UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
25/2011/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 21 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ
TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG THUỘC DỰ ÁN ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG
BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 96/2003/QĐ-UB NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA UỶ
BAN NHÂN NHÂN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi
số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành một Luật Quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
về quản lý và sử dụng bò đực giống; Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày
09/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy định về quản
lý và sử dụng trâu đực giống;
Căn cứ Văn bản số
7328/VPCP-QH ngày 14/12/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc gia hạn thời gian
kết thúc Hiệp định và điều chỉnh vốn vay của Dự án IFAD đến 31/3/2010;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại văn bản số 1530/BC-SNN ngày 22/10/2011 về việc đề
nghị sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc Quy chế quản lý
trâu đực giống, bò đực giống thuộc Dự án Đa dạng hoá thu nhập nông thôn tỉnh
Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 96/2003/QĐ-UBND ngày 29/7/2003 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc
Quy chế quản lý trâu đực giống, bò đực giống thuộc Dự án Đa dạng hoá thu nhập
nông thôn tỉnh Tuyên Quang (dự án RIDP) đã ban hành kèm theo Quyết định số
96/2003/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1
“Điều 1: Đối
tượng và phạm vi áp dụng"
1.
Đối tượng
Quy
chế này quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng trâu đực giống, bò đực giống (sau
đây gọi chung là trâu, bò đực giống) thuộc dự án RIDP là tài sản nhà nước được
giao cho hộ nông dân chăn nuôi, quản lý, sử dụng với mục đích để phối giống cho
trâu, bò cái nhằm nâng cao chất lượng đàn trâu, bò của các hộ chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang.
2.
Phạm vi áp dụng
Áp
dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trâu,
bò đực giống thuộc dự án RIDP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2
“Điều 2:
Nguyên tắc quản lý"
1.
Quản lý và sử dụng trâu, bò đực giống thuộc đối tượng tại Điều 1 thực hiện theo
Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005
Ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống; Quyết định số
13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 Ban hành quy định về quản lý, sử dụng trâu đực
giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định của pháp luật
hiện hành.
2.
Nghiêm cấm việc chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng đực giống sai mục đích và sai
hướng dẫn kỹ thuật.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5
“Điều 2:
Điều kiện được nhận trâu, bò đực giống"
1.
Là hộ sản xuất nông, lâm nghiệp có hộ khẩu thường trú tại các xã, thị trấn trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2.
Có đủ các điều kiện đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi trâu, bò đực giống, bao gồm:
lao động, khả năng tiếp thu được kỹ thuật, kinh nghiệm về chăn nuôi và phối giống,
có nguồn cung cấp thức ăn ổn định, chuồng trại và các điều kiện cần thiết khác;
Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các phòng ban liên quan kiểm tra xác
minh đủ điều kiện tại khoản này.
3.
Có đơn tự nguyện nhận chăn nuôi và cam kết sử dụng trâu, bò đực giống đúng mục
đích, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng trâu, bò đực giống đúng quy trình kỹ thuật
và quy định của Quy chế này, đồng thời phải cam kết nhận nuôi trâu, bò đực giống
để phục vụ vì lợi ích cộng đồng và các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
4.
Được cộng đồng thôn (bản) tín nhiệm thông qua bình xét (khi đã có đủ các điều
kiện quy định tại khoản 2 điều này) đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Phòng Kinh tế) giao trâu, bò đực giống. ”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6
“1. Việc giao, nhận đực giống được thực hiện thông
qua Hợp đồng chăn nuôi trâu đực giống hoặc bò đực giống (sau đây gọi tắt là Hợp
đồng chăn nuôi).
Hợp
đồng chăn nuôi được ký kết giữa Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
hoặc Phòng Kinh tế thành phố (bên giao) với hộ chăn nuôi (bên nhận) theo mẫu thống
nhất do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Hợp đồng chăn nuôi phải
đảm bảo có đủ các nội dung cơ bản sau: loại đực giống, chất lượng, giá trị đực
giống, địa điểm, thời gian, phương thức giao nhận; quyền lợi, nghĩa vụ của các
bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của các bên và các nội dung cần thiết
khác.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 7
“Điều
7: Quyền lợi hộ chăn
nuôi"
1.
