ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2102/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
26 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG NĂM 2014
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND,
ngày 13/4/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt
Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1139/TTr-SLĐTBXH, ngày 25/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bảo
vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long năm 2014.
(Kèm theo Kế hoạch số 50/KH-SLĐTBXH,
ngày 25/11/2013 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo
dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Tư pháp và Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thanh
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
SỞ LAO ĐỘNG - TBXH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 50/KH-LĐTBXH
|
Vĩnh Long, ngày 25
tháng 11 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2102/QĐ-UBND, ngày 26/12/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Phần I
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ TRẺ EM NĂM 2013
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁN BỘ CÁC CẤP:
1. Công tác chỉ đạo và điều hành:
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan
tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tỉnh đã chủ động
ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định, quyết định, chỉ thị của
Đảng, Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có nhiều chủ trương,
chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được ban
hành.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Long ban hành Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 13/4/2011 về việc phê duyệt Chương
trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh (thực hiện Quyết định
số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày
11/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ
em tỉnh Vĩnh Long năm 2013.
2. Tổ chức bộ máy các cấp:
- Cấp tỉnh: Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ
em (có 4 đc).
- Cấp huyện: Có 8/8 huyện - thị -
thành phố chưa có cán bộ chuyên trách công tác trẻ em, chỉ phân công một cán bộ
kiêm nhiệm làm công tác BVCS trẻ em.
- Cấp xã: 100% xã có cán bộ và 100%
khóm, ấp có cộng tác viên (CTV) làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em:
+ Có 109 cán bộ làm công tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em hưởng mức lương cơ bản 1.050.000 đồng/người/tháng;
+ Có 1629 CTV dân số - dinh dưỡng và
trẻ em quản lý 100% hộ gia đình. Thù lao CTV: 342.5000 đ/người/tháng (ngân sách
huyện: 302.500đ - ngân sách tỉnh: 40.000đ). Nhiệm vụ thực hiện công tác dân số,
dinh dưỡng và trẻ em tại địa phương. Mỗi CTV quản lý từ 150 hộ - 200 hộ.
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM 2013:
1. Mục tiêu thực
hiện các mục tiêu cụ thể:
- Có 80% gia đình, nhà trường, cộng đồng
và đối tượng trẻ em được nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em và thay đổi hành
vi, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 70%).
- Có 70% trẻ em được phát hiện có
nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được can thiệp, trợ
giúp kịp thời, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2012: 60%).
- Giảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
xuống còn 2, 28% so tổng số trẻ em (kế hoạch giảm còn dưới 3%).
- Có 92% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được trợ giúp thông qua các hoạt động, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2012:
Hơn 80%).
- Có 71 trường tiểu học và 50 trường
THCS tổ chức hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình không để bị xâm hại
tình dục (nhất là trẻ em gái) trong năm học 2012 - 2013, đạt kế hoạch (kế hoạch
năm 2012: 71 trường tiểu học và 50 trường THCS).
- Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em các
cấp:
+ Hệ thống bảo vệ trẻ em cấp tỉnh.
+ Có 100% huyện, thị, thành phố xây dựng
được hệ thống bảo vệ trẻ em.
+ Có 92 xã phường xây dựng được hệ thống
bảo vệ trẻ em, vượt kế hoạch (kế hoạch năm 2012: 32 xã, phường).
- Có 0/8 huyện, thị, thành phố xây dựng
và vận hành cung cấp dịch vụ, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em hoạt động có hiệu
quả, không đạt kế hoạch (KH năm 2012: 2/8 huyện).
- Có 100 % cán bộ và 100% cộng tác
viên BVCS trẻ em được tập huấn nghiệp vụ, vượt kế hoạch (kế hoạch năm 2012: 95%
cán bộ, 80% cộng tác viên).
2. Kết quả thực
hiện các mục tiêu:
- Dự án 1: Công tác truyền thông - vận động xã hội:
+ Chỉ đạo 8 huyện, thị, TP chọn 8 xã,
50 trường trung học cơ sở làm điểm để thực hiện truyền thông 4 đợt trong năm với
nội dung: Bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc
biệt, không để trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực. Tổ chức 650 cuộc với 26.033 người
dân và 50 điểm trường có 20.988 học sinh dự... Cấp phát 35.000 tài liệu truyền
thông, đặt 131 bandrole tại nơi đông dân cư trên toàn tỉnh.
+ Kết quả: Có 80% gia đình, nhà trường,
cộng đồng và đối tượng trẻ em được nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em và thay
đổi hành vi (kế hoạch: 70%).
+ Kinh phí dự án là 122.000.000 đồng
(NSTW).
- Dự án 2: Nâng cao năng lực cán bộ, cộng tác viên.
Tỉnh đã kiện toàn bộ máy cán bộ
BVCSTE cấp xã (100% xã) và củng cố mạng lưới cộng tác viên dân số - dinh dưỡng
và trẻ em khóm ấp (100%).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức 2 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác trẻ em cấp huyện - xã, phường, thị
trấn có 234 lượt người dự, đạt tỉ lệ 100% TS cán bộ BVCSTE cấp huyện (KH 95%).
Tổ chức 8 lớp tập huấn cho cộng tác viên dân số - dinh dưỡng và trẻ em có
1.596/1.629 người dự, đạt tỉ lệ 98% (KH 80% cộng tác viên được tập huấn nghiệp
vụ về bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em,.... ).
- Tổ chức tuyên truyền và truyền
thông tư vấn cộng đồng lồng ghép phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ngăn chặn trẻ em vi phạm pháp luật, Luật An
toàn giao thông, buôn bán phụ nữ, trẻ em với 54 cuộc, có 5.045 người tham dự.
- Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo
vệ trẻ em, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em ở 50 điểm trường trung học cơ sở có
20.988 em tham dự. Truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 108
cuộc với 14.475 người tham dự.
- Phối hợp với Trung tâm Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tuyên truyền tư vấn trực tiếp
các nội dung về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại tình dục
trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em nhất là kỹ năng sơ cứu trẻ bị đuối nước với
2.217 cuộc có 68.727 người tham dự. Tổ chức các buổi họp nhóm, câu lạc bộ của
các đoàn thể được 216 cuộc có 9.034 người tham dự.
+ Kinh phí dự án là 198.000.000 đồng
(NSTW: 150.000.000đ - NSĐP: 48.000.000đ).
- Dự án 3: Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
- Tỉnh đã hướng dẫn các cấp thực hiện
xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em các cấp. Kết quả:
+ Cấp tỉnh: Đã thành lập Ban Chỉ đạo
Bảo vệ trẻ em (15 đ/c) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và tổ chuyên
viên liên ngành bảo vệ trẻ em (16đ/c).
+ Cấp huyện: Có 8/8 huyện - thị - TP
đã thành lập Ban Chỉ đạo và tổ chuyên viên liên ngành bảo vệ trẻ em đạt tỉ lệ
100%.
+ Cấp xã: Hiện nay mới có 92/109 xã -
phường - thị trấn (điểm chỉ đạo mô hình dự án của tỉnh) thành lập được Ban Bảo
vệ trẻ em cấp xã, đạt 84, 4 %. Tỉnh đã xây dựng đề án Trung tâm Công tác xã hội
(trong đó có đối tượng trẻ em) đang trình lãnh đạo tỉnh xem xét quyết định (kết
hợp Đề án 32).
+ Toàn tỉnh có 1.629 cộng tác viên,
có 8 điểm tư vấn tại các trường học điểm và 41 cấp xã thành lập điểm tư vấn cộng
đồng, 68 xã chưa thực hiện thành lập được các điểm, phòng tư vấn về trẻ em tại
cộng đồng do thiếu nguồn lực. Tỉnh hướng dẫn người dân cần tham vấn, tư vấn những
vấn đề bức xúc thông qua đường dây nóng của Cục BVCS trẻ em (TW): 18001567.
+ 100% khóm, ấp xây dựng mạng lưới cộng
tác viên và có 16 nhóm trẻ em nòng cốt tại cộng đồng, trường học (mục tiêu 8
nhóm, vượt kế hoạch đề ra).
+ Kinh phí thực hiện: 781.920.000 đồng/
năm (NS tỉnh).
- Dự án 4: Xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
nhóm trẻ có nguy cơ cao tại cộng đồng.
+ Có 23.479 trẻ em hộ nghèo, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, đạt tỷ lệ 92% (chỉ tiêu năm 2013: Hơn
80%); hơn 98% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được tiếp cận với
dịch vụ y tế, được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe lúc ốm đau.
+ Ngành y tế đã khám chữa bệnh và cấp
thuốc cho 327.761 lượt trẻ em, tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là
15.730/16.400 đạt 96% chỉ tiêu, tiêm phòng uốn ván sơ sinh 14.440 trẻ/16.400 trẻ
đạt 88% chỉ tiêu kế hoạch, số trẻ được tiêm phòng 2 mũi là 14.893/16.400 đạt
98% trẻ.
- Hơn 99% trẻ em được đăng ký khai
sinh (số còn lại do cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, không muốn con mang họ mẹ, …).
- Có hơn 90 % trẻ có hoàn cảnh đặc biệt,
trẻ em nghèo, cận nghèo được đi học. Trẻ dân tộc ít người, trẻ em nghèo, cận
nghèo, trẻ con thương binh, gia đình chính sách khó khăn đều được trợ giúp đi học
thông qua chính sách miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành và các hình thức
khác (học bổng, tặng quà đầu năm học mới, nhận đỡ đầu nuôi dưỡng).
