ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/2012/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 26 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG “GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT PHAN NGỌC HIỂN” TỈNH CÀ
MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân
dân ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03/12/2004;
Xét đề nghị của Hội Văn học - Nghệ
thuật tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 14/TTr-VHNT ngày
06/9/2012 và Báo cáo thẩm định số 198/BC-STP ngày 05/9/2012 của
Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế xét tặng “Giải thưởng văn học, nghệ
thuật Phan Ngọc Hiển” tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày
17/10/2005 của Ủy ban nhân
dân
tỉnh
Cà Mau ban hành Quy chế xét, tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật “Phan Ngọc Hiển”
tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Chủ tịch
Hội Văn học -
Nghệ
thuật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng
Chính phủ (b/c);
- Cục Kiểm tra
VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT
Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy và
HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT
UBND tỉnh;
- Thành viên
UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN
tỉnh;
- Các Sở: Tư pháp,
Tài chính;
- Ban Thi đua,
Khen thưởng tỉnh;
- Cổng Thông
tin điện tử tỉnh Cà Mau;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng Kiểm
soát thủ tục hành
chính;
- Trung tâm
Công báo;
- Chuyên viên
khối VH-XH;
-
Lưu:
VT, H, L42/10.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hải
|
QUY CHẾ
XÉT
TẶNG “GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT PHAN NGỌC HIỂN” TỈNH CÀ MAU
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 21/2012/QĐ-UBND
ngày
26
tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau)
Chương 1.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên
gọi và ý nghĩa giải thưởng
1. Tên gọi giải thưởng
a) Giải thưởng văn học,
nghệ thuật Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là giải thưởng lớn của tỉnh,
mang tên Nhà giáo, Nhà báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Ngọc Hiển
(tên gọi tắt là: Giải thưởng Phan Ngọc Hiển).
b) Giải thưởng Phan Ngọc Hiển không phân
biệt về thứ, hạng.
2. Ý nghĩa giải thưởng
Giải thưởng Phan Ngọc Hiển được xét
tặng, truy tặng, cho tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh Cà Mau có tác
phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình (gọi tắt là tác phẩm, công
trình) có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh về đất và người Cà
Mau trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước, nhằm
biểu dương, tôn vinh, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật; động
viên, khuyến khích, thúc đẩy và định hướng hoạt động sáng tạo văn học, nghệ
thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đối tượng, tiêu
chuẩn, thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ, quyền lợi và nghĩa vụ của các tác giả, nhóm
tác giả; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc xét tặng Giải thưởng Phan Ngọc Hiển.
2. Quy chế này áp dụng đối với tác giả,
nhóm tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xuất sắc thuộc các
chuyên ngành như: Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Mỹ thuật, Múa, Nhiếp ảnh, Sân
khấu, Văn học, Văn nghệ Dân gian.
Điều 3. Thẩm
quyền xét tặng và công nhận giải thưởng
Thẩm quyền xét tặng và quyết định công
nhận giải thưởng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Ban Tổ chức Giải thưởng Phan Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau.
Điều 4. Thời gian xét
tặng giải thưởng
1. Giải thưởng Phan Ngọc Hiển được xét
tặng định kỳ 05 năm một lần, lần thứ hai được tính từ năm 2006 đến năm 2011.
Sau đó cứ 05 năm xét tặng một lần.
2. Tổ chức công bố và trao Giải thưởng
Phan Ngọc Hiển vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và
dân tỉnh Cà Mau (13/12).
Điều 5. Nguyên tắc
xét tặng giải thưởng
1. Giải thưởng Phan Ngọc Hiển chỉ xét
tặng một lần cho tác giả, nhóm tác giả.
2. Việc xét tặng giải thưởng phải bảo đảm
nguyên tắc:
a) Đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục quy định;
b) Công khai, dân chủ, bỏ phiếu kín và
quyết định theo đa số;
c) Tác phẩm, công trình đã được Giải
thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước không tham dự giải thưởng này.
