ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1654/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI TẬP HỢP TRÍ THỨC THAM GIA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Kế hoạch số 06-KH/TU ngày
19/02/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW
ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và
kỹ thuật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc
Giang thực hiện Kết luận số 90-KL/TW ngày 04/3/2014
của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 06/02/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc
phê duyệt Chiến lược phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Liên hiệp các Hội
khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tại Tờ trình số 221/TTr-LHH ngày
06/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới hoạt động của các hội tập
hợp trí thức tham gia phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2017-2020”, với những nội dung sau:
I. Mục tiêu của Đề
án:
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng, phát
triển Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang trở thành tổ chức
chính trị - xã hội vững mạnh; giữ vai trò nòng cốt trong tập
hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức; là đầu mối tập hợp
các hội thành viên và hội viên.
Đổi mới, sắp xếp
mô hình tổ chức hội theo hướng tinh gọn, gắn kết giữa Liên hiệp hội và các hội
thành viên thành một hệ thống chặt chẽ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các hội tập hợp trí thức; đa dạng hóa các nội dung hoạt
động, tạo môi trường để thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong và
ngoài tỉnh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Giang.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Kết nạp 100% các hội tập hợp trí
thức đã thành lập; phấn đấu tập hợp được 70% trí thức khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực tham gia hoạt động
của các hội tập hợp trí thức, tỷ lệ kết nạp hội viên ≥ 5%/năm;
- Xây dựng cơ chế về tổ chức quản lý
giữa Liên hiệp hội và các hội thành viên; sáp nhập một số hội có tính chất, chức
năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động gần giống nhau, thống nhất theo ngành dọc từ
Trung ương; rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các hội bảo đảm
không chồng chéo, tinh gọn, hiệu quả;
- Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động,
tập trung vào các lĩnh vực: thông tin, phổ biến kiến thức; tập huấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ mới; mỗi năm, liên kết triển khai 1-2 mô hình điểm áp dụng
khoa học công nghệ mới tại địa phương;
- Tổ chức các diễn đàn để tập hợp trí thức trong và ngoài tỉnh tham gia đề xuất các giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội địa phương; mỗi năm, tư vấn giải quyết 2-3 vấn
đề khó khăn, vướng mắc đặt ra của tỉnh;
- Mỗi năm, các hội ngành chủ trì,
tham gia thực hiện 1-2 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trọng tâm trong các nhiệm vụ
chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành.
II. Nội dung Đề án:
1. Hoạt động phổ biến kiến thức; tập
huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ:
1.1. Thông tin chuyên đề
các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới
- Nội dung: giới thiệu các kết quả
nghiên cứu khoa học và công nghệ mới có thể áp dụng tại địa phương; tập trung
vào các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
công nghệ thông tin, giao thông, đô thị, như: các tiến bộ kỹ thuật trong trồng
trọt, chăn nuôi; các giống cây, con mới có hiệu quả kinh tế
cao; các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả; công nghệ xử
lý rác thải sinh hoạt; các tiến bộ kỹ thuật mới trong y học và chăm sóc sức khỏe;
các sản phẩm công nghệ thông tin mới phục vụ xây dựng chính quyền điện tử; công
nghệ vật liệu mới phục vụ xây dựng và phát triển giao thông, đô thị.
- Số lượng hội nghị thông tin chuyên
đề: trung bình 10 hội nghị/năm; thông tin đến hội viên và các đối tượng liên quan; mỗi hội nghị từ 150 - 180 đại biểu.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Hội Làm vườn, Hội Chăn nuôi, thú y, Hội Nước sạch và Môi trường,
Hội Y học, Hội Điều Dưỡng, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Đông y, Hội Châm cứu, Hội Chữ
thập đỏ, Hội Tin học, Hội Xây dựng, Hội Khoa học kỹ thuật
cầu đường.
1.2. Tập huấn kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ
- Nội dung: tập huấn kỹ thuật sản xuất
và bảo quản sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap; tập huấn kỹ
thuật làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới
trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, giao thông, xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin.