- Có 80% trẻ em khuyết tật được tiếp
cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ công cộng (KH: 80%).100% trẻ em
được phát hiện bị bỏ rơi, không nơi nương tựa được hỗ trợ, chăm sóc và hưởng chế
độ chính sách theo đúng quy định (NĐ 67 của Chính phủ), có 42% học sinh tiểu học
được hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ không để bị xâm hại tình dục (KH 42%), giảm 8,
8% trẻ em bị xâm hại tình dục (KH giảm 40%), 100% trẻ em được phát hiện bị xâm
hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp hòa nhập cộng đồng, giảm 100%
trẻ em lang thang, số trẻ em lao động nặng nhọc tăng 6, 66% so với năm trước
(KH giảm 50%), trẻ em bị tai nạn thương tích tăng 35, 56% (KH giảm 50%) số trẻ
em vi phạm pháp luật tăng 5, 7% (KH giảm 50%).
- Giúp 19.030 trẻ em (tỷ lệ 91%) có
nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được can thiệp,
trợ giúp kịp thời để giảm thiểu nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng
thông qua các hoạt động hỗ trợ cho trẻ như khám chữa bệnh, học chữ, học nghề; hỗ
trợ gia đình trẻ được vay vốn, góp vốn xoay vòng (Hội LH Phụ nữ), học nghề nông
thôn,... để sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ,... tăng thu nhập gia đình, ổn định
cuộc sống.
Toàn tỉnh tổ chức thăm hỏi tặng quà
cho 329.242 lượt trẻ em trong các dịp lễ, tết, Trung thu, Tháng Hành động vì trẻ
em với tổng số tiền 22.057.969.000đ. (Ngân sách: 5.140.030.000đ - Vận động: 16.917.839.000đ)
+ Tỉnh tổ chức thăm và tặng quà cho
400 trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dân tộc thiểu số với mỗi
phần quà 100.000 đồng và 10 quyển tập. Kinh phí là 60.000.000 đồng (Quỹ bảo trợ
là 20.000.000đồng).
- Đầu năm học tổ chức tặng 106 phần
quà cho trẻ em nghèo vùng dân tộc, mỗi phần quà 200.000đ tổng số tiền là
21.200.000đ.
- Ngoài ra các huyện còn vận động tặng
nhiều phần quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật như tập sách, xe đạp, học bổng, …
Toàn tỉnh đã vận động các tổ chức cá
nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ và trao học bổng cho 3.218 em có hoàn cảnh đặc
biệt, trẻ sống trong hộ nghèo học giỏi, số tiền 2.916.620.000 đồng.
- Ngành y tế thực hiện tốt việc khám
chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, khống chế dịch bệnh tay chân miệng,
sốt xuất huyết; quản lý tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em, tổ chức cho trẻ uống vitamin A, tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh
nguy hiểm, chương trình phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp. Khám chữa bệnh
và cấp thuốc cho 327.761 lượt trẻ em, tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là
15.730/16.400 đạt 96% chỉ tiêu, tiêm phòng uốn ván sơ sinh 14.440 trẻ/16.400 trẻ
đạt 88% chỉ tiêu kế hoạch, số trẻ được tiêm phòng 2 mũi là 14.893/16.400 đạt
98% trẻ.
- Ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh
đã huy động 100% trẻ em từ 3 - 5 tuổi học lớp mẫu giáo.
- Số học sinh tiểu học và trung học
cơ sở bỏ học:
+ Tiểu học: 53 em - so cùng kỳ giảm 0, 04
+ Trung học cơ sở: 735 em - tỷ lệ 1,
35 - So cùng kỳ giảm 1, 99
* Thực hiện các mô hình:
- Mô hình thứ nhất: Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em khuyết
tật tại cộng đồng và nhóm trẻ em có nguy cơ cao.
- Tỉnh chỉ đạo 8 huyện - thị - thành
phố chọn 8 xã điểm thực hiện mô hình 1. Kết quả thực hiện 36 cuộc truyền thông
có 2.304 người tham dự (cha, mẹ, người chăm sóc trẻ thuộc đối tượng và nhóm trẻ
có nguy cơ cao). Nội dung truyền thông, tư vấn, tham vấn các vấn đề liên quan đến
trẻ mồ côi, khuyết tật được tiếp cận giáo dục (vận động trẻ tham gia các lớp
giáo dục hòa nhập tại địa phương), y tế, giúp trẻ khuyết tật phục hồi chức
năng, hòa nhập cộng đồng. Ngăn ngừa, hỗ trợ không để trẻ mồ côi, khuyết tật rơi
vào hoàn cảnh đặc biệt. Các địa phương đã phối hợp tốt với các trường học để tổ
chức các hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực như: Thị trấn Vũng Liêm, xã
Phú Quới (Long Hồ), xã Thiện Mỹ (Trà Ôn), xã Thành Lợi (Bình Tân).
- Có hơn 92% trẻ em mồ côi sống trong
hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ chăm sóc thông qua các hoạt động (KH
80%) vượt 12% so với kế hoạch.
- Tỉnh đã hỗ trợ nuôi dưỡng cho 1.610
em mồ côi không nơi nương tựa, bỏ rơi tại cộng đồng được phát hiện theo đúng
quy định Nhà nước.
- Vận động 118 xe đạp tặng các em
nghèo với số tiền là 147.600.000đồng, 60.000 quyển tập, 250 bộ sách giáo khoa với
số tiền là 145.000.000 đồng, hỗ trợ 82 em khó khăn có nguy cơ bỏ học với số tiền
là 21.000.000 đồng, thăm hỏi và tặng quà 6.064 phần quà gồm quần áo, mì gói, gạo,
đồ dùng học tập, với số tiền là 1.372.850.000 đồng.
Hội Phụ nữ tỉnh vận động các nhà hảo
tâm, mạnh thường quân, các tổ chức phi Chính phủ tặng 191 suất học bổng, 1.128
quyển tập, 719 cặp da, 214 chiếc xe đạp với tổng số tiền 464.100.000 đồng.
- Vận động Việt Kiều Mỹ và các tổ chức
phi Chính phủ: Tổ chức Đông Nam Á, Dillon tặng gạo nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tặng
908 suất học bổng, hỗ trợ mua đất xây trường, hỗ trợ 01 em học nghề với tổng số
tiền là 1.787.360.000 đồng.
- Tính đến tháng 11 năm 2013 tổng số
trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là 116 em, hiện đang quản lý 36 em (có 19 em AIDS). Tổng
số trẻ em chuyển sang AIDS là 53 em, chưa phát hiện chuyển sang AIDS mới. Tổng
số trẻ em HIV/AIDS tử vong 36. Tổng số trẻ em HIV/AIDS nghèo hưởng chính sách
nhà nước tỉnh đang quản lý là 19 em.
- Toàn tỉnh có bốn trung tâm nuôi dưỡng
và chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết
tật: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (52 em), Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại
Chùa Giác Thiên, Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại nhà riêng
bà Nguyễn Ngọc Điểu, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Suối Nguồn (15 em).
Ngoài ra còn có một lớp học tình
thương dành cho trẻ em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, HIV, …tổ chức dạy tại
phường 8 - thành phố Vĩnh Long.
- Phối hợp với hội bệnh nhân nghèo và
ngành y tế cấp tỉnh khám sàng lọc trẻ em bị tim bẩm sinh.
- Mô hình thứ hai: Duy trì, xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang
thang; lao động trẻ em (bao gồm cả nhóm trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm,
tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em làm việc xa gia đình) dựa vào cộng đồng và
nhóm trẻ có nguy cơ cao.
- Tỉnh chỉ đạo 8 huyện - thị - TP chọn
8 xã thực hiện mô hình 2 điểm. Kết quả thực hiện 87 cuộc truyền thông có 7.569
người tham dự (gia đình, đối tượng và nhóm có nguy cơ cao). Nội dung truyền
thông, tư vấn các vấn đề liên quan trẻ em lang thang, lao động trẻ em (nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, lao động xa nhà) nguyên nhân, hậu quả, giải pháp giúp trẻ
tiếp cận giáo dục, y tế, hòa nhập cộng đồng.
- Truyền thông chuyên đề tại 24 trường
tiểu học được 24 cuộc có 20.988 học sinh dự, nội dung truyền thông phòng tránh
bị xâm hại tình dục, ngăn ngừa trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em làm việc nặng
nhọc, nguy hiểm, độc hại và nhóm có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng.
+ Kinh phí dự án là 122.000.000 đồng
(NSTW).
- Tuyên truyền 10 cuộc cho 203 cha, mẹ
có con làm việc xa nhà (198 em), lao động nặng nhọc (43 em) và đối tượng trẻ có
nguy cơ cao về nội dung, kỹ năng bảo vệ trẻ em; hậu quả khi cho trẻ đi lang
thang, làm việc xa gia đình (ngược đãi, bạo lực), lao động nặng nhọc, nguy hiểm
tại xã điểm.
- Trợ giúp 500 em có đời sống lúc khó
khăn tham gia lao động sớm (đi học một buổi, một buổi tham gia lao động) có
nguy cơ bỏ học tại địa phương. Mỗi em được hỗ trợ tiền và tập chuẩn bị cho năm
học mới với tổng số tiền 72.600.000 đồng.
