UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2236/2006/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày
03 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO “TOÀN
DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE” GIAI ĐOẠN 2006-2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006
của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia
đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Theo đề nghị của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre, Thường trực Ban Chỉ đạo Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này bản Quy chế công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh,
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Thành Hạo
|
QUY CHẾ
CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU TRONG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỈNH BẾN TRE” GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2236/2006/QĐ-UBND ngày 03/11/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi quy định,
đối tượng được công nhận danh hiệu
1. Quy chế này định ra tiêu chuẩn, quy trình, hồ
sơ công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” tỉnh Bến Tre.
2. Các danh hiệu và các đối tượng được công nhận
danh hiệu trong quy chế này bao gồm:
- Danh hiệu “Gia đình văn hóa” để công nhận những
hộ gia đình (có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn) có đăng ký và thực hiện
đạt đầy đủ các tiêu chuẩn văn hóa.
- Danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” để công nhận
các ấp, khu phố có đăng ký và thực hiện đạt 6 nội dung tiêu chuẩn cuộc vận động.
- Danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa” để
công nhận các ấp, khu phố đã được công nhận là khu dân cư tiên tiến có đăng ký
và đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
- Danh hiệu “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị
trấn văn hóa” để công nhận các xã, phường, thị trấn có đăng ký và thực hiện đạt
tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn văn hóa.
- Danh hiệu “Đơn vị văn hóa” để công nhận: trụ sở
của các cơ quan, (Đảng, chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, quân sự,
công an), các doanh nghiệp (nhà máy, xí nghiệp, công ty, nhà hàng, cơ sở lưu
trú du lịch), trường học, trạm y tế, bệnh viện, nơi thờ tự (của các tôn giáo và
tín ngưỡng dân gian), trung tâm thương mại, siêu thị, nơi sinh hoạt công cộng
(bến xe, bến đò, bến phà, rạp hát, khu di tích văn hoá, công viên, điểm du lịch)
trong tỉnh có đăng ký và đạt tiêu chuẩn văn hóa nêu trong Quy chế này (bao gồm
trụ sở chính cũng như các chi nhánh, các bộ phận trực thuộc nhưng có trụ sở độc
lập).
Điều 2. Cấp ra quyết định
và công nhận các danh hiệu
1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và cấp bằng công nhận.
2. Danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” đề nghị Chủ
tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã quyết định và cấp bằng công
nhận.
3. Danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”,
“Đơn vị văn hóa ” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định và cấp bằng
công nhận.
4. Danh hiệu “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị
trấn văn hóa” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và cấp bằng công nhận.
Việc công nhận các danh hiệu phải đảm bảo thực
hiện dân chủ và đúng tiêu chuẩn, được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” cấp có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định và đề nghị
công nhận.
Chương II
TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH VÀ
HỒ SƠ CÔNG NHẬN
Mục I. Tiêu chuẩn, quy trình
xây dựng và thủ tục công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Điều 3. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Gia đình văn hóa” (thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Thi
đua khen thưởng) gồm những nội dụng cụ thể như sau
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa
phương:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi
phạm pháp luật Nhà nước và quy ước, hương ước cộng đồng;
- Giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa nơi công cộng;
- Không sử dụng, lưu hành các văn hóa phẩm thuộc
loại cấm; không mắc các tệ nạn xã hội; không vi phạm các quy định về thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
- Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi
đua, các cuộc sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng; có trách nhiệm bảo vệ các di tích
lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương.
2. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương
trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
- Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau,
có trách nhiệm nuôi dạy con cái và được công nhận “Người lớn gương mẫu”; không
có nạn bạo hành trong gia đình. Con cháu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà và được
công nhận “Trẻ em chăm ngoan”;
- Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường;
- Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không
sinh con thứ ba;
- Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ; nhà
có cột cờ, hàng rào, nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh và sử dụng nước máy hoặc nước được
lắng phèn, khử trùng; gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể
dục thể thao;
- Đoàn kết xóm giềng, tích cực tham gia các hoạt
động: xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động,
sản xuất, khi khó khăn hoạn nạn.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công
tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả:
- Đời sống gia đình được bảo đảm, có mức tiêu
dùng hợp lý, có ý thức tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của gia đình;
- Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập.
Điều 4. Quy trình xây dựng
“Gia đình văn hóa”
1. Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” ở ấp, khu phố tiến hành triển khai 3 tiêu chuẩn “Gia
đình văn hóa”, phát động hộ gia đình đăng ký thực hiện xây dựng “Gia đình văn
hóa” và tham gia sinh hoạt Tổ nhân dân tự quản liên tục.
