ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2012/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số
11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 74-CV/VHNT ngày 18
tháng 4 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Giải thưởng Văn
học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 150/2002/QĐ-UB ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố và
Quyết định số 19/2005/QĐ-UB ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố về sửa đổi khoản 7.3 Điều 7 của Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ
thuật Thành phố.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các
Sở - ngành có liên quan và Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
QUY CHẾ
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là
giải thưởng cho các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các ngành: Văn học,
Sân khấu, Mỹ thuật, Âm nhạc, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Kiến trúc và Múa.
Giải thưởng này nhằm tôn vinh
các tác giả, tác phẩm tiêu biểu có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng; động
viên, khích lệ các văn nghệ sĩ phát huy tính năng động sáng tạo nghệ thuật góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều 2.
Những tác phẩm được xét thưởng là những tác phẩm có giá
trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh lịch sử dân tộc, truyền thống đấu
tranh cách mạng và công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam Xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Ưu tiên cho những tác phẩm lấy đề tài về
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, CƠ CẤU GIẢI
THƯỞNG
Điều 3.
Phương thức giới thiệu
Các tác phẩm dự giải phải được
xem xét, bình chọn từ Hội đồng nghệ thuật và Ban Thường vụ các Hội Văn học Nghệ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Hội chuyên ngành) hoặc do Hội đồng thẩm định tác
phẩm văn học nghệ thuật của Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh giới thiệu cho các Hội.
Điều 4.
Đối tượng tác giả và tác phẩm được tham dự giải thưởng
1. Về tác giả:
Tất cả công dân Việt Nam là hội
viên của các Hội chuyên ngành tại thời điểm xét thưởng đều được gửi tác phẩm
tham dự giải thưởng thông qua các Hội chuyên ngành.
2. Về tác phẩm:
a) Tác phẩm tham dự giải thưởng
là tác phẩm của cá nhân hoặc tập thể tác giả thuộc các ngành: Văn học, Sân khấu,
Mỹ thuật, Âm nhạc, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Kiến trúc và Múa.
b) Tác phẩm tham dự giải thưởng
phải là tác phẩm mới đã được công bố trong thời gian 5 năm trước khi xét thưởng.
c) Tác phẩm tham dự giải thưởng
có thể là tác phẩm đã được tặng giải trong nước hoặc quốc tế và đã được xây dựng
hoặc công diễn.
Điều 5.
Cơ cấu giải thưởng
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh được chia làm 2 loại: loại cho nhóm tác giả và loại cho
tác giả độc lập. Mỗi nhóm có hạng Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
1. Loại cho nhóm tác giả:
Nhóm tác giả cho các tác phẩm Âm
nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Kiến trúc, Mỹ thuật. Bao gồm:
a) Âm nhạc: Nhạc kịch, thanh xướng
kịch.
b) Điện ảnh: Phim truyện điện ảnh,
phim truyện truyền hình, phim tài liệu, phim hoạt hình.
c) Sân khấu: Vở diễn hoàn chỉnh
các thể loại.
d) Múa: Vũ kịch, tổ khúc múa,
thơ múa.
đ) Kiến trúc: Công trình kiến
trúc, trang trí nội ngoại thất và đồ án quy hoạch được duyệt.
e) Mỹ thuật: Cụm tượng đài,
tranh hoành tráng.
2. Loại cho tác giả độc lập:
Tác giả độc lập cho các tác phẩm
Văn học, Âm nhạc, Kiến trúc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh. Bao gồm:
a) Văn học: Tiểu thuyết, tập
truyện ngắn, tập thơ.
b) Âm nhạc: Giao hưởng, hợp xướng,
ca khúc, tập ca khúc.
c) Kiến trúc: Công trình kiến
trúc, trang trí nội ngoại thất và đồ án quy hoạch được duyệt.
d) Mỹ thuật: Tranh, tượng; cụm
tranh, cụm tượng.
đ) Nhiếp ảnh: Ảnh đơn nghệ thuật,
bộ ảnh nghệ thuật.
3. Tỷ lệ phân chia giá trị giải
thưởng cho nhóm tác giả sẽ do Ban Thường vụ các Hội chuyên ngành quyết định căn
cứ vào các quy định hiện hành.
4. Kinh phí chung và trị giá các
loại Giải thưởng của mỗi lần xét tặng Giải thưởng được tính bằng tiền đồng Việt
Nam, sẽ do Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố và Sở Tài chính đề xuất trình Ủy ban
nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
5. Trong quá trình xét Giải thưởng,
Hội đồng chấm giải có quyền đề xuất trao tặng Giải đặc biệt xuất sắc có giá trị
cao hơn Giải nhất.
Chương III
SƠ KHẢO, CHUNG KHẢO XÉT
VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG
Điều 6.
Về công tác sơ khảo xét giải thưởng
1. Hội đồng nghệ thuật và Ban
Thường vụ các Hội chuyên ngành sơ khảo xét giải thưởng ở ngành mình.
2. Hội đồng nghệ thuật do Ban Chấp
hành các Hội chuyên ngành ký quyết định thành lập, có số lượng từ 5 đến 7 người.
3. Ban Thường vụ các Hội chuyên
ngành tham dự sơ khảo xét giải thưởng với vai trò tư vấn, không tham gia bỏ phiếu
bình chọn.