Điều 6. Hình thức và
giá trị giải thưởng
1. Tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm,
công trình đạt giải thưởng được nhận
bằng chứng nhận (kèm theo biểu trưng và tiền thưởng) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh (bằng chứng nhận và biểu trưng được thiết kế theo mẫu thống nhất).
2. Mức tiền thưởng của mỗi lần xét tặng
giải thưởng do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định.
Điều 7. Quyền và
nghĩa vụ của tác giả được tặng giải thưởng
1. Tác giả, nhóm tác giả được tặng Giải
thưởng Phan Ngọc Hiển có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật, giải
thưởng được tặng.
2. Tác giả, nhóm tác giả được tặng
Giải thưởng Phan Ngọc Hiển có nghĩa vụ bảo quản hiện vật, giải thưởng được
tặng, trường hợp mất không được cấp lại.
Điều 8. Kinh phí tổ
chức giải
1. Từ ngân sách của tỉnh (cấp qua tài
khoản Hội Văn học - Nghệ
thuật tỉnh).
2. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước.
3. Các nguồn hợp pháp khác.
Chương 2.
ĐỐI
TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 9. Đối tượng tham dự
giải thưởng
1. Đối với tác giả, nhóm tác giả
Tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt
Nam có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng đều được gửi tác phẩm, công trình
tham dự xét tặng Giải thưởng Phan Ngọc Hiển.
2. Đối với tác phẩm, công trình
a) Tác phẩm, công trình tham dự
giải thưởng là tác phẩm, công trình của tác giả, nhóm tác giả phản ánh về đất
và người Cà Mau thuộc các chuyên ngành: Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Mỹ
thuật, Múa, Nhiếp ảnh, Sân
khấu, Văn học, Văn nghệ Dân gian;
b) Tác giả, nhóm tác giả được gửi tác
phẩm, công trình tham dự xét tặng giải thưởng tối đa không quá 03 tác phẩm, công
trình cho 01 tác giả; 05 tác phẩm, công trình cho nhóm tác giả;
c) Tác phẩm, công trình tham dự giải
thưởng phải là tác phẩm, công trình được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng
nhận, công bố, ứng dụng trước thời gian nộp hồ sơ dự giải ít nhất là 01 năm;
d) Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm,
công trình gửi tham dự giải thưởng.
Điều 10. Điều kiện
xét tặng giải thưởng
1. Tác phẩm, công trình văn học, nghệ
thuật đủ điều kiện để xét tặng Giải thưởng Phan Ngọc Hiển thuộc một trong các
chuyên ngành:
a) Âm nhạc: Các thể loại âm nhạc: ca
khúc, hợp xướng, khí
nhạc… công trình
nghiên cứu, lý luận và phê bình về âm nhạc;
b) Điện ảnh: Các thể loại điện ảnh: phim
truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim truyện truyền hình
và công trình nghiên cứu, lý luận và phê bình về điện ảnh;
c) Kiến trúc: Công trình, cụm công trình
kiến trúc được xây dựng và công trình nghiên cứu, lý luận và phê bình về kiến
trúc;
d) Múa: Kịch bản múa được dàn dựng công
diễn, các vở múa và công trình nghiên cứu, lý luận và phê bình về múa;
đ) Mỹ thuật: Các thể loại hội họa, đồ
họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, nghệ thuật trang trí, công trình nghiên cứu,
lý luận và phê bình về mỹ thuật;
e) Nhiếp ảnh: Các thể loại ảnh chụp, công
trình nghiên cứu, lý luận và phê bình về nhiếp ảnh;
g) Sân khấu: Các kịch bản sân khấu được dàn dựng công
diễn, các vở diễn thuộc các loại hình sân khấu, công trình nghiên cứu, lý luận
và phê bình về sân khấu;
h) Văn học: Tác phẩm là văn
xuôi, thơ, công trình nghiên cứu, lý luận và phê bình về văn học;
i) Văn nghệ dân gian: Tác phẩm, công
trình sưu tầm, nghiên cứu, lý luận và phê bình về văn học, nghệ thuật dân gian.