Được nhận chăn nuôi đực giống sau khi đã ký kết Hợp đồng theo quy định tại Điều
6 thuộc Quy chế này.
2.
Được thu tiền phối giống do hộ có trâu cái hoặc bò cái được phối giống chi trả,
mức thu này do hộ chăn nuôi đực giống và hộ chăn nuôi bò cái, trâu cái được phối
giống tự thoả thuận để cùng thực hiện.”
6. Sửa đổi khoản 3, 4, 5, 6, bổ sung khoản 7 Điều 8
“ 3. Tuân thủ thực hiện việc luân chuyển, điều chuyển
đực giống của cấp có thẩm quyền.
4.
Theo dõi, ghi chép đầy đủ kết quả phối giống và phòng dịch theo hướng dẫn của Phòng
nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố, báo cáo
trung thực, chính xác, kịp thời số liệu theo quy định.
5.
Chịu sự quản lý, kiểm tra thường kỳ và đột xuất của các cơ quan chức năng.
6.
Phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp đực giống bị chết, mất, tự ý
bán, thải loại do lỗi của hộ chăn nuôi.
7.
Thực hiện tiêm vắc xin định kỳ phòng bệnh cho đực giống theo đúng quy định của
Pháp lệnh Thú y.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9
“Điều 9:
Kiểm kê, giám định chất lượng đực giống.
1.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố thực
hiện:
a).
Mở sổ sách theo dõi lý lịch, kết quả phối giống, sự biến động và tình hình dịch
bệnh của từng cá thể đực giống trên địa bàn quản lý bằng hệ thống máy tính và
được lưu trữ số liệu qua các năm.
b).
Vào thời điểm ngày 1 tháng 10 hàng năm tiến hành giám định lại chất lượng toàn
bộ số đực giống và đề nghị loại thải những con đực giống không đạt tiêu chuẩn
chất lượng với Hội đồng thanh lý, loại thải đực giống. Thông qua việc giám định
lại chất lượng đực giống, báo cáo kết quả quản lý, chăn nuôi và hiệu quả sử dụng
toàn bộ đực giống hiện có về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c).
Thực hiện khoản 2, điều này theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. ”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 và lược bỏ khoản 3
Điều 10
“Điều 10:
Điều chuyển và luân chuyển đực giống.
1.
Mỗi đực giống không được để phối giống trên cùng một địa bàn xã, thị trấn quá 3
năm (36 tháng) kể từ ngày phối giống con cái đầu tiên, để tránh tình trạng giao
phối cận huyết, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sau.
Trường
hợp hộ chăn nuôi không có nhu cầu, không có khả năng tiếp tục chăn nuôi đực giống
hoặc không thực hiện đúng hợp đồng thì đực giống được điều chuyển cho hộ khác có
nhu cầu và đủ điều kiện chăn nuôi, sử dụng.
Kinh
phí điều chuyển, luân chuyển đực giống do hộ nhận chăn nuôi đực giống chi trả.”.
2.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố trình Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố kế hoạch luân chuyển, điều chuyển đực giống giữa
các vùng trong cùng địa bàn huyện, thành phố.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 11
“Điều 11:
Trách nhiệm quản lý và kiểm tra thực hiện
1.
UBND xã, thị trấn.
UBND
xã, thị trấn trực tiếp quản lý toàn bộ đực giống trên địa bàn thôn, bản và địa
bàn xã, thị trấn; chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc chăm sóc, nuôi dưỡng
và phối giống của đực giống.
2.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố:
a)
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Giống vật nuôi đối với toàn bộ đàn đực
giống trên địa bàn huyện, thành phố:
b)
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND xã, thị trấn thực hiện đúng Quy chế này;
theo dõi, tổng hợp tình hình, công tác quản lý, chăn nuôi, kết quả phối giống đối
với toàn bộ đàn đực giống trên địa bàn huyện, thành phố.
c)
Kiểm tra định kỳ đực giống hàng tháng, hàng quý, phải kiểm tra, đôn đốc trực tiếp
được ít nhất mỗi đực giống 01 lần/năm.
d)
Thực hiện kịp thời việc kiểm tra đột xuất khi cần thiết đến các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc thực hiện Quy chế này.