- Số trẻ em lang thang không tăng
em so năm trước (2012: 0 em), năm (2013: 0 em). Số trẻ em lao động sớm (nặng nhọc)
giảm 32 em (2012: 75 em) năm (2013: 43 em). Số trẻ làm việc xa gia đình 198 em,
tăng 132 em so 2012 (năm 2012: 66 em).
- Mô hình thứ ba: Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại,
bị bạo lực dựa vào cộng đồng (bao gồm cả nhóm trẻ em có nguy cơ cao)
+ Tỉnh chỉ đạo 8 huyện - thị - TP
chọn 8 xã điểm thực hiện mô hình 3. Kết quả thực hiện 41 cuộc truyền thông có
2.715 người tham dự là cha, mẹ, người chăm sóc trẻ thuộc đối tượng và nhóm có
nguy cơ cao và nhóm trẻ sống xa cha mẹ (trẻ tuổi chưa thành niên). Nội dung
truyền thông, tư vấn các vấn đề liên quan đến trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình
dục, bạo lực, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giúp trẻ tiếp cận giáo dục, y tế,
hòa nhập cộng đồng. Phát tờ rơi về ngăn ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực,..
Trợ giúp trẻ bị xâm hại tình dục: Khám chữa bệnh; trợ giúp pháp lý cho gia đình
trẻ.
+ Trẻ em tai nạn thương tích: Toàn
tỉnh có 1.155 trẻ em bị tai nạn thương tích, tăng 303 vụ so với năm 2012. Có 28
em tử vong, tăng 13 em so với năm 2012, trẻ em tử vong gồm: 23 chết đuối, 03 em
tai nạn giao thông, 02 em bị điện giật. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đến
thăm hỏi và hỗ trợ quà cho gia đình có trẻ em bị tử vong.
+ Trẻ em bị ngược đãi, xâm hại
tình dục: Năm 2013 toàn tỉnh có 2 trẻ em bị ngược đãi, tăng 1 vụ so với năm
2012, có 34 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục với 39 đối tượng. Trong đó: Hiếp dâm
trẻ em 13 vụ, giao cấu với trẻ em 15 vụ, dâm ô với trẻ em 04, mua dâm 02, mất
tích chưa rõ nguyên nhân 01. So với cùng kỳ giảm 3 vụ, đã khởi tố 12 vụ 13 đối
tượng. Số trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng, ngày càng diễn biến phức
tạp, một số vụ xâm hại tình dục trẻ em do người thân, người quen, láng giềng.
Nguyên nhân do đạo đức, lối sống bị xuống cấp, do đối tượng chơi bời, do có nhiều
sơ hở trong quản lý con em dẫn đến quan hệ.
Có 100% trẻ em bị xâm hại tình dục
đã được can thiệp, trợ giúp kịp thời tại địa phương. Các em đã được ngành y tế
chăm sóc, chữa bệnh chu đáo. Hầu hết số trẻ em này sau một thời gian ngắn đã được
phục hồi và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng. Các vụ việc xâm hại tình dục,
bạo lực đã được ngành chức năng xử lý nhanh chóng, nghiêm minh.
+ Trẻ em vi phạm pháp luật:
Trong năm 2013 số trẻ em chưa
thành niên vi phạm pháp luật là 55 vụ với 73 đối tượng, giảm 14 vụ. Xử lý: Đã
khởi tố hình sự 32 vụ với 40 đối tượng, phạt tiền 26 vụ, lập hồ sơ đưa trường
giáo dưỡng 04, áp dụng các biện pháp quản lý tại địa phương 02, đưa đi cai nghiện
ma túy 1 em.
Trẻ em chưa thành niên vi phạm
pháp luật đặc biệt nghiêm trọng có 2 vụ với 2 đối tượng về tội giết người, cố ý
gây thương tích 10 vụ với 13 đối tượng, hiếp dâm trẻ em 2 vụ với 2 đối tượng và
tội trộm cắp tài sản, phần đông các em có cuộc sống cơ cực, trình độ văn hóa thấp,
sống trong các gia đình có vấn đề, các em không được quan tâm dạy dỗ, giám sát,
phải bỏ học lang thang, đi lao động sớm kiếm sống nên dễ đi vào con đường phạm
tội.
Mô hình thứ tư: Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành
niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (Công an tỉnh).
Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) hỗ trợ thực hiện truyền thông quản
lý 8 CLB mô hình ngăn ngừa, quản lý giáo dục trẻ em nguy cơ và trẻ em làm trái
pháp luật tại cộng đồng (Long Hồ 1, Mang Thít 1, Vũng Liêm 5, Tam Bình: 1).
- Chọn 8 xã, phường, thị trấn để
triển khai thực hiện mô hình điểm về ngăn ngừa và trợ giúp người chưa thành
niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng gồm phường 1 (TP. Vĩnh Long), xã Phú
Quới (Long Hồ), thị trấn Cái Nhum (Mang Thít), thị trấn Vũng Liêm (Vũng Liêm),
thị trấn Tam Bình (Tam Bình), xã Thiện Mỹ (Trà Ôn), thị trấn Cái Vồn (Bình
Minh), xã Thành Lợi (Bình Tân) thông qua hình thức tổ chức các câu lạc bộ.
Để triển khai xây dựng mô hình,
các xã đều thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình. Trong quá trình hoạt động
đã lồng ghép các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đem lại những hiệu
quả thiết thực. Từng địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình cũng nhằm mục
đích bảo vệ giáo dục trẻ em như:
+ Vũng Liêm có mô hình “Phòng chống
bạo lực gia đình”, mô hình “Quản lý giáo dục con em không vi phạm pháp luật”,
mô hình “Quản lý giáo dục trẻ em có nguy cơ bỏ học và vi phạm tệ nạn xã hội
trong học đường”.
+ Bình Tân có các mô hình như
“Công trình thanh niên vì đàn em thân yêu”, mô hình “Phòng, chống bạo lực học
đường ở các trường học”, mô hình “Trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và nhóm trẻ em có nguy cơ
cao”, mô hình “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa
vào cộng đồng”.
+ Trà Ôn có mô hình “Giáo dục trẻ
em làm trái pháp luật” tại các trường học như Trường cấp 2, 3 Hựu Thành, Trường
cấp 2, 3 Hòa Bình, Trường THCS Thiện Mỹ, Trường THPT Lê Thanh Mừng…
+ Hội phụ nữ tỉnh xây dựng câu lạc
bộ “Khi mẹ vắng nhà” tại xã Long Mỹ, huyện Mang Thít có 50 thành viên hội.
Mở lớp tập huấn về phòng ngừa, trợ
giúp trẻ em vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng 294 đồng chí là cán bộ lãnh đạo
đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện,
thị, thành phố. Tổ chức tuyên truyền tại các trường THPT trên địa bàn xã, phường,
thị trấn điểm được 8 cuộc với trên 5.000 lượt học sinh, giáo viên dự.
+ Hỗ trợ kinh phí cho 10 em có nhu
cầu học một số nghề phổ thông như: Sửa xe mô tô, sửa chữa máy vi tính, điện…
- Tổ chức 08 lớp tập huấn tại 08
xã phường, thị trấn điểm cho khoảng 240 người là cha mẹ, người có trách nhiệm
nuôi dưỡng trẻ; tình nguyện viên, cộng tác viên, trẻ em đã có hành vi vi phạm
pháp luật cho các xã thực hiện mô hình về các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng
đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ vi phạm pháp luật.
Nhìn chung các mô hình hoạt động
đã đem lại những hiệu quả tích cực. Quá trình hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trường và các ngành đoàn thể, nhất là lực lượng tại cơ sở
trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Các địa phương đã phối hợp tốt
với các trường học để tổ chức các hoạt động đã đem lại hiệu quả thiết thực như:
Thị trấn Vũng Liêm, xã Phú Quới (Long Hồ), xã Thiện Mỹ (Trà Ôn), xã Thành Lợi
(Bình Tân).
Kinh phí thực hiện: 400.000.000 đồng
(ngân sách trung ương)
Dự án 5: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tiểu dự án 1: Hoàn thiện hệ thống
tư pháp cho người chưa thành niên.
Năm 2013 Sở Tư pháp đã tiến hành
rà soát 26 văn bản quy phạm pháp luật trong đó có 04 văn bản đã hết hiệu lực,
01 văn bản có nội dung sao chép của trung ương đã ban hành văn bản mới, 21 văn
bản hợp lệ.
Tiểu dự án 2: Tuyên truyền thực hiện
Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Sở Tư pháp phối hợp với UBND các
huyện, thị xã, thành phố tổ chức 03 lớp tập huấn cho 8/8 huyện, thị xã, thành
phố về kiến thức pháp luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em (cho lực lượng báo cáo viên,
tuyên truyền viên, cộng tác viên, hòa giải viên cơ sở), có gần 250 lượt người
tham dự; nội dung tuyên truyền gồm: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…
- Tuyên truyền thông qua chương
trình “Tư vấn pháp luật” trên sóng phát thanh được 172 kỳ với 172 giờ trong đó
có lĩnh vực trẻ em;
- Xuất bản 17.000 bản tin tư pháp,
in 22 đầu sách pháp luật (20.855 quyển);
- Thông qua trợ giúp pháp lý lưu động
đã thực hiện trợ giúp 100 vụ việc, trong đó: Tư vấn 56 vụ, tham gia tố tụng 44
vụ việc; đã thực hiện 113 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động với 1.064 phiếu yêu cầu
và 3.160 lượt người tham dự.
