Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2013/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2013/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm:

a) Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

b) Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.

c) Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.

d) Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

đ) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Các mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020.

- Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền.

+ Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống 16‰ vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

- Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền.

+ Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.

- Mục tiêu 4: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025.

+ Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020.

- Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.

+ Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020.

- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.

+ Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.

- Mục tiêu 7: Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi.

+ Chỉ tiêu 1: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 2: Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

- Mục tiêu 8: Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên.

+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 2: Giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn vào năm 2015 và giảm 50% vào năm 2020.

- Mục tiêu 9: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai.

+ Chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân số đặc thù lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.

- Mục tiêu 10: Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

+ Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.

- Mục tiêu 11: Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

3. Các giải pháp chủ yếu:

a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền. Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác này ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đảm bảo triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ổn định, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở cơ sở để đưa công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp các dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản; theo dõi, quản lý đối tượng đến từng hộ gia đình, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện quản lý công tác này theo chương trình mục tiêu quốc gia; từng bước áp dụng mô hình chi trả phí dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng được miễn chi phí thông qua các phương tiện thanh toán trung gian (thẻ khách hàng, thẻ bảo hiểm y tế). Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

b) Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi:

Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về dân số, giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng. Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng; ưu tiên các đối tượng khó tiếp cận thông tin và dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản. Mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, bao gồm cả giáo dục về phòng ngừa nhiễm HIV, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, truyền thông đa phương tiện, điện thoại di động.

c) Dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản:

- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, tập trung cho vùng khó khăn, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở. Tăng cường hỗ trợ cho tuyến xã bằng nhiều hình thức, bao gồm cả đội lưu động, xây dựng hệ thống hỗ trợ chuyển tuyến thích hợp cho từng vùng, từng khu vực. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc hoàn thiện các quy định, quy trình kỹ thuật; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn và quy trình kỹ thuật đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ; nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị và tập huấn cập nhật kiến thức cho những người cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập kế hoạch về phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản. Hoàn thiện hệ thống hậu cần và tăng cường quản lý theo phân khúc thị trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản cho chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản; đẩy mạnh tiếp thị xã hội và bán rộng rãi các phương tiện tránh thai.

- Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh, tật trước khi sinh và sơ sinh trên cơ sở xây dựng hệ thống các trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, chuyển giao kỹ thuật cho các trung tâm tuyến tỉnh; từng bước đưa các dịch vụ này vào danh mục các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả.

d) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số, sức khỏe sinh sản:

Tích cực rà soát, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là các chính sách tác động nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với thanh niên và người chưa thành niên, bảo vệ và phát triển các dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi.

đ) Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế:

Huy động rộng rãi các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản. Xây dựng và thực hiện lộ trình giảm dần mức độ bao cấp của Nhà nước. Chuyển dần phương thức chi trả phí dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản từ việc cấp kinh phí cho cơ sở cung cấp dịch vụ sang việc thanh toán qua các phương tiện trung gian. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các tổ chức, chương trình quốc tế về dân số, sức khỏe sinh sản; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế.

e) Tài chính:

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp và tư nhân cho công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngân sách nhà nước đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được Nhà nước chi trả. Tiếp tục thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia, phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu:

- Tăng cường đào tạo, tập huấn về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trên cơ sở quy hoạch và phân tuyến kỹ thuật, với chương trình, nội dung và tài liệu được chuẩn hóa. Ưu tiên hoàn thành việc đào tạo trình độ trung cấp dân số - y tế cho cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã; đào tạo cô đỡ thôn, bản ở vùng khó khăn; đào tạo kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Từng bước thực hiện đào tạo chuyên sâu, đào tạo đại học và sau đại học về dân số, sản khoa, nhi khoa, lão khoa. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và kỹ thuật về dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản.

- Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số, sức khỏe sinh sản trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống các chỉ báo, chỉ tiêu; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, số liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp.