- Hàng tháng, Tổ nhân dân tự quản họp sinh hoạt,
phải giữ tốt chế độ chấm cờ thi đua. Những hộ gia đình đạt 3 tiêu chuẩn “Gia
đình văn hóa”, được chấm cờ đỏ liên tục 12 tháng thì Tổ nhân dân tự quản xét, lập
danh sách và báo cáo về Ban vận động đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quyết định và cấp bằng công nhận “Gia đình văn hóa”. Số hộ còn lại, Tổ nhân dân
tự quản cần vận động, tạo điều kiện cho sự phấn đấu tiếp sau tốt hơn.
2. Hồ sơ đề nghị gồm có:
- Bảng đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn
hóa”;
- Biên bản họp bình xét ở Tổ nhân dân tự quản
kèm theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận danh hiệu “Gia đình
văn hóa” (phải có từ 60% hộ tham dự trở lên đồng ý, mới lập danh sách đề nghị);
- Căn cứ vào biên bản họp bình xét ở Tổ nhân dân
tự quản, Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” lập danh sách các hộ đạt chuẩn, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
- Tổ nhân dân tự quản tổ chức công bố Quyết định
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận danh hiệu “Gia đình
văn hóa” vào cuộc họp gần nhất của Tổ nhân dân tự quản, ghi “Sổ vàng Gia đình
văn hóa” ở tổ. Đồng thời danh sách này được lưu giữ trong hồ sơ của Ban vận động,
được công bố toàn ấp, khu phố trong ngày “Hội Đại đoàn kết toàn dân” (ngày 18
tháng 11 hàng năm).
Mục II. Tiêu chuẩn, quy trình
xây dựng và thủ tục công nhận danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến”
Điều 5. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” đối với ấp gồm những nội dung cụ thể sau
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát
triển:
- Có từ 80% hộ trở lên có đời sống được đảm bảo,
kinh tế phát triển; nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; tỷ lệ hộ nghèo dưới mức
bình quân của huyện, thị; có phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và ứng dụng
các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất;
- Có từ 70% hộ trở lên có nhà bền vững, không
còn nhà dột nát;
- Trên 80% đường đi trong ấp được bê-tông hóa,
nhựa hóa hoặc trải đá, không còn bùn lầy trong mùa mưa.
2. Thực hiện tốt hoạt động đền ơn, đáp nghĩa,
nhân đạo từ thiện:
- Thường xuyên thực hiện tốt phong trào đền ơn
đáp nghĩa, chăm lo, bảo đảm các đối tượng chính sách và người có công với nước
có mức sống trung bình trở lên ở khu dân cư;
- Tổ chức tốt các hoạt động tương trợ, từ thiện
xã hội, phong trào giúp nhau làm kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng
tinh thần đoàn kết tình làng nghĩa xóm ở khu dân cư, góp phần thực hiện tốt
chính sách xã hội.
3. Nơi cư trú trật tự kỷ cương và bảo đảm an
toàn:
- Khu dân cư phải có bản quy ước, được Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã chuẩn y và được cộng đồng thực hiện tốt;
- Hòa giải kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân xóm, ấp;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra;
- Mọi công dân đều được học tập và chấp hành tốt
pháp luật, làm tròn nghĩa vụ thuế, hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự, chỉ
tiêu đóng góp các nguồn quỹ;
- Đạt tiêu chuẩn khu dân cư an toàn, phòng chống
có hiệu quả các tệ nạn xã hội, có phân công quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm
lỗi;
- Chấp hành thực hiện tốt an toàn giao thông,
phòng chống và kéo giảm các loại tội phạm hình sự.
4. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú:
- Có các thiết chế văn hóa phù hợp, hoạt động
thường xuyên có hiệu quả;
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới,
việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
- Kịp thời xử lý các hộ chứa chấp tệ nạn xã hội,
tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
- Có từ 80% số hộ trở lên được công nhận danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
5. Sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, thể thao được
chăm lo, môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Trên 90% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến
trường; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hạn chế học sinh bỏ học dưới
1%;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS và phòng chống các dịch bệnh khác; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm
đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên
90% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai
được khám thai định kỳ;
- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Trên 10% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình thể
thao”;
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa
gia đình, chăm sóc người già, phụ nữ, trẻ em trong gia đình, chăm sóc tốt sức
khỏe sinh sản. Hạn chế tỷ lệ sinh con thứ ba (không quá 3% trong năm);
- Đường sá, cảnh quan sạch đẹp; không còn cầu khỉ
ở các đường chính; rác thải phải được thu gom xử lý; có từ 80% hộ trở lên được
sử dụng nước được khử trùng; có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
- Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
6. Các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động
có hiệu quả, tổ chức tốt ngày “Hội Đại đoàn kết toàn dân” ở ấp (ngày 18 tháng
11 hàng năm):
- Tổ chức Đảng, chính quyền, Ban công tác mặt trận
và các đoàn thể hoạt động đồng bộ, hiệu quả, phát huy tốt vai trò nhân dân
trong việc xây dựng Đảng và chính quyền; tổ chức tốt việc bỏ phiếu tín nhiệm
các chức danh do bầu cử ở xã, ấp; có nghị quyết, chương trình, kế hoạch công
tác; cuối năm được cấp trên kiểm tra công nhận đạt vững mạnh, khá, không có đơn
vị, tổ chức trung bình, yếu kém.
- Khu dân cư tổ chức tốt ngày “Hội Đại đoàn kết
toàn dân ” ngày 18 tháng 11 hàng năm, được đông đảo nhân dân tham dự, đạt hiệu
quả trên ba mặt: thực hiện các công trình chào mừng ngày hội; tổ chức tốt phần
lễ và các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, phong phú.
Điều 6. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Khu dân cư tiên tiến” ở khu phố (thực hiện theo quy định tại Điều 30
của Luật Thi đua khen thưởng) gồm những nội dung cụ thể sau
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát
triển:
- Có từ 85% hộ trở lên có đời sống được bảo đảm,
kinh tế phát triển; nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; hộ nghèo dưới mức trung
bình của huyện, thị xã;
- Có từ 80% hộ trở lên có nhà bền vững, không
còn nhà dột nát.
2. Thực hiện tốt hoạt động đền ơn, đáp nghĩa,
nhân đạo từ thiện:
- Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói
giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công với
nước, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở khu dân cư;
- Thường xuyên làm tốt các hoạt động từ thiện xã
hội, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng khu dân cư, tương trợ giúp đỡ
người già yếu, neo đơn, trẻ em mồ côi thực hiện tốt các chính sách xã hội của
Nhà nước.
3. Nơi cư trú trật tự kỷ cương và bảo đảm an
toàn:
- Khu dân cư có bản quy ước được Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã chuẩn y và được cộng đồng thực hiện tốt;
- Thực hiện tốt công tác hòa giải các mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm
dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra;
- Mọi công dân đều được học tập và chấp hành tốt
pháp luật, làm tròn nghĩa vụ thuế, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, xây dựng lực
lượng dân quân và công an, chỉ tiêu đóng góp các nguồn quỹ hàng năm;
- Đạt tiêu chuẩn khu dân cư an toàn, phòng chống
có hiệu quả các tệ nạn xã hội, có phân công quản lý giáo dục, cảm hóa người lầm
lỗi;
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống
và kéo giảm các loại tội phạm hình sự.
4. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú:
- Có các thiết chế văn hóa phù hợp, hoạt động
thường xuyên;
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới,
việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
- Có phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội;
- Có từ 85% số hộ trở lên được công nhận danh hiệu
“Gia đình văn hóa”.
5. Sự nghiệp giáo dục, y tế, dân số, thể thao được
chăm lo, môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường,
thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; không có người mù chữ;
- Chủ động phòng chống dịch bệnh, thực hiện có
hiệu quả tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác; không
để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng
ở trẻ em dưới 5 tuổi; trên 95% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo
quy định; phụ nữ có thai được khám thai định kỳ;
- Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Trên 15% hộ đạt danh hiệu “Gia đình thể
thao”;
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá
gia đình, chăm sóc người già, phụ nữ trẻ em trong gia đình, chăm sóc tốt sức khỏe
sinh sản. Hạn chế tỷ lệ sinh con thứ ba (không quá 3% trong năm);
- Đường giao thông được trải nhựa hoặc bê-tông,
có hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước. Đường phố nơi công cộng sạch
đẹp, thực hiện tốt pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
- Có 90% hộ trở lên sử dụng nước máy. Vệ sinh
môi trường được bảo đảm;
- Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử
văn hóa, thắng cảnh ở địa phương.
