ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2016/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 24 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2017
- 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 7618/QĐ-BYT
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi giai đoạn 2017-2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
giai đoạn 2017-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Mục
tiêu của Đề án
a) Mục tiêu tổng
quát
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình
hành động quốc gia về người cao tuổi (NCT), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh
sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo
môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe
NCT
- Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của
NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả
năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của NCT.
- Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu
khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù
hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà,...)
- Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ
nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng.
2. Thời gian, địa bàn thực hiện Đề
án, đối tượng của Đề án
a) Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm
2017 đến năm 2025
- Từ năm 2017 đến năm 2020: Triển
khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động
truyền thông thay đổi hành vi; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tăng cường nguồn
lực khám chữa bệnh cho NCT của các cơ sở y tế; xây dựng hệ thống tổ chức, quản
lý chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng các tài liệu, chương trình đào tạo và tổ chức
đào tạo về chăm sóc sức khỏe NCT.
- Từ năm 2021 đến năm 2025: Tổng kết
giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động của đề án đã triển khai có hiệu quả
trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT, ưu
tiên các mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng; hướng dẫn tổ chức, quản
lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe NCT. Huy động các nguồn lực xã hội, bao gồm cả
tư nhân, gia đình trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe NCT.
b) Địa bàn thực hiện: Tại 116 xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn 2017 - 2020 triển khai tại
66 xã, phường, thị trấn có tỷ lệ NCT cao và có nhiều NCT có hoàn cảnh khó khăn;
- Giai đoạn 2021 - 2025 triển khai tại
50 xã, phường, thị trấn còn lại.
c) Đối tượng của Đề án
- Đối tượng thụ hưởng: Người cao tuổi,
gia đình có NCT.
- Đối tượng tác động: Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số;
tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án; cộng đồng NCT sinh sống.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Tăng cường truyền thông giáo dục
thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Thường xuyên tổ chức truyền thông
giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức truyền thông trực tiếp,
hướng dẫn chăm sóc và NCT tự chăm sóc; định kỳ tổ chức các hoạt động truyền
thông sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội thi, hội diễn; biên soạn, biên tập, nhân
bản, phát hành các sản phẩm truyền thông, tư vấn; lồng ghép với các hoạt động
truyền thông khác.
b) Nâng cao năng lực thực hiện chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho NCT
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về
chăm sóc sức khỏe NCT cho cán bộ dân số - KHHGĐ và cán bộ y
tế cơ sở, bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn; bổ sung trang thiết bị thiết
yếu cho y tế cơ sở và trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe NCT; tổ chức khám, phát thuốc và tư vấn sức khỏe định kỳ cho
NCT, ưu tiên cấp thuốc miễn phí cho NCT thuộc diện chính sách, NCT có hoàn cảnh
khó khăn.
c) Xây dựng và duy trì hoạt động của
đội ngũ chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình
Thành lập tổ tình nguyện viên ở cấp
xã; xây dựng, hướng dẫn quy định về chức năng, nhiệm vụ, cách thức thành lập tổ
tình nguyện viên; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyện
viên; trang bị một số thiết bị thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe NCT cho tình
nguyện viên. Duy trì các hoạt động của tổ tình nguyện viên ở cấp xã, phường, thị
trấn.
d) Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức
khỏe NCT, lồng ghép các nội dung tự chăm sóc sức khỏe NCT vào các câu lạc bộ
liên thế hệ và các loại hình câu lạc bộ của NCT khác.
Xây dựng và duy trì hoạt động của câu
lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT; tổ chức tập huấn về chăm sóc sức khỏe NCT cho người
nhà NCT, chủ nhiệm câu lạc bộ để hướng dẫn câu lạc bộ tự
chăm sóc sức khỏe; lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe NCT vào các loại hình
câu lạc bộ của NCT khác.
đ) Xây dựng các chỉ tiêu thống kê và
chi tiêu báo cáo, quản lý, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe NCT.
e) Xây dựng hệ thống thông tin quản
lý và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe NCT.
f) Thực hiện khảo sát đánh giá đầu kỳ;
giữa kỳ và cuối kỳ để kiểm điểm việc thực hiện các mục tiêu của Đề án; các hoạt
động quản lý Đề án.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm kinh
phí từ ngân sách trung ương và kinh phí từ ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương để đảm bảo tiến
độ triển khai Đề án; ngân sách địa phương thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động,
chính sách của địa phương tại địa bàn triển khai Đề án.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án:
|
13.040.000.000 đồng.
|
Trong đó:
- Kinh phí thực hiện từ năm 2017 -
2020:
+ Ngân sách trung ương:
+ Ngân sách địa phương:
- Kinh phí thực hiện từ năm 2021 -
2025:
+ Ngân sách trung ương:
+ Ngân sách địa phương:
|
6.555.000. 000 đồng.
