|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
19/2004/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Gia Khiêm
|
Ngày ban hành:
|
12/02/2004
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19/2004/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 19/2004/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM
2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRẺ EM
LANG THANG, TRẺ EM BỊ XÂM PHẠM TÌNH DỤC VÀ TRẺ EM PHẢI LAO ĐỘNG NẶNG NHỌC,
TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM GIAI ĐOẠN 2004 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam
giai đoạn 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ
em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc
hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng
quát: Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ
em; ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em
lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng
nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn.
2. Các mục tiêu
cụ thể:
- Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em
lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này, trong đó có
70% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hòa nhập với gia đình.
- Ngăn chặn, giảm dần và tiến tới
giảm cơ bản vào năm 2010 số trẻ em bị xâm phạm tình dục.
- Ngăn chặn và giải quyết tình
trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm để đến
năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.
- Nâng cao năng lực quản lý cho đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là cán bộ làm công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các
cấp.
3. Các giải
pháp chủ yếu:
a) Tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ
trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm
tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm,
đặc biệt tại những vùng trọng điểm. Tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các
cơ quan nhà nước và các tổ chức tham gia công tác này.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc,
trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
b) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
luật pháp, chính sách, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá trong công tác bảo vệ trẻ
em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm
tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm;
gắn việc triển khai thực hiện Chương trình này với việc triển khai thực hiện
các chiến lược, chương trình kinh tế - xã hội khác có liên quan.
c) Tăng cường công tác truyền thông,
vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng
và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia
đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết
tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động
nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Chú trọng hình thức tư vấn, tham
vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ
trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm
tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những vùng trọng điểm, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong
thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em.
d) Phát triển số lượng và nâng
cao chất lượng dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em
lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc,
trong điều kiện độc hại, nguy hiểm nói riêng với các nội dung và hình thức phù
hợp.
đ) Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung của Chương trình.
e) Kinh phí
thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng
năm của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổng hợp kế hoạch
và phân bổ nguồn lực cho các đơn vị thực hiện tương ứng với nhiệm vụ được giao.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước,
các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương chủ động, tạo mọi điều kiện nhằm
huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
4. Các đề án của
Chương trình:
a) Đề án Truyền thông, vận động
và nâng cao năng lực quản lý.
Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ
Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Đề án Ngăn chặn và trợ giúp
trẻ em lang thang kiếm sống.
Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em.
Cơ quan phối hợp: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, các cơ quan khác có liên quan và Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Đề án Ngăn chặn và giải quyết
tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục.
Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Uỷ
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan khác có liên quan và Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Đề án Ngăn chặn và giải quyết
tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.
Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Cơ quan phối hợp: Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em, Bộ Công an, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan khác có liên quan và Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện.
1. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động -
Thương binh và Xã hội, Công an, các Bộ, ngành khác có liên quan và Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai Chương trình;
xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm; điều phối các hoạt động của
Chương trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm tổng hợp tình
hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chương
trình vào năm 2007 và tổng kết tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2010.
Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và tổ
chức thực hiện các đề án quy định tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định này theo
quy định hiện hành.
2. Căn cứ Quyết định này, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện
các kế hoạch hoạt động hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong cùng thời kỳ và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực
hiện Chương trình theo nhiệm vụ được phân công gửi Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án quy định tại
khoản 4 Điều 1 của Quyết định này theo quy định hiện hành; định kỳ hàng năm tổng
hợp tình hình thực hiện Chương trình theo nhiệm vụ được phân công gửi Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em lồng ghép các hoạt động của
các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến trẻ em với các hoạt động của
Chương trình này.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và
các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định
hiện hành.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tham gia triển khai Chương
trình trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 19/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dụng và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------
|
No.