6. Các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động
có hiệu quả, tổ chức tốt ngày “Hội Đại đoàn kết toàn dân” ở khu phố (ngày 18
tháng 11 hàng năm):
- Tổ chức Đảng, chính quyền, Ban công tác mặt trận
và các đoàn thể hoạt động tốt, đồng bộ, có nghị quyết, chương trình, kế hoạch
công tác và thực hiện có hiệu quả; thực hiện tốt việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức
danh do bầu cử ở phường, thị trấn và khu phố; cuối năm được cấp trên kiểm tra
công nhận đạt vững mạnh, không có đơn vị, tổ chức trung bình, yếu kém.
- Khu dân cư tổ chức tốt ngày “Hội Đại đoàn kết
toàn dân” ngày 18 tháng 11 hàng năm, được đông đảo nhân dân tham dự, đạt hiệu
quả trên ba mặt: thực hiện các công trình chào mừng ngày hội; tổ chức tốt phần
lễ và các hoạt động văn hóa thể thao lành mạnh, phong phú.
Điều 7. Quy trình xây dựng
và điều kiện để công nhận “Khu dân cư tiên tiến”
1. Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” ấp, khu phố phải có kế hoạch về xây dựng “Khu dân cư tiên tiến”,
phân công cụ thể từng thành viên trong Ban vận động và đăng ký với xã, phường,
thị trấn.
- Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn có chương
trình kiểm tra cụ thể, đối chiếu các tiêu chuẩn “Khu dân cư tiến tiến”. Nếu thấy
đạt chuẩn, thì hướng dẫn Ban vận động báo cáo kết quả thực hiện và Ban chỉ đạo
xã, phường, thị trấn đề nghị Ban Chỉ đạo huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, thẩm định.
- Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” huyện, thị xã tổ chức kiểm tra xét thấy đạt thì đề nghị Chủ tịch Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã công nhận danh hiệu “Khu dân cư
tiên tiến”.
2. Điều kiện công nhận:
- Đạt các tiêu chuẩn quy định đối với ấp hoặc
khu phố nêu trong Quy chế này.
- Thời gian đăng ký xây dựng để được công nhận
danh hiệu khu dân cư tiên tiến từ 1 năm trở lên.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận khu dân cư tiên tiến
gồm:
- Báo cáo kết quả xây dựng để đạt danh hiệu “Khu
dân cư tiên tiến”, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Công văn đề nghị công nhận khu dân cư tiên tiến
của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng
“Khu dân cư tiên tiến” của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” xã, phường, thị trấn (gửi về Ban Chỉ đạo huyện, thị xã );
- Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã.
4. Nếu đạt chuẩn và đủ hồ sơ công nhận danh hiệu
“Khu dân cư tiên tiến”, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thị xã
ra quyết định công nhận.
Mục III. Tiêu chuẩn, quy trình
xây dựng và thủ tục công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”
Điều 8. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Ấp văn hóa”
1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát
triển:
- Có từ 85% hộ trở lên có đời sống kinh tế được
bảo đảm, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tỷ lệ hộ nghèo dưới mức bình quân
của huyện, thị;
- Có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất tốt, không còn đất
hoang, vườn tạp;
- Các tuyến đường chính của xã và ấp 80% trở lên
được bê-tông hóa hoặc trải đá;
- Hộ có điện 80% trở lên;
- Trên 80% hộ có nhà bền vững, không còn nhà dột
nát.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú:
- Có các thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể
thao, giáo dục, y tế hoạt động thường xuyên; trên 90% hộ có hàng rào và mỗi hộ
có cột cờ; có cụm panô và cổng chào của ấp;
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tiệc cưới,
việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
- Có từ 85% số hộ, đơn vị trở lên được công nhận
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Đơn vị văn hóa”; trên 80% “Người lớn gương mẫu”,
“Trẻ em chăm ngoan”; trên 90% “Tổ nhân dân tự quản vững mạnh”;
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS và các dịch bệnh khác, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người;
giảm hàng năm 1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; 95% trẻ em trong
độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám định kỳ;
có trên 95% hộ dùng muối iốt; trên 20% hộ đạt “Gia đình thể thao”.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Đường sá cảnh quan sạch đẹp;
- Có từ 80% hộ trở lên được sử dụng nước lắng
phèn được khử trùng, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
- Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho nhân dân;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở;
- Chi bộ, chính quyền và Ban công tác Mặt trận
được xếp loại mạnh; các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá trở lên; lực lượng
công an, quân sự, dân phòng đủ số lượng, hoạt động tốt;
- Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức
sống trung bình trở lên ở cộng đồng;
- Không có trọng án hình sự trong thời gian từ 1
năm trở lên.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong cộng đồng:
- Hoạt động hòa giải có hiệu quả những mâu thuẫn
trong nhân dân tại cộng đồng;
- Có phong trào giúp nhau làm kinh tế, xoá đói
giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện.