- Số lượng lớp tập
huấn: trung bình 10 lớp/năm; mỗi lớp từ 50 - 70 học viên, thời gian tập huấn 2-3 ngày/lớp. Đối tượng là hội viên và các tổ chức, cá nhân
có khả năng tiếp nhận, ứng dụng công nghệ mới.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh, Hội Nước sạch và Môi trường,
Hội Y học, Hội Điều Dưỡng, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Kế hoạch hóa gia đình, Hội
Tin học, Hội Xây dựng, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường, Hội các doanh nghiệp cơ
khí, Hội Gây nuôi thuần dưỡng phát triển động vật hoang
dã.
1.3. Mở các chuyên mục, chuyên đề
phổ biến kiến thức trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Bắc Giang
- Nội dung: phối hợp xây dựng và tổ
chức duy trì chuyên trang Khoa học và kỹ thuật trên Báo Bắc Giang hàng tuần và
chuyên mục ứng dụng khoa học và công nghệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
hàng tháng, nhằm giới thiệu các mô hình sản xuất, giải pháp kỹ thuật mang lại
hiệu quả kinh tế cao; giải pháp tiêu biểu đoạt giải trong các cuộc thi, hội
thi; các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ có hiệu quả vào sản xuất và đời
sống; tọa đàm chuyên đề trên truyền hình.
- Số lượng chuyên mục trên Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh: mỗi tháng 01 số, thời lượng 15-30 phút.
- Số lượng chuyên mục trên Báo Bắc
Giang: mỗi tuần 01 bài.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với các hội thành viên thực hiện; Xây dựng cụ
thể nội dung chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh từng tháng; là đầu mối tổng hợp nội dung thông tin cung cấp cho Báo
Bắc Giang hàng tuần.
1.4. Xây dựng các mô hình
áp dụng tiến bộ KHCN mới
- Nội dung: Xây dựng mô hình làm kinh
tế trang trại, sinh vật cảnh kiểu mẫu, mô hình áp dụng công nghệ cao trong sản
xuất rau, quả an toàn; mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; mô hình VACB (vườn,
ao, chuồng và khí sinh học); mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
chủ lực của tỉnh; mô hình chuẩn về vườn cây thuốc nam phục vụ công tác bảo tồn.
Liên kết triển khai các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ trong chế biến, bảo
quản các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
- Số lượng mô hình: 04 mô hình cho cả giai đoạn.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh, Hội Đông y, Hội sản xuất và
tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn.
2. Tổ chức các diễn đàn để tập hợp
trí thức trong và ngoài tỉnh tham gia đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội địa phương
2.1. Tổ
chức các hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội
- Nội dung: Tổ chức và nâng cao chất
lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội để tập hợp và phát huy
vai trò, trách nhiệm của trí thức tham gia tư vấn, giải quyết các vấn đề khó
khăn, vướng mắc trong thực tế đặt ra, tích cực đóng góp ý tưởng, trí tuệ vào
quá trình hoạch định chính sách của địa phương và phản biện, giám định các chủ trương, chính sách, các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh; Tham gia xây dựng các dự thảo Luật của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh.
- Số lượng: hội nghị tư vấn, phản biện
trung bình 10 nội dung/năm; hội nghị góp ý xây dựng dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật là 3-5 nội dung/năm.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Hội Luật gia.
2.2. Tổ chức các hội thảo khoa học
- Nội dung: tập trung vào các lĩnh vực
ứng dụng khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; áp dụng công nghệ cao
trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phát triển
công nghiệp, thương mại, du lịch, đô thị? nhằm thu hút đội
ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh tham gia tư vấn, hiến kế, đề xuất giải pháp giải
quyết những vấn đề đặt ra ở tỉnh. Tổ chức tuyên truyền kết quả hội thảo bằng
các ấn phẩm thông tin.
- Số lượng: trung bình 06 hội thảo/năm
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Hội Y học, Hội tin học, Hội Nước sạch và
Môi trường, Hội Cựu giáo chức, Hội Nhà báo, Hội Xây dựng, Hội Làm vườn.
