ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1560/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 96/QĐ-TTG NGÀY 19
THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 VÀ BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24
tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác xây dựng gia đình trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị định số 02/2013/NĐ-CP
ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình;
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh
giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình;
Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát
triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt
Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao tại Công văn số 1342/SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 14 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 96/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình đến năm 2030 và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành
Thành phố, các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐNDTP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Viện KSNDTP; Tòa án ND TP;
- Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể TP;
- Đài Truyền hình TP; Đài Tiếng nói NDTP;
- VPUB: Các PVP;
- Phòng VX;
- Lưu: VT, (VX/LH).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Anh Đức
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 96/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2022
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 VÀ BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 1560/QĐ-UBND
ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ
gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình, khơi gợi tình yêu
thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh
phúc, quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc.
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng
giá trị, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện từ gia đình, khơi dậy khát vọng cống hiến góp phần
xây dựng và phát triển đất nước.
Xác định và từng bước đưa vào cuộc sống
các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các sở,
ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội Thành phố,
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử trong gia đình
phù hợp với thực tiễn của địa phương, đơn vị, chủ động lồng ghép vào nhiệm vụ
thường xuyên, văn bản chỉ đạo hằng năm của ngành, đơn vị.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp nhằm đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống
và ứng xử trong gia đình.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân
cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy,
nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển
bền vững đất nước.
Tạo sự chuyển biến về nhận thức của
các ngành, các cấp và người dân Thành phố về vai trò, vị trí và ý nghĩa của gia
đình trong việc góp phần phát triển và hình thành nhân cách của con người Việt
Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Các chỉ tiêu
Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt trên 90% hộ gia đình
đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể
thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình được
cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể
thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và
các quận, huyện.
Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 95% công nhân lao động
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tham gia sinh hoạt chuyên đề về giáo
dục đạo đức, lối sống và ứng xử trong gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Liên đoàn Lao động
Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và
các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện.
Chỉ tiêu 4: 100% đơn vị cấp phường, xã, thị trấn hàng tháng có nội dung tuyên truyền
về giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử trong gia đình trên hệ thống thông tin
cơ sở.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Chỉ tiêu 5: Phấn đấu hằng năm 100% học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục được
tham gia sinh hoạt về giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử
trong gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào
tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan có liên
quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
Chỉ tiêu 6: Phấn đấu hàng năm 100% cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp
nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội được tham gia sinh hoạt chuyên đề về
giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử trong gia đình.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
2.2. Các tiêu chí ứng xử trong gia
đình (Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01
năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) (đính kèm)
Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể
thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan có liên quan, Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về tầm quan trọng của giáo dục
đạo đức, lối sống và ứng xử trong gia đình.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác gia đình; chuẩn
mực đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, giáo dục truyền thống yêu nước,
tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến
vì lợi ích cộng đồng, xã hội.
- Đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa hình
thức truyền thông. Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đạo đức, lối sống về phát triển
gia đình. Nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình gia đình tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận,
anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; phê phán các hành vi lệch chuẩn, vi phạm
các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa truyền thống và các hủ tục như tảo
hôn, hôn nhân cận huyết.
- Thống nhất nhận thức, hành động của
các cấp, các ngành trong việc giáo dục đạo đức, lối sống. Phát huy vai trò của
người uy tín trong cộng đồng, tổ trưởng tổ dân phố trong việc tuyên truyền, phổ biến truyền cảm hứng cho các thành
viên trong gia đình, xã hội về đạo đức, lối sống. Chú trọng ngăn ngừa thông tin
và sản phẩm văn hóa độc hại tác động đến gia đình.
- Phát triển mạng lưới cộng tác viên
tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng, đạo đức, lối sống và ứng
xử cho các thành viên trong gia đình.
- Đẩy mạnh và lồng ghép các nội dung
truyền thông về Bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, Bộ tiêu chí ứng xử
trong gia đình.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình
- Rà soát, xây dựng, ban hành các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tài liệu, các sản phẩm truyền thông
về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng
xử trong gia đình.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thực
hiện công tác gia đình các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng, ký kết các chương trình
phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan về thực hiện công tác gia đình.
3. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở
nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
- Phát huy hiệu quả sử dụng các thiết
chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh, luyện
tập thể dục thể thao góp phần xây dựng con người Việt Nam
khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
- Củng cố vai
trò của hệ thống các thiết chế văn hóa: Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa -
Thể thao, Trung tâm Thể dục Thể thao, Nhà văn hóa, Nhà truyền thống, Thư viện,
Cung văn hóa lao động, Nhà thiếu nhi và các thiết chế công trình văn hóa, lịch
sử trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa
cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ.