Điều 9. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Khu phố văn hóa”
- Tiêu chuẩn như ấp văn hóa nhưng có một số tiêu
chí cao hơn như:
+ Có 90% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định
và phát triển, tỷ lệ hộ nghèo dưới mức bình quân huyện, thị xã;
+ Có từ 85% hộ trở lên có nhà bền vững, không
còn nhà dột nát;
+ Có 90% hộ trở lên được công nhận “Gia đình văn
hóa”;
+ Có 95% trẻ em trở lên trong độ tuổi theo quy định
được tiêm chủng đầy đủ;
+ Có 95% hộ trở lên được sử dụng nước máy và có hố
xí hợp vệ sinh;
+ Chi bộ, chính quyền, Ban công tác Mặt trận,
đoàn thể đều được xếp loại vững mạnh;
+ Các tiêu chí còn lại như “Khu dân cư tiên tiến”
nhưng được củng cố, không mặt nào bị giảm sút.
Điều 10. Quy trình xây dựng
và điều kiện để được công nhận “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”
1. Sau khi được công nhận “Khu dân cư tiên tiến”,
Ban Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ấp, khu phố phải có
kế hoạch về xây dựng “ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, phân công cụ thể các
thành viên tổ chức vận động sâu rộng trong nhân dân và đăng ký với Ban Chỉ đạo
xã, phường, thị trấn.
- Ban Chỉ đạo ở xã, phường, thị trấn có chương
trình kiểm tra cụ thể, đối chiếu với các tiêu chuẩn “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn
hóa”. Nếu thấy đạt chuẩn, thì hướng dẫn Ban vận động làm báo cáo kết quả thực
hiện và Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn đề nghị Ban Chỉ đạo huyện, thị xã tổ
chức kiểm tra, thẩm định.
- Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, nếu đạt chuẩn, thì đề nghị Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thị xã ra quyết định công nhận danh hiệu “Ấp văn hóa”, “Khu
phố văn hóa”.
2. Điều kiện công nhận:
- Đạt các tiêu chuẩn quy định tại điều 8 của quy
chế này.
- Thời gian đăng ký đến khi được kiểm tra, công
nhận ít nhất từ 6 tháng trở lên.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận:
- Báo cáo thành tích xây dựng để đạt tiêu chí “Ấp
văn hóa”, “Khu phố văn hóa” có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo xã, phường,
thị trấn; biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo huyện, thị xã và bản đề nghị của
Ban Chỉ đạo huyện, thị xã;
- Nếu đạt chuẩn và đủ hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã ra quyết định và cấp bằng công nhận.
Mục IV. Tiêu chuẩn, quy trình
xây dựng và hồ sơ công nhận danh hiệu “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn
văn hóa”.
Điều 11. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Xã văn hóa”
1. Đời sống kinh tế ổn định và phát triển:
- Có từ 90% hộ trở lên có đời sống kinh tế ổn định
và phát triển, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; hộ nghèo hàng năm giảm từ 2%
đến 3% và phải dưới mức hộ nghèo bình quân của huyện, thị xã;
- Có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất tốt, không còn đất
hoang, vườn tạp;
- Giải quyết tốt việc làm cho người trong độ tuổi
lao động;
- Có ít nhất 10% diện tích đạt giá trị sản xuất
50 triệu đồng/ha/năm trở lên;
- Thu nhập bình quân đầu người/năm phải ngang hoặc
cao hơn mức bình quân của huyện, thị xã;
- Các tuyến đường chính của xã và ấp 90% trở lên
được bê-tông hóa, nhựa hóa hoặc trải đá;
- 90% số hộ trở lên được sử dụng điện và sử dụng
nước được khử trùng;
- Trên 85% hộ có nhà bền vững, không còn nhà tạm
bợ, dột nát.
