BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 194/QĐ-BVHTTDL
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 01 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG”.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật du lịch ngày 27 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày
16 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định 92/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của
Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2743/QĐ-TTg
ngày 29/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL
ngày 9/3/2010 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc
thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long” với các nội dung chủ yếu sau:
a) Phát triển hệ thống sản phẩm đặc
thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng:
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp quốc gia
+ Tham quan trải nghiệm cộng sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan
sông nước và văn hóa bản địa. Các địa bàn chính gồm: Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An theo các tuyến đường sông
+ Du lịch sinh thái. Các địa bàn
chính gồm: Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu
+ Trải nghiệm các giá trị di sản văn
hóa tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa bàn chính gồm: Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp vùng
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Quốc
+ Du lịch tham quan cảnh quan Hà Tiên
+ Du lịch trải nghiệm cảnh quan sông Vàm
Cỏ gắn với các điểm du lịch cuối tuần và vui chơi giải trí
b) Phát triển thị trường phù hợp
- Khách quốc tế: Mỹ, Pháp, Anh, Úc,
Nhật, Hàn Quốc
- Khách nội địa: từ Thành phố Hồ Chí
Minh, Thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền Trung
c) Hình thành sản phẩm du lịch có giá
trị đặc thù cao
- Cải tạo, nâng cấp các hạng mục và yếu
tố hình thành sản phẩm du lịch đặc thù
+ Nâng cấp hệ thống tàu thuyền, cải
thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống thu gom,
xử lý rác thải trên các tuyến sông nội vùng và kết
nối đến Campuchia
+ Tuyên truyền bảo tồn văn hóa truyền
thống trong cộng đồng, truyền dạy đờn ca tài tử
+ Đào tạo kỹ năng homestay: giao tiếp,
ứng xử, phục vụ khách; hỗ trợ trang thiết bị; đào tạo hướng dẫn viên tại điểm
+ Xây dựng không gian bảo tàng lúa nước
Đồng bằng sông Cửu Long tại Vĩnh Long; không gian bảo tàng về dừa ở Bến Tre; không gian bảo tàng về ẩm thực
Nam bộ tại Đồng Tháp. Nâng cấp bảo tàng văn hóa Khmer tại Trà Vinh
+ Quy hoạch lại hệ thống miệt vườn; hỗ
trợ nạo vét kênh rạch, hệ thống chống xói lở các cù lao, tiện nghi bến thuyền
+ Hỗ trợ định hướng các tuyến đặc thù
trong các vườn quốc gia; đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn, đào tạo thuyết minh
viên, tài liệu hướng dẫn và quảng bá
- Hình thành các tuyến trải nghiệm sản
phẩm du lịch đặc thù
+ Sản phẩm trải nghiệm sông nước: trải
nghiệm sông nước - đi bộ, thuyền, ghe; trải nghiệm sông nước - ở tại nhà dân,
tìm hiểu văn hóa sông nước; trải nghiệm sông nước - ngủ đêm trên tàu trên các
tuyến sông Tiền, sông Hậu và kết nối đến Campuchia
. Thành
phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ (chợ nổi Phụng Hiệp, tìm hiểu cuộc sống người
dân ven sông) - Vĩnh Long (tìm hiểu canh tác lúa, lưu trú nhà dân) - Tiền Giang
(tìm hiểu sinh kế miệt vườn trên cù lao) - Bến Tre (tìm hiểu làng nghề, cuộc sống
người dân trên cù lao và ven sông)
. Thành phố Hồ Chí Minh - Long An
(theo tuyến Thủ Đức - Đức Hòa - Đường N2 - QL 62 - Tân Lập - khu bảo tồn đất ngập
nước Láng Sen) - Đồng Tháp: trải nghiệm cảnh quan và cuộc sống người dân vào
mùa nước nổi với những hoạt động như giăng lưới, thu hoạch lúa ma
+ Sản phẩm du lịch sinh thái: tìm hiểu
đa dạng sinh học vùng sinh cảnh đất ngập nước nội địa; Đa dạng sinh học vùng
sinh cảnh đầm nước nội địa trên than bùn; Đa dạng sinh học vùng sinh cảnh đất
ngập nước ven biển
. Thành phố Hồ Chí Minh theo đường bộ
qua Đức Hòa hoặc Tân An đến khu bảo tồn Láng Sen - VQG Tràm chim (Đồng Tháp Mười)
. Rạch Giá - U Minh Thượng - U Minh Hạ
. Cà Mau đi thuyền tới Đất Mũi
+ Sản phẩm du lịch tìm hiểu các di sản
văn hóa: tìm hiểu giá trị văn hóa “Đờn ca tài tử”; tìm hiểu văn hóa Khmer; tìm
hiểu văn hóa tâm linh, lễ hội