3.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về giống vật nuôi đối với toàn bộ đàn đực giống
trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm:
a)
Thực hiện chế độ định kỳ kiểm tra, đôn đốc UBND xã, thị trấn; kiểm tra, đôn đốc
đột xuất khi cần thiết đến các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện Quy chế
này.
b)
Theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Quy chế này trên phạm vi toàn
tỉnh.”
10. Sửa đổi, bổ sung điều 12
“Điều 12. Loại thải và thanh lý đực giống.
1.
Thẩm quyền thanh lý
Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố xem xét quyết định thanh lý trâu, bò đực giống
loại thải trên cơ sở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng
Kinh tế thành phố lập hồ sơ đề nghị thanh lý;
Nội
dung quyết định thanh lý gồm:
-
Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý.
-
Danh mục trâu, bò đực giống loại thải đề nghị thanh lý.
-
Phương thức thanh lý: thực hiện thanh lý, bán đấu giá theo quy định.
-
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ trâu, bò đực giống loại thải.
-
Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2.
Hồ sơ đề nghị thanh lý trâu, bò đực giống gồm:
Văn
bản đề nghị thanh lý trâu, bò đực giống loại thải của Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện, Phòng Kinh tế thành phố.
Danh
mục trâu, bò đực giống loại thải đề nghị thanh lý.
Biên
bản kiểm tra xác nhận chất lượng trâu, bò đực giống đề nghị loại thải của Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố và Trạm
thú y huyện, thành phố.
3.
Tổ chức thanh lý trâu, bò đực giống loại thải theo phương thức bán đấu giá.
a.
Xác định giá khởi điểm:
Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố có trách nhiệm
căn cứ quyết định phê duyệt của UBND huyện, thành phố về thanh lý trâu, bò đực
giống loại thải để thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác
định giá trâu, bò đực giống loại thải, thanh lý. Trường hợp không thuê được tổ
chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá, xác định giá thì báo cáo UBND huyện
hoặc UBND thành phố thành lập hội đồng định giá trâu bò đực giống loại thải,
thanh lý.
Thành
phần Hội đồng gồm: Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố - Chủ tịch
hội đồng;
-
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trưởng Phòng Kinh tế
thành phố - Phó chủ tịch hội đồng;
-
Đại diện Trạm thú y huyện, thành phố - thành viên.
-
Đại diện UBND xã, thị trấn có trâu, bò đực giống thanh lý - thành viên.
-
Đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có) - thành viên.
Giá
khởi điểm để bán đấu giá trâu, bò đực giống loại thải phải đảm bảo phù hợp với
giá thị trường của trâu, bò đực cùng loại trên địa bàn.
b.
Tổ chức bán trâu, bò đực giống loại thải.
UBND
huyện, thành phố căn cứ kết quả xác định giá, thẩm định giá trâu, bò đực giống
loại thải đề nghị bán thanh lý, giao cho trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện, trưởng Phòng Kinh tế thành phố ký hợp đồng bán đấu giá với
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh để tổ chức bán đấu giá theo quy định.
4.
Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý trâu, bò đực giống thanh lý:
a)
Số tiền thu được từ thanh lý trâu, bò đực giống loại thải, sau khi trừ đi các
khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý trâu, bò đực giống loại thải
được nộp trả lại nguồn vốn đầu tư theo quy định.
b)
Chi phí hợp lý liên quan thanh lý trâu, bò đực giống loại thải gồm:
-
Chi phí kiểm kê, xác định chất lượng trâu, bò đực giống thanh lý;
-
Chi phí định giá, thẩm định giá trâu, bò đực giống thanh lý;
-
Chi phí tổ chức bán đấu giá trâu, bò đực giống thanh lý;
-
Các chi phí khác hợp lý có liên quan đến việc thanh lý trâu, bò đực giống thanh
lý.
