ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2293/QĐ-UBND
|
Đắk Nông, ngày
26 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT
ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THỊ XÃ GIA NGHĨA GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông
tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Thông tư số
03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008;
Căn cứ Quyết định
số 279/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 của UBND tỉnh về việc quy định trình tự lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của
Chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thị xã Gia Nghĩa, giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ
yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát
triển kinh tế - xã hội thị xã Gia Nghĩa giai đoạn 2011 - 2020 phải phù hợp với
định hướng chung của tỉnh Đắk Nông, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống
đô thị vùng Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và hội nhập quốc tế hiệu quả.
2. Huy
động tối đa các nguồn lực, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế của địa
phương một các tốt nhất, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ
tiên tiến trong các ngành sản xuất, dịch vụ, tăng năng suất, chất lượng, hiệu
quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng
tăng trưởng kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng khu
vực dịch vụ và công nghiệp.
3. Xây
dựng thị xã Gia Nghĩa văn minh - hiện đại - thân thiện với môi trường - bảo tồn
và phát triển các di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Tây
Nguyên, theo mô hình “đô thị sinh thái - dịch vụ - du lịch - công nghiệp” với
kiểu kiến trúc độc đáo riêng của Gia Nghĩa, nhằm tạo sức hấp dẫn mới, xứng đáng
là đô thị trung tâm của tỉnh, là động lực thúc đẩy và lan tỏa phát triển tới
các huyện trên địa bàn toàn tỉnh và các khu vực phụ cận trong vùng.
4. Phát
triển kinh tế - xã hội phải coi trọng và tăng cường đầu tư cho nhân tố con người;
thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện về đức - trí - thể
- mỹ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn hóa cao, kỹ năng thực
hành giỏi, đáp ứng yêu cầu đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề, mỗi loại công việc
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiệu quả.
5. Kết
hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giải quyết
việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ
môi trường sinh thái, tích cực triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
6. Phát
triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn kết chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng
toàn dân vững mạnh, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục
tiêu tổng quát
Xây dựng thị xã
Gia Nghĩa xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật
của tỉnh Đắk Nông, trở thành đô thị văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường,
mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên; cơ bản hoàn thiện
kết cấu hạ tầng đô thị loại III để nâng cấp lên thành phố trước năm 2020. Kinh
tế - xã hội phát triển trong mối tương quan hài hòa bền vững, đóng góp tích cực
vào sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân được cải thiện, vệ sinh môi
trường được đảm bảo, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ
vững.
2. Các
mục tiêu chủ yếu
2.1. Mục
tiêu kinh tế
- Phấn đấu tốc độ
tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 20,4%/năm; giai đoạn
2016 - 2020 đạt khoảng 19,5%/năm.
- GDP bình quân đầu
người năm 2015 tăng khoảng 2,0 lần so với năm 2010, tương ứng khoảng 51,5 triệu
đồng (khoảng 2.240 USD); năm 2020 tăng khoảng 1,8 lần so với năm 2015, tương ứng
khoảng 110,3 triệu đồng (khoảng 4.090 USD).
- Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Vào năm 2015: công nghiệp
- xây dựng khoảng 29,3%; nông, lâm, ngư nghiệp khoảng 6,7%; dịch vụ khoảng
64,0%. Vào năm 2020: công nghiệp - xây dựng khoảng 21,5%; nông, lâm, ngư nghiệp
khoảng 3,2%; dịch vụ khoảng 75,3%.
- Phấn đấu thu
ngân sách trên địa bàn thị xã tăng bình quân khoảng 30,5%/năm giai đoạn 2011 -
2015 và tăng bình quân khoảng 26,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Hoàn thành cơ bản
các tiêu chí đô thị loại III để nâng cấp lên thành phố thuộc tỉnh trước năm
2020.
- Tăng nhanh và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, phấn đấu huy động
khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 33,3 nghìn tỷ đồng
giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Mục
tiêu xã hội
Thực hiện tốt các
chương trình quốc gia trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội đặc biệt là giáo dục
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mặt bằng dân trí, y tế, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và chăm lo cho các đối
tượng chính sách xã hội, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
- Phấn đấu đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và giữ vững kết quả phổ
cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS đúng độ tuổi vào năm 2015. Phấn đấu đến
năm 2015 có trên 50% trường đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 trên 60%.
- Tăng tỷ lệ lao
động qua đào tạo khoảng 45% vào năm 2015, trong đó lao động qua đào tạo nghề
khoảng 30%. Đến năm 2020, lao động qua đào tạo khoảng 70%, trong đó qua đào tạo
nghề khoảng 50%.
- Củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 có 50% số xã, phường đạt tiêu
chí quốc gia về y tế, đến năm 2020 đạt 80%.
- Giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 19,5% vào năm
2015 và dưới 15% vào năm 2020.
- Phấn đấu giảm tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm xuống 0,04%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,03%
giai đoạn 2016 - 2020.
- Đảm bảo cho khoảng
90% dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
- Phấn đấu đến
năm 2015 có khoảng 90% gia đình, 75% tổ dân phố, thôn, bon, trên 37% xã, phường,
trên 95% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến năm 2020 có trên 95% gia
đình, 80% tổ dân phố, thôn, bon, 50% xã, phường, 100% cơ quan, đơn vị đạt tiêu
chuẩn văn hóa.
- Đẩy mạnh xã hội
hóa trong việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở.
- Phấn đấu đến
năm 2015 có khoảng 20% dân số tham gia thể dục thể thao thường xuyên và khoảng
30% vào năm 2020.
- Giải quyết việc
làm cho 7.500 - 8.000 lao động mới tăng thêm giai đoạn 2011 - 2015 và trên
12.000 lao động mới tăng thêm giai đoạn 2016 - 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2015 và xuống dưới 1% vào năm 2020.
- An ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.
2.3. Mục
tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Đảm bảo tỷ lệ
che phủ khoảng 25 - 26% vào năm 2015 và 31 - 32% vào năm 2020.
- Triển khai các
giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Hoàn thành các
công trình phòng, chống sạt lở đất vùng xung yếu vào năm 2015.
- Hoàn thành hệ
thống xử lý nước thải trung tâm thị xã vào năm 2015 và các khu đô thị mới vào
năm 2020.
- Thu gom và xử
lý 95% chất thải rắn vào năm 2015. Đến năm 2020, thu gom và xử lý 100% chất thải
rắn và 100% hộ gia đình vùng nông thôn có hố xí 2 - 3 ngăn hợp vệ sinh.