4. Việc sơ khảo được tiến hành
hai bước:
a) Bước 1: Từng thành viên trong
Hội đồng nghệ thuật các Hội chuyên ngành được cung cấp đầy đủ tác phẩm để
nghiên cứu trước.
b) Bước 2: Tập thể Hội đồng nghệ
thuật các Hội chuyên ngành tiến hành xem, đọc, nghe, khảo sát thực tế và bỏ phiếu
kín bầu chọn tác phẩm. Sau đó lập biên bản giới thiệu lên Hội đồng chấm giải.
5. Các tác phẩm được chọn đưa
vào xét giải vòng chung khảo phải có 2/3 số phiếu thuận trở lên của tổng số
thành viên Hội đồng nghệ thuật có mặt.
6. Thành viên Hội đồng nghệ thuật
nếu có tác phẩm tham dự xét giải thì không được tham gia xét và bỏ phiếu cho
tác phẩm của mình.
7. Các cuộc họp sơ khảo đều phải
ghi biên bản. Các biên bản, bản giám định và phiếu bầu đều phải được lưu giữ đầy
đủ và chuyển giao tới Hội đồng chấm giải.
8. Mỗi Hội chuyên ngành được chọn
từ 5 đến 7 tác phẩm của chuyên ngành mình để giới thiệu tham dự xét giải. Nếu
có hơn 7 tác phẩm đạt 2/3 số phiếu thuận trở lên, thì ưu tiên chọn tác phẩm
theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Điều 7.
Về công tác chung khảo xét giải thưởng
1. Thành phần Hội đồng chấm giải
bao gồm:
a) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hội đồng.
b) Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên
Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch Thường trực
Hội đồng.
c) Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn
Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh: Phó Chủ tịch
Hội đồng.
d) Các Ủy viên Hội đồng:
- Thường vụ Đoàn Chủ tịch Liên
Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;
- Đại diện Ban Thi đua - Khen
thưởng thành phố;
- Chủ tịch các Hội Văn học Nghệ
thuật chuyên ngành.
2. Hội đồng chấm giải làm việc tập
thể, trao đổi, thảo luận, đánh giá, so sánh thật cụ thể, khách quan các tác phẩm
do các Hội chuyên ngành tuyển chọn sơ khảo để chọn ra những tác phẩm có giá trị
nhất và bỏ phiếu kín đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng giải thưởng.
3. Hội đồng chấm giải có quyền mời
các chuyên gia có uy tín trong từng lĩnh vực tham gia tư vấn xét giải, nhưng
không được bỏ phiếu bầu chọn.
4. Các tác phẩm được trao tặng
giải thưởng phải có 2/3 số phiếu thuận trở lên của tổng số thành viên Hội đồng
chấm giải có mặt.
5. Thành viên Hội đồng chấm giải
nếu có tác phẩm tham dự xét chung khảo thì không được tham gia xét và bỏ phiếu
cho tác phẩm của mình.
6. Các cuộc họp của Hội đồng chấm
giải đều phải ghi biên bản. Các biên bản, bản giám định và phiếu bầu đều phải
được lưu giữ đầy đủ.
Điều 8.
Việc trao tặng Giải đặc biệt xuất sắc sẽ do Chủ tịch Hội
đồng chấm giải đề cử và phải có 100% số phiếu thuận của tổng số thành viên Hội
đồng chấm giải có mặt.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được
tiến hành xét chọn vào năm cuối của đợt xét giải.
Điều 10.
Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh có trách nhiệm:
1. Đôn đốc các Hội Văn học Nghệ
thuật chuyên ngành về tiến trình xét chọn phần sơ khảo cho kịp thời gian chung.
2. Mời họp, tổ chức các cuộc họp
của Hội đồng chấm giải. Tiến hành các khâu chuẩn bị cho lễ trao giải.
3. Dự trù kinh phí cho các hoạt
động liên quan đến công tác xét giải. Chi trả thù lao cho Hội đồng chấm giải, Hội
đồng nghệ thuật các Hội chuyên ngành, chuyên gia tư vấn, Ban Tổ chức, Thư ký,
nhân viên phục vụ. Tiền thù lao được trích ra từ kinh phí giải thưởng.
Điều 11.
1. Giải
thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có kèm theo Bằng khen và tiền
thưởng của Ủy ban nhân dân Thành phố, và là cơ sở để đề nghị xét tặng các Giải
thưởng bậc cao của Nhà nước.
2. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh định kỳ 5 năm lần thứ nhất được tính từ năm 2006 đến năm
2011. Sau đó cứ 5 năm sẽ được xét tặng một lần.
3. Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật Thành phố phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân
Thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổ chức Lễ công bố “Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” với
yêu cầu trang trọng, nghiêm túc vào quý 1 năm kế tiếp của đợt xét giải.
4. Việc công bố “Giải thưởng Văn
học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh” phải được xem là thành tựu văn hóa chung
của thành phố Hồ Chí Minh và được kết hợp với việc tổ chức phát hành, công diễn
các tác phẩm được giải một cách rộng rãi, trang trọng nhằm giới thiệu đến các tầng
lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
Điều 12. Trong quá trình
thực hiện, Quy chế này sẽ được Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp vói tình hình thực tế theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các
Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố và Hội đồng chấm giải “Giải thưởng văn học nghệ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh”./.