4. Các giai đoạn thực hiện:

a) Giai đoạn I (2011 - 2015):

Kiên trì thực hiện gia đình ít con khỏe mạnh, chủ động điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng vùng, miền nhằm duy trì tổng tỷ suất sinh toàn quốc ở mức 1,9 con vào năm 2015. Tập trung nâng cao chất lượng dân số thông qua việc triển khai các hoạt động, mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thí điểm mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Đẩy mạnh các biện pháp về truyền thông giáo dục, hoàn thiện cơ sở pháp lý, kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện chính sách hỗ trợ để kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Thực hiện toàn diện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cho mọi đối tượng, đặc biệt ở vùng khó khăn, nhóm đối tượng khó tiếp cận. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dân số, sức khỏe sinh sản.

b) Giai đoạn II (2016 - 2020):

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược. Mở rộng các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc toàn diện sức khỏe sinh sản, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đẩy mạnh khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về dân số, sức khỏe sinh sản phục vụ công tác kế hoạch, quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công.

5. Các dự án của Chiến lược:

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

- Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.

- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số.

- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).

- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản.

- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản.

- Dự án Hỗ trợ sinh sản.

- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh niên.

- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Chiến lược trên phạm vi cả nước, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các chiến lược liên quan do các Bộ, ngành khác chủ trì thực hiện; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế (trong đó có nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản) giai đoạn 2011 - 2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu, đề xuất các Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế (trong đó có nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản) giai đoạn 2016 - 2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hằng năm về dân số, sức khỏe sinh sản phù hợp với Chiến lược này và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009 - 2020 (Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp can thiệp về kỹ thuật và xã hội nhằm giảm thiểu các yếu tố gây ảnh hưởng, làm suy giảm chất lượng giống nòi; đặc biệt cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cảnh báo và chủ động kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm mất cân bằng giới tính khi sinh; rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về dân số, sức khỏe sinh sản cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển (trong đó có chính sách thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản); hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2020.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về dân số, sức khỏe sinh sản; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số (quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bổ) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm ở cấp quốc gia; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số, sức khỏe sinh sản vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; tổ chức điều tra thống kê về dân số hằng năm, 5 năm và 10 năm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách và đánh giá thực hiện Chiến lược.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hằng năm, bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, đề án, dự án về dân số, sức khỏe sinh sản sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án về dân số, sức khỏe sinh sản đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 sau khi được phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ y tế trong trường học về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ); xây dựng chính sách về đào tạo nghề, tạo việc làm nhằm sử dụng tối đa lực lượng lao động, phát huy lợi thế của giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”; hướng dẫn đưa nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào trong chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề; xây dựng chính sách cải thiện phúc lợi cho người cao tuổi; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt về nâng cao chất lượng dân số.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 sau khi được phê duyệt; lồng ghép các nội dung về dân số, sức khỏe sinh sản vào các thiết chế văn hóa hướng tới mục tiêu gia đình ít con, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin có nội dung vi phạm chính sách dân số, sức khỏe sinh sản; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan lồng ghép nội dung dân số vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển nông thôn; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác di dân theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

11. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

12. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

13. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham gia thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

14. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động 5 năm và hằng năm về dân số, sức khỏe sinh sản phù hợp với Chiến lược này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; chủ động, tích cực huy động nguồn lực để thực hiện Chiến lược; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược này với các Chiến lược khác có liên quan trên địa bàn; bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành; lồng ghép các nội dung về dân số, sức khỏe sinh sản trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chiến lược tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hằng năm việc thực hiện Chiến lược trên địa bàn theo quy định hiện hành.

15. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chiến lược; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước, giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
- Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam;
- Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 2013/QD-TTg

Hanoi, November 14, 2011

 

DECISION

APPROVING VIETNAM'S STRATEGY FOR POPULATION AND REPRODUCTIVE HEALTH DURING 2011-2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Politburo's Conclusion No. 44-KUTW of April 1, 2009, on the results of three years' implementation of the Politburo's Resolution No. 47-NQ/TW of March 22, 2005, on further stepping up the implementation of population and family planning policies;

Pursuant to the Government's Resolution No. 31/NQ-CP of August 18, 2010, promulgating the Government's 2010-2015 plan of action for implementation of the Politburo's Conclusion No. 44-KUTW of April 1, 2009, on the results of three years' implementation of the Politburo's Resolution No. 47-NQ/TW of March 22, 2005, on further setting up the implementation of population and family planning policies;