- Đến năm 2020 cơ
bản khắc phục các vụ vi phạm về bảo vệ môi trường sinh thái.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Phát
triển các ngành dịch vụ
- Đẩy mạnh phát
triển các ngành dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ, đột phá về nâng cao một bước trình độ hoạt động, công nghệ
và chất lượng phục vụ. Tập trung phát triển mạnh thương mại, du lịch, vận tải,
bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng; coi trọng và khuyến khích phát triển
dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, bảo hiểm, môi trường, đào tạo, khám chữa bệnh,
dịch vụ thú y, giống cây trồng vật nuôi, bảo vệ động thực vật, ứng dụng công
nghệ vi sinh, sửa chữa, may mặc ... nhằm phục vụ xã hội ngày một tốt hơn, tiện
lợi hơn và hỗ trợ, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
- Thương mại: Tập
trung nâng cao chất lượng hoạt động của ngành thương mại; hiện đại hóa hệ thống;
đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; đầu tư nâng cao năng lực để tăng khả
năng cạnh tranh, phát triển thị trường nội địa và hướng mạnh xuất khẩu; từng bước
xây dựng “văn hóa thương mại” trên địa bàn thị xã. Phấn đấu tăng tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt tốc độ bình quân khoảng 28,6%/năm giai đoạn
2011 - 2015 và khoảng 25,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Du lịch: Xây dựng
thị xã Gia Nghĩa trở thành trung tâm du lịch của tỉnh và khu vực. Trước mắt,
xây dựng và phát triển du lịch Gia Nghĩa trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong hệ
thống du lịch của tỉnh trên cơ sở hợp tác, kết nối chặt chẽ với các điểm du lịch
nổi tiếng của các địa phương trong tỉnh, vùng Đông Nam bộ và duyên hải Nam
Trung bộ. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch có lợi thế như: Du lịch sinh
thái - nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên,
chiêm ngưỡng thắng cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, nghiên cứu khoa học... Đồng
thời, phát triển du lịch để giới thiệu tiềm năng đất nước con người thị xã nhằm
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư ngày một nhiều hơn.
- Vận tải: Vận tải
phải trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế của thị xã phát
triển. Nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa vận chuyển ở nông thôn. Đầu tư đổi mới phương
tiện vận tải. Tăng cường công tác đào tạo lái xe, người điều khiển các phương
tiện vận tải, nhằm nâng cao độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Phấn đấu đến năm 2015 vận chuyển hàng hóa khoảng 160 nghìn tấn, luân chuyển khoảng
75 triệu tấn.km; vận chuyển hành khách khoảng 700 nghìn người và luân chuyển
khoảng 75 triệu người.km. Đến năm 2020 vận chuyển hàng hóa khoảng 220 nghìn tấn,
luân chuyển khoảng 100 triệu tấn.km; vận chuyển hành khách khoảng 950 nghìn người
và luân chuyển khoảng 100 triệu người.km.
- Tài chính: Mục
tiêu tài chính là phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở đẩy mạnh
phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ cả về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh
tế; đa dạng hóa ngành nghề, thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển mạnh sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, đặc biệt là về thương mại, dịch
vụ, du lịch; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tiếp
tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính nhằm mở rộng nguồn
thu bền vững. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn thị xã giai đoạn 2011 - 2015
tăng bình quân khoảng 30,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân khoảng
26,2%/năm.
- Tín dụng: Tích
cực huy động các nguồn vốn trong xã hội và hỗ trợ tín dụng kịp thời, hiệu quả
cho đầu tư phát triển nhằm thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu triển khai các chính sách hỗ trợ
hợp lý, đúng luật trong cho vay đối với các đối tượng đầu tư cần khuyến khích.
Hiện đại hóa hệ thống, phát triển đa dạng các dịch vụ tín dụng - ngân hàng nhằm
đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng dân cư, đơn vị, doanh nghiệp, các giao
dịch tiền tệ trong nước và quốc tế trên địa bàn.
2. Phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)
Định hướng
CN-TTCN thị xã Gia Nghĩa từ nay đến năm 2020 là tập trung phát triển mạnh công
nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, trong đó ưu
tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch; phát triển sản xuất cơ khí, điện tử,
sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn,
công nghệ sơ chế, sấy, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; sản xuất vật liệu xây dựng
phục vụ kiến thiết đô thị; phát triển mạnh mạng lưới TTCN nhằm góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại thị và tăng trưởng kinh tế.
- Lựa chọn thiết
bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản phẩm làm ra có chất lượng cạnh tranh
được trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Phát triển
CN-TTCN phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, dịch vụ, du lịch
và kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, tránh gây ô nhiễm môi trường về sau.
- Di dời tất cả
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động trong khu đô thị vào cụm
CN theo “Quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050” đã được phê duyệt.
- Khai thác chế
biến bôxít khi Trung ương triển khai dự án.
- Phấn đấu sản xuất,
chế biến một số sản phẩm chính vào năm 2020: hàng mộc khoảng 6.000 m3, đá xây dựng
1,3 triệu m3, gỗ xẻ xây dựng 4.500 m3, may mặc 550.000 bộ, xay xát lương thực,
cà phê 40.000 tấn, thức ăn gia súc 10.000 tấn, điện thương phẩm khoảng 180 triệu
Kwh.
3. Phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp
Phương hướng phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp của thị xã trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là
chuyển hướng mạnh mẽ sang đầu tư chiều sâu. Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, xây dựng, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp thích hợp sinh thái vùng Gia
Nghĩa. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, gắn với
công nghiệp chế biến để tạo ra sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, đồng thời mở
rộng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhằm đảm bảo phát triển bền
vững.
- Nông nghiệp:
Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo mô hình kinh tế nông nghiệp
đô thị. Ưu tiên trồng cây ăn quả, sản xuất các loại rau xanh, cây cảnh, hoa cao
cấp, chăn nuôi một số loài động vật hoang dã thông thường.
+ Đến năm 2020,
diện tích gieo trồng lúa nước khoảng 120 - 150 ha với sản lượng 600 - 750 tấn,
cây thực phẩm khoảng 300 ha, cà phê khoảng 4.500 ha, tiêu khoảng 400 ha, cây ăn
quả khoảng 1.000 ha. Sẽ giảm dần cây điều và cây cao su, vì 2 cây này trồng
trên vùng đất thị xã Gia Nghĩa không hiệu quả.
+ Đến năm 2015 tổng
đàn bò khoảng 3 nghìn con, heo 20 nghìn con, gia cầm 80 nghìn con, thịt hơi xuất
chuồng 2,3 nghìn tấn; đến năm 2020 đàn bò khoảng 5 nghìn con, đàn heo 30 nghìn
con, gia cầm 100 nghìn con, thịt hơi xuất chuồng khoảng 3,4 nghìn tấn. Đồng thời
khuyến khích phát triển chăn nuôi một số loài như ong mật, heo rừng, rắn, ếch,
ba ba, cá sấu, … cung cấp cho hệ thống khách sạn, nhà hàng để giảm săn bắn thú
rừng, đồng thời phục vụ khách du lịch và tham gia xuất khẩu.
+ Phấn đấu nâng tỷ
trọng dịch vụ nông nghiệp lên khoảng 6% giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm
2015 và khoảng 10,5% vào năm 2020.
- Lâm nghiệp:
Phát triển lâm nghiệp nhằm xây dựng vành đai - lá phổi xanh bảo vệ môi trường
sinh thái, phát triển bền vững trên địa bàn thị xã. Tiếp tục giao khoán quản
lý, bảo vệ, chăm sóc, tái sinh, trồng mới, đưa diện tích lâm nghiệp của thị xã
lên khoảng 5.700 ha vào năm 2020, trong đó khai thác đất đồi núi chưa sử dụng
866 ha đưa vào trồng rừng, đầu tư xây dựng 5 ha vườn ươm lâm nghiệp để phát triển
giống phục vụ trồng rừng; phát triển 10 ha vườn cây cảnh vào năm 2015, khoảng
15 ha vào năm 2020; hàng năm trồng khoảng 2 - 2,5 nghìn cây phân tán/năm.
