UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
143/2008/QÐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 06 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ
- VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH”.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29.6.2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ - CP ngày 11.11.2002 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Di sản văn hoá;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
298/TTr-SVH,TT&DL ngày 16.7.2008 về việc ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng
di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Bắc Ninh”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Bắc
Ninh”
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ
quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành
liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
UBDN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 143/2008/QĐ-UBND Ngày 06 tháng 10 năm
2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy chế này cụ
thể hoá một số điều của Luật Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phân
công trách nhiệm các cấp, các ngành nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân
trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Tất cả các
di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Các tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài đang có những hoạt động liên quan tới di tích
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương II
TIÊU CHÍ DI TÍCH, PHÂN
LOẠI DI TÍCH, XẾP HẠNG DI TÍCH
Điều 3. Tiêu chí di tích
1. Di tích phải
có một trong những tiêu chí được quy định theo Điều 28 Luật Di sản văn hoá, cụ
thể như sau:
a) Công trình
xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước
và giữ nước;
b) Công trình
xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh
nhân của đất nước;
c) Công trình
xây dựng, địa điểm gắn với lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng
chiến;
d) Địa điểm
có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
đ) Quần thể
các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu
về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Điều 4. Phân loại di tích
Di tích tỉnh
Bắc Ninh được phân loại như sau:
1. Di tích lịch
sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);
2. Di tích kiến
trúc nghệ thuật;
3. Di tích khảo
cổ.
Điều 5. Đối tượng di tích được xếp hạng và cấp xếp hạng di
tích
1. Di tích cấp
tỉnh bao gồm:
a) Công trình
xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của địa
phương hoặc gắn với những nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của
địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b) Quần thể
các công trình kiến trúc hoặc các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu
biểu về kiến trúc, nghệ thuật xác định có trước thời kỳ cách mạng tháng Tám năm
1945;
c) Địa điểm
khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
d) Cảnh quan
thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công
trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ, có ý nghĩa về lịch sử trong phạm
vi địa phương;
đ) Di tích đã
xếp hạng cấp tỉnh, nếu có đủ tiêu chí thì nâng cấp xếp hạng di tích quốc gia.
2. Di tích quốc
gia bao gồm:
a) Công trình
xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân
tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa,
nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch
sử của dân tộc;
b) Công trình
kiến trúc nghệ thuật có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc;
c) Địa điểm
khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo
cổ;
3. Di tích quốc
gia đặc biệt bao gồm:
a) Công trình
xây dựng, địa điểm gắn với những sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt
quan trọng của lịch sử dân tộc gắn với anh hùng dân tộc và danh nhân tiêu biểu
có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình
kiến trúc nghệ thuật hoàn chỉnh, nguyên gốc, có giá trị đặc biệt đánh dấu các
giai đoạn phát triển của nghệ thuật kiến trúc nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm
khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng của các
văn hoá khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
Điều 6. Xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
tỉnh về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại Điều 31 của Luật Di sản văn hoá xem xét xếp hạng di tích.
2. Hồ sơ xếp
hạng di tích bao gồm:
a) Đơn đề nghị
xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sử dụng hoặc được giao quản lý di tích;
b) Lý lịch di
tích ;
c) Bản đồ vị
trí và sơ đồ chỉ dẫn đường đi đến di tích;
d) Bản đạc họa
kiến trúc, tỷ lệ 1/100 gồm: bản vẽ mặt bằng tổng thể, các mặt cắt ngang, cắt dọc,
bản vẽ những kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích;
đ) Tập ảnh mầu
khảo tả di tích, kiến trúc, tài liệu, hiện vật trong di tích, cỡ ảnh 9 x 12. Mỗi
di tích có từ 25-35 ảnh;
e) Bản thống
kê tài liệu hiện vật trong di tích;
g) Bản dập, dịch
văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm có trong di tích;
h) Biên bản
và bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của ủy ban nhân
dân các cấp, của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích tỉnh,
Phòng văn hoá và Thông tin, Phòng Tài nguyên và Môi trường;
i) Tờ trình về
việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Di sản văn hoá.