2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú:
- Có 100% ấp văn hóa; có các thiết chế văn hóa thông
tin, thể dục thể thao, y tế, giáo dục phù hợp, hoạt động thường xuyên, trong đó
có nhà văn hoá từ 150 chỗ ngồi trở lên; trên 95% hộ có hàng rào, 100% hộ có cột
cờ; có cụm panô và cổng chào của xã;
- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;
- Kịp thời phát hiện và xóa bỏ các điểm kinh
doanh, chứa chấp các tệ nạn xã hội, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu
hành;
- Có từ 95% số hộ trở lên được công nhận danh hiệu
“Gia đình văn hóa”; trên 95% “Người lớn gương mẫu”, “Trẻ em chăm ngoan”. Tất cả
các trụ sở, doanh trại, trường học, nơi thờ tự, nơi sinh hoạt công cộng
.v.v...đều được công nhận danh hiệu văn hóa. Trên 95% “Tổ tự quản vững mạnh”,
không còn tổ yếu;
- 100% trẻ em độ tuổi được đến trường học tập,
xã đạt chuẩn giáo dục phổ cập trung học cơ sở;
- Tuyên truyền, phòng chống tốt HIV/AIDS và các
dịch bệnh khác, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm hàng năm
1,5% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi; trẻ em trong độ tuổi được tiêm
chủng đầy đủ theo quy định, phụ nữ có thai được khám định kỳ; trên 25% hộ đạt
“Gia đình thể thao”.
3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
- Đường sá, cảnh quan sạch đẹp;
- Có từ 95% hộ trở lên được sử dụng nước máy hoặc
nước được khử trùng, có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh;
- Tôn tạo, bảo vệ, phát huy các di tích lịch sử
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị vững mạnh:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho nhân dân;
- Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước
cộng đồng;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có khiếu kiện tập thể vượt cấp
kéo dài;
- Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc được xếp loại mạnh; các tổ chức đoàn thể được xếp loại khá
trở lên; lực lượng công an, quân sự, dân phòng đủ số lượng, hoạt động có hiệu
quả, được nhân dân tín nhiệm;
- Tổ chức tốt việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức
danh chủ chốt do bầu cử ở xã, ấp; tổ chức tốt ngày “Hội Đại đoàn kết toàn dân”
(ngày 18 tháng 11 hàng năm) ở khu dân cư;
- Chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức
sống trung bình trở lên ở khu dân cư;
- Không để xảy ra trọng án hình sự trong thời
gian từ 1 năm trở lên.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong cộng đồng:
- Hoạt động tổ hoà giải có hiệu quả, không để tồn
đọng kéo dài những mâu thuẫn trong nhân dân;
- Xây dựng tốt phong trào giúp nhau làm kinh tế
gia đình, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, làm tốt các hoạt động nhân đạo
từ thiện.
Điều 12. Tiêu chuẩn công nhận
danh hiệu “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn hóa”
- Tiêu chuẩn của “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn
hóa” tương tự như “Xã văn hóa”, nhưng có một số chỉ tiêu cao hơn, như sau:
+ Có từ 93% hộ trở lên có đời sống được bảo đảm,
kinh tế phát triển. Số hộ nghèo dưới mức trung bình của huyện, thị xã. Các hoạt
động dịch vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển và có hiệu
quả. Lao động có việc làm thường xuyên;
+ Có từ 90% hộ trở lên có nhà bền vững, hướng
phát triển nhà ở theo quy hoạch, không còn nhà tạm bợ, dột nát;
+ Đường phố, ngõ hẻm được nhựa hóa, bê-tông hóa,
có đèn chiếu sáng và hệ thống thoát nước;
+ 100% hộ được sử dụng điện và nước máy, có hố
xí tự hoại. Đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường sạch đẹp;
+ Các tiêu chí khác áp dụng như “Xã văn hóa”. Đối
với các ấp, khu phố ngoại ô của phường và thị trấn còn là nông thôn, thì áp dụng
các tiêu chuẩn cho ấp khu phố đó như với “Ấp văn hóa”.
Điều 13. Quy trình xây dựng,
điều kiện, hồ sơ để công nhận “Xã văn hóa”, “Phường văn hóa”, “Thị trấn văn
hóa”
1. Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” xã, phường, thị trấn trong khi tập trung lo xây dựng ấp, khu phố văn
hóa phải có kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa, từng bước thực hiện
các tiêu chí, đến khi tất cả các ấp, các đơn vị trên địa bàn được công nhận
danh hiệu văn hóa, thì xây dựng kế hoạch triển khai, tập trung thực hiện, đồng
thời đăng ký với Ban chỉ đạo huyện, thị xã.
Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm
tra, nếu thấy đã đạt được các tiêu chuẩn thì làm báo cáo kết quả quá trình xây
dựng xã, phường, thị trấn văn hóa đề nghị Ban Chỉ đạo huyện, thị xã kiểm tra. Nếu
đạt chuẩn, thì Ban Chỉ đạo huyện, thị xã đề nghị Ban Chỉ đạo tỉnh phúc tra, thẩm
định, sau đó đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định và cấp bằng
công nhận.