- Ngư nghiệp:
Phát huy triệt để và kết hợp có hiệu quả giữa thủy điện - thủy lợi - ngư nghiệp
để phát triển cả về đánh bắt và nuôi trồng. Phát triển ngư nghiệp theo hướng hiệu
quả kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Có chính sách
và quy chế rõ ràng trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên các hồ thủy điện,
thủy lợi, đặc biệt là đối với những hồ nước có mục đích sử dụng để cung cấp nước
sinh hoạt. Triển khai nghiên cứu để phát triển cá tầm trên địa bàn thị xã.
4. Phát
triển kết cấu hạ tầng
- Giao thông: Phấn
đấu nhựa hóa 100% đường nội đô đã có quy hoạch chi tiết, láng nhựa, bê tông hóa
80% đường giao thông nông thôn vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020. Nâng cấp,
cải tạo, chỉnh trang, nhựa hóa, lát vỉa hè, trồng cây xanh, đặt đèn đường đối với
các tuyến đường hiện có. Xây dựng hệ thống đường vành đai, hệ thống đường trục
chính đô thị, hệ thống các tuyến đường khu vực, bến xe khách, bãi đậu xe… Phối
hợp với các Sở, Ban, ngành đôn đốc nhà đầu tư BOT sớm hoàn thiện Quốc lộ 14 đoạn
qua thị xã Gia Nghĩa. Phối hợp với các đơn vị Trung ương, của tỉnh trong việc
giải phóng mặt bằng xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh Quốc lộ 14, nâng cấp
Tỉnh lộ 4, xây dựng đường sắt, nhà ga…
- Bưu chính viễn
thông: Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng
và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bưu chính - viễn thông, nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và hội nhập quốc tế hiệu quả.
- Ngầm hóa mạng
cáp điện thoại tại các tuyến đường trung tâm đô thị. Đầu tư hiện đại hóa bưu điện
trung tâm thị xã, các bưu cục cấp xã.
- Đẩy mạnh xây dựng
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện tốt Chương trình Chính phủ điện
tử. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong cộng đồng doanh nghiệp. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục
- đào tạo, y tế, bệnh viện... Phấn đấu đầu tư trang bị máy móc thiết bị, phần mềm
chuyên ngành cho các cơ quan, đơn vị của thị xã và kết nối Internet tốc độ cao
nhằm phục vụ tốt nhất trong công tác; thiết lập mạng LAN tại UBND thị xã mở rộng
đến tất cả các phòng, ban chuyên môn và kết nối đến xã, phường, đơn vị.
- Cấp điện: Nâng
cao chất lượng phục vụ điện lưới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống lưới
điện trên địa bàn thị xã, đảm bảo ổn định, mỹ quan đô thị, đồng thời phát triển
nguồn năng lượng tái tạo (nhất là bình nước nóng mặt trời, biogas) và sử dụng
các thiết bị tiết kiệm điện để giảm một phần nguồn điện lưới quốc gia, bảo vệ
môi trường sinh thái, phục vụ du lịch.
- Từ nay đến năm
2015, nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ áp khu vực phường Nghĩa Phú, xã Đắk Nia,
thôn Tân Hiệp - xã Đắk R’Moan; tổ dân phố 1, 2, 3, 6, 7, 8, phường Nghĩa Phú; tổ
dân phố 2, 3, 4, phường Nghĩa Đức; thôn 4, 7 và Đắk Kring I, xã Quảng Thành. Cải
tạo hệ thống lưới điện thị xã, hệ thống chiếu sáng khu vực nội thị. Xây dựng lưới
điện trung áp thôn Tân Tiến - Đắk Kring II. Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư nâng
công suất trạm 110KV, tiếp tục nâng cấp hệ thống lưới điện thị xã, xây dựng trạm
biến áp 110KV cấp điện chuyên dùng riêng cho cụm công nghiệp.
- Cấp nước: Phấn
đấu đến năm 2015 khoảng 90% dân số thị xã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, đến
năm 2020 đạt 95%, đảm bảo đủ lượng nước cho phát triển sản xuất công nghiệp và
dịch vụ.
Từ nay đến năm
2015: Nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống cấp nước nội thị; xây dựng hệ thống
xử lý nước mặt lấy từ hồ thủy điện Đắk R’tih; nâng công suất cấp nước lên
10.000 m3/ngày đêm.
Giai đoạn 2016 -
2020: Tiếp tục phát triển hệ thống đường ống cấp nước đến các khu dân cư mới;
xây dựng hệ thống xử lý nước mặt lấy từ hồ Đắk Nút; xây dựng nhà máy nước
25.000m3/ngày đêm, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp nước khi thị xã được mở rộng.
Đối với khu vực
ngoại thị, đầu tư xây dựng khoảng 5 - 9 trạm cấp nước.
- Thoát nước, xử
lý chất thải, vệ sinh môi trường: Phấn đấu đến năm 2015 có 100% cơ sở sản xuất
mới áp dụng công nghệ sạch, 100% cơ sở sản xuất hoàn thành hệ thống xử lý chất
thải, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; hoàn thành hệ thống xử lý nước thải
trung tâm thị xã vào năm 2015 và các khu đô thị mới vào năm 2020, đảm bảo tiêu
thoát nước tốt, không gây hư hỏng đường giao thông, không gây ô nhiễm môi trường,
góp phần giữ gìn sự trong sạch nguồn nước của các con suối, nhất là suối Đắk
R’tih và suối Đắk Nông.
Phấn đấu đến năm
2015 thu gom xử lý 95% chất thải rắn; đến năm 2020, thu gom xử lý 100% chất thải
rắn và 100% hộ khu vực nông thôn có hố xí 2 - 3 ngăn hợp vệ sinh.
Xây dựng bãi rác,
nhà máy xử lý rác để phát triển kinh tế và làm sạch môi trường. Xây dựng nghĩa
trang sinh thái. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công viên. Cải tạo, chỉnh trang
và xây kè, lát mái hồ, đập khu vực trung tâm.
- Thủy lợi: Đầu
tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, bê tông hoá hệ thống
kênh, mương; hoàn thành cụm công trình thủy lợi Gia Nghĩa nhằm góp phần tạo nên
tiểu vùng khí hậu tươi mát trên địa bàn thị xã, phục vụ du lịch và đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp đô thị bền vững. Từ nay đến năm 2020 sẽ triển khai
thực hiện khoảng 29 công trình, hồ, đập thủy lợi, kiên cố hóa 100% hệ thống kênh
mương, đảm bảo nước tưới cho trên 90% diện tích cây trồng cần tưới.