3.568.000.000 đồng.
2.987.000.000 đồng.
6.485.000.000 đồng.
3.440.000.000 đồng.
3.045.000.000 đồng.
|
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế
- Thành lập Ban quản lý Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển
khai thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn triển khai Đề án trên phạm
vi toàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện và định kỳ báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
- Hằng năm tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện các hoạt động của Đề án.
2. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với
Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngân sách cấp hằng
năm để triển khai thực hiện Đề án; huy động nguồn lực, lồng ghép hiệu quả các
hoạt động của Đề án với các hoạt động chương trình dự án
có liên quan; hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban,
ngành liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành kế hoạch, chỉ đạo hoạt động công tác NCT, đảm bảo kinh phí trợ cấp bảo
trợ, nuôi dưỡng, chúc thọ, mừng thọ cho NCT; thống kê, tổng hợp số NCT hằng
năm.
4. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền
về công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong gia đình và ngoài cộng đồng
xã hội.
- Tạo điều kiện để NCT tham gia sinh hoạt
văn hóa văn nghệ, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
với sức khỏe.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định
hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí truyền thông; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh về già hóa dân số và những thách thức
trong chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn tỉnh.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Hà Nam
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về
già hóa dân số và những thách thức trong chăm sóc sức khỏe NCT trên sóng phát
thanh, truyền hình tỉnh và trên báo Hà Nam.
7. Các sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
phối hợp với Sở Y tế, Ban Đại diện Hội người cao tuổi của tỉnh triển khai hiệu
quả các hoạt động của Đề án.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về già hóa dân số
và những thách thức trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
9. Ban Đại diện Hội người cao tuổi
tỉnh
Hướng dẫn Hội người cao tuổi các huyện,
thành phố phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT
thuộc địa bàn quản lý; thống kê, cung cấp thông tin về NCT.
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành
liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội, đoàn thể
Phối hợp với Sở Y tế và các địa
phương tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động hưởng ứng triển
khai chăm sóc sức khỏe NCT, giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn; giám sát việc
thực hiện Đề án.
11. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Xây dựng kế hoạch, đề ra các biện
pháp cụ thể trong việc chăm sóc sức khỏe NCT tại địa phương.
- Bố trí các nguồn lực triển khai các
hoạt động của Đề án trên địa bàn.
- Chỉ đạo Trung
tâm Dân số - KHHGĐ phối hợp với các phòng, ban liên quan hướng dẫn các xã, phường,
thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.
- Hằng năm trước ngày 15/12 tổ chức
đánh giá kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Y tế để tổng
hợp.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban,
Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để b/c);