Điều 7. Nguyên tắc xác định phạm vi và các khu vực bảo vệ của
di tích
Khu vực bảo vệ
di tích được xác định như sau:
1. Khu vực bảo
vệ I gồm di tích và vùng được xác nhận là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được
bảo vệ nguyên trạng, được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Đối với di
tích là công trình xây dựng, địa điểm gắn với các sự kiện lịch sử, thân thế và
sự nghiệp của danh nhân thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm phản ánh những
diễn biến tiêu biểu của sự kiện lịch sử, những công trình lưu niệm gắn với danh
nhân liên quan đến di tích đó;
b) Đối với di
tích là địa điểm khảo cổ thì phạm vi khu vực bảo vệ I phải bảo đảm giữ nguyên
trạng toàn bộ phạm vi khu vực đã phát hiện và các di vật, địa hình, cảnh quan
có liên quan trực tiếp tới môi trường sinh sống của chủ thể đã tạo nên địa điểm
khảo cổ đó;
c) Đối với di
tích là quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc
đơn lẻ thì việc xác định khu vực bảo vệ I phải đảm bảo giữ nguyên trạng các
công trình vốn có của di tích bao gồm sân, vườn, ao, hồ và các yếu tố khác liên
quan đến di tích;
2. Khu vực bảo
vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I của di tích, có
thể xây dựng những công trình phù hợp phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích
nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường
sinh thái của di tích. Việc xác định và xây dựng các công trình phục vụ việc
tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Việc xác định
di tích có khu vực bảo vệ I được áp dụng trong trường hợp di tích đó nằm trong
khu vực dân cư hoặc liền kề các công trình xây dựng mà không thể di dời. Đối với
di tích gồm nhiều công trình xây dựng, địa điểm phân bố trên phạm vi rộng thì
phải xác định khu vực bảo vệ I cho từng công trình xây dựng, địa điểm;
b) Việc xây dựng
các công trình ở khu vực bảo vệ II nhằm tôn tạo và phát huy giá trị di tích đối
với di tích cấp tỉnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh, đối
với di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
3. Các khu vực
bảo vệ I và II được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh
vùng bảo vệ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di
tích.
Điều 8. Tổ chức xét duyệt hồ sơ xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức xét duyệt nội dung khoa học
và pháp lý của hồ sơ di tích trước khi trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, UBND tỉnh trình Bộ trưởng Bộ văn hoá,
Thể thao và Du lịch xem xét quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia và quốc
gia đặc biệt.
2. Thành phần
của Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quyết định.
Điều 9. Tổ chức trao nhận quyết định và bằng xếp hạng di tích
Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn chính quyền và nhân dân địa phương
có di tích được xếp hạng tổ chức lễ trao nhận quyết định và Bằng xếp hạng di
tích theo quy định của nhà nước bảo đảm trang trọng và tiết kiệm.
Điều 10. Hủy bỏ xếp hạng di tích
1. Giám đốc Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh việc hủy bỏ xếp
hạng di tích cấp tỉnh, trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hủy bỏ xếp
hạng di tích cấp quốc gia nếu có đủ căn cứ xác định di tích không đủ tiêu chuẩn
hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi.
2. Chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định hủy bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với di tích
đã được cấp xếp hạng sau khi có căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc di
tích bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch.
3. Đối với di
tích quốc gia việc hủy bỏ xếp hạng di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch quyết định; đối với di tích quốc gia đặc biệt việc hủy bỏ xếp hạng di
tích do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chương III
BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ
PHỤC HỒI DI TÍCH
Điều 11. Thẩm quyền cấp phép bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích
1. Chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh theo
đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; phê duyệt dự án bảo quản,
tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt thuộc nhóm B và
nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, sau khi có ý kiến bằng
văn bản của Bộ trưởng Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch.
2. Giám đốc Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp tỉnh; phê duyệt dự án bảo
quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt theo quy định
của pháp luật, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch; chịu trách nhiệm thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công
trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh
quan, môi trường của di tích; chịu trách nhiệm và ra các văn bản tu bổ cấp thiết
di tích, sau khi có đầy đủ hồ sơ thiết kế dự toán và văn bản đề nghị của ủy ban
nhân dân huyện, thành phố.
3. Ủy ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong việc xếp hạng di tích, xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích.
