năm có 100% tổ chức cơ
sở Đảng đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính trị -
xã hội của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; 100% cán bộ, công chức xã đạt
chuẩn theo quy định.
- Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh tổ quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt
nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương; phòng chống và đấu
tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, không có tụ điểm
phức tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng công an vững mạnh,
bảo vệ tốt an ninh tại từng địa bàn dân cư.
e) Về xây dựng văn minh đô thị:
- Thị trấn Mađaguôi: Tiếp tục giữ vững
và nâng cao chất lượng của 18 tiêu chí đã đạt; phấn đấu hoàn thành 06 tiêu chí
còn lại với lộ trình như sau:
+ Năm 2016: hoàn thành 03 tiêu chí: Sử
dụng, quản lý, hoạt động các thiết chế văn hóa hiệu quả; ổn định đời sống kinh
tế của nhân dân; Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình đạt chuẩn.
+ Năm 2017 - 2018: hoàn thành 03 tiêu
chí: Xây dựng thiết chế văn hóa tại các Tổ dân phố, khu dân cư; thực hiện tốt
công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch; khai thác, sử dụng hiệu quả,
đúng mục đích các công trình công cộng.
+ Năm 2019 - 2020: Nâng cao chất lượng
các tiêu chí để giữ vững danh hiệu thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xây dựng đô thị văn minh; đầu tư
xây dựng nhà văn hóa các tổ dân phố 4, 5, 7, 9; sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa
các tổ dân phố 8 và 12; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các thiết chế văn
hóa trên địa bàn; hướng dẫn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tiêu chí
về môi trường; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đảm
bảo đáp ứng đầy đủ các quy định về môi trường; phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập của người dân.
- Thị trấn Đạ M’ri: Tiếp tục giữ vững
và nâng cao chất lượng 13 tiêu chí đã đạt được, phấn đấu hoàn thành 11 tiêu chí
với lộ trình thực hiện như sau:
+ Năm 2016, phấn đấu hoàn thành 06
tiêu chí: Sử dụng, quản lý, hoạt động các thiết chế văn hóa hiệu quả; thực hiện
tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở; thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch;
xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; y tế - dân số- kế hoạch hóa gia đình; tiêu chí môi trường.
+ Năm 2017 - 2018 hoàn thành 05 tiêu
chí: Xây dựng, cải tạo các công trình công cộng đạt chuẩn; quản lý, sử dụng hiệu
quả các công trình công cộng; nâng cao chất lượng gia đình, tổ dân phố văn hóa;
tiêu chí giáo dục; tiêu chí các công trình đô thị.
+ Năm 2019 - 2020: Nâng cao chất lượng
các tiêu chí để giữ vững danh hiệu thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ
thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh theo quy định; hoàn thành công tác quy
hoạch chi tiết thị trấn Đạ M’ri; trạm y tế thị trấn được công nhận đạt chuẩn; vận
động tổ chức, nhân dân nâng cấp cơ sở hạ tầng và thực hiện tốt các quy định về
môi trường; triển khai xây dựng sân vận động, nhà văn hóa thị trấn; nhà văn hóa
các tổ dân phố; tiếp tục trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng và nâng cấp
đô thị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện để nhân dân
phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm nâng
cao thu nhập của người dân.
Chi tiết tại Phụ lục I và II kèm
theo.
4. Các giải pháp thực hiện Đề án:
a) Về tuyên truyền:
- Tập trung tuyên truyền, vận động
nhân dân về xây dựng huyện Đạ Huoai đạt chuẩn
nông thôn mới và văn minh đô thị vào năm 2020; trong đó: chú trọng tuyên truyền
đầy đủ nội dung, giải pháp thực hiện Đề án
để vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia trên quan điểm dựa vào nội lực
của cộng đồng địa phương là chính, phát huy sự sáng tạo và nguồn lực trong nhân
dân có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Xác định xây dựng nông thôn mới và
văn minh đô thị là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo, chính quyền
địa phương đóng vai trò tổ chức triển khai
thực hiện, người dân là chủ thể trong quá trình thực hiện, với phương châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân hưởng lợi”. Đa dạng hóa các hình thức
tuyên truyền như: thông qua hệ thống phát thanh truyền hình, tờ rơi, sinh hoạt
chi hội…; xây dựng các mô hình tuyên truyền hiệu quả, chú trọng phát hiện và biểu
dương kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong quá trình thực hiện.
b) Về quy hoạch:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, nâng
cao chất lượng quy hoạch nông thôn mới, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng đồng bộ với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; xây dựng quy hoạch phân khu chức năng đô thị, quy chế quản lý
kiến trúc đô thị tại thị trấn Mađaguôi và Đạ M’ri.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch
và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn huyện
theo phân cấp. Hướng dẫn các xã quy hoạch
xây dựng một số khu dân cư làm điểm để tập trung chỉ đạo thực hiện, quản lý
theo quy hoạch, hình thành những khu dân cư nông thôn theo quy hoạch.
c) Về huy động vốn, sử dụng vốn đầu
tư:
- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động
để thực hiện Chương trình, gồm: thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương
trình, dự án trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương; thu hút
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục huy
động nguồn lực từ cộng đồng dân cư theo nguyên tắc tự nguyện; sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp
khác.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế huy động
các nguồn lực theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính
phủ và Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 05/8/2013 của UBND tỉnh về tỷ lệ hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước và cơ chế huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới,
Đề án quy định tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động
phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn;
phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện
tốt việc vay vốn tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm
đảm bảo nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Lồng ghép thực hiện có hiệu quả nguồn
vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020
theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các
nguồn vốn từ các chương trình, dự án,đề án khác.
