UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2458/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên
Huế, ngày 25 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
ĐỀ ÁN “TƯ VẤN VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Người cao tuổi năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người
cao tuổi;
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22
tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hành
động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18
tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ
và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi;
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15
tháng 10 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi;
Căn cứ Quyết định số 305/2011/QĐ-UBND ngày 28
tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược DS -
SKSS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình
số 1913/TTr-SNV ngày 13 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tư vấn và chăm
sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2015”
với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho
người cao tuổi nhằm góp phần phát huy và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Phát huy vai trò của người
cao tuổi trong tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa
gia đình (DS-KHHGĐ) và nâng cao chất lượng cuộc sống đến năm 2015:
- Phấn đấu 100% lãnh đạo Đảng, chính quyền và
các ban, ngành, đoàn thể có nhận thức đúng về phát huy người cao tuổi trong
tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống,
nghĩa vụ và trách nhiệm đối với người cao tuổi.
- Phấn đấu 80% người cao tuổi thuộc địa bàn
triển khai Đề án nhận thức đúng vai trò của mình trong tuyên truyền, vận động
thực hiện chính sách DS-KHHGĐ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phấn đấu 100% xã tổ chức hoạt động, nêu gương
người cao tuổi tuyên truyền thực hiện chính sách xã hội, vận động thực hiện
chính sách DS-KHHGĐ, phát triển kinh tế và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Mục tiêu 2: Cải thiện chất lượng tư vấn
chăm sóc sức khỏe, phát hiện và xử lý sớm các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
đến năm 2015:
- Phấn đấu 80% người cao tuổi được phổ biến các
kiến thức để nhận biết và biết cách tự chăm sóc về các bệnh thường gặp ở người
cao tuổi.
- Phấn đấu 80% chủ hộ có người cao tuổi đang
chung sống được phổ biến kiến thức, cách thức nhận biết và hỗ trợ người cao
tuổi về các bệnh thường gặp.
- Phấn đấu ở mỗi đơn vị cấp xã, trên 60% người
cao tuổi được khám bệnh định kỳ hàng quý và được tư vấn điều trị các bệnh
thường gặp.
- Phấn đấu trên 60% người cao tuổi được phục hồi
chức năng tại Trạm y tế.
- Phấn đấu 100% cấp xã tổ chức và duy trì hoạt
động Câu lạc bộ “người cao tuổi giúp người cao tuổi”.
Mục tiêu 3: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể
chất và tinh thần cho người cao tuổi thông qua xây dựng mạng lưới tình nguyện
viên tại cộng đồng đến năm 2015:
- Phấn đấu 100% xã triển khai Đề án xây dựng và
duy trì mạng lưới tình nguyện viên làm công tác tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.
- Phấn đấu 100% tình nguyện viên được đào tạo
kiến thức, kỹ năng cơ bản về các bệnh thường gặp để tư vấn và chăm sóc người
cao tuổi.
- Phấn đấu 100% số xã/phường/thị trấn triển khai
Đề án có lồng ghép, hỗ trợ các hoạt động về người cao tuổi tại địa bàn.
3. Các nội dung hoạt động của Đề án:
- Các hoạt động thực hiện mục tiêu 1:
+ Tổ chức các lớp tập huấn/hội thảo cho lãnh đạo
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
+ Biên tập, nhân bản, cung cấp các loại tài liệu
truyền thông của Đề án.
+ Hội thảo biểu dương và khuyến khích điển hình
tiêu biểu người cao tuổi trong tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS -
KHHGĐ, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Các hoạt động thực hiện mục tiêu 2:
+ Tập huấn cho cán bộ y tế các cấp về chăm sóc
sức khỏe, phục hồi chức năng người cao tuổi.
+ Tổ chức khám, theo dõi, tư vấn sức khỏe định
kỳ cho người cao tuổi.
+ Tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề
hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc bản thân, tự luyện tập phục hồi chức năng.
+ Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ
“Người cao tuổi giúp người cao tuổi”.
- Các hoạt động thực hiện mục tiêu 3:
+ Thành lập, duy trì hoạt động mạng lưới tình
nguyện viên chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
+ Tập huấn kỹ năng tư vấn và chăm sóc người cao
tuổi cho mạng lưới tình nguyện viên thực hiện Đề án.
+ Hỗ trợ các hoạt động chăm sóc người cao tuổi
tại địa phương lồng ghép với tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS -
KHHGĐ.
- Các hoạt động xây dựng, triển khai đề án; giám
sát và đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án.
4. Phạm vi và thời gian thực hiện:
- Đề án triển khai tại 09 huyện, thị xã và thành
phố Huế.
- Thời gian: Từ năm 2012 - 2015.
5. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án: ước tính
1.085.300.000 đồng
(Một tỷ không trăm tám mươi lăm triệu ba
trăm nghìn đồng)
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 900.240.000 đồng
- Ngân sách tỉnh: 185.060.000 đồng
6. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Y tế - cơ quan thường trực thực hiện Đề án:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn
bản để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và
Đầu tư quản lý, sử dụng và điều hành nguồn kinh phí thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Chi cục DS - KHHGĐ xây dựng kế hoạch
triển khai, tổ chức quản lý, điều hành triển khai có hiệu quả các hoạt động của
Đề án.
- Chủ trì và phối hợp với Hội Người cao tuổi,
các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan để triển khai, kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện; thành lập Ban điều hành Đề án; báo cáo định kỳ 06
tháng/năm việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh.
b) Các Sở: Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế đề xuất UBND
tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định để bố trí kinh phí thực hiện Đề
án; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí.
c) Hội Người cao tuổi tỉnh:
Phối hợp với Sở Y tế trong thực hiện và triển
khai các nội dung của Đề án; tích cực tuyên truyền các hội viên tham gia, hưởng
ứng trong việc thực hiện các nội dung của Đề án.
d) Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan căn
cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch hoạt động, lồng ghép nội
dung Đề án vào hoạt động của đơn vị để thực hiện có hiệu quả; định kỳ báo cáo
kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và các tổ chức có liên
quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa
|