Thành phần đoàn phúc tra của tỉnh gồm đại diện
Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện và tổ giúp việc. Các đồng chí thành viên đoàn thẩm tra
bỏ phiếu biểu quyết, đánh giá các tiêu chuẩn văn hoá. Kết quả biểu quyết, nếu
có phiếu trung bình thì không đạt.
2. Điều kiện công nhận:
- Phải đạt chuẩn theo quy định ở Điều 11, 12 của
Quy chế này.
- Thời gian đăng ký đến khi được công nhận ít nhất
là 1 năm.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận:
- Báo cáo kết quả xây dựng xã, phường, thị trấn
văn hoá, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn);
- Biên bản của đoàn phúc tra, bao gồm kết quả thẩm
định về các tiêu chuẩn, tỷ lệ phiếu biểu quyết của đoàn phúc tra tỉnh;
- Đề nghị của Ban Chỉ đạo tỉnh công nhận xã (phường,
thị trấn) văn hóa;
- Nếu đạt chuẩn và đủ hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận và cấp bằng “Xã (phường, thị trấn) văn
hóa”.
Mục V
Tiêu chuẩn, quy trình xây dựng và hồ sơ công nhận
“Đơn vị văn hóa”.
Điều 14. Tiêu chuẩn công nhận
“Đơn vị văn hóa”
1. Đối với trụ sở các cơ quan Đảng, chính quyền,
Mặt trận, đoàn thể, các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, công
an; các nhà máy, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan hoặc đơn vị):
- Tất cả các cán bộ, nhân viên chấp hành tốt nội
quy của cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thái độ phục vụ nhân dân phải
tận tụy, hòa nhã (đối với các đơn vị trực tiếp có quan hệ với dân);
- Cơ quan được cấp trên công nhận hoàn thành nhiệm
vụ liên tục từ 2 năm trở lên (đối với doanh nghiệp là hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và chấp hành đúng quy định của pháp luật; đối với trường học là
hoàn thành nhiệm vụ năm học);
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp
hành nghiêm chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; trong
đơn vị không có người vi phạm pháp luật trong thời gian 1 năm trở lên;
- Tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh ít nhất 2 năm
liên tục (trừ những nơi không có tổ chức Đảng). Đảng viên phải thực hiện tốt chế
độ sinh hoạt nơi cư trú (theo Quy định 76 của Bộ Chính trị);
- Bố trí nơi làm việc, ăn ở khoa học, sạch sẽ;
tài liệu sách báo được sắp xếp gọn gàng, trật tự; bảo đảm bí mật của cơ quan;
- Có cột cờ đúng quy cách, thực hiện chế độ chào
cờ sáng thứ hai. Trụ sở cơ quan làm việc phải xanh, sạch, đẹp, có hàng rào, có
nhà vệ sinh;
- Có ít nhất 30% cán bộ, nhân viên trở lên thường
xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
2. Đối với cơ sở thờ tự và tín ngưỡng dân gian:
- Nơi thờ tự phải ngăn nắp, tôn nghiêm, sạch sẽ.
Khuôn viên bên ngoài phải xanh, sạch, đẹp, có hàng rào;
- Phải treo cờ Tổ quốc đúng quy định;
- Tổ chức hành lễ, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng
phải tuân theo pháp luật và pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; bảo đảm an ninh trật
tự; không để các hoạt động mê tín dị đoan trong khuôn viên và nơi thờ tự;
- Các chức sắc, Ban khánh tiết (hay các vị làm
quản lý) phải thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, chấp hành nghiêm luật pháp;
- Tích cực đóng góp các chương trình xã hội ở địa
phương.
3. Đối với các nơi sinh hoạt công cộng và các chợ:
- Phải có bảng hướng dẫn và quy định (quy chế, quy
ước) phù hợp với từng nơi sinh hoạt công cộng (công viên, bến phà, bến xe, rạp
hát, chợ, nơi lưu trú, siêu thị, trung tâm thương mại .v.v...);
- Có quy ước thực hiện nếp sống văn minh nơi
công cộng;
- Có nhà vệ sinh công cộng được quản lý, sử dụng
tốt, có cống thoát nước;
- Có đèn chiếu sáng ban đêm. Giữ gìn cảnh quan
xanh, sạch, đẹp;
- Người quản lý, nhân viên phục vụ phải có thái
độ văn minh, hoà nhã trong thực hiện nhiệm vụ, trong giao tiếp;
- Quầy bán hàng có niêm yết giá, người bán hàng
thực hiện văn minh lịch sự trong mua bán giao tiếp với khách hàng.