2. Tác phẩm, công trình văn học, nghệ
thuật tham gia xét tặng Giải thưởng Phan Ngọc Hiển không có tranh chấp về
quyền tác giả, không có khiếu nại về nội dung và kết quả kể từ khi được công
bố, xuất bản đến thời điểm xét tặng giải thưởng.
Điều 11. Tiêu chuẩn
xét tặng giải thưởng
Tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng
Giải thưởng Phan Ngọc Hiển phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Xuất sắc, có giá trị cao về nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật; có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng
con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân; góp phần đáng kể vào sự
nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật của đất nước; quảng bá hình ảnh tốt
đẹp của đất và người Cà Mau đối với khu vực, quốc gia và quốc tế.
2. Tác phẩm là văn xuôi, thơ, công trình
sưu tầm văn nghệ dân gian, nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã
công bố trên sách, báo, tạp chí, báo điện tử, phát thanh và truyền hình trong
tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế.
3. Tác phẩm là loại hình âm nhạc, kịch,
cải lương, vọng cổ, tài từ Nam bộ, múa, điện ảnh đã được phép của các cơ quan chức
năng cho phát hành qua băng, đĩa hoặc qua dàn dựng, công diễn.
4. Tác phẩm là loại hình nhiếp ảnh, mỹ
thuật đã được trưng bày triển lãm trong tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế.
5. Công trình kiến trúc bao gồm: Công
trình, cụm công trình kiến trúc được xây dựng và đưa vào sử dụng.
6. Đối với các tác phẩm, công trình văn
học, nghệ thuật đã đoạt giải thưởng của tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế phải
kèm theo bản sao bằng chứng nhận hoặc giấy khen, bằng khen để chứng minh. Đây
là một trong những tiêu chuẩn để Hội đồng giải thưởng xem xét.
Chương 3.
BAN
TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 12. Ban tổ chức,
Ban sơ tuyển và Hội đồng xét tặng giải thưởng
1. Ban Tổ chức
a) Ban Tổ chức Giải thưởng Phan Ngọc Hiển
do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định thành lập. Thành phần, số lượng do Hội Văn học - Nghệ thuật
tỉnh đề xuất.
b) Ban Tổ chức có nhiệm vụ: Phổ biến Quy
chế giải thưởng, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế; đề xuất Hội đồng
xét tặng giải thưởng; tiến hành các công việc có liên quan đến quy trình xét
tặng giải thưởng.
c) Gửi tác phẩm, công trình
và tổng hợp số điểm của
các Ban sơ tuyển và lập danh sách các tác phẩm, công trình đạt số điểm theo quy
định trình Hội đồng xét tặng giải thưởng để xét tặng giải thưởng.
2. Ban sơ tuyển và Hội đồng xét tặng giải
thưởng
a) Ban sơ tuyển và Hội đồng xét tặng giải
thưởng là các nhà quản lý am hiểu về các lĩnh vực văn học, nghệ thuật; là các văn
nghệ sĩ có uy tín và trình độ chuyên môn cao.
b) Mỗi chuyên ngành có Ban sơ tuyển do
Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh quyết định thành lập. Thành phần, số lượng do Ban
Chấp hành các chuyên ngành trực thuộc Hội đề xuất nhưng không quá 03 người.
c) Hội đồng xét tặng giải thưởng, thành
phần, số lượng do Ban Tổ chức đề xuất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định thành lập nhưng không quá 11 người. Hội đồng xét tặng giải thưởng
gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
3. Những người có tác phẩm, công trình
tham gia dự giải thì không tham gia Ban sơ tuyển và Hội đồng xét tặng giải
thưởng.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban sơ tuyển
1. Ban sơ tuyển có trách nhiệm xem xét,
thẩm định đối với tác phẩm, công trình tham dự xét giải thưởng của tác giả,
nhóm tác giả của từng chuyên ngành.