2.3. Tổ chức Cuộc thi ý tưởng sáng
tạo
- Nội dung: Liên hiệp hội và Báo Bắc
Giang xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo trên Báo Bắc Giang điện tử hằng năm. Tập trung đề xuất những
ý tưởng vào 03 nội dung chính: về các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang; về xây dựng Đảng,
chính quyền, đoàn thể tỉnh Bắc Giang vững mạnh; về giải quyết các vấn đề về văn
hóa, xã hội tỉnh Bắc Giang.
Tổ chức trao thưởng những ý tưởng
tiêu biểu theo từng quý và trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cả năm.
Tổ chức hội thảo hoàn thiện những ý
tưởng có giá trị và tính khả thi cao để tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh quyết định
triển khai, nhân rộng.
- Đơn vị thực hiện: Liên hiệp hội chủ
trì, phối hợp với Báo Bắc Giang triển khai tổ chức thực hiện.
3. Nguồn vốn thực hiện Đề án:
3.1. Nguồn
vốn:
Nguồn vốn thực hiện Đề án: Ngân sách
tỉnh và các nguồn huy động khác.
3.2. Tổng mức kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện Đề án:
12.296.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ, hai trăm chín mươi sáu triệu đồng)
Trong đó:
- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
cấp tỉnh: 5336 triệu đồng. Phân kỳ thực hiện:
+ Năm 2017 là 1.094 triệu đồng.
+ Năm 2018 là 1.574 triệu đồng.
+ Năm 2019 là 1.574 triệu đồng.
+ Năm 2020 là 1.094 triệu đồng.
- Nguồn huy động khác (kinh phí lồng
ghép các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh và xã hội hóa): 6.960 triệu đồng.
4. Tiến độ thực hiện Đề án:
Tiến độ triển khai thực hiện Đề án từ
năm 2017 đến 2020.
5. Hiệu quả của Đề án:
5.1. Về
kinh tế
Đề án đề xuất được những cơ chế,
chính sách cụ thể để thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong và
ngoài tỉnh tham gia tổng kết thực tiễn, hoạch định chính sách của tỉnh; tư vấn
giải quyết những vấn đề nảy sinh tại địa phương; phản biện nâng cao chất lượng
và tính khả thi của các chương trình, đề án, quy hoạch của tỉnh; triển khai tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; đồng thời, liên kết tổ chức
nghiên cứu triển khai đề tài, dự án ứng dụng khoa học
- công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế của tỉnh.
5.2. Về xã hội
Đề án đã đưa ra phương thức đổi mới
hoạt động của các hội theo hướng tăng cường thực hiện một số nhiệm vụ của các
cơ quan nhà nước liên quan đến chức năng chuyên ngành của các hội tập hợp trí
thức của tỉnh, góp phần tinh giản biên chế, bộ máy của cơ
quan nhà nước. Nghiên cứu chuyển một số dịch vụ sự nghiệp công từ cơ quan nhà
nước sang các hội có đủ năng lực đảm nhận, từng bước các hội tự trang trải về
kinh phí, giảm gánh nặng cho ngân sách của tỉnh.
III. Các giải pháp
thực hiện Đề án:
1. Giải pháp về đổi mới, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các hội tập hợp trí thức:
Xác định rõ vai trò của Liên hiệp các
Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh là tổ chức chính trị - xã hội, có chức năng tập hợp
trí thức khoa học và công nghệ theo đúng tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ
Chính trị và Quyết định số 1795/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng cơ chế về tổ chức quản lý nhằm
gắn kết giữa Liên hiệp hội và các hội thành viên, nâng cao hiệu quả hỗ trợ, phối
hợp hoạt động và nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động
của các hội thành viên; nghiên cứu thành lập khối thi đua gồm Liên hiệp hội và
các hội tập hợp trí thức; xây dựng Quy chế thi đua - khen thưởng trong hệ thống
Liên hiệp hội.
Xây dựng chương trình phối hợp giữa
Liên hiệp hội với một số sở, ban ngành, các đoàn thể tỉnh liên quan như: Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh... nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp hội
trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đào tạo,
phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường.