- Xây dựng các trang tin trên hệ thống
thông tin cơ sở về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống,
khơi dậy khát vọng cống hiến cho mọi thanh niên trong cộng đồng, góp phần xây dựng
môi trường xã hội an toàn lành mạnh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức,
lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết từ cơ sở.
4. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội
trong giáo dục đạo đức, lối sống.
a) Vai trò của Gia đình
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của
ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình trong việc
tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm
giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho thanh niên, thiếu niên,
nhi đồng.
- Đẩy mạnh và lồng ghép các nội dung
truyền thông về bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
b) Vai trò của Nhà trường
- Nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc
ứng xử văn hóa trong trường học.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt giáo dục
đạo đức, lối sống trong gia đình cho học sinh, sinh viên.
- Chủ động đề xuất, phối hợp với các
đơn vị liên quan để tuyên truyền, xây dựng môi trường ứng xử văn hóa, biểu
dương kịp thời các điển hình những tấm gương
tốt đẹp về ứng xử văn hóa trong trường học.
c) Chính quyền địa phương các cấp
tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về
giá trị của gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo đức lối sống
trong gia đình để phát triển con người toàn diện từ gia đình, nhất là thế hệ trẻ.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển
đổi số trong giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống trong gia đình
- Khai thác hiệu quả các ứng dụng
công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong việc giáo dục đạo đức, lối
sống cho các thành viên trong gia đình phù hợp với từng độ tuổi, nhóm đối tượng.
- Ứng dụng phần
mềm, công cụ trên không gian mạng để nắm bắt kịp thời thông tin, định hướng dư
luận về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; kịp thời phát hiện
và ngăn chặn những rủi ro, xung đột, bạo lực trong gia đình.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát và biểu dương,
khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả
cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
cho công tác gia đình, ưu tiên vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt
khó khăn và nơi có khu chế xuất, khu công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến
khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cho cán bộ,
người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia
đình.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch
được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, đoàn
thể chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện trên cơ sở kế hoạch đề xuất hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị
Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, định hướng hệ thống tuyên giáo thành phố tuyên
truyền nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình phù hợp với tình hình
mới đến tận các chi ủy cơ sở.
2. Sở Văn
hóa và Thể thao
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối
sống trong gia đình đến năm 2030.
- Triển khai Quyết định số
224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác gia đình; Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và các hoạt
động chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình theo hướng dẫn của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực,
kỹ năng, kiến thức về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống
trong gia đình cho đội ngũ công chức, cộng tác viên thực hiện
công tác gia đình các cấp.
- Tổ chức truyền thông vào các dịp
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hằng năm; giáo dục đạo
đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong gia đình phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm
tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
- Phát triển đa dạng các loại hình,
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các sinh
hoạt cộng đồng khác nhằm bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách,
giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho thế hệ trẻ.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng danh
hiệu thi đua trong công tác gia đình. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc
bộ về gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, kiểu mẫu. Biểu dương,
khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả
trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức,
lối sống trong gia đình vào hoạt động của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa”. Xây dựng, ký kết các chương trình phối
hợp với các cơ quan liên quan về thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống
trong gia đình.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết
quả, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ báo cáo Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân Thành phố; tham mưu cho Ủy ban nhân dân
Thành phố tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030.
3. Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các
chương trình, đề án về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy
khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng
và xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
xây dựng tài liệu giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Lồng ghép nội dung
giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình vào các chương trình, đề án của ngành.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức
các hoạt động sinh hoạt về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
4. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì triển khai các hoạt động về
bình đẳng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình, hướng dẫn, kiểm tra,
tuyên truyền nội dung về thực hiện bình đẳng giới, chăm
sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
trong gia đình.
5. Sở Tư
pháp
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị có liên quan triển khai các hoạt động về chăm sóc người cao tuổi, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình; Tổ chức tuyên
truyền và hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục đời sống gia đình vào chương
trình học tập của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình, tình hình thực
hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, đạo đức, lối sống, quan hệ ứng xử giữa
các thành viên trong gia đình.