2. Việc sơ tuyển được tiến hành theo các
bước
a) Từng thành viên Ban sơ tuyển được cung
cấp tác phẩm, công trình để nghiên cứu trước;
b) Từng thành viên Ban sơ tuyển tiến hành
xem xét, chấm điểm (thang điểm 10) chọn lựa tác phẩm, công trình xứng đáng để
giới thiệu tham dự xét giải thưởng;
c) Tác phẩm, công trình được chọn
đưa vào xét giải thưởng phải có điểm trung bình từ 7,00 điểm trở lên của tổng
số thành viên Ban sơ tuyển tham gia chấm điểm;
d) Gửi bản điểm và nhận xét, đánh giá
từng tác phẩm, công trình cho Ban Tổ chức giải thưởng để tổng hợp.
Điều 14. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng xét tặng giải thưởng
1. Hội đồng xét tặng giải thưởng làm việc
tập thể, trao đổi, thảo luận, thống nhất từng tác phẩm, công trình do các Ban
sơ tuyển chấm điểm để bỏ phiếu kín chọn ra những tác phẩm, công trình xuất sắc
đề nghị tặng giải thưởng.
2. Không xét tác phẩm, công trình chưa
qua sơ tuyển.
3. Các cuộc họp của Hội đồng xét tặng
giải thưởng đều có biên bản. Biên bản và phiếu bầu phải được lưu giữ đầy đủ.
4. Tác phẩm, công trình được chọn xét
giải thưởng phải đạt từ 70% trở lên số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội
đồng xét tặng giải thưởng. Cuộc họp
của Hội đồng xét tặng giải thưởng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số
thành viên Hội đồng
có mặt.
Điều 15. Phiên họp
của Hội đồng xét tặng giải thưởng
1. Phiên họp của Hội đồng xét tặng giải
thưởng hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.
2. Chủ tịch Hội đồng xét tặng
giải thưởng chủ trì phiên họp. Trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng điều hành phiên họp theo sự ủy quyền của Chủ
tịch Hội đồng.
3. Các thành viên Hội đồng thảo luận tập
thể, quyết định theo đa số và bằng phiếu kín.
Chương
4.
TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 16. Trình tự, hồ
sơ đề nghị xét tặng giải thưởng
1. Trình tự đề nghị xét tặng giải thưởng
a) Tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, công trình
đề nghị xét tặng giải thưởng gửi hồ sơ đến Ban Chấp hành các chuyên
ngành trực thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh theo quy định;
b) Ban Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị
xét tặng giải thưởng từ Ban Chấp hành các chuyên ngành; Ban Tổ chức bàn
giao toàn bộ hồ sơ cho Hội đồng xét tặng giải thưởng; thời gian cụ thể do Ban Tổ
chức ấn định theo định kỳ trong năm xét tặng giải thưởng;
c) Hội đồng xét tặng Giải thưởng Phan
Ngọc Hiển thẩm định tác
phẩm, công trình dự giải và bàn giao kết quả cho Ban Tổ chức;
d) Tổ chức lễ và trao giải theo định kỳ.
2. Hồ sơ và nơi tiếp nhận hồ sơ xét tặng
giải thưởng
a) Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật
đề nghị xét tặng giải thưởng (Riêng Kiến trúc và Mỹ thuật phải có ảnh chụp tác
phẩm, công trình đã hoàn
thành), (có Phụ lục I kèm theo);
b) Lý lịch trích ngang của tác giả - Nếu
là nhóm tác giả, ghi họ tên người đại diện và có danh sách của nhóm tác giả kèm
theo (có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền địa phương), (có
Phụ lục I kèm theo);
c) Bản giới thiệu thuyết minh của tác giả
về tác phẩm, công trình tham dự xét tặng giải thưởng;
d) Biên bản phiên họp Ban sơ tuyển và đề
nghị xét tặng giải thưởng;
đ) Các giấy, bằng chứng nhận hoặc giấy
khen, bằng khen (bản sao) về tác phẩm, tác giả (nếu có);
e) Đối với tác giả hy sinh, từ trần Ban
Chấp hành Hội Kiến trúc sư và Ban Chấp hành các phân hội chịu trách nhiệm hoàn
thành hồ sơ, thủ tục
và ký vào bản
kê
khai lý lịch trích ngang, bản giới thiệu thuyết minh, tập hợp tác phẩm và các
giấy tờ khác có liên quan đến tác giả.
g) Nơi nhận hồ sơ: Hội Văn học - Nghệ
thuật tỉnh Cà Mau (Số 5, đường Lưu Tấn Tài, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau).