5. Bảo
vệ tài nguyên, môi trường và phòng tránh thiên tai
Đảm bảo tỷ lệ che
phủ khoảng 25 - 26% vào năm 2015 và 31 - 32% vào năm 2020. Đặc biệt chú trọng
công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Khuyến khích sử dụng các chế
phẩm, công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm. Sản xuất sản phẩm sạch. Xử lý tốt vấn
đề rác thải, nước thải. Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo
vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp, bảo vệ tài nguyên đất, rừng,
nước, khoáng sản, các danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sống và tài nguyên
nhân văn.
Triển khai các giải
pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (hạn chế cháy
rừng, hạn hán, lũ quét), phòng, chống sạt lở đất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững trên địa bàn thị xã.
6. Phát
triển khoa học công nghệ
Khuyến khích đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới phục vụ sản xuất,
dịch vụ, đời sống, xã hội và quản lý.
Lựa chọn, chuyển
giao công nghệ mới trong nước và nhập ngoại công nghệ tiên tiến để nhanh chóng
nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, các loại giống mới, thiết bị, công nghệ mới
trong chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất công nghiệp, trong các ngành dịch
vụ như thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, ngân hàng, … nhằm tạo ra nhiều
loại sản phẩm và dịch vụ có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đủ sức cạnh
tranh trên thị trường.
7. Quốc
phòng - an ninh
Bố trí hệ thống
phòng thủ theo thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Xây dựng lực
lượng quân đội, công an vững mạnh, toàn diện theo hướng chính quy hiện đại. Củng
cố lực lượng vũ trang cơ sở. Đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn, sẵn sàng
phối hợp tác chiến trong mọi tình huống. Tăng cường đấu tranh phòng ngừa các loại
tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Phấn đấu thực hiện
theo mục tiêu 5 giảm: giảm tội phạm, ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS và giảm
tai nạn giao thông. Tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế.
8. Phát
triển lĩnh vực văn hoá - xã hội
8.1. Phát
triển giáo dục - đào tạo
Đẩy mạnh phát triển
giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho tiến
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn thị xã đến năm 2020 và xa
hơn. Tập trung thực hiện tốt 3 vấn đề cơ bản đó là xây dựng cơ sở trường lớp đạt
chuẩn, giáo viên đạt chuẩn (đặc biệt về phẩm chất), đổi mới phương pháp dạy và
học tốt hơn.
- Về giáo dục:
Nâng cao chất lượng giáo dục. Đa dạng hóa hình thức giáo dục. Phấn đấu đến năm
2015 có khoảng 40% các cháu từ 0 - 2 tuổi đến lớp, 85% trẻ từ 3 - 5 tuổi đến lớp,
trong đó đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% học sinh phổ
thông đến lớp đúng độ tuổi, trên 50% trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có
trên 40% các cháu từ 0 - 2 tuổi đến lớp, 90% trẻ từ 3 - 5 tuổi đến lớp, khoảng
70% trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên tiếp tục rèn luyện và nâng cao
trên chuẩn. Từ nay đến năm 2020 tiếp tục kiên cố hóa các phòng học, xây dựng
phòng làm việc cho Hội đồng giáo dục nhà trường và các phòng chức năng, phòng bộ
môn, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch học đường... đảm bảo điều kiện dạy
và học và đảm bảo yêu cầu theo chuẩn.
- Về đào tạo: Đẩy
mạnh phát triển và nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác đào tạo. Khuyến
khích đầu tư phát triển các cơ sở và nhiều hình thức đào tạo nghề trong nhiều
lĩnh vực, phát triển các trung tâm học tập thường xuyên, trung tâm học tập cộng
đồng, trung tâm ngoại ngữ - tin học. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
mọi người vừa làm việc vừa được học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 50% vào năm 2015, trong đó
qua đào tạo nghề khoảng 30%; đến năm 2020, lao động qua đào tạo khoảng 70%,
trong đó qua đào tạo nghề khoảng 55%.
8.2. Phát
triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Phương hướng của
ngành y tế thị xã trong giai đoạn tới là tăng cường củng cố và xây dựng hoàn
thiện hệ thống y tế từ trung tâm tới cơ sở xã, phường, đảm bảo cho việc thực hiện
đầy đủ các chương trình, chính sách y tế của nhà nước đối với nhân dân. Không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công cộng, thực hiện phương châm Đông -
Tây y kết hợp, từng bước nâng cao thể lực và sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi.
- Phấn đấu đến
năm 2015 có ít nhất 50% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế và 80% vào năm
2020. Phấn đấu đạt 76 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2015 và 90 giường bệnh/1 vạn
dân vào năm 2020.
- Đến năm 2015,
có 23 bác sỹ/1 vạn dân và 25 bác sỹ/1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2015, 50% số
trạm y tế có bác sỹ, đến năm 2020 đạt 75%.
- Phấn đấu giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 19,5%
vào năm 2015 và dưới 15% vào năm 2020. Hàng năm duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ
cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 90%; trên 95% trẻ em được uống Vitamin A.
- Chủ động phòng
chống và khống chế dịch bệnh, tiến tới giải quyết cơ bản các bệnh nhiễm khuẩn;
phấn đấu tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020, duy trì loại trừ bệnh phong,
uốn ván ở trẻ sơ sinh; phòng chống có hiệu quả các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu
đường, lao, HIV/AIDS…; đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đẩy mạnh phát
triển và nâng cao chất lượng xã hội hóa ngành y tế thị xã.
8.3. Phát
triển văn hóa thông tin, thể dục thể thao (VHTT-TDTT)
Mục tiêu ngành
văn hoá thông tin, thể dục thể thao là đẩy mạnh phát triển các hoạt động VHTT-TDTT,
nâng cao chất lượng xã hội hóa VHTT-TDTT, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về
tinh thần và thể chất của nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
- Phấn đấu đến
năm 2015 có khoảng 90% gia đình, 75% tổ dân phố, thôn, bon, trên 37% xã, phường,
trên 95% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến năm 2020 có trên 95% gia
đình, 80% tổ dân phố, thôn, bon, 50% xã, phường, 100% cơ quan, đơn vị đạt tiêu
chuẩn văn hóa.
- Đẩy mạnh xã hội
hóa trong việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, phấn đấu
đến năm 2015 có trên 70% phường, xã có các thiết chế văn hóa - thể thao chủ yếu
bao gồm: bưu điện văn hóa, đài truyền thanh, thư viện (hoặc tủ sách văn hóa -
pháp luật), khu thể thao vui chơi giải trí tổng hợp. Đến năm 2020 có 100% phường,
xã đều có đầy đủ các thiết chế văn hoá - thể thao cơ sở.
- Thực hiện tốt
công tác quản lý Nhà nước về văn hóa thông tin.
- Đẩy mạnh phong
trào thể thao quần chúng. Đến năm 2015, 100% các trường phổ thông hoạt động
TDTT ngoại khóa, khoảng 25% dân số tham gia thể dục thường xuyên, đến năm 2020
có khoảng 30% dân số tham gia thể dục thường xuyên.
8.4. Giải
quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
- Tập trung đẩy mạnh
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhằm tạo ra nhiều việc làm trong nền
kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động. Giai đoạn 2011 - 2015, phấn
đấu giải quyết cho khoảng 7.500 - 8.000 lao động mới tăng thêm; giai đoạn 2016
- 2020 trên 12.000 lao động mới. Tăng cường đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ vốn, ưu
tiên việc làm đối với các hộ nghèo.