6. Công
an Thành phố
Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong
hoạt động phòng ngừa, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và chủ trì xử lý các hành
vi vi phạm có liên quan đến bạo lực gia đình. Triển khai
thực hiện chỉ tiêu 06 trong lực lượng của ngành đồng thời tuyên truyền, vận động
cán bộ chiến sĩ đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa
phương nơi cư trú.
7. Sở
Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân
Thành phố
Chỉ đạo các cơ quan báo đài Thành phố
chú trọng xây dựng hoặc lồng ghép nội dung trong các chuyên trang, chuyên mục
và đưa tin, phát sóng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống gia đình. Tăng cường
tuyên truyền nội dung thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo
đức, lối sống trong gia đình, phát huy mạnh mẽ vai trò của
cơ quan báo chí trong nhiệm vụ bảo tồn, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia
đình.
8. Sở Tài
chính
Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hàng
năm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch.
9. Các sở,
ngành cơ quan liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này.
10. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội
Thành phố
Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức,
lối sống trong gia đình vào các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; phối hợp triển khai Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL
ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Bộ
tiêu chí ứng xử trong gia đình và các phong trào khác; tập trung tuyên truyền,
giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình cho hội viên, đoàn viên và các tầng lớp
Nhân dân.
10.1.
Liên đoàn Lao động Thành phố
Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ,
công nhân viên chức và người lao động xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, triển
khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Triển khai các chỉ tiêu, nhiệm
vụ về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến
khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ để cán bộ, người lao động tham gia, học tập nội dung giáo dục đạo đức, lối
sống trong gia đình, trong đó chú trọng đối tượng là công
nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.
10.2. Hội
Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô
hình gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, đặc biệt là mô hình “Xây dựng
gia đình 5 không - 3 sạch”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối
sống trong gia đình và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng
xử trong gia đình cho hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân.
10.3.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo
chuyên đề về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho đoàn viên, thanh
niên; tuyên truyền vận động xóa bỏ tảo hôn, kết hôn sớm, hôn nhân cận huyết thống.
10.4. Hội
Nông dân Thành phố
Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức,
lối sống trong gia đình và Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cho các tố viên, hội
viên trong các buổi sinh hoạt gắn với thi đua thực hiện tiêu chí “Người nông
dân mới Thành phố Hồ Chí Minh”.
11. Ủy ban
nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình phù hợp với đặc điểm
và điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Bố trí nguồn lực
của địa phương cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong
gia đình và lồng ghép trong các hoạt động của chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam và các Chương trình, Đề án trên địa bàn.
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân
trên địa bàn đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình theo Quyết định
số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và báo cáo viên cấp xã, phường, thị trấn về giáo dục
đạo đức, lối sống trong gia đình.
- Thường xuyên đôn đốc, tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
IV. CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN BÁO CÁO
Các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị
- xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức các quận, huyện gửi kế hoạch
hoạt động hoặc lồng ghép trong kế hoạch hoạt động hằng năm về Sở Văn hóa và Thể
thao trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 để tổng hợp. Kế hoạch các năm
sau đó gửi trước ngày 30 tháng 01 hằng năm; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực
hiện Kế hoạch về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 15 tháng 11 hàng năm; Sở Văn
hóa và Thể thao có trách nhiệm tham mưu báo cáo cho Ủy ban nhân dân Thành phố
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Căn cứ nội dung của Kế hoạch, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành, đoàn thể Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận,
huyện, triển khai thực hiện./.
BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
(Ban
hành Kèm theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng,
bình đẳng, yêu thương, chia sẻ.
- Nguyên tắc “Tôn trọng”: Đánh giá
đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa
chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- Nguyên tắc “Bình đẳng”: Có nghĩa vụ
và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho
sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó.
- Nguyên tắc “Yêu thương”: Có tình cảm
gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.
- Nguyên tắc “Chia sẻ”: Cùng nhau vun
đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
2. Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng:
Chung thủy, nghĩa tình.
- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn
nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm
nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình.
- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn
nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội.
- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống
nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.
3. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với
con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương.
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho
con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con
cháu.
- Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không
có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân.
- Trao truyền các giá trị truyền thống,
kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con
cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
4. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ,
cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép.
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ
và các thành viên trong gia đình.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình
những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính.
- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng
cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em:
Hòa thuận, chia sẻ.
- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều
hay, lẽ phải.
- Anh chị bao dung đối với em, em
kính trọng anh chị.
- Cùng chia sẻ với nhau công việc
chung trong gia đình, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn./.