d) Về phát triển sản xuất:
- Tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa toàn diện gắn với tái cơ cấu kinh tế;
tăng cường chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, gắn với phát triển công nghiệp chế
biến. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi gắn với chế biến sản
phẩm nông, lâm nghiệp; khuyến khích đầu
tư cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. Thực hiện tốt công tác
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ưu tiên phát triển các cây,
con có lợi thế cạnh tranh, có thị trường ổn định (cây điều, cây dâu lai kết hợp
với nuôi tằm, cây ăn quả, phát triển đàn
bò thịt...)
- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ
nông dân hình thành các liên kết kinh tế theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã;
hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tập trung đất đai, nguồn lực để mở rộng quy
mô sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, hình thành các khu vực sản xuất
hàng hóa tập trung, chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
đ) Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Huy động các nguồn lực, đặc biệt là
sự đóng góp của nhân dân theo phương châm "Nhân dân làm công trình, nhà nước
hỗ trợ vật tư" để đầu tư phát triển,
cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình thiết yếu như: đường giao thông nông
thôn, kiên cố hóa kênh mương, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ, hệ thống điện thắp
sáng công cộng, các công trình giáo dục, y tế, văn
hóa, thể thao; phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện tốt phương châm "dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát,
quản lý và thụ hưởng" trong xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác quản lý, vận
hành, duy tu bảo dưỡng đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổ
chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa để đầu tư, nâng cấp hạ tầng về thương mại,
giáo dục, văn hóa, thể thao.
e) Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế,
văn hóa và cải thiện chất lượng môi trường nông thôn:
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
văn hóa, thể thao, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", nâng cao chất lượng xây dựng gia
đình văn hóa gắn với xây dựng thôn, xã văn hóa.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội
hóa giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục hướng nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng toàn diện, động viên, huy động thanh thiếu
niên trong độ tuổi đến trường để học văn hóa và học nghề đảm bảo phục vụ sự
nghiệp phát triển của địa phương.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị tại Trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã và các phòng khám đa
khoa khu vực để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn. Vận động nhân dân tự
nguyện tham gia các hình thức BHYT, coi đây là giải pháp đảm bảo sức khỏe cho bản
thân, gia đình và cộng đồng.
- Nâng cấp các công trình nước sạch
nhằm nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; các địa phương, cơ quan,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký đạt chuẩn về môi trường, phát động
phong trào xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp tại cộng đồng và gia đình; tiến
hành các biện pháp để phát triển và giữ vững tỷ lệ độ che phủ rừng.
g) Nâng cao năng lực bộ máy Ban chỉ đạo,
giúp việc:
Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới đô thị và văn minh. Các xã, thị trấn khẩn trương củng cố, kiện toàn
Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh
đô thị đảm bảo công tác thường xuyên, hiệu quả; trong đó, chú trọng đến công
tác phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý và xây dựng
kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình triển
khai thực hiện của các thành viên.
h) Xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh toàn diện.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; phát huy vai
trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong lãnh, chỉ đạo thực hiện.
- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được
phê duyệt, UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; khuyến
khích, thu hút cán bộ trẻ đủ tiêu chuẩn, tâm huyết về công tác tại các xã, thị
trấn. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc điều động, luân chuyển cán bộ cấp huyện
về cơ sở và ngược lại. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ
năng và nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị cho đội ngũ
cán bộ, công chức cơ sở, đặc biệt là cán bộ thôn, tổ dân phố.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của
Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện và HĐND các xã, thị trấn, đặc biệt tăng cường
vai trò giám sát, phản biện của HĐND và đại biểu HĐND.
5. Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016 -
2020: 1.695,802 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách nhà nước: 567,932 tỷ
đồng, chiếm tỷ lệ 33,50%;
+ Vốn Chương trình nông thôn mới đầu
tư trực tiếp: 141,298 tỷ đồng (NSTW: 73,501 tỷ đồng, NSĐP: 67,797 tỷ đồng)
+ Vốn lồng ghép các chương trình, dự
án, đề án khác: 426,634 tỷ đồng.
b) Vốn các tổ chức, doanh nghiệp:
235,415 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13,85%;
c) Vốn huy động đóng góp của cộng đồng
dân cư: 122,805 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,25%;
d) Vốn tín dụng: 769,650 tỷ đồng, chiếm
tỷ lệ 45,40%.
Chi tiết tại các Phụ lục III, IV, V
kèm theo.
Điều 2.
1. UBND huyện Đạ
Huoai có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chức năng, cơ quan đơn vị có liên
quan, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai giai đoạn 2016 - 2020
và hàng năm; điều chỉnh, bổ sung Đề án
xây dựng nông thôn mới của huyện để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các nội
dung, giải pháp của Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới tỉnh có
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Đạ Huoai triển khai, thực
hiện các nội dung của Đề án.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc
tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND
huyện Đạ Huoai triển khai thực hiện Đề án.
Ưu tiên nguồn các chương trình, dự án, đề án do ngành quản lý bố trí cho huyện
để thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, các đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- BCĐ nông thôn mới TW;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- VPĐP nông thôn mới TW;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐNTM tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, NN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
Phạm S
|