- Huy động các
nguồn lực trong cộng đồng để làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống
đối với các gia đình chính sách, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
- Phấn đấu giảm tỷ
lệ hộ nghèo từ 2,7% năm 2010 xuống còn dưới 2% vào năm 2015 và dưới 1% vào năm
2020.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
LÃNH THỔ
1. Định
hướng điều chỉnh địa giới hành chính
- Giai đoạn 2011
- 2015: Triển khai nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính các xã Quảng
Thành, Đắk Nia, Đắk R’Moan; nghiên cứu chia tách nhằm quản lý hiệu quả hơn và
chuẩn bị các điều kiện để thành lập một số phường phù hợp với điều kiện thực tế
trong giai đoạn phát triển. Triển khai công tác địa chính và các thủ tục hành
chính để thực hiện sáp nhập, mở rộng ranh giới hành chính thị xã Gia Nghĩa theo
“Quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được
phê duyệt.
- Giai đoạn 2016
- 2020: Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh ranh giới các phường, xã, các đơn vị
hành chính, phù hợp với “Quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050” đã được phê duyệt” và đáp ứng yêu cầu nâng cấp lên thành phố
trước năm 2020.
2. Định
hướng phát triển đô thị
- Xây dựng thị xã
Gia Nghĩa văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc
Tây Nguyên, trở thành kiểu mẫu về đô thị sinh thái, thân thiện môi trường.
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đô thị loại IV và tiếp tục đầu tư
theo tiêu chí nâng cấp lên đô thị loại III để đạt các tiêu chí này trước năm
2020.
- Phát triển đô
thị Gia Nghĩa phải gắn liền với nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó là làm hạt
nhân, tạo động lực thúc đẩy, lan tỏa phát triển tới các huyện trên địa bàn toàn
tỉnh và các khu vực phụ cận trong vùng, là trung tâm hội tụ sự hấp dẫn và sức
lôi cuốn mạnh mẽ nhằm thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp,
cá nhân vào đầu tư phát triển.
- Định hướng phát
triển không gian đô thị theo 4 hướng chính, bao gồm: hướng Bắc phát triển theo
Quốc lộ 14 về phía huyện Đắk Song; hướng Đông - Bắc phát triển theo Tỉnh lộ 4 về
phía cụm công nghiệp Đắk Ha; hướng Đông Nam phát triển theo Quốc lộ 28 về phía
huyện Đắk G’long; hướng Tây, phát triển theo Quốc lộ 14 về phía Nhân Cơ. Để giải
quyết bài toán giảm tải trong tương lai cho đô thị trung tâm, cần quy hoạch
phát triển hệ thống các khu đô thị mới ngay từ đầu, không để đô thị hóa phát
triển một cách tự phát.
- Quy hoạch chung
đô thị Gia Nghĩa, trong đó phân bố một cách khoa học và hợp lý hệ thống các khu
chức năng: khu trung tâm đô thị, khu trung tâm văn hóa - thể thao - vui chơi giải
trí, hệ thống công viên cây xanh, trung tâm thương mại, các khu dịch vụ chuyên
ngành, các khu đô thị mới, cụm công nghiệp, các khu du lịch sinh thái, hệ thống
kho tàng, nhà ga, bến xe khách, xe tải, nghĩa địa, hệ thống xử lý nước thải,
bãi xử lý - chế biến rác thải… và không gian mở hệ thống du lịch ngoại vi đô thị.
- Quy hoạch chung
đô thị Gia Nghĩa thực hiện theo mô hình “Đô thị sinh thái - dịch vụ - du lịch -
công nghiệp”, tạo nét đặc trưng về không gian kiến trúc đô thị độc đáo riêng của
Gia Nghĩa, phù hợp với điều kiện tự nhiên và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Điểm
nhấn trong quy hoạch xây dựng nhằm tạo diện mạo mới cho trung tâm đô thị đó là
xây dựng hồ trung tâm và quần thể các công trình kiến trúc, cảnh quan khu vực 2
bên hồ, vừa hiện đại vừa nổi bật bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc Tây
Nguyên của thị xã Gia Nghĩa, gắn kết với khu phố trung tâm, tạo nên một mô hình
kiểu mẫu về văn minh đô thị vùng cao nguyên lãng mạn, tiện nghi, thuận lợi,
xanh, sạch, đẹp.
Theo đó, nghiên cứu
vị trí phù hợp nhất để xây dựng Trung tâm thương mại, một số cao ốc, văn phòng
hiện đại, khách sạn xanh, nhà hàng xanh, công trình công cộng với kiến trúc độc
đáo, thể hiện nét tinh hoa của các dân tộc trên địa bàn, đặc biệt kết hợp xây dựng
một số cầu qua suối Đắk Nông với các kiểu dáng thiết kế khác nhau để tạo nên sự
đa dạng phong phú.
- Về kiến trúc
công trình: ưu tiên mô hình kiến trúc “xanh”, thân thiện với môi trường, thể hiện
văn hóa Tây Nguyên, mang đặc trưng Gia Nghĩa và hàm chứa nét hiện đại.
- Quy hoạch hệ thống
giao thông đô thị cần phải ưu tiên 3 tiêu chí về thuận tiện, hiện đại, đáp ứng
nhu cầu lưu thông thông thoáng trong tương lai xa. Cần đặt nặng tiêu chuẩn về
thuận tiện, đi theo đường đồng mức, tận dụng tối đa địa hình, giảm tối đa đào đắp.
- Từng bước thực
hiện ngầm hóa hệ thống đường điện, đường dây viễn thông khu vực trung tâm.
- Xây dựng hệ thống
đèn chiếu sáng đô thị phải đạt được 3 mục tiêu đó là hiện đại, nghệ thuật chiếu
sáng và tiết kiệm năng lượng.
3. Phát
triển cụm công nghiệp tập trung
- Hiện nay, tỉnh
đã phê duyệt dự án “Quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050”. Ranh giới hành chính sẽ được mở rộng thêm 5 xã từ các huyện cận kề.
Trong đó, hệ thống cụm công nghiệp được dự kiến bố trí ngoài địa bàn thị xã hiện
nay.
- Phương án trước
mắt, nếu có nhà đầu tư cần vị trí để xây dựng nhà máy, thị xã có thể giới thiệu
đầu tư tại các cụm công nghiệp thích hợp.
- Để đáp ứng yêu
cầu xây dựng, cần củng cố và phát triển một số cụm sản xuất vật liệu xây dựng
như: cụm khai thác sản xuất đá Đắk Nia, cụm khai thác sản xuất đá Quảng Thành,
cụm khai thác sản xuất đá Đắk R’Moan.
4. Phát
triển khu vực nông thôn ngoại thị
Đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới khu vực ngoại thị. Quy hoạch hệ thống các điểm thị tứ hợp lý, làm
hạt nhân phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khu vực nông thôn ngoại thị.
Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ,
phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống. Phát triển thị trường
nông thôn và kích cầu hợp lý. Tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi
công cộng, hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội. Nâng cấp giao thông, đến
năm 2020 rải nhựa, bê tông hóa 100% đường nông thôn, trên 90% dân số nông thôn
được sử dụng nước sạch, 100% hộ gia đình có hố xí 2 - 3 ngăn hợp vệ sinh, cải
thiện môi trường sinh thái theo hướng bền vững. Từng bước đô thị hóa hợp lý để
tạo điều kiện cho việc xây dựng khu đô thị trung tâm và mở rộng ranh giới địa
chính thị xã theo “Quy hoạch chung đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050” đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu nâng cấp lên thành phố trước năm
2020.
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU
TƯ
(Có phụ lục kèm theo)
VI. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về huy động và sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn.
- Phấn đấu huy động vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng, trong đó
ngân sách Trung ương, tỉnh, thị xã chiếm khoảng 23,4%, doanh nghiệp và người
dân khoảng 75%, đầu tư nước ngoài và vốn khác khoảng 1,6%; giai đoạn 2016-2020
khoảng 33,3 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh, thị xã chiếm
khoảng 12%, doanh nghiệp và người dân khoảng 86%, đầu tư nước ngoài và vốn khác
khoảng 1,5%. Cần đổi mới tư duy đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư
công, khắc phục tình trạng dàn trải, tăng cường các biện pháp để huy động vốn của
các thành phần kinh tế trong và ngoài thị xã, trong và ngoài nước, đặc biệt là
từ nguồn đất đai… đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Nguồn vốn ngân sách: Thực hiện
đầy đủ các quy hoạch, kế hoạch, báo cáo đề nghị tỉnh, Trung ương, phân bổ vốn đầu
tư cho thị xã để tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nâng cấp đô
thị, kể cả các công trình do Trung ương và tỉnh đầu tư trực tiếp trên địa bàn
thị xã; xu hướng là giảm tỷ trọng đầu tư bằng ngân sách Nhà nước.
- Huy động vốn từ doanh nghiệp
và vốn trong dân: Cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi và
có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư mới, mở rộng quy
mô sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ.
- Phát triển quỹ tín dụng nhân
dân. Đa dạng hoá hình thức và công cụ huy động vốn. Tăng cường xã hội hoá trong
đầu tư nhất là về y tế, giáo dục - đào tạo, giao thông, các công trình phúc lợi
công cộng …
- Đầu tư xây dựng một số tuyến
đường mới quan trọng, quy hoạch các khu dân cư, một số khu đô thị mới để tạo quỹ
đất, thực hiện phương thức đấu thầu quyền sử dụng đất để huy động vốn.
- Thực hiện có hiệu quả chính
sách “Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng”.
- Xây dựng các dự án hạ tầng
quan trọng, các dự án kinh tế cộng đồng có tính khả thi cao nhằm tranh thủ nguồn
vốn tín dụng trong nước và vay vốn các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
- Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến đầu tư, thương mại, hợp tác kinh tế, nhất là với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và các đơn vị nước ngoài để thu hút đầu tư.
- Có chính sách ưu tiên đầu tư
đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn.
- Kết hợp huy động, sử dụng các
nguồn vốn cho các chương trình, dự án một cách hợp lý.
2. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Nâng cao năng lực bộ máy nhà
nước các cấp trên địa bàn thị xã.
- Thực hiện cải cách hành
chính, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.
- Tiếp tục thực hiện tốt chính
sách kinh tế nhiều thành phần.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh
trên địa bàn thị xã một cách có hiệu quả.
- Thực hiện tốt các chính sách
của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc
phòng khu vực Tây Nguyên.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục -
đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí, khuyến khích đào tạo lực lượng lao động chất
lượng cao theo định hướng phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ tốt để thu
hút và giải phóng năng lực, trí tuệ người lao động. Trước mắt cần có chính sách
thu hút lao động có kỹ thuật và cán bộ trình độ cao về thị xã làm việc.
4. Giải pháp nâng cao trình độ khoa
học công nghệ để tăng sức cạnh tranh
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, dịch vụ, đời sống, xã hội và
quản lý.
- Tăng cường việc ứng dụng khoa
học - công nghệ trong các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng thị xã điện tử,
triển khai ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ vào sản xuất, dịch vụ nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh
tranh.
- Tăng cường công tác truyền
thông, giới thiệu các chương trình khoa học thường thức. Có chính sách khuyến
khích ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường và nâng
cao chất lượng công tác khuyến công, khuyến thương, khuyến nông, khuyến lâm.
Trong nông - lâm - ngư nghiệp, tăng cường tổ chức hội nghị tập huấn, xây dựng và
nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đưa các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến, công nghệ sinh học, các loại giống mới, quy trình sản xuất sản phẩm
sạch đến các hộ nông dân để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
5. Giải pháp mở rộng thị trường
Đổi mới và đẩy mạnh công tác
xúc tiến thương mại, du lịch, mở rộng thị trường. Tăng cường công tác nghiên cứu
thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm; thông tin kinh tế, thị trường, sản
phẩm, giá cả; tăng cường liên kết giữa 04 nhà để phát triển thị trường ổn định.
Khuyến khích phát triển mạnh hệ thống bán buôn, cung ứng vật tư, phân bón, máy
móc, thiết bị kỹ thuật, thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư xây dựng trung tâm
thương mại, chợ đầu mối và hệ thống chợ ở các phường, xã, mở rộng và hiện đại
hoá hệ thống bán lẻ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh thị trường
nội địa. Khuyến khích các đơn vị xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
6. Hợp tác quốc tế, khu vực và các
đơn vị trong, ngoài tỉnh
- Tăng cường công tác xúc tiến
đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác với các các nước trong khu vực và trên thế giới
nhằm học tập kinh nghiệm, tiếp cận khoa học, công nghệ mới, trao đổi văn hóa,
thu hút đầu tư FDI, ODA và các chương trình phát triển cộng đồng, y tế, giáo dục,
nước sạch, môi trường…
- Tăng cường phối hợp với các
huyện, thị cận kề trong tỉnh về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, sản xuất
công nghiệp và cung ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tăng cường hợp tác với các
đơn vị trong, ngoài tỉnh để thu hút đầu tư, công nghệ và liên kết trong phát
triển du lịch.
7. Thay đổi tư duy để tạo sức bật mới
cho sự phát triển
- Trong điều kiện cạnh tranh
ngày càng gay gắt, đòi hỏi cần phải thay đổi tư duy trong hoạch định các chiến
lược, chính sách, giải pháp và kế hoạch kinh doanh… bằng phương pháp sáng tạo,
nhằm tạo ra sự khác biệt, độc đáo, tránh đối đầu cạnh tranh nhằm tạo điều kiện
cho phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Làm đẹp hình ảnh thị xã, làm
đẹp các sản phẩm, dịch vụ của thị xã để tạo ra giá trị mới, đáp ứng sự lựa chọn
của người tiêu dùng nhằm mở rộng thị trường.
- Tận dụng triệt để các lợi thế
so sánh, kết hợp chiến lược phát triển các sản phẩm mới, thị trường mới và
khách hàng mới là con đường đi hiệu quả nhất cho thị xã trước mắt cũng như lâu
dài. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện mô hình “Kinh tế xanh”.
