ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1596/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 10
tháng 7 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM
2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
1040/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về
Quyết định ban hành Chương trình “Bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -
2020”;
Căn cứ Kế hoạch số
247/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Kế
hoạch thực hiện Quyết định số 1235/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình thúc đẩy
quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1421/TTr-SLĐTBXH ngày 29 tháng 6
năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Kế hoạch kiểm tra thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh
An Giang năm 2018 (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và
Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo
dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành
có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở ngành có liên quan ;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Website Văn phòng
- Phòng: KGVX, TH;
- Lưu: HC-TC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2018
(ban hành kèm theo Quyết định số 1596/QĐ-UBND ngày 10/7/2018)
Căn cứ Quyết định số
1040/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về
Quyết định ban hành Chương trình “Bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -
2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 247/KH-UBND
ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về Kế hoạch thực
hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia
của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Kế hoạch kiểm tra thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh An Giang với nội
dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nhằm phát hiện và kịp thời chấn
chỉnh các hoạt động, công tác liên quan đến thực hiện quyền trẻ em tại địa phương,
giúp các em được phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình; qua đó tư vấn
cho địa phương về công tác xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc và yêu
thương, nhà trường, bệnh viện an toàn, thân thiện và lành mạnh.
Thúc đẩy việc thực hiện quyền
trẻ em ở các cấp, các ngành, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu xã hội
và kinh tế của đất nước, của tỉnh, đảm bảo hiệu quả sự cạnh tranh, hội nhập với
quốc tế.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM
TRA
1. Nội dung kiểm tra
- Triển khai thực hiện Quyền
trẻ em theo Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1235/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai
đoạn 2016 - 2020.
- Công tác phối hợp liên ngành
thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Việc thực hiện một số quyền
trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016 có hiệu lực thi hành từ 1/6/2017 trong các
lĩnh vực: Y tế; tư pháp; giáo dục; vui chơi giải trí tại các trường mẫu giáo,
nội dung các quyền cụ thể sau:
+ Quyền được khai sinh và có
quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch;
được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
+ Quyền được chăm sóc sức khỏe:
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử
dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
+ Quyền được giáo dục, học tập
và phát triển năng khiếu: Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; Trẻ em được bình đẳng về cơ
hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát
minh.
+ Quyền vui chơi, giải trí: Trẻ
em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
+ Quyền của trẻ em khuyết tật:
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người
khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc
biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
+ Quyền được bảo vệ để không bị
xâm hại tình dục: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị
xâm hại tình dục.
+ Quyền được bảo vệ để không bị
bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc : Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để
không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của
trẻ em.
2. Hình thức kiểm tra
2.1. Kiểm tra thực tế
Đoàn kiểm tra chia làm 02 đoàn
làm việc để thực hiện việc kiểm tra thực tế việc thực hiện quyền trẻ em tại các
đơn vị y tế và trường học.
- Đoàn 1: gồm các ngành Y tế,
Công an, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ. Thực hiện
kiểm tra thực tế tại 01 Trung tâm y tế huyện hoặc 01 trạm y tế xã, phường, thị
trấn trên địa bàn huyện được kiểm tra.
+ Đoàn 2: gồm các ngành Sở Giáo
dục - Đào tạo; Sở Tư pháp; Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch; Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội; Tỉnh đoàn. Thực hiện kiểm tra thực tế tại 01 Trường mẫu giáo
hoặc 01 nhà trẻ của công lập hoặc tư nhân.
Đoàn kiểm tra trao đổi các nội
dung liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em trong lĩnh vực y tế và giáo dục,
cụ thể:
- Y tế: Quy trình việc khám
chữa bệnh trẻ em và việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh và bảo hiểm y tế cho trẻ em.
- Về giáo dục: các hoạt động
thực hiện quyền trẻ em về giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu tại địa
phương và đơn vị kiểm tra.
2.2. Làm việc với ban điều
hành Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và các đơn vị kiểm tra thực tế
tại UBND huyện
Sau khi kiểm tra thực tế tại 02
đơn vị nêu trên, đoàn kiểm tra sẽ làm việc với UBND huyện, nghe báo cáo về việc
thực hiện quyền trẻ em tại địa phương, trao đổi với địa phương về một số vấn đề
liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em theo Luật Trẻ em; Trưởng đoàn kiểm tra
sẽ kết luận công tác kiểm tra tại địa phương.
3. Các đơn vị kiểm tra
Kiểm tra thực hiện quyền trẻ em
tại các đơn vị: huyện An Phú, Chợ Mới, Tịnh Biên, Châu Thành, thị xã Tân Châu.
Địa điểm kiểm tra: UBND huyện
cung cấp danh sách các trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập hoặc tư nhân; các đơn
vị y tế trên địa bàn cấp huyện. Đoàn kiểm tra sẽ chọn 01 đơn vị ngành giáo dục,
01 đơn vị y tế để đi kiểm tra thực tế việc thực hiện quyền trẻ em.
4. Thành phần đoàn kiểm tra
4.1. Thành lập đoàn kiểm
tra việc thực hiện quyền trẻ em gồm các ông, bà có tên sau:
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội: Trưởng đoàn
- Sở Y tế: Phó Trưởng đoàn
- Sở Giáo dục - Đào tạo: Phó
Trưởng đoàn
- Công an tỉnh: Thành viên
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du
lịch: Thành viên
- Sở Tư pháp: Thành viên
- Mời Hội Liên hiệp phụ nữ:
Thành viên
- Mời Tỉnh Đoàn: Thành viên
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội cử cán bộ làm nhiệm vụ Thư ký tham gia đoàn kiểm tra.
4.2. Thành phần cấp
huyện tham dự buổi làm việc của đoàn kiểm tra gồm: Ban điều hành Hệ thống Bảo
vệ trẻ em dựa vào cộng đồng cấp huyện và những đơn vị kiểm tra thực tế tại địa
phương.
5. Thời gian kiểm tra: dự
kiến tháng 9/2018
III. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Kinh phí hoạt động của đoàn kiểm
tra được chi từ nguồn kinh phí bảo vệ trẻ em do UBND tỉnh cấp cho sở Lao động -
Thương binh và Xã hội năm 2018.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND huyện, đơn vị
được kiểm tra chuẩn bị báo cáo nội dung theo yêu cầu kiểm tra và tạo điều kiện
thuận lợi cho Đoàn kiểm tra đến làm việc, đồng thời có gửi báo cáo cho các
thành viên của Đoàn kiểm tra trong buổi làm việc (mẫu đính kèm); Lập danh sách
các trường mẫu giáo, nhà trẻ tư nhân trên địa bàn huyện để cung cấp cho đoàn
kiểm tra.
2. Các thành viên của
đoàn kiểm tra sẽ trao đổi, tư vấn và đóng góp những vấn đề liên quan thực hiện
quyền trẻ em và hoạt động bảo vệ trẻ em của ngành, địa phương, sau đó Trưởng
đoàn có đánh giá và kết luận sau buổi làm việc.
3. Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội thống nhất lịch và nội dung kiểm tra với các thành viên của
Đoàn, có công văn thông báo cho các đơn vị được kiểm tra chuẩn bị nội dung theo
yêu cầu, quyết toán kinh phí hoạt động theo quy định hiện hành.
4. Trưởng đoàn và Thư ký
có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra gửi thường trực UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị
được kiểm tra ở các địa phương và đoàn kiểm tra nghiêm túc thực hiện tốt kế
hoạch này./.