. Sân bay Cà Mau hoặc sân bay Cần Thơ
theo đường bộ đi Bạc Liêu
. Sân bay Cần Thơ theo đường bộ qua
Trà Vinh, Sóc Trăng đến Bạc Liêu
. Sân bay Cần Thơ đi đường bộ qua Long
Xuyên - Châu Đốc
d) Triển khai thực hiện đề án
+ Liên kết phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nội dung:
- Phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt
là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng trên cơ sở
vai trò, trách nhiệm của từng địa phương đã được xác định
- Xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng
bá điểm đến (Vùng), đặc biệt là xây dựng bộ tiêu chí Nhãn sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
du lịch, kỹ năng nghề cho các đối tượng lao động tham gia trực tiếp vào cấu
thành sản phẩm du lịch đặc trưng vùng
- Phát triển hạ tầng du lịch vùng nói
chung và các địa bàn tạo thuận lợi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
- Xây dựng chính sách đặc thù, tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng
+ Hình thành Ban điều phối phát triển
du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện các dự án của Vùng
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Các đơn vị thuộc Bộ, trực tiếp là Tổng
cục Du lịch, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Cục công tác phía Nam và các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện đề án đảm bảo tính thống nhất,
đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
ngành và địa phương; định kỳ cập nhật, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển
- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung Ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp triển khai nội dung
đề án, chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành có liên quan thực
hiện đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố
- Đề nghị Hiệp hội du lịch Việt Nam,
Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội du lịch địa phương phối hợp
thực hiện các nội dung của đề án
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài
chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Cục trưởng Cục công tác phía nam, Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Ban chỉ đạo Tây nam Bộ (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ vùng ĐBSCL;
- Hiệp hội Du lịch Việt Nam;
- Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL;
- Lưu: VT, KHTC(3), ĐCT(20).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hồ Anh Tuấn
|
PHỤ LỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2015-2017
(Ban hành theo Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Dự án
|
Đơn vị thực hiện
|
1. Phát triển cơ sở hạ tầng
|
|
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông kết
nối các điểm tài nguyên thành phần cấu thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù
vùng ĐBSCL, tiếp cận các cụm lưu trú tại nhà dân
|
Các tỉnh nằm trong địa bàn sản phẩm du lịch đặc
thù “Du lịch sông nước” (Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre)
|
- Nạo vét kênh rạch trên các tuyến tham quan đường
sông kết nối các điểm tài nguyên thành phần cấu thành nên các sản phẩm du lịch
đặc thù vùng ĐBSCL
|
Các tỉnh nằm trong địa bàn sản phẩm du lịch đặc
thù “Du lịch sông nước” (Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre)
|
- Nâng cấp
bến thuyền tại các đầu mối đưa đón khách du lịch tham quan đường sông trên
tuyên sông Tiền, sông Hậu, các điểm tiếp cận tham quan bao gồm cả tuyến sông
Vàm Cỏ
|
Các tỉnh nằm trong địa bàn sản phẩm du lịch đặc
thù “Du lịch sông nước” (Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre)
|
2. Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất
|
|
- Xây dựng không gian bảo tàng lúa ĐBSCL tại Vĩnh
Long
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
- Nâng cấp
bảo tàng Khmer tại Trà Vinh
|
Tỉnh Trà Vinh
|
- Đầu tư
đóng tàu ngủ đêm trên sông
|
Các doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Long
An
|
- Hỗ trợ cải
tạo nhà dân đảm bảo phục vụ homestay
|
Ban điều phối phát triển du lịch vùng ĐBSCL
|
2. Đào tạo và xây
dựng năng lực
|
|
- Đào tạo thuyết minh viên tại điểm
|
Ban điều phối phát triển du lịch vùng ĐBSCL
|
- Đào tạo kỹ năng du lịch cho cộng đồng
|
Ban điều phối phát triển du lịch vùng ĐBSCL
|