19/2004/QD-TTg
|
Hanoi,
February 12, 2004
|
DECISION RATIFYING THE 2004-2010 PROGRAM ON PREVENTION
OF, AND SOLUTION TO, THE SITUATION OF STREET CHILDREN, SEXUALLY ABUSED CHILDREN
AND CHILDREN SUBJECTED TO HEAVY LABOR OR WORKING UNDER NOXIOUS AND HAZARDOUS
CONDITIONS THE PRIME MINISTER Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the August 12, 1991 Law on Child Protection, Care and Education;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 23/2001/QD-TTg of February 26,
2001 ratifying the national program of action for Vietnamese children in the
2001-2010 period;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Committee for Population,
Families and Children, DECIDES: Article 1.- To ratify the
2004-2010 Program on prevention of, and solution to, the situation of street
children, sexually abused children and children subjected to heavy labor or working
under noxious and hazardous conditions with the following principal contents: 1. Overall objectives: To raise the awareness and promote actions
of the entire society for the work of child protection; to prevent, gradually
reduce and proceed to substantially reduce by the year 2010 the number of
street children, sexually abused children and children subjected to heavy labor
or working under noxious and hazardous conditions, and create conditions for
those children to be protected, cared for, educated and to develop allsidedly
and enjoy an ever better life. 2. Specific objectives: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To prevent, gradually reduce
and proceed to substantially reduce by the year 2010 the number of sexually
abused children. - To prevent and solve the
situation that children have to do heavy jobs or work under noxious and
hazardous conditions in order to reduce by 90% of the number of those children
by the year 2010. - To raise the managerial
capability of officials engaged in child protection work, specially those of
the ministries, branches and People’s Committees of all levels in charge of
protecting and caring for children in special circumstances. 3. Major solutions: a/ To strengthen the leadership
of the Party Committees and the direction of the administrations of all levels
in the work of child protection, prevention of, and solution to, the situation
of street children, sexually abused children and children subjected to heavy
labor or working under noxious and hazardous conditions, especially in the key
regions. To enhance the effective coordination between State agencies and
organizations which are involved in this work. To raise the roles and
responsibilities of families and the community for protecting children,
preventing and solving the situation of street children, sexually abused
children and children subjected to heavy labor or working under noxious and
hazardous conditions. b/ To build and perfect the
legal system and policies, to promote socialization of the work of child
protection, prevention and settlement of the situation of street children,
sexually abused children and children subjected to heavy labor or working under
noxious and hazardous conditions; to link the implementation of this Program
with the implementation of other relevant strategies and socio-economic programs. c/ To intensify the social
communication and mobilization with contents and forms suitable to each area,
each region and each target group, aiming to help heighten the awareness and
responsibilities of families, schools, population communities, State agencies,
economic organizations, social organizations and all citizens in the work of
child protection, prevention and settlement of the situation of street
children, sexually abused children and children subjected to heavy labor or
working under noxious and hazardous conditions. To pay attention to the form of
consultancy, counseling and direct persuasion of families and population
communities on the skills to protect children, prevent and solve the situation
of street children, sexually abused children and children subjected to heavy
labor or working under noxious and hazardous conditions. To focus
communicational-educational activities in key regions and regions with
difficult socio-economic conditions and target groups which still underperform
their responsibilities toward children. d/ To quantitatively and
qualitatively develop services with appropriate contents and forms in support
of children in special circumstances in general, and street children, sexually
abused children and children subjected to heavy labor or working under noxious
and hazardous conditions in particular. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ To incorporate the funding
for implementation of the Program in the annual budget expenditure estimates of
the Committee for Population, Families and Children. The Committee for
Population, Families and Children shall assume the prime responsibility for,
and coordinate with the relevant ministries and branches as well as the localities
in, synthesizing plans and allocating resources to the implementing units in
proportion to their assigned tasks. Besides the State budget source,
the relevant ministries and branches and the localities shall take initiative
in creating all conditions for mobilizing financial aids of organizations and
individuals at home and abroad. 4. Schemes of the Program: a/ The scheme on communication,
mobilization and raising of managerial capability The sponsoring agency: The
Committee for Population, Families and Children. Coordinating agencies: The
Ministry of Justice, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of
Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs,
the Ministry of Public Security, the Central Committee of Vietnam Women Union,
the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Fatherland
Front, Vietnam Peasants’ Association and the People’s Committees of the
provinces and centrally-run cities. b/ The scheme on delinquency
prevention and support for street children. The sponsoring agency: The
Committee for Population, Families and Children. Coordinating agencies: The
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Public
Security, other relevant agencies and the People’s Committees of the provinces
and centrally-run cities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The sponsoring agency: The
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. Coordinating agencies: The Ministry
of Public Security, the Committee for Population, Families and Children, the
Central Committee of Vietnam Women Union, the Central Committee of Ho Chi Minh
Communist Youth Union, other relevant agencies and the People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities. d/ The scheme on prevention of
and solution to the situation that children are subjected to heavy labor or
working in noxious and hazardous conditions. The sponsoring agency: The
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. Coordinating agencies: The
Committee for Population, Families and Children, the Ministry of Public
Security, the Central Committee of Vietnam Women Union, the Central Committee
of Ho Chi Minh Communist Youth Union, other relevant agencies and the People’s Committees
of the provinces and centrally-run cities. Article 2.- Organization of
implementation 1. The Committee for Population,
Families and Children shall assume the prime responsibility for, and coordinate
with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Public
Security, other relevant ministries and branches and the People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities in, organizing the implementation of the
Program; work out and organize the implementation of annual plans; coordinate
activities of the Program; guide, inspect, supervise, annually review and
report the implementation of the Program to the Prime Minister; organize the
preliminary review of the implementation of the Program in 2007 and the final
review in 2010. It shall direct and guide the
formulation, and organize the implementation, of the schemes specified in
Clause 4, Article 1 of this Decision according to the current regulations. 2. Under this Decision, the
People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall work out,
and organize the implementation of, their annual action plans in line with
their local socio-economic development plans in the same period, and make annual
reviews of the implementation of the Program according to their assigned tasks
and send reports thereon to the Committee for Population, Families and Children
for reporting to the Prime Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The Ministry of Planning and
Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Committee for Population, Families and Children in, integrating activities of
the international cooperation programs related to children with those of this
Program. 5. The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for
Population, Families and Children in, guiding the concerned ministries and
branches and the localities in using the funding sources for implementation of
the Program according to the current regulations. 6. Within their respective
operation scope, Vietnam Fatherland Front and its member organizations as well
as other social organizations should take part in implementing the Program. Article 3.- This Decision takes
effect 15 days after its publication in the Official Gazette. Article 4.- The ministers, the
heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to
the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces
and centrally-run cities shall have to implement this Decision. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Gia Khiem
Quyết định 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dụng và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
8.727
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|