Điều 15. Quy trình xây dựng
và hồ sơ công nhận “Đơn vị văn hóa”
1. Tại mỗi cơ quan, đơn vị phải thành lập Ban vận
động xây dựng đời sống văn hóa do Bí thư Chi bộ hoặc Tổ trưởng tổ Đảng hoặc
Giám đốc làm trưởng ban. Ban vận động phải có kế hoạch, có tiêu chí cụ thể, được
triển khai thực hiện thông suốt trong cán bộ, nhân viên. Tổ chức đăng ký với
Ban Chỉ đạo xã (phường, thị trấn) nơi cơ quan có trụ sở.
Tự kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện từng lúc.
Nếu thấy đạt thì đề nghị Ban Chỉ đạo cấp trên đến kiểm tra và đề nghị cơ quan
có thẩm quyền xem xét công nhận.
2. Hồ sơ kiểm tra công nhận:
- Kế hoạch và bảng đăng ký thực hiện;
- Báo cáo kết quả thực hiện;
- Biên bản kiểm tra của Ban Chỉ đạo huyện, thị
xã;
- Đề nghị của Ban Chỉ đạo huyện, thị xã gửi Uỷ
ban nhân dân huyện, thị xã;
- Nếu đạt thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị
xã ra quyết định công nhận “Đơn vị văn hóa”.
Chương III
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
Điều 16. Ban Chỉ đạo
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong tỉnh và Ban Vận động
ở ấp, khu phố phải thực hiện thật tốt những quy định trong Quy chế này. Đồng thời
phải có kế hoạch củng cố nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa sau khi được
công nhận.
Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” huyện, thị xã có kế hoạch nâng cao các tiêu chí danh hiệu văn
hóa, kiểm tra lại việc thực hiện hàng năm, sau khi được công nhận.
Những cá nhân và tổ chức vi phạm những tiêu chuẩn
danh hiệu văn hóa đã được công nhận, mà không khắc phục sửa chữa, thì sẽ bị rút
bằng và quyết định công nhận. Nếu khắc phục tốt khuyết điểm thì sẽ được xem xét
công nhận lại thời gian ít nhất sau một năm. Việc rút bằng và quyết định công
nhận hay cấp lại đều phải do Ban Chỉ đạo của cấp ra quyết định xét, đề nghị.
Điều 17. Ban chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh, huyện, thị xã có
trách nhiệm phổ biến và chỉ đạo thực hiện Quy chế này đến tận cơ sở, khu dân
cư, tổ nhân dân tự quản và hộ gia đình.
- Thành viên của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện, thị xã
có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện theo hệ thống ngành của mình đến tận xã, ấp,
phường và khu phố, chi, tổ hội, đoàn viên, hội viên.
Điều 18. Các ngành sau
đây phải hướng dẫn theo ngành dọc đến tận cơ sở, ấp, khu phố trong việc phối hợp
vận động thực hiện và công nhận danh hiệu theo tiêu chí ngành, làm cơ sở cho việc
công nhận các danh hiệu văn hóa như:
- Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chỉ đạo
và thực hiện việc công nhận “Người lớn gương mẫu”, “Trẻ em chăm ngoan”.
- Công an tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và công nhận
danh hiệu “Gia đình an toàn”, “Ấp an toàn”; chủ trì phối hợp cùng Mặt trận Tổ
quốc cơ sở xây dựng và công nhận “Tổ nhân dân tự quản vững mạnh”.
- Sở Thương mại-Du lịch chỉ đạo việc xây dựng và
công nhận “Quầy hàng văn minh”, hướng dẫn thực hiện tiêu chí văn hoá của các chợ,
nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị .v.v...
- Sở Y tế chỉ đạo việc xây dựng và công nhận
danh hiệu “Gia đình sức khỏe”, “Ấp văn hóa sức khỏe”.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp thực hiện công tác xây dựng xã, phường lành mạnh, không có ma tuý mại dâm.
- Sở Thể dục Thể thao chỉ đạo việc xây dựng và
công nhận danh hiệu “Gia đình thể thao”.
Điều 19. Quy chế này thực
hiện thống nhất trong toàn tỉnh (theo thời điểm có hiệu lực của Quyết định ban
hành). Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh về Thường trực Ban
Chỉ đạo tỉnh xem xét./.