At the proposal of the Minister of Health,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Viewpoints:

a/ Vietnam's strategy for population and reproductive health during 2011-2020 constitutes an important content of the national socio-economic development strategy, contributing to improving the quality of human resources and raising the quality of life of each person, each family and the entire society.

b/ To synchronously tackle population and reproductive health issues, focusing on raising the population quality, improving mother and child health, bringing into full play the advantages of the "golden population" structure, and proactively adjusting the population growth rate and controlling the sex ratio at birth.

c/ The fundamental solution for population and reproductive health work is synchronously and effectively combining behavior change education and communication and provision of preventive services in an active, fair and equal manner with imposition of severe sanctions on service providers that violate regulations on fetal sex diagnosis and selection.

d/ Investment in population and reproductive health care will be regarded as investment in sustainable development, bringing about direct economic, social and environmental benefits. To increase state budget investment, get the best of donation sources and mobilize contributions from people; and prioritize investment resources for deep-lying, remote, mountainous, coastal and island areas.

e/ To enhance the leadership and direction of Party committees and administrations of all levels; to improve state management effectiveness: to mobilize the participation of the entire society; and to further consolidate the organizational apparatus so as to effectively implement population and reproductive health care work.

2. Objectives:

a/ General objectives: To raise the population quality, improve reproductive health, maintain a rational low birth rate and property settle population structure and distribution issues so as to contribute to the success of the cause of national industrialization and modernization.

b/ Specific targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Target 2: To improve child health and reduce child diseases, defects and mortality and significantly narrow the gap in child health indicators among areas and regions.

+ Norm 1: The under-5 child mortality rate will reduce to 19.3%0 by 2015 and 16%o by 2020.

+ Norm 2: The prenatal screening rate among pregnant women will reach 15% by 2015 and 50% by 2020.

+ Norm 3: The newborn screening rate will reach 30% by 2015 and 80% by 2020.

- Target 3: To improve maternal health and significantly narrow the gap in maternal health indicators among areas and regions.

+ Norm: The maternal mortality ratio per 100,000 live births will reduce to 58.3 by 2015 and below 52 by 2020.

- Target 4: To sharply reduce the increase rate of the sex ratio at birth, paying special attention to provinces and centrally run cities facing severe sex imbalance at birth, so as to attain a male-to-female ratio of 105-106/100 by 2025.

- Norm: The sex ratio at birth will be kept at below 113 male infants/100 female infants by 2015 and below 115 male infants/100 female infants by 2020.

- Target 5: To maintain a rational low birth rate, fully meet people's family planning needs and improve access to high-quality assisted reproductive services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Norm 2: The population will not exceed 93 million by 2015 and 98 million by 2020.

- Target 6: To reduce the abortion rate and basically eliminate unsafe abortion.

+ Norm: To reduce the rate of abortions per 100 live births to 27 by 2015 and below 25 by 2020.

- Target 7: To reduce reproductive tract and sexually transmitted infections; to proactively prevent, detect and provide early treatment for reproductive cancers, attaching importance to reproductive cancer screening for women aged 35-54.

+ Norm 1: To reduce the number of reproductive tract infection cases by 15% and 30% by 2015 and 30%, respectively.

+ Norm 2: To reduce the number of sexually transmitted infection cases by 10% and 20% by 2015 and 2020, respectively.

+ Norm 3: The cervical screening rate among women aged 35-54 will reach 20% by 2015 and 50% by 2020.

+ Norm 4: The breast cancer screening rate among women aged over 40 will reach 20% by 2015 and 50% by 2020.

+ Target 8: To improve reproductive health of teenagers and the youth.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Norm 2: To reduce the number of teenagers getting unwillingly pregnant by 20% and 50% by 2015 and 2020, respectively.

- Target 9: To improve reproductive health among specific population groups (immigrants, people with disabilities, HIV-infected people and people of ethnic groups at risk of racial deterioration); and meet the needs for reproductive health care for victims of gender- related violence, calamities or natural disasters.