Kinh phí thực hiện dự án:
20.000.000đ (NSĐP)
Tiểu dự án 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu
chuyên ngành về BVCS trẻ em.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện biên soạn, in và cấp 1.700 quyển Sổ Quản lý trẻ em và Trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt tại cộng đồng (dành cho cộng tác viên ghi chép thông tin về trẻ
em để quản lý hộ) và 900 quyển Sổ tổng hợp Quản lý trẻ em và Trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt tại cộng đồng (dành cho Trưởng ban nhân dân ấp, cán bộ bảo vệ, chăm
sóc trẻ em các cấp quản lý).
Tập huấn hướng dẫn cán bộ và cộng
tác viên thực hiện việc thu thập, ghi chép thông tin, số liệu về trẻ em thông
qua các đợt truyền thông, thăm hộ gia đình vào Sổ Quản lý trẻ em và Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng và Sổ tổng hợp Quản lý trẻ em và Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng. Báo cáo và cung cấp thông tin, số liệu về trẻ
em cho xã, xã báo cáo huyện, huyện báo cáo tỉnh quản lý theo định kỳ.
III. KHÓ KHĂN,
HẠN CHẾ:
1. Truyền thông giáo dục, kỹ năng
bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ chưa được quan tâm thực hiện thường
xuyên, còn thiếu chiều sâu, đặc biệt là trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc ít người. Trẻ em chưa được gia đình quan tâm hướng dẫn kỹ năng
cho trẻ tự bảo vệ bản thân. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, bạo lực nhất là xâm hại
tình dục diễn biến ngày càng phức tạp hơn, đã xảy ra ở các huyện - TP đều khắp
trong toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, những gia đình nghèo,
điều kiện kinh tế khó khăn. Số trẻ bị xâm hại tình dục ngày nhỏ tuổi dần.
2. Công tác phối hợp với nhau giữa
các ngành, đoàn thể thực hiện công tác bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa trẻ em bị xâm
hại, bạo lực chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Việc tổ chức thực hiện
từng nơi, từng ngành chưa có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thường
xuyên, công tác phối hợp thực hiện còn thiếu đồng bộ.
3. Kinh phí đầu tư cho công tác bảo
vệ trẻ em còn hạn chế. Các huyện - thị - TP chưa bố trí kinh phí thực hiện Kế
hoạch bảo vệ trẻ em 2013 tại địa phương, chủ yếu tổ chức thực hiện các hoạt động
kế hoạch bảo vệ trẻ em từ kinh phí tỉnh - TW hỗ trợ cho các xã điểm của tỉnh thực
hiện (các dự án, mô hình). Các huyện - thị - TP chưa chỉ đạo thực hiện các dự
án, mô hình cho các xã còn lại tại địa phương.
4. Nhóm đối tượng trẻ em có nguy
cơ cao làm tăng nhanh số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
Số trẻ bị ảnh hưởng từ các vụ
ly hôn, ly thân, trẻ sống trong các gia đình có vấn đề xã hội; trẻ em sống
trong các gia đình mắc tệ nạn xã hội, trẻ sống xa cha mẹ hơn 6 tháng trở lên do
cha, mẹ đi làm thuê xa nhà gửi con cho ông, bà chăm sóc, chủ yếu là người đơn
thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con nhỏ, trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo
và hộ cận nghèo. Số trẻ em bỏ học giảm nhưng vẫn còn cao. Đây là nhóm có nguy
cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt sẽ làm tăng nhanh số trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt trong tỉnh.
5. Bốn nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp:
5.1. Trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, bị bỏ rơi, bị sao nhãng:
- Số trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, bị bỏ rơi ở cộng đồng tăng cao (theo số điều tra mới, 2012: 698 em, 2013:
1.610 em).
- Số trẻ em bị sao nhãng: Theo số
liệu chưa đầy đủ có khoảng hơn 359 em sống xa cha mẹ hơn 6 tháng trở lên, chủ yếu
là trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo và hộ cận nghèo.
5.2. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
Tổng số trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS tỉnh
là 116 em. Tổng số trẻ em chuyển sang AIDS là 53 em. Tổng số trẻ em tử vong: 36
em. Tổng số trẻ em nhiễm HIV/AIDS được tỉnh hiện đang quản lý 36 em (tăng 2 so
năm 2012). Tổng số trẻ em nhiễm HIV/AIDS nghèo hưởng chính sách nhà nước: 19
em.
5.3. Trẻ em bị xâm hại:
Một số vụ xâm hại tình dục trẻ em
có tính loạn luân, do người thân, người quen, láng giềng,... Một số vụ xâm hại
tình dục xảy ra do trẻ biết “yêu” trong độ tuổi chưa thành niên. Độ tuổi của trẻ
bị xâm hại tình dục ngày càng thấp hơn đã gây bức xúc trong dư luận xã hội ngày
càng cao. Đây là số trẻ em bị xâm hại tình dục được trình báo, trên thực tế con
số này còn cao hơn nhiều, vì vẫn còn một bộ phận người dân không muốn trình báo
sợ gây ảnh hưởng, tai tiếng đến con em họ, hoặc họ tự thỏa thuận đền bù với người
xâm hại trẻ em.
5.4. Trẻ em vi phạm pháp luật phần
đông các em có cuộc sống cơ cực, trình độ văn hóa thấp, sống trong các gia đình
có vấn đề xã hội, các em không được quan tâm dạy dỗ, giám sát, phải bỏ học lang
thang, đi lao động sớm kiếm sống nên dễ đi vào con đường phạm tội.
IV. NGUYÊN NHÂN
KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ:
a) Nhận thức của các gia đình, cộng
đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen,
phong tục, quan niệm lạc hậu có hại cho trẻ em chưa được loại bỏ. Việc ngược đãi,
bạo lực đối với trẻ em còn xem nhẹ, chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm
và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời.
Nhiều gia đình chỉ lo kinh tế, ít
dành thời gian quan tâm đến con cái, tình trạng thiếu trách nhiệm của cha mẹ còn
khá phổ biến. Nhận thức về bảo vệ trẻ em của một số gia đình còn hạn chế, thiếu
hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em,
dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em
chiếm 80% số vụ vi phạm. Trẻ em vi phạm pháp luật do gia đình không quan tâm dạy
dỗ, giám sát, trẻ bỏ học, ăn chơi, lêu lổng nên dễ đi vào con đường phạm tội hoặc
bị bạn xấu rủ rê tham gia vào các băng nhóm tội phạm.
b) Về quản lý nhà nước.
+ Một vài địa phương nhất là cấp
xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ
em, chưa thành lập Ban Bảo vệ trẻ em, chưa đầu tư kinh phí thực hiện công tác bảo
vệ chăm sóc trẻ em thường xuyên.
+ Việc thực hiện quy trình can thiệp
và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tại cộng đồng (Thông tư
23/2010/TT-LĐTBXH) còn nhiều lúng túng. Nguyên nhân: Hiện nay, tỉnh vẫn đang
thiếu đội ngũ cán bộ xã hội các cấp có tính chuyên nghiệp có đủ năng lực thực
hiện các hoạt động phát hiện, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực
theo quy trình, thực hiện biểu mẫu (quá nhiều mẫu có tính chuyên nghiệp). Cấp
xã chưa cấp kinh phí thực hiện quy trình (không kinh phí in ấn biểu mẫu).
+ Việc quản lý và theo dõi các
nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt chưa chặt chẽ tại cộng đồng. Việc phát hiện sớm, can thiệp và trợ
giúp các trường hợp trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em vi
phạm pháp luật chưa kịp thời, nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng đối
với trẻ em và gia đình.
+ Chưa chuyển mạnh theo hướng có
quản lý chặt chẽ, có hệ thống các biện pháp phòng ngừa, giải quyết tình trạng
trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn thương. Chậm chuyển
đổi về cách tiếp cận bảo vệ trẻ em, hiện nay các xã chủ yếu tập trung cho các
hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em đã bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc đã bị tổn
hại. Chậm chuyển đổi từ giải quyết hậu quả sang chủ động phòng ngừa.
+ Tiền lương bán chuyên trách cho
CB bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã còn thấp.
+ Thù lao cộng tác viên:
781.920.000.000 đồng/năm.
- Cấp huyện: Cấp kinh phí thực hiện
chung cho công tác trẻ em từ 20 - 80 triệu/năm.
- Cấp xã: Cấp kinh phí thực hiện
chung cho công tác trẻ em từ 2 - 4 triệu/xã/năm.
+ Ngân sách Bộ LĐTBXH cấp năm 2013
là 700.000.000 đồng.
c) Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng
xã hội có tác động mạnh đến việc BVCS trẻ em, làm gia tăng áp lực về kinh tế,
tâm lý trong đời sống gia đình và xã hội, dẫn đến tình trạng trẻ em có nguy cơ
cao bị bỏ rơi, đi lang thang, lao động sớm kiếm sống, vi phạm pháp luật. Và là
điều kiện thuận lợi cho việc làm gia tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nảy
sinh các hành vi xâm hại tình dục, ngược đãi, bạo lực,... tại địa phương.
