ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2378/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 12
tháng 8 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỀ ÁN BẢO VỆ, BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC BẢO VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm
2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng
6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng
9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản
văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25 tháng
12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10)
trong đó có Sưu tập Qua đồng Long Giao (15 hiện vật) và tượng thần Vishnu Bình
Hòa; Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ
về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 11) trong đó có Sưu tập Đàn đá Bình Đa
(51 thanh, đoạn) đang lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai được công nhận là bảo vật
quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15
tháng 9 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng;
Căn cứ Quyết định số 47/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 03
tháng 7 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tiêu chuẩn,
trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng;
Căn cứ Văn bản số 1498/BVHTTDL-DSVH ngày 18/4/2023
về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc
gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 1780 ngày 10 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Đề án bảo
vệ, bảo quản và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2024 - 2030, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu của Đề án
a) Phát huy giá trị bảo vật quốc gia thông qua nhiều
hoạt động như: Trưng bày, triển lãm; chú trọng tuyên truyền, giới thiệu giá trị
của bảo vật trên các phương tiện thông tin đại chúng; từng bước ứng dụng công
nghệ số để quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội.
b) Gắn phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia với
phát triển du lịch của tỉnh và tổ chức tour du lịch đưa khách tham quan về Bảo
tàng - nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia.
c) Khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống chính
trị và toàn thể nhân dân trong công tác bảo quản, phát huy giá trị các Bảo vật
quốc gia trên địa bàn tỉnh.
d) Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác
bảo quản, phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh góp phần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2024 -
2030.
3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà
nước (và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác) tuân thủ theo đúng quy định
của pháp luật.
4. Nội dung chi tiết cụ thể được quy định tại Đề án
đính kèm. Trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án có điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa và
Thể thao chịu trách nhiệm chính và chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và
các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Kế
hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ VHTTDL (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|
ĐỀ ÁN
BẢO
VỆ, BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC BẢO VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại,
có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa
học. Chính vì thế, việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị bảo vật quốc gia có
vai trò, ý nghĩa quan trọng. Hiện tỉnh có 03 bảo vật quốc gia hiện đang được
lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai: Sưu tập Qua đồng Long Giao (15 tiêu bản); tượng
thần Vishnu Bình Hòa (theo Quyết định công nhận số 2198/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12
năm 2021 về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10)) và Sưu tập Đàn đá Bình Đa
(theo Quyết định công nhận số 41/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2023 về việc công
nhận bảo vật quốc gia (đợt 11)).
Trong những năm qua, việc bảo vệ, bảo quản hiện vật
luôn được Bảo tàng Đồng Nai thực hiện đầy đủ, đúng quy trình và tuân thủ đúng
quy định về nguyên tắc bảo quản hiện vật. Tuy nhiên, do vẫn còn hạn chế về
chuyên môn sâu, điều kiện cơ sở vật chất, yếu tố môi trường, thiếu đầu tư kinh
phí nên việc bảo vệ và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia còn hạn chế, cần
có cơ chế quản lý phù hợp, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp.
Ngày 18/4/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Văn bản số 1498/BVHTTDL-DSVH về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản,
phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo
vật quốc gia đợt 12, năm 2023. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị
các địa phương: “Tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển khai phương án
bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia, trong đó lưu ý: Có biện pháp
phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm
tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia”. Như vậy, việc xây dựng “Đề án bảo
vệ, bảo quản và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2024 - 2030” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia trong đời sống đương đại.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6
năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản
văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10)
trong đó có Sưu tập Qua đồng Long Giao (15 hiện vật) và tượng thần Vishnu Bình
Hòa; Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ
về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 11) trong đó có Sưu tập Đàn đá Bình Da
(51 thanh, đoạn) đang lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai được công nhận là bảo vật
quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng
9 năm 2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng;
Căn cứ Quyết định số 47/2008/QD-BVHTTDL ngày 03
tháng 7 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tiêu chuẩn,
trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng.
Căn cứ Văn bản số 1498/BVHTTDL-DSVH ngày 18/4/2023
về việc tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc
gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
Đối tượng triển khai của Đề án là các bảo vật quốc
gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phần II
THỰC TRẠNG BẢO VỀ, BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC BẢO
VẬT QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về công tác bảo vệ, bảo quản Bảo vật quốc gia
a) Hiện các bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại
Bảo tàng Đồng Nai, luôn có lực lượng trực bảo vệ 24/24, các bảo vật quốc gia được
bảo vệ an toàn tuyệt đối, có hệ thống báo cháy.
b) Tại phòng trưng bày được trang bị các thiết bị hỗ
trợ bảo quản hiện vật như: Máy điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các tủ
kệ trưng bày giới thiệu hiện vật và bảo vệ hiện vật.