+ Norm: To increase the rate of people having access to reproductive health care services among specific population groups to 20% and 50% by 2015 and 2020, respectively.

- Target 10: To intensify health care for the elderly.

+ Norm 1: To increase the rate of medical establishments of district or higher level having elderly health care service delivery points to 20% and 50% by 2015 and 2020, respectively.

+ Norm 2: To increase the rate of elderly people having access to community-based health care services to 20% and 50% by 2015 and 2020, respectively.

- Target 11: To accelerate population distribution in conformity with national socio­economic development orientations; and further integrate population factors in the making of policies and elaboration of local and sectoral socio-economic development master plans and plans.

3. Major solutions:

a/ Leadership, organization and management:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Behavior change communication and education:

To intensify the dissemination and education of population and reproductive health policies and laws, especially those on control of sex imbalance at birth. To regularly update and provide information on population, sex ratio at birth and reproductive health to Party committees, administrations, socio-political organizations and prestigious persons in the community. To conduct intensive and effective communication and education campaigns in a manner suitable to each group of targeted subjects in terms of content, form and approaching method; to prioritize those facing difficulty accessing population and reproductive health information and services. To expand and improve the quality of population and reproductive health education, including also HIV prevention and control, gender equality, sex imbalance at birth and sexual health education inside and outside school. To properly combine public information with direct communication through a network of population collaborators and disseminators of various sectors and associations; to intensify the use of modern communication means such as Internet, multi-media communication, and mobile phone.

c/ Population and reproductive health services:

- To consolidate the service delivery networks at different levels, focusing on difficulty-hit areas and assuring the provision of essential population and reproductive health care service packages at service establishments of all levels, especially at the grassroots level. To further support commune-level service establishments in different forms, including forming mobile support teams and building appropriate patient transport systems for each area or region. To raise the quality of services by perfecting technical regulations and processes; intensify inspection, supervision and evaluation of the observance of professional regulations and technical processes by service establishments; upgrade infrastructure facilities, further supply equipment and organize training courses for population and reproductive health care service providers.

- To improve the quality of forecasts of demands for contraceptive devices and reproductive health goods. To perfect the logistic system and intensify management based on market fragmentation to assure sufficient and prompt provision of contraceptive devices and reproductive health goods for population, family planning and reproductive health care programs; to promote the marketing and sale of contraceptive devices.

- To expand the provision of the services of pre-marriage counseling and health-checks, prenatal and newborn screening and diagnosis for early treatment of some diseases and defects on the basis of building a system of prenatal and newborn screening and diagnosis centers under master plans and plans; to perfect technical processes and regulations on pre-marriage counseling and health-checks and prenatal and newborn screening and diagnosis, and transfer these techniques to provincial-level centers; to gradually include these services into the list of medical services covered by health insurance.

d/ Building and perfecting the system of population and reproductive health policies:

To actively review and study so as to supplement and perfect the system of laws and policies on population, control of sex imbalance at birth and reproductive health, especially intervening policies aiming to mitigate sex imbalance at birth, improve population quality, maintain a rational low birth rate, provide reproductive health care to youths and teenagers and protect and develop ethnic groups at risk of racial deterioration.

e/ Socialization, inter-sectoral coordination and international cooperation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Finance:

To increase state budget investment; further diversify investment sources from the community, businesses and the private sector for population, control of sex imbalance at birth and reproductive health care. State budget funds shall be used to assure the satisfaction of essential needs of population and reproductive health care work and the payment of population and reproductive health care service charges for those eligible for charge payment by the State. To continue implementing the population and family planning program according to the mechanism applicable to national target programs, allocating funds mainly to grassroots establishments in a public manner with specific norms suitable to each region, area and locality. To strictly manage and improve efficiency of state budget investment in population and reproductive health care work.

g/ Training, scientific research, information and data:

- To intensify training on managerial and professional skills for population and reproductive health care staffs on the basis of planning and grading service establishments, using standardized training curricula, contents and materials. To prioritize intermediate training in population-healthcare disciplines for commune-level population and family planning staffs; train midwives for villages and hamlets of difficult-to-access areas; and provide training in prenatal and newborn screening techniques. To step by step provide intensive training and tertiary and post-graduate training in population, obstetrics, pediatrics and geriatrics. To intensify scientific research activities and disseminate and apply outcomes of scientific, technological and technical researches on population, control of sex imbalance at birth and reproductive health.