V. BÀI HỌC KINH
NGHIỆM:
1. Sự quan tâm lãnh chỉ đạo của
các cấp ủy Đảng và chính quyền là yếu tố quyết định mang tính bền vững cho sự
thắng lợi của việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch bảo vệ trẻ em tại địa
phương.
2. Thường xuyên tăng cường đẩy mạnh
công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm gia đình, cộng đồng và xã
hội về bảo vệ trẻ em; thúc đẩy nhu cầu của gia đình, xã hội đối với việc bảo vệ
trẻ em và nhu cầu của chính trẻ em trong thực hiện quyền được bảo vệ.
3. Ổn định, củng cố và nâng cao
năng lực bộ máy cán bộ các cấp và cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác
bảo vệ chăm sóc trẻ em cơ sở.
4. Địa phương cần giúp đỡ các gia
đình không có khả năng và điều kiện thực hiện hết trách nhiệm BVCSGD trẻ em. Sự
giúp đỡ này phải được thực hiện thông qua hệ thống chính sách và các chương
trình nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan tới trẻ em và cần ưu tiên
cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ dễ bị tổn
thương, trẻ em nghèo; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.
5. Tăng cường cơ chế giám sát,
đánh giá và cơ chế phối hợp liên ngành trong các hoạt động nhằm thúc đẩy thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ trẻ em. Công tác phối hợp chặt chẽ, thực
hiện đồng bộ giữa các ngành, đoàn thể sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc
chăm lo cho trẻ em.
6. Thực hiện tốt việc xây dựng và
phát triển ”hệ thống bảo vệ trẻ em”(thành lập Ban Chỉ đạo Bảo vệ trẻ em các cấp,
nhóm chuyên viên liên ngành, nhóm trẻ em nòng cốt,.. ); phải được coi là ưu
tiên hàng đầu, thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, hệ thống tổ chức và
cán bộ BVCS trẻ em mang tính chuyên nghiệp và vận hành mạng lưới cung cấp dịch
vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ.
7. Bảo vệ chăm sóc trẻ em phải được
xem là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trách nhiệm trước tiên thuộc gia
đình. Tạo môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em, loại bỏ và
giảm đến mức thấp nhất các nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em. Tập trung thực hiện
xây dựng ”Xã phường phù hợp với trẻ em” trong toàn tỉnh.
8. Tăng cường xã hội hóa công tác
BVCS trẻ em, huy động nguồn lực của cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Củng cố xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đủ sức hoạt động vận
hành huy động nguồn lực hỗ trợ công tác BVCSGD trẻ em.
Phần II
KẾ HOẠCH BẢO
VỆ TRẺ EM TỈNH VĨNH LONG NĂM 2014
Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg
(ngày 01/9/2009) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
Chỉ thị số 17/CT-UBND ký ngày
28/10/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về tăng cường bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh;
Quyết định 267/QĐ-TTg (ngày
22/02/2011) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo
vệ trẻ em 2011 - 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Quyết định 776/QĐ-UBND ngày
13/4/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình bảo
vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Vĩnh Long;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
xây dựng Kế hoạch bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long năm 2014 như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
Tạo dựng môi trường sống an toàn,
thân thiện, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa,
giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng
trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp
thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực tạo cơ hội
để các em hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đạt 85% gia đình, nhà
trường, cộng đồng và đối tượng trẻ em được nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em
và thay đổi hành vi.
- Giảm tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt xuống còn dưới 2% so tổng số trẻ em.
- Phấn đấu đạt 80% trẻ em được
phát hiện có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được
can thiệp, trợ giúp kịp thời để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt và bị tổn hại.
- Phấn đấu đạt hơn 95% trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng
và có cơ hội được phát triển.
- Tổ chức thực hiện 75 trường tiểu
học và 50 trường THCS tổ chức hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình
không để bị xâm hại tình dục (nhất là trẻ em gái) trong năm học 2013 - 2014.
- Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em
các cấp:
+ Hệ thống bảo vệ trẻ em cấp tỉnh.
+ Duy trì 100% huyện - thành phố
xây dựng được hệ thống bảo vệ trẻ em.
+ Phấn đấu đạt 100 xã phường xây dựng
được hệ thống bảo vệ trẻ em.
- Phấn đấu có 2/8 huyện - thị -
thành phố xây dựng và vận hành cung cấp dịch vụ, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ
em hoạt động có hiệu quả.
- 100 % cán bộ và 100% cộng tác
viên BVCS trẻ em được tập huấn nghiệp vụ.
- Các gia đình có đối tượng được tập
huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em. Bản thân trẻ em được hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ.
II. ĐỐI TƯỢNG
- PHẠM VI - THỜI GIAN:
1. Đối tượng: Trẻ em. Ưu tiên: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em có nguy cơ cao
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em bị xâm hại; trẻ em bị bạo lực, ngược đãi;
người chưa thành niên vi phạm pháp luật (kể cả trẻ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi).
2. Phạm vi: Chương trình thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.
3. Thời gian: Triển khai thực hiện trong năm
2014.
Sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm vào
đầu tháng 12/2014. Các ngành liên quan gởi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội trước ngày 15/11/2014. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp
báo cáo về Ủy ban nhân dân và Trung ương trước 20/11/2014.
III. CÁC DỰ ÁN CỦA
CHƯƠNG TRÌNH:
1. Dự án 1. Truyền thông, vận động, giáo dục xã hội:
a) Mục tiêu: Phấn đấu đạt 85% gia
đình, nhà trường, cộng đồng và đối tượng trẻ em được nâng cao nhận thức về bảo
vệ trẻ em và thay đổi hành vi.
b) Đối tượng: Tất cả các thành viên
trong xã hội, các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em, thầy cô giáo (tiểu học, trung học cơ sở, PHTH), cộng tác
viên, tình nguyện viên và trẻ em.
c) Phạm vi: Các huyện triển khai truyền
thông 100% xã bằng nguồn kinh phí địa phương. Tỉnh thực hiện thí điểm truyền
thông các chuyên đề, mô hình về bảo vệ trẻ em cho 8 xã điểm, 24 trường tiểu học
thuộc 8 huyện - thị - TP.
d) Nội dung dự án: Ngăn ngừa không để
trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; không bị xâm hại (vi phạm pháp luật; xâm hại
tình dục; nghiện ma túy; lang thang, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trẻ
làm việc xa gia đình - nguy cơ và hậu quả, …), bị bạo lực:
- Truyền thông chuyên đề về bảo vệ trẻ
em trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương (truyền thanh huyện,
xã) nhằm tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức, hành vi của gia
đình, nhà trường, cộng đồng, trẻ em. Thực hiện Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH ngày
16/8/2010 về quy định quy trình can thiệp trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực tại
cộng đồng.
- Truyền thông tại gia đình, cộng đồng
(8 xã điểm) có sự tham gia của cha, mẹ, người trực tiếp nuôi trẻ hoặc đối tượng
trẻ em, kể cả nhóm có nguy cơ cao.
- Truyền thông chuyên đề về ngăn ngừa
không để trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực tại 50 trường THCS có sự tham gia
của giáo viên, học sinh. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao mang ý nghĩa
vận động, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em nhằm tăng cường công tác bảo vệ
trẻ em. Tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép vào các hoạt động đoàn, đội
và phong trào thiếu nhi, câu lạc bộ trẻ em, nhóm trẻ em nòng cốt, … trong trường
học.
- In ấn các sản phẩm truyền thông về
bảo vệ trẻ em.
e) Kinh phí thực hiện: 174.000.000đồng
(TW: 150.000.000đ+ ĐP: 24.000.000đ).
Truyền thông chuyên đề 8 xã điểm/ 8
huyện - thị - TP thực hiện dự án1: 4.000.000đ/4đợt/năm x 8 xã = 32.000.000đ.
Truyền thông 50 trường trung học cơ sở
điểm/8 huyện - thị - thành phố: 1.000.000 đồng/2 đợt/năm học x 50 trường THCS
điểm = 50.000.000 đ
In ấn tài liệu truyền thông =
40.000.000đ
Thực hiện diễn đàn, pano về bảo vệ trẻ
em = 28.000.000đ
+ Kinh phí địa phương: 24.000.000đ.
Truyền thông chuyên đề về ngăn ngừa
trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực cho 24 trường tiểu học thuộc 8 huyện - thị
- TP: 1.000.000đ/2đợt/năm x 24 trường tiểu học điểm = 24.000.000đ.
f) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Giáo dục - Đào tạo,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
2. Dự án 2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm
công tác BVCS trẻ em.
a) Mục tiêu:
- 100% cán bộ làm công tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em các cấp được tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, tổ chức thực
hiện các chương trình kế hoạch, dự án về bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em các cấp.
- 100% cộng tác viên làm công tác bảo
vệ trẻ em được tập huấn nâng cao năng lực.
b) Đối tượng: Cán bộ BVTE các cấp (tỉnh:
4 người, huyện - thị - TP: 8 người, xã: 109 người), cộng tác viên (1.629 người),
cán bộ tổ, Hội LHPN xã, ấp khóm (600 người).
c) Phạm vi: Thực hiện toàn tỉnh.
d) Nội dung tập huấn:
+ Quản lý, thực hiện Chương trình quốc
gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định 267/QĐ-TTg ngày
22/02/2011). Chương trình bảo vệ trẻ em 2011 - 2015 tỉnh Vĩnh Long (Quyết định
776/QĐ-UBND ngày 13/4/2011).