Điều 17. Công bố tác
phẩm, công trình đạt giải thưởng
1. Ban Tổ chức công bố rộng
rãi tác phẩm, công trình
đạt Giải thưởng Phan Ngọc Hiển trên các phương tiện truyền thông, tổ chức họp báo và
các hình thức công khai khác trong thời hạn 15 ngày.
2. Hết thời gian công bố, Ban Tổ chức
hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
Điều 18. Hồ sơ đề
nghị công nhận giải thưởng
Ban Tổ chức trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh công nhận và trao giải thưởng.
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Danh sách tác giả, nhóm tác giả, tác
phẩm, công trình được chọn
đề nghị xét tặng giải thưởng (có Phụ lục 2 kèm
theo);
b) Tờ trình của Ban Tổ chức (có
Phụ lục 3 kèm
theo);
c) Biên bản họp và kết luận của Hội đồng
xét tặng giải thưởng (có Phụ lục 4 kèm theo);
d) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ được lập thành 02 bộ (trình Chủ
tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh 01 bộ, lưu tại Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh 01 bộ).
3. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định công nhận được gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc công bố kết quả giải thưởng rộng
rãi.
Điều 19. Tổ chức công
bố và trao giải thưởng
Lễ công bố và trao Giải thưởng Phan Ngọc
Hiển được tổ chức trang trọng vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của
Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau (13/12) của năm xét tặng giải thưởng.
Chương 5.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Khiếu nại và
giải quyết khiếu nại
1. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
đối với hành vi
vi phạm Quy chế xét tặng Giải thưởng Phan Ngọc Hiển được thực hiện theo quy
định pháp luật về giải quyết khiếu nại.
2. Ban Tổ chức giải quyết khiếu nại và
trả lời bằng văn
bản.
Điều 21. Tổ
chức thi hành Quy chế
Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh; Ban Thi
đua, Khen thưởng tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm triển khai, quán triệt và hướng dẫn thi hành Quy chế này.
Điều 22. Sửa đổi, bổ
sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn
đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung thì Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
1
Ảnh
4x6
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN ĐĂNG KÝ TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH
Đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ
thuật Phan Ngọc Hiển năm...
Kính gửi: Hội
đồng xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển.
1. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên (khai sinh): ……………………………. Nam, Nữ: ………………………………………
(Nếu là nhóm tác
giả thì ghi họ tên người đại diện và có danh sách kèm theo)
- Bí danh, bút danh: ……………………………………………………………………………………
- Ngày, tháng, năm sinh:
………………………………………………………………………………
- Dân tộc: ………………………………………………………………………………………………..
- Nguyên quán: …………………………………………………………………………………………
- Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………….
- Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại, địa chỉ liên hệ:
…………………………………………………………………………..
2. Hoàn cảnh gia đình (họ tên,
tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở hiện nay)
- Họ và tên vợ (chồng): ………………………………………………………………………………
- Họ và tên các con:
…………………………………………………………………………………..
3. Quá trình công tác
Thời gian
|
Chức danh,
nơi công tác
|
Từ tháng,
năm ...
đến tháng,
năm...
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
4. Tác phẩm, công trình
đăng ký xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ
thuật Phan Ngọc Hiển
- Tên tác phẩm, công trình:
- Năm công bố hoặc xuất bản:
- Các giải
thưởng mà tác phẩm, công trình đã được khen thưởng (kèm theo bản sao có chứng
thực giấy chứng nhận giải thưởng hoặc khen thưởng đó).
5. Khen thưởng
6. Kỷ luật (Nêu các
hình thức từ khiển
trách trở lên về Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội).
|
Cà Mau,
ngày
….. tháng ….. năm....
Người
khai
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
Xác nhận của
Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị hoặc chính quyền địa phương
(Ký
tên, đóng dấu)