- Tổng cục Dân số (để b/c);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (đ/c Cẩm);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Như Điều 4;
- VPUB: LĐVP(2), TH(2), KGVX;
- Chi cục Dân số -
KHHGĐ tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm
|
Phụ
lục 1
DANH SÁCH
66 XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
STT
|
Đơn
vị triển khai Đề án
|
I
|
Thành phố Phủ Lý; 10 xã, phường
|
1
|
Phường Minh Khai
|
2
|
Phường Hai Bà Trưng
|
3
|
Xã Liêm Tuyền
|
4
|
Xã Tiên Hải
|
5
|
Xã Tiên Tân
|
6
|
Xã Tiên Hiệp
|
7
|
Phường Lê Hồng Phong
|
8
|
Xã Kim Bình
|
9
|
Xã Đinh Xá
|
10
|
Xã Trịnh Xá
|
II
|
Huyện Duy Tiên; 10 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Duy Hải
|
2
|
Xã Mộc Bắc
|
3
|
Xã Bạch Thượng
|
4
|
Thị trấn Đồng Văn
|
5
|
Xã Đọi Sơn
|
6
|
Xã Hoàng Đông
|
7
|
Xã Châu Sơn
|
8
|
Xã Yên Nam
|
9
|
Xã Châu Giang
|
10
|
Xã Yên Bắc
|
III
|
Huyện Kim Bảng: 10 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Nguyễn Úy
|
2
|
Xã Tượng Lĩnh
|
3
|
Xã Lê Hồ
|
4
|
Xã Đại Cương
|
5
|
Xã Tân Sơn
|
6
|
Xã Thụy Lôi
|
7
|
Xã Nhật Tân
|
8
|
Xã Ngọc Sơn
|
9
|
Xã Đồng Hóa
|
10
|
Xã Thi Sơn
|
IV
|
Huyện Thanh Liêm: 10 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Thanh Hải
|
2
|
Xã Thanh Nguyên
|
3
|
Xã Thanh Nghị
|
4
|
Xã Thanh Tâm
|
5
|
Xã Thanh Hương
|
6
|
Xã Thanh Thủy
|
7
|
Xã Thanh Tân
|
8
|
Xã Liêm Cần
|
9
|
Xã Thanh Phong
|
10
|
Xã Liêm Túc
|
V
|
Huyện Bình Lục: 10 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Đồn Xá
|
2
|
Xã Ngọc Lũ
|
3
|
Xã An Ninh
|
4
|
Xã An Lão
|
5
|
Xã La Sơn
|
6
|
Xã Bình Nghĩa
|
7
|
Xã Đồng Du
|
8
|
Xã Tràng An
|
9
|
Xã Bối Cầu
|
10
|
Xã Tiêu Động
|
VI
|
Huyện Lý Nhân: 16 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Hợp Lý
|
2
|
Xã Nhân Nghĩa
|
3
|
Xã Chính Lý
|
4
|
Xã Bắc Lý
|
5
|
Xã Đồng Lý
|
6
|
Xã Đạo Lý
|
7
|
Xã Chân Lý
|
8
|
Xã Nhân Đạo
|
9
|
Xã Nhân Mỹ
|
10
|
Xã Xuân Khê
|
11
|
Xã Nhân Bình
|
12
|
Xã Hòa Hậu
|
13
|
Xã Đức Lý
|
14
|
Xã Nhân Chính
|
15
|
Xã Tiến Thắng
|
16
|
Xã Văn Lý
|
Tổng
cộng: 66 xã, phường, thị trấn
|
Phụ
lục 2
DANH SÁCH
50 XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
STT
|
Đơn
vị triển khai Đề án
|
I
|
Thành phố Phủ Lý: 11 xã, phường
|
1
|
Phường Trần Hưng Đạo
|
2
|
Phường Lương Khánh Thiện
|
3
|
Phường Quang Trung
|
4
|
Phường Lam Hạ
|
5
|
Phường Thanh Châu
|
6
|
Xã Liêm Chung
|
7
|
Phường Châu Sơn
|
8
|
Xã Phù Vân
|
9
|
Phường Thanh Tuyền
|
10
|
Phường Liêm Chính
|
11
|
Xã Liêm Tiết
|
II
|
Huyện Duy Tiên: 8 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Mộc Nam
|
2
|
Xã Chuyên Ngoại
|
3
|
Xã Trác Văn
|
4
|
Thị trấn Hòa Mạc
|
5
|
Xã Duy Minh
|
6
|
Xã Tiên Ngoại
|
7
|
Xã Tiên Nội
|
8
|
Xã Tiên Phong
|
III
|
Huyện Kim Bảng: 8 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Thanh Sơn
|
2
|
Thị trấn Quế
|
3
|
Thị trấn Ba Sao
|
4
|
Xã Văn Xá
|
5
|
Xã Khả Phong
|
6
|
Xã Liên Sơn
|
7
|
Xã Nhật Tựu
|
8
|
Xã Hoàng Tây
|
IV
|
Huyện Thanh Liêm: 7 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Liêm Phong
|
2
|
Xã Liêm Thuận
|
3
|
Xã Liêm Sơn
|
4
|
Xã Thanh Hà
|
5
|
Xã Thanh Bình
|
6
|
Xã Thanh Lưu
|
7
|
Thị trấn Kiện
Khê
|
V
|
Huyện Bình Lục: 9 xã, thị trấn
|
1
|
Thị trấn Bình Mỹ
|
2
|
Xã Hưng Công
|
3
|
Xã An Nội
|
4
|
Xã Bồ Đề
|
5
|
Xã Vũ Bản
|
6
|
Xã Mỹ Thọ
|
7
|
Xã An Đổ
|
8
|
Xã An Mỹ
|
9
|
Xã Trung Lương
|
VI
|
Huyện Lý Nhân: 7 xã, thị trấn
|
1
|
Xã Công Lý
|
2
|
Xã Nguyên Lý
|
3
|
Xã Nhân Hưng
|
4
|
Xã Nhân Thịnh
|
5
|
Thị trấn Vĩnh Trụ
|
6
|
Xã Nhân Khang
|
7
|
Xã Phú Phúc
|
Tổng
cộng: 50 xã, phường, thị trấn
|