- To raise the quality of the collection and processing of information and data on population and reproductive health on the basis of applying information technology and perfecting the system of indicators and norms; to adequately, accurately and promptly provide information to serve the direction, administration and management of population, control of sex imbalance at birth and reproductive health care work at various levels. 4. Implementation phases:

a/ Phase I (2011-2015):

To stick to the model of healthy small family and take the initiative in adjusting birth rates suitably to each region and area so as to maintain the national total fertility rate at around 1.9 by 2015. To concentrate on improving population quality through implementing pre-marriage counseling and health-check, prenatal and newborn screening activities and applying on a pilot basis the model of providing community-based health care for the elderly. To step up communication and education activities and perfect legal grounds for inspection and strict handling of prenatal sex selection practices and adopt support policies to control sex ratio at birth. To provide comprehensive reproductive health care services, increase the ability to access services and improve service quality for all people, especially those in difficulty-hit areas and difficult-to-access groups. To continue building a specialized database on population and reproductive health care.

b/ Phase II (2016-2020):

On the basis of evaluating the implementation of the strategy during 2011-2015, to make proper regulatory adjustments and comprehensively carry out solutions and tasks to fulfill objectives of the strategy. To expand intervening activities to improve population quality, provide comprehensive reproductive health care services, mitigate sex imbalance at birth and provide healthcare for the elderly. To intensify the exploitation and use of the specialized database on population and reproductive health care in service of planning, administrative management and provision of public services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project on communication for behavior change in population and family planning.

- Project on assurance of logistics and provision of family planning services.

- Project on racial quality improvement.

- Project on improvement of the capacity for managing population and family planning programs.

- Scheme on control of sex imbalance at birth.

- Overall scheme on population quality improvement.

- Scheme on population control in sea, island and coastal areas through 2020 (approved under the Prime Minister's Decision No. 52/2009/QD-TTg of April 9,2009).

- Project on communication for behavior change in maternal and child health care and reproductive health.

- Project on maternal and child health improvement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project on assisted reproduction.

- Project on teenager and youth reproductive health improvement.

- Project on improvement of reproductive health for specific population groups.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, related ministries and sectors, the central Vietnam Women's Union, socio-political organizations and provincial-level People's Committees in, organizing the implementation of the strategy nationwide, ensuring a close combination between the strategy and relevant strategies implemented by other ministries and sectors; elaborate the national target program on population and family planning and the national target program on health (covering contents on reproductive health care) during 2011-2015 for submission to the Prime Minister for approval; study and propose national target programs on population and family planning and on health (covering contents on reproductive health care) during 2016-2020 and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summarization and submission to the Prime Minister; elaborate and implement annual plans on population and reproductive health in conformity with this strategy and the strategy on socio-economic development during 2011 -2020; continue effectively implementing the scheme on population control in sea, island and coastal areas during 2009-2020 (the Prime Minister's Decision No. 52/2009/QD-TTg of April 9,2009); attach importance to accelerating the application of technical and social intervening solutions so as to mitigate factors affecting or causing racial deterioration; particularly, continue promoting communication about, and take the initiative in controlling and solving root causes of, sex imbalance at birth; revise the system of population and reproductive health laws and policies (including policies to boost socialization and encourage organizations and individuals to invest in the fields of population and reproductive health), making amendment or supplementation according to its competence or proposing competent agencies to do so in line with requirements of each development period; guide, inspect, summarize and make periodical reports on implementation results of the strategy to the Prime Minister; and organize preliminary and final reviews of the strategy at the end of 2015 and 2020, respectively.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Health and related ministries and sectors in, raising funds from official development assistance sources for population and reproductive health care programs and projects; include population (scope, structure, quality and distribution) targets and norms into annual and five-year national socio-economic development plans; guide the integration of population and reproductive health targets and norms in the elaboration and assessment of implementation results of sectoral and local socio-economic development master plans and plans; and organize statistical surveys on population annually and once every 5 or 10 years to serve the elaboration of socio-economic development plans and master plans, the formulation of policies and assessment of the strategy implementation.