+ Thực hiện Thông tư
23/2010/TT-BLĐTBXH (16/8/2010) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định
quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục tại cộng đồng.
+ Hướng dẫn nội dung thực hiện các dự
án, mô hình về bảo vệ trẻ em
+ Biện pháp phòng ngừa và trợ giúp
các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ có nguy cơ cao tại cộng
đồng.
+ Hướng dẫn truyền thông, nâng cao kiến
thức, năng lực trợ giúp cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ
trẻ em, về kỹ năng bảo vệ trẻ em dành cho gia đình, cha mẹ; hướng dẫn kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ em. Kỹ năng tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ
em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi
xã hội khác dành cho trẻ em.
+ Hướng dẫn Sổ Quản lý theo dõi trẻ
em và TE có hoàn cảnh đặc biệt (dành cho CTV) và Sổ Tổng hợp theo dõi trẻ em và
TE có hoàn cảnh đặc biệt (dành cho Trưởng ban nhân dân ấp, cán bộ trẻ em xã,
huyện ).
e) Kinh phí thực hiện: 150.000.000 đồng
(TW: 150.000.000 đồng + ĐP: 00đ).
+ Đề nghị kinh phí TW hỗ trợ:
150.000.000 đồng.
- Tập huấn cán bộ, cộng tác viên BV
trẻ em, giáo viên các trường điểm = 120.000.000 đ.
- Hỗ trợ Hội LHPN tỉnh tập huấn cho
cán bộ phụ nữ ấp, khóm = 30.000.000 đ.
+ Kinh phí địa phương: 0 đồng.
f) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục - Đào
tạo và Ủy ban nhân dân huyện - thị - TP thực hiện.
3. Dự án 3: Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
a) Mục tiêu:
- Hướng dẫn và duy trì hoạt động thường
xuyên Ban Chỉ đạo Bảo vệ trẻ em các cấp và nhóm chuyên viên liên ngành thực hiện
Chương trình bảo vệ trẻ em.
- Tiếp tục nhân rộng xây dựng được hệ
thống bảo vệ trẻ em cấp xã. Có ít nhất có 100 xã, phường thành lập Ban Bảo vệ
trẻ em cấp xã.
- Duy trì mạng lưới cộng tác viên
khóm ấp đủ sức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng (1.629
người).
- Xây dựng 8 nhóm trẻ em nòng cốt tại
8 trường học điểm (chú ý thực hiện tại các trường thí điểm chọn truyền thông
chuyên đề).
- Chọn 4 điểm tư vấn tại cộng đồng về
bảo vệ trẻ em, thực hiện thí điểm tại Long Hồ, Trà Ôn, Bình Minh, Vũng Liêm.
- Phối hợp Sở Giáo dục chọn 4 điểm tư
vấn tại trường học về bảo vệ trẻ em thực hiện thí điểm tại TPVL, Tam Bình, Bình
Tân và Mang Thít.
b) Đối tượng: Các xã, trường học
trong tỉnh; chú ý các xã, phường, thị trấn và các trường chọn thí điểm thực hiện
các mô hình.
c) Phạm vi: Triển khai thực hiện toàn
tỉnh.
d) Nội dung dự án:
- Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển hệ
thống bảo vệ trẻ em các cấp. Thiết lập cơ chế bảo vệ trẻ em như:
+ Xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em cấp
xã: Thành lập Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã; xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình
nguyện viên khóm ấp; nhóm trẻ em nòng cốt (cộng tác viên là trẻ em) ở cộng đồng
(tổ, khóm ấp), trường học thực hiện công tác xã hội ở địa phương.
+ Tiếp tục xây dựng hệ thống bảo vệ
trẻ em cấp huyện: Thành lập Ban Điều hành hoặc Ban Chỉ đạo bảo vệ trẻ em cấp
huyện; nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện đảm bảo đến cuối năm
2014 có 100% huyện - thị - TP thành lập được hệ thống bảo vệ trẻ em.
+ Hướng dẫn các huyện - thị - TP thực
hiện xây dựng văn phòng hoặc điểm tư vấn trẻ em cấp huyện hoặc điểm tư vấn cộng
đồng cấp xã nhằm trợ giúp các em và gia đình các em cũng như cộng đồng loại bỏ
hoặc giảm thiểu nguy cơ dẫn đến ngược đãi, xâm hại, bóc lột, bạo lực, sao nhãng
và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
e) Kinh phí thực hiện: 792.000.000đồng
(TW: 00 đồng + ĐP: 792.000.000 đồng)
- TW hỗ trợ: 00 đồng.
- Địa phương: 792.000.000 đồng gồm
các khoản chi sau:
+ Thù lao cộng tác viên kiêm nhiệm
công tác trẻ em: 40.000đ/người/tháng x 1.629 người x 12 tháng = 781.920.000đ
+ Họp Ban chỉ đạo (15 người) và tổ
chuyên viên liên ngành cấp tỉnh (16 người): 20.000đ/người x 31 người x 4 lần/năm
= 2.480.000đ
+ Điểm tư vấn bảo vệ trẻ em cộng đồng
thí điểm (xã điểm dự án 1):
Hỗ trợ văn phòng phẩm: 500.000
đ/năm/điểm x 4 xã điểm tư vấn = 2.000.000đ
+ Điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại trường
học thí điểm (xã điểm dự án 1):
Hỗ trợ văn phòng phẩm: 500.000
đ/năm/điểm x 4 điểm tư vấn/4 trường = 2.000.000đ
+ Nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em:
Hỗ trợ tiền nước uống cho các buổi sinh hoạt nhóm: 100.000đ/nhóm x 9 nhóm/9 trường
điểm x 4 lần họp/năm học = 3.600.000đ
f) Cơ quan thực hiện: Ban chỉ đạo và
tổ chuyên viên liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, Ban Bảo vệ trẻ em xã
và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
4. Dự án 4: Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
và nhóm trẻ có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng:
a) Mục tiêu: Phấn đấu đạt hơn 95% trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập cộng
đồng và có cơ hội được phát triển:
- 90% cho trẻ em khuyết tật được tiếp
cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ cộng cộng khác;
- 100% số trẻ em được phát hiện bị bỏ
rơi, mồ côi không nơi nương tựa được hỗ trợ, chăm sóc và hưởng chế độ chính
sách theo đúng quy định (NĐ 67 của Chính phủ);
- 100% trẻ em mồ côi nghèo, cận nghèo
được hỗ trợ chăm sóc.
- Tổ chức thực hiện 75 trường tiểu học
và 50 trường THCS được hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ không để bị xâm hại tình dục.
- Giảm 40% số trẻ em bị xâm hại tình
dục, bị bạo lực so với năm 2012; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục,
bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp hòa nhập cộng đồng;
- Không có số trẻ em lang thang.
- Giảm 50% số trẻ em lao động sớm (nặng
nhọc, nguy hiểm, làm việc xa gia đình).
- Giảm 50% số trẻ em bị tai nạn
thương tích so năm trước;
- Giảm 50% số trẻ em vi phạm pháp luật
so năm trước.
- Thực hiện tốt quy trình can thiệp
và trợ giúp trẻ em bị xâm hại, bạo lực tại cộng đồng (TT 23/2010/TT- BLĐTBXH
ngày 16/8/2010).
b) Đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt (10 nhóm đối tượng do Luật BVCSGD trẻ em quy định) và nhóm trẻ có nguy cơ
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (chú ý đặc biệt số trẻ em chưa thành niên sống trong
các hộ nghèo, cận nghèo).
c) Phạm vi: Tỉnh thực hiện 32 xã thí
điểm/8 huyện - thị - TP (số xã còn lại cấp huyện chỉ đạo thực hiện bằng nguồn
kinh phí địa phương) và 32 trường học tại địa phương.
d) Kinh phí dự án 4: 526.000.000 đ
(TW: 400.000.000đ + ĐP: 126.000.000 đ).
Dự án 4 gồm 4 mô hình:
* Mô hình thứ nhất: Trợ giúp trẻ em bị
bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và nhóm
trẻ em có nguy cơ cao.
a) Nội dung:
- Kinh phí: 160.000.000 đ (TW: 100.000.000
đ + ĐP: 60.000.000 đ)
- Kinh phí địa phương: 60.000.000 đ.
Thực hiện các nội dung sau:
- Hỗ trợ học tập (sách, vở, quần áo)
vào đầu năm học mới cho trẻ mồ côi, khuyết tật có nguy cơ cao bỏ học: 300.000
đ/em/năm học x 200 em = 60.000.000 đ.