2. Về quảng bá phát huy giá trị Bảo vật quốc gia
a) Việc trưng bày, giới thiệu, quảng bá các bảo vật
quốc gia được coi trọng thông qua các hình thức như: Đăng tải trên website của
đơn vị, in tờ gấp giới thiệu, thực hiện các cuộc triển lãm, chuyên đề như: “Dấu
ấn văn hóa Tiền - Sơ sử ở Đồng Nai”; “Di chỉ khảo cổ học Bình Đa” để giới thiệu
đến công chúng.
b) Thực hiện xuất bản sách “Bảo vật quốc gia vùng đất
Biên Hòa - Đồng Nai (sách ảnh)”, Nhà xuất bản Đồng Nai với song ngữ Anh - Việt
góp phần giới thiệu tới đông đảo nhân dân.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN
1. Những khó khăn, hạn chế
a) Theo tiêu chuẩn bảo quản bảo vật quốc gia, lẽ ra
phải tùy thuộc vào đặc điểm chất liệu và niên đại của từng bảo vật để có phương
pháp bảo quản riêng cho phù hợp. Nhưng hiện nay, các Bảo vật quốc gia đang được
áp dụng một điều kiện bảo quản chung và chưa có nhiều khác biệt so với các hiện
vật thông thường khác tại bảo tàng, cũng chưa có những dụng cụ bảo quản chuyên
biệt để đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho từng hiện vật với từng chất liệu
khác nhau.
b) Hiện tại chế độ bảo quản bảo vật quốc gia chưa
có nhiều thay đổi so với trước khi được công nhận, cần có phương pháp bảo quản
riêng biệt cho từng hiện vật để kéo dài tuổi thọ của các bảo vật.
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Bảo tàng Đồng Nai được xây dựng và đưa vào hoạt động
trưng bày phục vụ công chúng từ tháng 12 năm 1998. Trải qua hơn 20 năm hoạt động,
đến nay chưa thực hiện được việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị
và chỉnh lý nội dung trưng bày để đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập ngày càng
cao của các tầng lớp Nhân dân.
- Bảo tàng Đồng Nai chưa đủ điều kiện để thực hiện
tốt chế độ bảo vệ, bảo quản đặc biệt và phát huy giá trị cho các bảo vật quốc
gia, cụ thể: không gian trưng bày, kiểm soát môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng... theo quy định.
b) Nguyên nhân khách quan
- Trải qua thời gian dài, trước những biến đổi về
môi trường tự nhiên, khí hậu đã tác động đến cơ sở vật chất nội tại của hệ thống
trưng bày bảo tàng xuống cấp trầm trọng, các đai, vách, tủ, bục, kệ đã hư hại...
đây không chỉ là mối đe dọa lớn đối với hiện vật hiện trưng bày mà còn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ thiếu an toàn cho khách tham quan.
- Nguồn kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị công
nghệ hiện đại nhằm thực hiện chế độ bảo vệ, bảo quản đặc biệt và thực trưng bày
giới thiệu, phát huy giá trị đối với các bảo vật quốc gia còn hạn chế.
Phần III
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Phát huy giá trị bảo vật quốc gia thông qua nhiều
hoạt động như: Trưng bày, triển lãm; chú trọng tuyên truyền, giới thiệu giá trị
của bảo vật trên các phương tiện thông tin đại chúng; từng bước ứng dụng công
nghệ số để quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội.
2. Phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia gắn với
phát triển du lịch của tỉnh và tổ chức tour du lịch đưa khách tham quan về bảo
tàng - nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia.
3. Khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống chính
trị và toàn thể nhân dân trong công tác bảo quản, phát huy giá trị các Bảo vật
quốc gia trên địa bàn tỉnh.
4. Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác
bảo quản, phát huy giá trị các Bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh góp phần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
II. NHIỆM VỤ
1. Xử lý bảo quản hiện vật hàng năm
a) Ứng dụng công nghệ số để bảo vệ, phát huy giá trị
các bảo vật: Thiết bị đo nhiệt độ - độ ẩm; hỗ trợ nghe thuyết minh tự động; tra
cứu thông tin bảo vật; công tác tuyên truyền, quảng bá...
b) Phục chế lại hiện vật.
c) Đảm bảo an toàn, an ninh cho bảo vật thông qua lắp
đặt hệ thống camera an ninh tại phòng trưng bày và hàng rào báo động hồng ngoại.
2. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ
và phát huy giá trị bảo vật quốc gia.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lập hồ sơ xếp hạng
a) Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, phát
huy giá trị của các bảo vật quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng,
mạng xã hội.
b) Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ
tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, tiếp tục rà soát, lập hồ sơ hiện vật (đối
với những hiện vật đáp ứng đủ tiêu chuẩn) đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận bảo vật quốc gia.
III. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp bảo vệ và bảo quản
tại kho cơ sở và trên hệ thống trưng bày
a) Công tác bảo vệ an toàn
- Đẩy mạnh công tác giữ gìn an toàn, an ninh cho hiện
vật tại hệ thống trưng bày cũng như khi hiện vật được lưu giữ tại kho cơ sở.
- Nâng cao nhận thức trong cán bộ, viên chức và người
lao động về tầm quan trọng của bảo vật quốc gia, cảnh giác và có đề xuất kịp thời
xử lý tình huống đột xuất xảy ra trong việc bảo vệ, bảo quản hiện vật.
- Xây dựng phương án phòng chống cháy nổ; trang bị
hệ thống báo động chống trộm và hệ thống camera an ninh nhằm đảm bảo an toàn hiện
vật.
- Gửi văn bản thông báo đến cơ quan công an địa
phương thông tin liên quan đến các bảo vật quốc gia.
b) Công tác bảo quản hiện vật
- Để bảo vệ an toàn, an ninh và điều kiện bảo quản
đặc biệt đối với bảo vật quốc gia cần trang bị tủ chống ẩm Dry Cabi
Professional DHC 500ml nhằm tạo được điều kiện bảo quản nghiêm ngặt về nhiệt độ
và độ ẩm, phù hợp với việc bảo quản bảo vật quốc gia.
- Xây dựng quy trình bảo quản hiện vật phù hợp với
từng chất liệu, đặc biệt chú trọng đối với việc bảo quản bảo vật quốc gia, đặc
biệt chú trọng đối với việc bảo quản bảo vật quốc gia, song song với công tác
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ bảo quản đối với cán bộ làm công tác bảo
quản hiện vật.
- Trang bị thêm các máy móc, thiết bị bảo quản hiện
đại cho phù hợp với từng loại chất liệu hiện vật. Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra các khâu công tác bảo quản có tác động đến hiện vật đều phải có kế hoạch,
phương án chi và xin ý kiến quản lý của cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện trong
việc trưng bày, phát huy giá trị cũng như bảo quản bảo vật quốc gia gốc được tốt
hơn.
2. Giải pháp phát huy giá trị
a) Giải pháp truyền thông
- Thực hiện triển lãm chuyên đề; phim tư liệu; truyền
thông trên website của đơn vị và các trang mạng xã hội nhằm quảng bá đến công
chúng giá trị của bảo vật quốc gia;
- Phát hành sách, báo, ấn phẩm về bảo vật quốc gia.
b) Giải pháp phát huy bằng kỹ thuật trưng bày, triển
lãm
- Xây dựng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đai vách
phòng trưng bày chuyên đề, đầu tư trang thiết bị trưng bày mới, hiện đại đảm bảo
an ninh, an toàn và điều kiện bảo quản phù hợp, cụ thể:
- Tủ trưng bày chuyên dụng tránh tác nhân gây hư hại
do con người, môi trường hoặc làm giảm tuổi thọ của hiện vật.
- Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, camera an ninh,
hệ thống báo động, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động bằng khí FM200;
- Thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm hiện vật tại
phòng trưng bày;
- Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên đối với
các trang thiết bị bảo vệ, bảo quản hiện vật; kiểm tra mức độ oxy hóa tự nhiên
của hiện vật, kịp thời phát hiện, báo cáo và xây dựng phương án bảo vệ, bảo quản
trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt trước khi tiến hành bảo quản trên hiện vật.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến kinh phí thực hiện bảo vệ, phát huy giá
trị bảo vật quốc gia là 4.700.000.000 từ nguồn ngân sách tỉnh (đính kèm Phụ
lục).
2. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các
đơn vị liên quan đề xuất nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của
Đề án. Việc bố trí vốn và phân bổ kinh phí thực hiện theo các quy định hiện
hành của Nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tổ chức xây dựng, hoàn thiện và kịp thời triển
khai phương án bảo vệ đặc biệt đối với từng bảo vật quốc gia: có biện pháp
phòng, chống cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai và các nguy cơ gây hại khác để bảo đảm
tuyệt đối an toàn cho các bảo vật quốc gia. Ưu tiên đầu tư kinh phí cải tạo,
nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng dành cho kho bảo quản và
khu vực trưng bảy bảo vật quốc gia tại bảo tàng; việc bảo quản bảo vật quốc gia
phải dược lập thành phương án cụ thể, bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý,
tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc, quy trình, kỹ thuật bảo quản, đồng thời có sự phối
hợp, hướng dẫn của các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan, các chuyên gia về
bảo quản. Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh, UBND thành phố Biên Hòa
trong công tác bảo vệ, quản lý bảo vật quốc gia hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng
Nai; công tác bảo vệ bảo vật quốc gia khi tổ chức trưng bày, triển lãm.
b) Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình
riêng, chương trình phối hợp với nội dung hấp dẫn, hình thức đa dạng, dễ phổ biến
và tiếp cận để quảng bá, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia tới đông đảo
công chúng trong và ngoài nước.
c) Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình triển
khai Đề án định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy
định. Kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án trong trường
hợp cần thiết.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu,
đưa chương trình tuyên truyền giá trị Bảo vật quốc gia lồng ghép trong chương
trình giáo dục lịch sử địa phương theo quy định.
3. Công an tỉnh
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng
phương án đảm bảo an toàn đối với các bảo vật quốc gia được trưng bày và lưu giữ
tại Bảo tàng Đồng Nai.
4. Sở Tài chính
Tổng hợp nhu cầu đề xuất kinh phí của các đơn vị,
căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền bố trí kinh
phí thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
liên quan.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền,
phát huy giá trị bảo vật quốc trên các phương tiện thông tin truyền thông.
6. Báo Đồng Nai; Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng
Nai
Phối hợp xây dựng phim tư liệu, đưa tin, bài viết
tuyên truyền về giá trị Bảo vật quốc gia giới thiệu đến công chúng.
7. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
a) Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức tuyên
truyền giá trị các Bảo vật quốc gia được công nhận.
b) Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có
phương án, kế hoạch và dự trù kinh phí bảo quản và phát huy giá trị Bảo vật quốc
gia trình để tiến hành thực hiện theo quy định.
Trên đây là Đề án bảo vệ, bảo quản và phát huy giá
trị các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2024 - 2030, đề
nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được
giao trong đề án; nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo đề xuất
UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
PHỤ LỤC
KINH PHÍ DỰ ƯỚC THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
ĐVT: Đồng
Stt
|
Nội dung
|
Mục đích sử dụng
|
Kinh phí dự ước
|
Năm 2024
|
1
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Xây dựng triển lãm
ảo bảo vật quốc gia
|
100.000.000
|
Năm 2025
|
1
|
Phục chế lại hiện
vật
|
Đem đi trưng bày
trong và ngoài tỉnh
|
2.000.000.000
|
2
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
- Phối hợp các
báo, đài xây dựng phim tư liệu, đưa tin, quảng bá, tuyên truyền về Bảo vật quốc
gia giới thiệu đến công chúng.
|
400.000.000
|
3
|
Xử lý Bảo quản hiện
vật
|
Bảo quản hiện vật
bảo vật quốc gia hàng năm
|
50.000.000
|
Năm 2026
|
1
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh
|
200.000.000
|
2
|
Trang bị Hệ thống camera
an ninh tại phòng trưng bày
|
Đảm bảo an ninh
cho bảo vật
|
200.000.000
|
3
|
Hàng rào báo động
hồng ngoại
|
Đảm bảo an toàn,
an ninh cho bảo vật
|
100.000.000
|
4
|
Xử lý Bảo quản hiện
vật
|
Bảo quản hiện vật
bảo vật quốc gia hàng năm
|
100.000.000
|
5
|
Màn hình tương tác
|
Tra cứu thông tin
bảo vật
|
100.000.000
|
Năm 2027
|
1
|
Thiết bị đo nhiệt
độ - độ ẩm
|
Kiểm soát nhiệt độ,
độ ẩm đảm bảo an toàn cho bảo vật
|
100.000.000
|
2
|
App điện thoại
|
Hỗ trợ nghe thuyết
minh tự động
|
500.000.000
|
3
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh
|
200.000.000
|
4
|
Xử lý Bảo quản hiện
vật
|
Bảo quản hiện vật
bảo vật quốc gia hàng năm
|
100.000.000
|
Năm 2028
|
1
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh
|
200.000.000
|
2
|
Xử lý Bảo quản hiện
vật
|
Bảo quản hiện vật
bảo vật quốc gia hàng năm
|
50.000.000
|
Năm 2029
|
1
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh
|
100.000.000
|
2
|
Xử lý Bảo quản hiện
vật
|
Bảo quản hiện vật
bảo vật quốc gia hàng năm
|
50.000.000
|
Năm 2030
|
1
|
Công tác tuyên
truyền, quảng bá, phát huy giá trị bảo vật
|
Trưng bày chuyên đề,
trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chúng trong và ngoài tỉnh
|
150.000.000
|
Tổng cộng
|
4.700.000.000
|