5.
Việc thực hiện loại thải đực giống phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản
lý giống vật nuôi.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 13
“Điều 13:
Quản lý trâu, bò đực giống bị ốm
1.
Trong vòng 12 giờ kể từ khi phát hiện gia súc bị ốm, hộ chăn nuôi phải báo cáo
với trưởng thôn, bản, UBND xã, thị trấn; UBND xã, thị trấn phải chỉ đạo ngay
cán bộ thú y xã, thị trấn đến điều trị kịp thời.
2.
Nếu cán bộ thú y xã, thị trấn không có khả năng điều trị khỏi bệnh cho đực giống
phải báo cáo với lãnh đạo UBND xã, thị trấn và mời cán bộ thuộc Trạm thú y huyện,
thành phố đến điều trị kịp thời cho đực giống; tiền thuốc và tiền công khám chữa
bệnh cho đực giống do hộ chăn nuôi chi trả.”.
12. Sửa đổi khoản 1, 2, 3 thành khoản 1, bổ sung
khoản 2, Điều 14
“Điều 14:
Trường hợp đực giống bị chết, mất hoặc tự ý bán
1.
Trường hợp đực giống bị chết chủ hộ phải báo cáo ngay chính quyền địa phương
các cơ quan quản lý cấp huyện, thành phố để tiến hành lập biên bản tại chỗ xác
định rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm và tổ thức bán tận thu (nếu có); thành phần
tham gia gồm: chủ hộ chăn nuôi đực giống, Trưởng thôn, bản. UBND xã, thị trấn,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố và Trạm
Thú y huyện, thành phố, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố; biên bản lập
xong gửi Hội đồng thanh lý xem xét, giải quyết.
Các
trường hợp cá biệt như chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Trạm Thú y huyện,
thành phố phải báo cáo Chi cục Thú y và Uỷ ban nhân dân huyện để xử lý kịp thời.
2.
Trường hợp bị mất, hoặc tự ý bán: Trưởng thôn, bản, UBND xã, thị trấn phải báo
cáo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố,
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố để tiến hành lập biên bản, quy
trách nhiệm của hộ chăn nuôi và xác định giá trị để bồi thường đực giống.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 16
“Điều 16: Xử lý vi phạm.
1.
Hộ chăn nuôi phải bồi thường cho Ngân sách nhà nước bằng tiền 100% nguyên giá
trị đực giống theo giá mua ban đầu trong các trường hợp sau:
a)
Không thực hiện đúng Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh, sử
dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng đực giống bị chết.
b)
Để mất hoặc tự ý bán đực giống do không thực hiện các biện pháp bảo vệ trong khả
năng có thể của hộ chăn nuôi, phù hợp với các quy định tại Điều 5, Điều 8 của
Quy chế này.
2.
Căn cứ các tài liệu, hồ sơ tại Điều 14, Hội đồng thanh lý đực giống xem xét,
quyết định việc đền bù tại Khoản 1, điều này. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế
này, ngoài việc đền bù theo các quy định trên, trường hợp nghiêm trọng còn bị xử
lý theo đúng quy định pháp luật.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 17
“Điều 17:
Chế độ báo cáo.
Hàng
quý, 6 tháng và hàng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện,
Phòng Kinh tế thành phố báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả,
tiến độ thực hiện trên địa bàn huyện, thành phố nêu theo các nội dung quy định
trong Quy chế này.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các
ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu
tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban quản lý dự án RIDP tỉnh;
các đơn vị thực thi dự án; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND
các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế Hoạch & Đầu
Tư;
- Bộ Tài chính ;
- Bộ Nông Nghiệp & PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Thường trực tỉnh uỷ ;
- Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh;
- Thường thực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh; các PCT và các Uỷ viên UBND tỉnh;
- Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Ban KT và NS HĐ ND tỉnh ;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh ;
- Trung tâm công báo tỉnh ;
- Như Điều 2: thi hành;
- Các Phó VP và các chuyên viên UBND tỉnh;
- Lưu VT (Hoa TC).
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Chẩu Văn Lâm
|