+ Đề nghị kinh phí TW hỗ trợ:
100.000.000 đ. Thực hiện các nội dung sau:
- Truyền thông 8 xã điểm/8 huyện- thị
- TP thực hiện mô hình 1 thí điểm (dành cho cha mẹ, người nuôi trẻ và nhóm trẻ
có nguy cơ cao): 4.000.000 đ/4 đợt/năm x 8 xã thí điểm = 32.000.000đ
- Truyền thông chuyên đề 24 trường tiểu
học/8 huyện - thị - TP về nội dung ngăn ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
(chú ý hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ không để bị xâm hại tình dục cho trẻ em):
500.000đ/1 đợt/năm x 24 trường thí điểm = 12.000.000đ
- Hỗ trợ tiền văn phòng phẩm, tiền nước
uống cho các đợt sinh hoạt định kỳ của CLB, Họp Ban chủ nhiệm CLB, … cho 8 CLB
thí điểm về trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em
khuyết tật dựa vào cộng đồng và nhóm trẻ em có nguy cơ cao, không để trẻ rơi
vào hoàn cảnh đặc biệt: 2.400.000 đ/năm/CLB x 8 CLB = 19.200.000đ
- Hỗ trợ văn phòng phẩm cho 8 điểm tư
vấn cộng đồng thí điểm về BVTE tại 8 xã/8 huyện, thị, TP: 500.000đ/xã/năm x 8
điểm thí điểm = 4.000.000đ.
- Hỗ trợ văn phòng phẩm điểm tư vấn
trẻ em thí điểm tại 8 trường tiểu học: 500.000đ/trường/năm x 8 trường thí điểm
= 4.000.000đ
- Hỗ trợ tiền nước uống cho các buổi
sinh hoạt Nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em thí điểm tại 24 trường tiểu học:
500.000đ/năm học/nhóm x 24 nhóm thí điểm = 12.000.000đ
- Hỗ trợ cho trẻ em học nghề, hỗ trợ
dụng cụ lao động, tạo việc làm cho trẻ sau thời gian học nghề. Hỗ trợ cho trẻ
em khuyết tật phẫu thuật phục hồi chức năng. Hỗ trợ vốn sản xuất cho gia đình
trẻ em vượt qua khó khăn. Hỗ trợ trẻ nghỉ học tiếp tục đến đến trường, thăm tặng
quà vào dịp lễ, Tết, Trung thu, kiểm tra giám sát, các hoạt động khác… =
16.800.000đ
b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo
các ngành liên quan và UBND huyện - thị - thành phố thực hiện.
* Mô hình thứ hai: Duy trì, xây dựng
và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang; lao động trẻ em
(làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, trẻ em làm việc xa gia đình) và nhóm
trẻ em có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng.
a) Nội dung - kinh phí: 160.000.000 đ
(TW: 100.000.000đ + ĐP: 60.000.000đ )
+ Kinh phí địa phương: 60.000.000 đ.
Thực hiện các nội dung sau:
- Hỗ trợ học tập (sách, vở, quần áo)
vào đầu năm học mới cho trẻ em lang thang; trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm,
độc hại; làm việc xa gia đình và nhóm trẻ em có nguy cơ cao: 300.000 đ/em/năm học
x 200 em = 60.000.000 đ.
+ Kinh phí TW hỗ trợ: 100.000.000 đ.
Thực hiện các nội dung sau:
- Truyền thông 8 xã điểm/8 huyện - thị
- TP thực hiện mô hình 2 thí điểm (dành cho cha mẹ, người nuôi trẻ và nhóm trẻ
có nguy cơ cao): 4.000.000 đ/4 đợt/năm x 8 xã thí điểm = 32.000.000đ.
- Truyền thông chuyên đề 24 trường tiểu
học/8 huyện về nội dung phòng tránh bị xâm hại tình dục ngăn ngừa trợ giúp trẻ
em lang thang; trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; làm việc xa gia
đình và nhóm trẻ em có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng: 500.000đ/1 đợt/năm x 24
trường thí điểm = 12.000.000đ
- Hỗ trợ tiền văn phòng phẩm, tiền nước
uống cho các đợt sinh hoạt định kỳ của CLB, Họp Ban chủ nhiệm CLB, … cho 8 CLB
thí điểm về trợ giúp trẻ em lang thang; trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc
hại; làm việc xa gia đình và nhóm trẻ em có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng,
phòng tránh bị xâm hại tình dục: 2.400.000 đ/năm/CLB x 8 CLB = 19.200.000đ
- Hỗ trợ văn phòng phẩm cho 8 điểm tư
vấn cộng đồng thí điểm về BVTE tại 8 xã/8 huyện - thị - TP: 500.000đ/xã/năm x 8
điểm thí điểm = 4.000.000đ.
- Hỗ trợ văn phòng phẩm điểm tư vấn
trẻ em thí điểm tại 8 trường tiểu học: 500.000đ/trường/năm x 8 trường thí điểm
= 4.000.000đ
- Hỗ trợ tiền nước uống cho các buổi
sinh hoạt nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em thí điểm tại 24 trường tiểu học:
500.000đ/năm học/nhóm x 24 nhóm thí điểm = 12.000.000đ
- Phối hợp với ngành công an quản lý,
phòng tránh để trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp
xúc với chất độc hại, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngược đãi, bạo lực,
xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em. Hỗ trợ cho trẻ em lang thang; trẻ em làm việc
nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; làm việc xa gia đình và nhóm trẻ em có nguy cơ
cao được học nghề, hỗ trợ dụng cụ lao động, tạo việc làm cho trẻ sau thời gian
học nghề. Hỗ trợ vốn sản xuất cho gia đình trẻ em vượt qua khó khăn. Hỗ trợ trẻ
nghỉ học tiếp tục đi học, thăm tặng quà vào dịp lễ, Tết, … = 16.800.000đ.
b) Cơ quan thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đầu
mối phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo, các ngành liên
quan và huyện - thị - thành phố thực hiện.
* Mô hình thứ ba: Xây dựng và nhân rộng
mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực và nhóm trẻ
em có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng.
a) Nội dung - Kinh phí: 106.000.000 đ
(TW: 100.000.000 đ + ĐP: 6.000.000 đ).
+ Kinh phí địa phương: 6.000.000 đ.
Tổ chức các hoạt động tư vấn trị liệu
tâm lý, phục hồi sức khỏe. Hỗ trợ chi phí trị bệnh cho trẻ em bị xâm hại tình dục,
bị bạo lực (hỗ trợ 1 lần không quá 2.000.000 đồng/em). Hỗ trợ học tập: Sách, vở,
quần áo cho trẻ em có nguy cơ bỏ học = 6.000.000đ
+ Kinh phí TW hỗ trợ: 100.000.000 đ.
Thực hiện các nội dung sau:
- Truyền thông 8 xã điểm/ 8 huyện -
thị - TP thực hiện mô hình 2 thí điểm (dành cho cha mẹ, người nuôi trẻ và nhóm
trẻ có nguy cơ cao về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ
mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục. Số xã còn lại huyện - thị - TP thực hiện bằng
kinh phí cấp huyện: 4.000.000đ/4 đợt/năm x 8 xã thí điểm = 32.000.000đ.
- Truyền thông chuyên đề cho 24 trường
tiểu học/8 huyện - thị - TP về nội dung ngăn ngừa trợ giúp trẻ em bị xâm hại
tình dục, trẻ em bị bạo lực và nhóm trẻ em có nguy cơ cao (sống trong các gia
đình có vấn đề xã hội, mắc các tệ nạn xã hội, trẻ em sống xa cha mẹ, …) dựa vào
cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình không để bị xâm hại tình dục: 500.000đ/1 đợt/năm
x 24 trường thí điểm = 12.000.000đ
- Hỗ trợ tiền văn phòng phẩm, tiền nước
uống cho các đợt sinh hoạt định kỳ của CLB, Họp Ban chủ nhiệm CLB, … cho 8 CLB
thí điểm về trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực và nhóm trẻ
em có nguy cơ cao dựa vào cộng đồng: 2.400.000 đ/năm/CLB x 8 CLB = 19.200.000đ.
- Hỗ trợ văn phòng phẩm cho 8 điểm tư
vấn cộng đồng thí điểm về BVTE tại 8 xã/8 huyện - thị - TP: 600.000đ/xã/năm x 8
điểm thí điểm = 4.800.000đ.
- Hỗ trợ văn phòng phẩm điểm tư vấn
trẻ em thí điểm tại 8 trường học: 500.000đ/trường/năm x 8 trường thí điểm =
4.000.000đ
- Hỗ trợ tiền nước uống cho các buổi
sinh hoạt nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em thí điểm tại 24 trường tiểu học:
500.000đ/năm học/nhóm x 24 nhóm thí điểm = 12.000.000đ
- Hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục,
trẻ em bị bạo lực và nhóm trẻ em có nguy cơ cao được học nghề. Hỗ trợ các em đến
tuổi lao động có việc làm, ổn định cuộc sống (hỗ trợ dụng cụ lao động, tạo việc
làm cho trẻ sau thời gian học nghề). Hỗ trợ vốn sản xuất cho gia đình trẻ em vượt
qua khó khăn. Hỗ trợ trẻ nghỉ học tiếp tục đi học, thăm tặng quà vào dịp lễ, Tết.
Trợ giúp các gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ bị xâm hại
tình dục, bị bạo lực khỏi gia đình cha mẹ đẻ. = 16.800.000đ.
b) Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục - Đào
tạo, các ngành liên quan và huyện - thị - thành phố thực hiện.
* Mô hình thứ tư: Xây dựng và nhân rộng
mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng
đồng và nhóm trẻ có nguy cơ cao (Công an tỉnh).
a) Nội dung - kinh phí: 142.000.000đ
(TW 100.000.000 đ + ĐP: 42.000.000 đ)
+ Kinh phí địa phương: 42.000.000 đ.