Lựa chọn một số nhiệm vụ của các cơ
quan nhà nước liên quan đến chức năng chuyên ngành của các hội tập hợp trí thức
của tỉnh thực hiện; nghiên cứu chuyển một số dịch vụ sự nghiệp công từ cơ quan nhà nước sang các hội có đủ năng lực đảm nhận như: tư vấn trợ giúp pháp
lý; bồi dưỡng, đào tạo, dạy nghề; các dịch vụ giám định, thẩm định, cấp giấy chứng
nhận, chứng chỉ hành nghề.
Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của
các hội tập hợp trí thức; nâng cao chất lượng hiệu quả các
hoạt động phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Tăng cường
tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học để thu hút, phát huy trí tuệ của đội
ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về tri thức
khoa học và công nghệ trên Trang thông tin điện tử của Liên hiệp hội.
2. Giải pháp thu hút, tập hợp, phát
huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trình độ cao ở ngoài tỉnh tham gia phát triển
kinh tế - xã hội địa phương:
Hỗ trợ, phát triển thị trường khoa học
và công nghệ; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức dịch vụ khoa học
và công nghệ, trung tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh hoạt động sàn
giao dịch công nghệ - thiết bị của tỉnh; Chủ động kết nối, mời gọi doanh nhân
là người Bắc Giang ở nước ngoài và ngoài tỉnh đầu tư phát triển, mở rộng doanh
nghiệp sản xuất và chuyển giao công nghệ tại địa phương.
Thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bảo
quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
Tăng cường phối hợp hoạt động với Hội
các nhà khoa học Bắc Giang tại Hà Nội trong thu hút trí thức ở ngoài tỉnh, lực
lượng chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành tham gia công tác tư vấn, phản biện, hội
thảo khoa học, các diễn đàn tổ chức tại tỉnh; tăng cường liên
kết với các trung tâm, cơ quan nghiên cứu khoa học, công
nghệ, các trường đại học, các tổ chức quốc tế để tranh thủ
sự giúp đỡ về chuyên môn, khoa học nhằm giải quyết các vấn đề từ thực tế đặt ra
ở địa phương. Khuyến khích các hình thức hợp tác, gắn kết
việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuyển giao khoa học công nghệ giữa các trường,
các viện nghiên cứu với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Liên hiệp hội là đầu mối kết nối các sở, ban, ngành của tỉnh với các viện,
trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa học ở Trung ương và ngoài tỉnh.
3. Giải pháp về cơ chế, chính sách đối
với Liên hiệp hội và các hội thành viên:
Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của
Liên hiệp hội đảm bảo theo đúng định hướng của Trung ương, đáp ứng vai trò của
tổ chức chính trị - xã hội và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Giao dự toán hàng năm cho Liên hiệp hội
với định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên và bảo đảm
các điều kiện hoạt động, các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức ở Liên hiệp hội như đối với các tổ chức chính trị -
xã hội khác.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý về
tổ chức đối với hội trí thức, hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mô
hình tổ chức hệ thống của các hội tập hợp trí thức thống nhất ở các cấp,
Các ngành chủ quản tạo điều kiện bố
trí về trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động của các hội
chuyên ngành.
Xây dựng chế độ phụ cấp hoạt động
hàng năm cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên hiệp hội; hỗ
trợ kinh phí cho các hội thành viên để tổ chức đại hội thành lập, đại hội
nhiệm kỳ và tổ chức hoạt động chuyên môn.
4. Giải pháp huy động nguồn lực thực
hiện:
Liên hiệp hội và các hội thành viên
tăng cường hoạt động hợp tác, thu hút các nguồn lực xã hội
hóa, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các hội trong tình hình mới. Tranh thủ nguồn
vốn từ Trung ương, phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp hội Việt Nam và các hội
ngành Trung ương trong thu hút các dự án khoa học và công nghệ, triển khai các
mô hình sản xuất và các hoạt động liên quan đến phổ biến
kiến thức, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tại địa phương.
Tăng cường vận động, khai thác và
nâng cao hiệu quả sử dụng hỗ trợ phát triển (ODA), nguồn viện trợ của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền
vững của tỉnh; tập trung vào các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển
nông thôn; Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Giáo dục và đào tạo; Đào tạo nghề;
Giải quyết các vấn đề xã hội; Vệ sinh môi trường.