3. Based on the annual state budget capacity, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, allocating budget funds for the implementation of population and reproductive health programs, schemes and projects after they are approved; and guide, inspect and examine the use of funds for the implementation of these programs, schemes and projects according to the Law on the State Budget and other relevant laws.

4. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, organizing the implementation of the strategy on education development during 2011-2020 after it is approved; implement contents on gender, sex, population, reproductive health, gender equality and HIV prevention and control education for pupils and students; provide training in gender, sex, population, reproductive health, gender equality and HIV prevention and control for teachers, lecturers and school health staff; and incorporate population targets and norms in development master plans and plans of its sector.

5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, organizing the implementation of the national strategy on gender equality during 2011-2020 (the Prime Minister's Decision No. 2351/QD-TTg of December 24, 2010); adopt proper vocational training and employment policies to make the full use of the workforce, promote advantages of the "golden population" period; guide the incorporation of gender, sex, population, reproductive health and gender equality contents in training curricula of vocational training institutions; adopt policies to improve welfare for the elderly; and incorporate population targets and norms in development master plans and plans of its sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in, incorporating population targets and norms in development master plans and plans of its sector.

8. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, related ministries and sectors, the central Vietnam Women's Union and provincial-level People's Committees in, organizing the implementation of the overall scheme on development of physical strength and stature of Vietnamese people during 2011 -2030 (the Prime Minister's Decision No. 641/QD-TTg of April 28, 2011) and the strategy on development of Vietnamese families during 2011-2020, with a vision toward 2030, after it is approved; and integrate contents on population and reproductive health into cultural institutions, aiming to realize prosperous, progressive and happy small families.

9. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, further guiding and directing mass media agencies in promoting and renewing information, communication and education for behavior change in population, reproductive health and gender equality; strictly handle acts of publishing publications or information products with contents violating population and reproductive health policies; and incorporate population targets and norms in development master plans and plans of its sector.

10. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in, incorporating population-related contents in agricultural, forestry and fishery extension programs; and guide, direct and examine migration activities under socio­economic development master plans.

11. The Committee for Ethnic Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, organizing communication, dissemination and education activities to urge ethnic minority people to observe population and reproductive health policies and laws; elaborate and submit to competent agencies for promulgation, and guide and organize the implementation of, specific policies to support the implementation of population and reproductive health policies in deep-lying, remote, ethnic minority and extreme socio-economic difficulty-hit areas.

12. Vietnam News Agency, Voice of Vietnam, Vietnam Television and other mass media agencies shall increase broadcasting time, quantity of and quality of programs and articles on population and reproductive health.

13. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the scope of their assigned functions and tasks, implement the strategy.

14. Provincial-level People's Committees shall organize the implementation of the strategy in their localities under the guidance of the Ministry of Health and other ministries and functional sectors; elaborate and implement five-year and annual plans of action on population and reproductive health in line with this strategy and local socio-economic development plans of the same period; take the initiative in mobilizing resources for the implementation of the strategy; combine the implementation of this strategy with other related strategies in the localities; arrange sufficient cadres, civil servants and public employees to perform population and reproductive health work in localities; boost inter-sectoral coordination; take into account population and reproductive health when making policies on local socio-economic development; regularly examine the implementation of the strategy in their localities; and make annual reports on the implementation of the strategy in their localities according to current regulations.

15. The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor, the central Vietnam Women's Union, the central Ho Chi Minh Communist Youth Union, the central Vietnam Peasants' Association, the central Vietnam Elderly People's Association, Vietnam Family Planning Association and other member organizations of the Fatherland Front, and social organizations shall, within the scope of their functions and tasks, participate in implementing this strategy; boost communication and education to raise awareness about population and reproductive health care among their organizations; and participate in the making of policies and laws, state management and supervision of the implementation of laws on population and reproductive health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and related agencies and organizations, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.924

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.156.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!