- Tổ chức truyền thông - tư vấn (8 xã
điểm) về trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện phòng ngừa trẻ vi phạm
pháp luật, trợ giúp trẻ vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng cho người chăm sóc
trẻ, cha mẹ các gia đình đối tượng hoặc đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp
luật tại địa phương 4.000.000đ/xã/năm x 8 xã điểm = 32.000.000đ
- Hỗ trợ dụng cụ lao động cho các em
vi phạm pháp luật (tại địa phương hoặc trường giáo dưỡng trở về) sau khi học
nghề hoặc hỗ trợ tiền tập vở, quần áo cho trẻ vi phạm pháp luật hoặc trẻ có
nguy cơ làm trái pháp luật bỏ học tiếp tục đi học. Hỗ trợ vốn cho các gia đình
trẻ (vi phạm pháp luật giáo dục tại địa phương hoặc từ trường giáo dưỡng trở về)
vượt qua khó khăn: 10.000.000đ
+ Kinh phí TW: 100.000.000 đ. Thực hiện
các nội dung sau:
- Hỗ trợ 8 xã điểm thực hiện mô hình:
8.500.000đ x 8 xã điểm = 68.000.000 đ.
Mỗi xã chi các khoản sau:
+ Truyền thông 8 xã thí điểm/8 huyện
- thị - TP thực hiện mô hình 4 (truyền thông, cảm hóa giáo dục gia đình đối tượng,
đối tượng và nhóm nguy cơ cao (4.000.000 đ/4 đợt/năm/xã).
+ Truyền thông 8 trường học (THPT)
thí điểm/8 huyện - thị - TP (1.000.000đ/1 đợt/năm/8 trường).
+ Hỗ trợ tiền văn phòng phẩm, tiền nước
uống cho các đợt sinh hoạt định kỳ của CLB, Họp Ban chủ nhiệm CLB, … cho các
CLB về ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật và trợ giúp người chưa thành niên vi
phạm pháp luật dựa vào cộng đồng. Chú ý duy trì các CLB cũ và nhân rộng các CLB
mới (2.400.000 đ/năm/CLB).
+ Hỗ trợ văn phòng phẩm cho 8 điểm tư
vấn cộng đồng điểm về bảo vệ trẻ em tại 8 xã điểm/8 huyện - thị - TP
(600.000đ/xã/năm/điểm tư vấn x 8 điểm).
+ Hỗ trợ văn phòng phẩm cho 8 điểm tư
vấn trường PTTH điểm về bảo vệ trẻ em tại 8 xã/8 huyện - thị - TP:
500.000đ/xã/năm.
- Hỗ trợ cho trẻ em từ trường giáo dưỡng
trở về học nghề, hỗ trợ dụng cụ lao động, tạo việc làm cho trẻ sau thời gian học
nghề. Hỗ trợ vốn sản xuất cho gia đình trẻ em vượt qua khó khăn, thăm tặng quà
cho trẻ em (lễ, Tết, Trung thu, đầu năm học mới), nhân rộng mô hình CLB, sơ kết,
kiểm tra, giám sát, các hoạt động khác. = 32.000.000 đ.
b) Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh đầu
mối phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở
Giáo dục Đào tạo và UBND huyện - thị - TP thực hiện.
5. Dự án 5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
a) Mục tiêu: Rà soát, đánh giá tình
hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng thân thiện với trẻ em. Tăng cường tính
phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em một cách toàn diện.
Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện
pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương.
b) Luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục
trẻ em và những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến trẻ em.
c) Phạm vi: Triển khai toàn tỉnh. Tập
trung lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em.
d) Kinh phí dự án 5: 30.000.000đ (TW:
00 đồng + ĐP: 30.000.000 đồng).
e) Nội dung của dự án 5: Gồm 3 tiểu dự
án:
Tiểu dự án 1. Hoàn thiện hệ thống tư
pháp cho người chưa thành niên (Sở Tư pháp).
- Rà soát, khảo sát tình hình thực hiện
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ở các huyện, thị, thành phố.
- Tập huấn Luật Bảo vệ Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho cán bộ công
tác bảo vệ trẻ em và các ngành có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ chăm sóc
và giáo dục trẻ em tại cơ sở.
- Biên soạn, in và cấp phát tài liệu
tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đến tổ tự quản trong tỉnh.
* Kinh phí tiểu dự án 1:
+ Kinh phí Trung ương: 00 đ
+ Kinh phí địa phương: 25.000.000 đ.
* Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp đầu mối
phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,
các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện - thị - TP.
Tiểu dự án 2: Tổ chức rà soát, đánh
giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để đề xuất sửa đổi,
bổ sung (Sở Tư pháp).
- Tổ chức Hội thảo hoàn thiện Luật Bảo
vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và hệ thống các văn bản liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Kinh phí tiểu dự án 2:
+ Kinh phí TW: 00 đ.
+ Kinh phí địa phương: 5.000.000 đ.
* Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp đầu mối
phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan và Ủy ban
nhân dân các huyện - thị - thành phố.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
Căn cứ vào kế hoạch và tình hình cụ
thể của từng địa phương, ngành lao động -thương binh và xã hội các cấp xây dựng
kế hoạch bảo vệ trẻ em và dự toán kinh phí hàng năm trong dự toán ngân sách
hàng năm của địa phương và huy động thêm các nguồn tài trợ cho thực hiện kế hoạch
tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh
Vĩnh Long xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí, báo cáo UBND tỉnh đề nghị bố
trí trong dự toán ngân sách năm 2014 của địa phương và đề nghị TW hỗ trợ thêm
kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2014 (Bảng tổng hợp kèm theo).
BẢNG
TỔNG HỢP KINH PHÍ
Đơn vị:
Đồng
DIỄN GIẢI
|
ĐỀ NGHỊ KINH
PHÍ TW HỖ TRỢ
|
KINH PHÍ ĐỊA
PHƯƠNG
|
TỔNG CỘNG
|
Dự án 1
|
150.000.000
|
24.000.000
|
174.000.000
|
Dự án 2
|
150.000.000
|
00
|
150.000.000
|
Dự án 3
|
00
|
792.000.000
|
792.000.000
|
Dự án 4
|
400.000.000
|
168.000.000
|
568.000.000
|
Mô hình 1
|
100.000.000
|
60.000.000
|
160.000.000
|
Mô hình 2
|
100.000.000
|
60.000.000
|
160.000.000
|
Mô hình 3
|
100.000.000
|
6.000.000
|
106.000.000
|
Mô hình 4
|
100.000.000
|
42.000.000
|
142.000.000
|
Dự án 5
|
00
|
30.000.000
|
30.000.000
|
Tiểu dự án 1
|
00
|
25.000.000
|
25.000.000
|
Tiểu dự án 2
|
00
|
5.000.000
|
5.000.000
|
Tiểu dự án 3
|
00
|
00
|
00
|
Tổng kinh phí
|
700.000.000
|
1.014.000.000
|
1.714.000.000
|
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em.
2. Tăng cường thực hiện tốt công tác
truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
3. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ
trẻ em có chất lượng tại cộng đồng.
4. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống BVTE
các cấp. Thiết lập cơ chế bảo vệ trẻ em. Tiếp tục thực hiện xây dựng “Xã, phường
phù hợp với trẻ em” tại địa phương.
5. Giải pháp về tài chính: Đa dạng
hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và quốc tế cho việc thực hiện
kế hoạch. Ngân sách trung ương và địa phương cần bố trí đủ kinh phí thực hiện
theo nhu cầu của Chương trình hàng năm.
6. Xây dựng cơ chế phối hợp liên
ngành, đoàn thể. Tăng cường cơ chế giám sát, đánh giá.
7. Củng cố bộ máy cán bộ trẻ em các cấp
và cộng tác viên đủ sức hoạt động. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán
bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác trẻ em cơ sở.
8. Tập trung sức mạnh của cộng đồng
trong việc thực hiện bảo vệ tốt trẻ em trong tình hình mới thông qua việc xã hội
hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Huy động nguồn lực cộng đồng trong việc bảo
vệ trẻ em luôn giữ vai trò rất quan trọng, góp phần rất lớn trong việc hoàn
thành các mục tiêu Chương trình.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
Ngành lao động - thương binh và xã hội,
phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan lập kế hoạch năm 2014 trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp phê duyệt chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện, đầu tư
kinh phí và điều phối các hoạt động của chương trình; phân công chủ trì quản lý
và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong chương trình theo quy định
hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình và định
kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp, trung ương.
Phối hợp ngành y tế quản lý, hướng dẫn
chuyên môn cho đội ngũ cộng tác viên dân số - dinh dưỡng và trẻ em.
Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em tại địa phương; xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch hoạt động về bảo vệ trẻ em phù hợp với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế
hoạch này với các Chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp
liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em; tiếp tục xây dựng “Xã, phường
phù hợp với trẻ em”; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện kế hoạch;
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em tại địa phương; thực
hiện tốt chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Y tế, Công an tỉnh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện - thị - thành phố chủ trì xây dựng kế hoạch
thực hiện dự án đã được phân công theo kế hoạch năm 2014./.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Lành
|