- Giúp người dân, doanh nghiệp
có tầm nhìn mới, cách thức tổ chức mới, phương thức kinh doanh mới. Hun đúc bản
lĩnh, khơi dậy khát vọng, cộng hưởng và thăng hoa trí tuệ sáng tạo, kết nối và
hợp tác, hướng tới những thành công lớn trong kinh doanh.
8. Giải pháp môi trường
- Giải quyết cơ bản vấn đề xử
lý rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường; xây kè, lát mái, trồng rừng để chống
sạt lở; xanh hóa đồi trọc, làm giàu các rừng nghèo; tăng tỷ lệ cây xanh, công
viên sinh thái trên địa bàn thị xã.
- Có quy chế nghiêm ngặt trong
xây dựng để giữ mặt bằng, cảnh quan tự nhiên.
- Lựa chọn ngành công nghiệp và
công nghệ tiên tiến ít gây ô nhiễm môi trường trong phát triển công nghiệp hay
còn gọi là công nghệ “xanh” thân thiện với môi trường.
- Trong quy hoạch chung xây dựng
đô thị Gia Nghĩa, quy hoạch giao thông, quy hoạch các khu đô thị phải được tính
toán kỹ đến yếu tố tự nhiên (mưa lớn, đồi dốc) và không quy hoạch vào những
vùng có nguy cơ cao về sạt lở.
- Công tác thiết kế các công
trình kiến trúc, nhà ở, cũng phải tính đến yếu tố phòng tránh thiên tai, thân
thiện môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục người
dân thị xã nhận thức đầy đủ về vai trò trách nhiệm công dân trong hành động bảo
vệ môi trường; về yêu cầu cấp bách phải ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động
trực tiếp của nó đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống của chính
mình.
- Cần có chính sách nhằm tăng
cường quản lý mọi mặt về môi trường, nhất là có các giải pháp phòng ngừa, khắc
phục và triển khai những nội dung nêu trên, phù hợp với Chương trình quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu.
9. Tổ chức và lộ trình thực hiện:
- Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thị xã Gia Nghĩa, giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt sẽ là
phương hướng cơ bản, là căn cứ quan trọng để các ngành, các cấp thực hiện chức
năng nhiệm vụ của mình và các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tiến hành sản
xuất kinh doanh góp phần các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
chung của thị xã thời kỳ 2011 - 2020.
- Cần thông báo công khai, quán
triệt nội dung Quy hoạch này đến tất cả các cơ quan chức năng, các cấp chính
quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội và toàn dân nhằm tạo sự nhận thức thống nhất,
tập trung trí tuệ, năng lực, vận động toàn dân hưởng ứng và tích cực tham gia
thực hiện theo các định hướng và mục tiêu quy hoạch đề ra.
- Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thị xã Gia Nghĩa, giai đoạn 2011 - 2020 sẽ làm cơ sở rà soát kế
hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, dự án cụ thể trên địa bàn thị xã Gia
Nghĩa để đưa vào thực hiện trong các kế hoạch. Trong kế hoạch phát triển các
ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, các cơ quan cần vận dụng tốt các nội dung
quy hoạch này vào nhiệm vụ của mình, cần xác định các mục tiêu phát triển phù hợp
với quy hoạch tổng thể chung, đồng thời thường xuyên quan tâm rà soát, cập nhật
để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế trên cơ sở phân tích
toàn diện, khoa học làm cho quy hoạch ngày càng hoàn thiện và có tính thực hiện
cao.
Điều 2. Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị
xã Gia Nghĩa giai đoạn 2011 - 2020 là cơ sở cho việc triển khai rà soát, điều
chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn
thị xã Gia Nghĩa.
Điều 3. Giao UBND thị xã Gia Nghĩa căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nêu trong quy hoạch sau khi
đã được phê duyệt, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình
duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch phát triển đô thị
và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.
2. Nghiên cứu xây dựng, ban
hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm
quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của thị xã
trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
3. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng
năm, các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm, các dự án
cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
4. Trình UBND tỉnh xem xét, quyết
định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong từng giai đoạn quy hoạch.
Điều 4. Giao các Sở, ngành có liên quan hỗ trợ UBND thị xã Gia Nghĩa
nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình UBND tỉnh ban
hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của thị xã trong từng thời kỳ. Đẩy nhanh việc đầu tư thực hiện các công trình,
dự án có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị
xã Gia Nghĩa đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu
tư được nêu trong quy hoạch. Hỗ trợ tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước
và ngoài nước để thực hiện quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ
tịch UBND thị xã Gia Nghĩa; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
DANH
MỤC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số:
2293/QĐ-UBND Ngày26/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1.Các chương trình ưu tiên
- Chương trình đầu tư nâng cấp
phát triển đô thị Gia Nghĩa.
- Chương trình phát triển nhà ở.
- Chương trình phát triển
thương mại - dịch vụ - du lịch.
- Chương trình phát triển nông
nghiệp công nghệ cao.
- Chương trình đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực.
2.Các dự án ưu tiên đầu tư
A. Giai đoạn đến năm 2015
* Hệ thống giáo dục - đào tạo: Nâng
cấp, mở rộng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đảm bảo nhu cầu và
thay thế dần các lớp học và hạ tầng phụ trợ xây dựng tạm trước đây; tiếp tục
xây dựng trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường.
* Y tế: Xây dựng các trạm y tế của
các xã, phường chưa được đầu tư, như: Trạm Y tế phường Nghĩa Trung, Nghĩa
Thành, Nghĩa Đức.
* Văn hóa - thể dục - thể thao: Hoàn
thiện hạ tầng công viên hồ Thiên Nga; Xây dựng khu tập luyện thể dục - thể thao
và thư viện điện tử cấp thị xã.
* Giao thông:
- Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 4
(đoạn phường Nghĩa Đức - Đắk Ha).
- Xây dựng trục đường Bắc - Nam
giai đoạn 2.
- Xây dựng đường vành đai 2, đoạn
từ Trạm Y tế phường Nghĩa Phú đến cuối đường Lê Hồng Phong (giai đoạn 1).
- Xây dựng các tuyến đường
xương cá nối các khu dân cư, các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống
giao thông đô thị, các trục đường giao thông nối với các đường phố chính như:
đường Quang Trung; đường Y Bih Alêô (đường Nơ Trang Lơng cũ); đường Võ Thị Sáu;
đường vào trung tâm phường Nghĩa Phú; đường tổ dân phố 2, phường Nghĩa Tân (đoạn
từ đường Quang Trung đến đường Trần Hưng Đạo); đường từ Bệnh viện đa khoa tỉnh
đi đường Lê Thánh Tông; các tuyến đường khu vực trường tiểu học Nguyễn Thị Minh
Khai; đường Lý Thái Tổ đến khu tái định cư B (giai đoạn 1); Nâng cấp, mở rộng
đường Lê Lai… đường vào các khu dân cư mới.
- Xây dựng các trục đường giao
thông nông thôn và các vùng sản xuất tập trung.
- Xây dựng bến xe khách liên tỉnh.
* Cấp điện:
- Hệ thống điện chiếu sáng và
đèn trang trí trục đường Bắc - Nam (giai đoạn 2).