Liên kết với các trường đại học, cao
đẳng để tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề mở tại địa
phương cho cán bộ, hội viên. Mở rộng các hoạt động dịch vụ chuyển giao khoa học
và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; y tế,
chăm sóc sức khỏe; xử lý rác thải và bảo vệ môi trường.
IV. Tổ chức thực
hiện:
1. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh và các hội thành viên:
- Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh là cơ quan chủ trì tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo
dõi, đôn đốc và tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết những vấn đề
mới nảy sinh trong thực hiện Đề án;
- Tổ chức tập hợp trí thức trong và
ngoài tỉnh tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương
trình, đề án, quy hoạch của tỉnh; tham gia hoạch định các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vận động trí thức người Bắc Giang ở
ngoài tỉnh, ở ngoài nước; chuyên gia đầu ngành đang công tác,
sinh sống trong và ngoài nước đầu tư, tham gia các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh;
- Tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính
sách đối với Liên hiệp hội và các hội thành viên; xây dựng chương trình phối hợp
hoạt động với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; hoàn thành trong năm
2017;
- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn rà
soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các hội bảo đảm không chồng
chéo, tinh gọn, hiệu quả; Xây dựng mô hình tổ chức hệ thống của các hội tập hợp
trí thức thống nhất ở các cấp; hoàn thành trong năm 2017;
- Các hội thành viên thuộc Liên hiệp hội căn cứ nội dung Đề án, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động, tập trung vào các hoạt động phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật;
làm tốt công tác thu hút, tập hợp hội viên. Đề xuất những dịch vụ công và dịch vụ hành chính công Hội có thể đảm nhiệm, từng bước tự trang trải về kinh phí hoạt động.
2. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu? đề xuất áp dụng chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức công tác ở Liên hiệp hội và các hội thành viên;
- Chủ trì, phối hợp với Liên hiệp hội
tỉnh tham mưu, đề xuất cơ chế quản lý về tổ chức đối với hội trí thức, hội nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh và cơ chế tổ chức
quản lý giữa Liên hiệp hội và các hội thành viên;
- Tham mưu, đề xuất sáp nhập một số hội
có tính chất, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động gần giống nhau, thống nhất
theo ngành dọc từ Trung ương; hoàn thành trong năm 2018.
3. Sở Tài chính:
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân đối,
bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo từng
năm;
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, đề
xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức
ở ngoài tỉnh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì tham mưu phát triển thị trường
khoa học và công nghệ; thành lập tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trung
tâm xúc tiến chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh hoạt động sàn giao dịch công nghệ
- thiết bị của tỉnh;
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nội dung
liên quan đến ứng dụng công nghệ cao và các mô hình sản xuất
áp dụng khoa học công nghệ mới tại địa phương.
5. Các sở, ban, ngành khác thuộc UBND
tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Liên hiệp hội
kết nối với các viện, trung tâm nghiên cứu và các nhà khoa
học ở Trung ương và ngoài tỉnh trong chuyển giao công nghệ, tham gia tư vấn,
phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đơn vị quản lý;
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động
của các hội ngành thuộc thẩm quyền quản lý. Tạo điều kiện cho hội ngành chủ
trì, tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; nghiên cứu, lựa chọn
một số nhiệm vụ, dịch vụ sự nghiệp công của sở, ban, ngành
giao cho các hội tập hợp trí thức của tỉnh có đủ năng lực đảm nhận.
6. UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động
của các hội thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp thực hiện các nội dung của Đề án
được triển khai trên địa bàn;
- Hàng năm, bố trí một phần ngân sách
của huyện, thành phố trong triển khai các mô hình sản xuất áp dụng khoa học và
công nghệ mới; huy động nguồn lực xã hội hóa tại địa bàn;
- Phối hợp với Liên hiệp hội thành lập Hội khoa học và kỹ thuật cấp huyện khi đủ điều kiện.
Điều 2. Thủ trưởng các sở,
ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Kho bạc nhà
nước tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Lưu: VT, Nam.CN.
Bản điện tử:
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, TH, KT, TPCNN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thái
|