- Cải tạo hệ thống điện nội thị
xã.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống
chiếu sáng nội thị xã.
* Cấp nước: Cải tạo, nâng cấp hệ thống
cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã; cấp nước các trường học, chợ.
* Thoát nước: Xây dựng hệ thống
thoát nước, xử lý nước thải đô thị Gia Nghĩa (giai đoạn 1).
* Kết cấu hạ tầng khác:
- Trồng cây xanh trục đường Bắc
- Nam (giai đoạn 2).
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất
ở cho cán bộ, công chức, viên chức mới tuyển dụng (khu dân cư số 3, phường
Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa).
* Thương mại, du lịch:
- Xây dựng Trung tâm thương mại.
- Siêu thị tại phường Nghĩa
Thành.
- Hệ thống khách sạn, nhà hàng.
- Khu du lịch sinh thái hồ
Thiên Nga.
- Khu du lịch sinh thái - văn
hoá Liêng Nung.
* Nông - lâm - ngư nghiệp:
- Các dự án phát triển sản xuất
rau sạch.
- Dự án nuôi cá trên hồ, đập.
- Các dự án phát triển cây cảnh,
hoa cao cấp.
B. Giai đoạn 2016 - 2020.
* Hệ thống giáo dục - đào tạo: Xây dựng
trường THCS Trần Phú (giai đoạn 2); Trường THCS phường Nghĩa Đức; Xây dựng các
trường dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm ngoại ngữ - tin học.
* Y tế: Nâng cấp, cải tạo các trạm Y
tế xã, phường đã xây dựng trước năm 2010 đã bị xuống cấp.
* Văn hóa - thể dục - thể thao: Xây
dựng nhà văn hóa, trung tâm thể dục - thể thao, hạ tầng công viên khu trung tâm
hành chính thị xã Gia Nghĩa.
* Giao thông:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng đường
vành đai 2, đoạn từ Trạm Y tế phường Nghĩa Phú đến cuối đường Lê Hồng Phong
(giai đoạn 2) và đường Lý Thái Tổ đến khu tái định cư B (giai đoạn 2).
- Nâng cấp mở rộng đường Hùng
Vương giai đoạn 1 (nay là đường Nguyễn Tri Phương), đường Lê Thánh Tông, đường
Huỳnh Thúc Kháng; đường Đào Duy Từ; đường Nguyễn Văn Trỗi; đường Tống Duy Tân.
- Xây dựng đường tránh Quốc lộ
14 qua khu vực trung tâm thị xã.
- Đầu tư xây dựng cầu Đắk R’tih
2.
- Xây dựng đường vành đai số
02: đoạn từ ngã ba đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 đến Quốc lộ 28 khu vực phường
Nghĩa Trung.
- Xây dựng đường vành đai số
03: từ cầu Gãy đến thôn Nghĩa Thắng, xã Đắk Nia.
- Xây dựng đường nối từ đường
vành đai đến đập số 2A hồ thủy điện Đắk R’tih.
- Xây dựng đường nối từ đường
vành đai đến khu du lịch sinh thái hồ thủy điện Đắk R’tih.
- Hoàn chỉnh tuyến đường quanh
hồ trung tâm, hồ mặt trận.
- Xây dựng đường nhựa vào khu xử
lý rác thải, vào các khu du lịch ngoại vi.
- Xây dựng bến xe tải phục vụ
nhu cầu vận tải liên tỉnh.
- Xây dựng các bãi đậu xe tại
các khu thương mại, du lịch, khu vui chơi giải trí... trong trung tâm thị xã, hệ
thống các trạm đỗ, đón khách của xe buýt và hệ thống các trạm cấp nhiên liệu.
* Cấp điện:
- Xây dựng hệ thống điện chiếu
sáng khu tái định cư Đắk Nia, phường Nghĩa Trung.
- Nâng cấp, mở rộng lưới điện hạ
áp khu vực phường Nghĩa Phú, Nghĩa Đức, xã Đắk Nia, Đắk R’Moan và Quảng Thành.
* Cấp nước:
- Xây dựng hệ thống xử lý nước
mặt từ hồ Đắk R’tih, hồ Đắk Nút.
- Xây dựng hệ thống cấp nước
sinh hoạt thôn Nghĩa Thắng, thôn Nam Rạ và thôn Đồng Tiến, xã Đắk Nia; thôn Tân
Thanh, xã Quảng Thành.
* Thoát nước:
- Xây dựng hệ thống thoát nước,
xử lý nước thải đô thị Gia Nghĩa (giai đoạn 2).
* Kết cấu hạ tầng khác:
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất
ở cho cán bộ, công chức, viên chức mới tuyển dụng (khu dân cư số 2, phường
Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa).
- Xây dựng khu dân cư số 6, phường
Nghĩa Tân.
- Xây dựng hạ tầng đô thị khu
dân cư tổ dân phố 5, phường Nghĩa Phú.
- Trồng cây xanh trên các trục
đường đô thị đã được đầu tư hoàn thiện.
* Xử lý chất thải, vệ sinh môi trường:
Theo Quy hoạch chung đô thị Gia
Nghĩa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt:
- Xây dựng bãi rác, trong đó
xây dựng nhà máy xử lý, chế biến rác thải, lò đốt rác y tế.
- Xây dựng nghĩa trang sinh
thái Gia Nghĩa.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải
các cụm công nghiệp.
- Xây kè, lát mái các hồ, đập
khu vực trung tâm.
* Công nghiệp:
Theo Quy hoạch chung đô thị Gia
Nghĩa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, tại các cụm công
nghiệp:
- Xây dựng Nhà máy chế biến thức
ăn gia súc 10.000 tấn/năm.
- Nhà máy giết mổ gia súc, gia
cầm.
- Nhà máy sản xuất nước trái
cây.
- Nhà máy chế biến hoa quả dạng
sấy.
- Nhà máy lắp ráp thiết bị điện
tử dân dụng.
- Nhà máy sản xuất bê tông đúc
sẵn, bê tông tươi, bê tông nhựa nóng.
* Thương mại, du lịch:
- Xây dựng các chợ xã Đắk
R’Moan, xã Đắk Nia, phường Nghĩa Trung, phường Nghĩa Tân và chợ đầu mối xã Quảng
Thành.
- Xây dựng bon văn hoá Bu Kol
phường Nghĩa Tân, bon văn hoá N’Jiêng xã Đắk Nia.
- Tổ hợp khu du lịch sinh thái,
vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hồ thuỷ điện Đắk R’tih.
- Khu du lịch sinh thái hồ Tân
Thanh, xã Quảng Thành.
- Xây dựng tổ hợp khu vui chơi
giải trí đa dạng hồ Trung tâm.
* Nông - lâm - ngư nghiệp:
- Các dự án phát triển cây ăn
quả.
- Các dự án chăn nuôi động vật
hoang dã thông thường - kết hợp du lịch.
- Các dự án trồng rừng.
Ghi chú: Việc thực hiện các dự án sẽ được xã hội
hóa một cách mạnh mẽ. Vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và
nguồn vốn đầu tư của từng dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể
trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả
năng huy động các nguồn lực trong từng giai đoạn phát triển./.