Điều 12. Các nguyên tắc và quy trình tiến hành bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích
Các nguyên tắc
bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải thực hiện theo Quy chế bảo quản, tu bổ
và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh (ban hành kèm theo
Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông
tin) như sau:
1. Chỉ tiến
hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã được xếp hạng trong trường hợp di
tích bị xuống cấp có nguy cơ hư hại nặng và phải lập thành dự án được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2. Đảm bảo
tính nguyên gốc, tính chính xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích;
3. Ưu tiên
cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ
thuật tu bổ và phục hồi khác;
4. Thay thế kỹ
thuật hay chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước
để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích;
5. Chỉ thay
thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ chứng cứ khoa học
chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ
phận gốc;
6. Thi công bảo
quản, tu bổ và phục hồi di tích thực hiện theo quy định của Nhà nước;
7. Đối với
các di tích tu bổ cấp thiết, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra văn bản
để thực hiện theo quy định tại Điều 13 khoản 1, 2, 3 của Quy chế này;
8. Đối với
các tài liệu hiện vật trong di tích bị hư hại cần phục chế, chủ sử dụng phải
làm đơn và được sự đồng ý của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho
phép.
9. Bảo đảm an
toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN
LÝ SỬ DỤNG DI TÍCH
Mục 1. NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH
Điều 13. Quản lý về đất đai của di tích
1. Đất đai
thuộc di tích phải được bảo vệ đúng theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm
phạm, lấn chiếm mua bán chuyển nhượng, huỷ hoại đất đai của di tích đã được nhà
nước xếp hạng; đất thuộc di tích lịch sử đã được xếp hạng phải được quản lý sử
dụng theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2003; các Điều 54, 93 Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm
2003.
2. Việc
khoanh vùng bảo vệ và sử dụng các khu vực đất đai của di tích được xếp hạng thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Di sản văn hoá và Điều 16 Nghị định
số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Di sản văn hoá.
3. Tổ chức,
cá nhân là chủ sử dụng di tích hoặc được giao quyền quản lý, sử dụng di tích phải
có trách nhiệm bảo vệ đất đai của di tích. Trong trường hợp phát hiện đất đai của
di tích bị xâm phạm, lấn chiếm, mua bán huỷ hoại phải có ngay biện pháp ngăn chặn,
bảo vệ và thông báo cho ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), phòng Văn hoá -
Thông tin các huyện (thành phố). Các cơ quan này khi nhận được thông báo phải kịp
thời trình ủy ban nhân dân huyện (thành phố) để áp dụng các biện pháp ngăn chặn,
bảo vệ và báo ngay với cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp để kịp thời xử lý,
giải quyết.
4. Ủy ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật
về quản lý và sử dụng đất đai di tích theo quy định của Pháp luật.
Điều 14. Quản lý các công trình kiến trúc, điêu khắc của di
tích
1. Nghiêm cấm
mọi hành vi xâm phạm, hủy hoại đối với các công trình kiến trúc điêu khắc của
di tích;
2. Việc bảo
quản, tôn tạo và phục hồi di tích được thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13,
14 của Quy chế này.
Điều 15. Quản lý cổ vật của di tích
1. Nghiêm cấm
mọi hành vi chiếm hữu, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật,
tài liệu, hiện vật cổ (sau đây gọi chung là cổ vật) của di tích; mọi hành vi
làm giả mạo cổ vật của di tích;
2. Việc mang
cổ vật ra khỏi di tích để nghiên cứu, trưng bày, triển lãm trong phạm vi của tỉnh
phải có giấy phép của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đưa cổ vật của
di tích ra phạm vi ngoài tỉnh phải có quyết định cho phép của Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh;
3. Việc phục
chế, làm bản sao cổ vật của di tích phải thực hiện theo những quy định sau:
a) Đối tượng
xin phép phải có đơn nêu mục đích rõ ràng;
b) Có bản gốc
để đối chiếu; có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;
c) Có sự đồng
ý của chủ sử dụng di tích;
d) Có giấy
phép của Giám đốc Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Tổ chức,
cá nhân được giao quyền quản lý sử dụng di tích phải có trách nhiệm bảo vệ cổ vật,
cảnh quan của di tích. Trong trường hợp phát hiện cổ vật của di tích bị mất
mát, huỷ hoại thì phải báo ngay cho cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời xử
lý, giải quyết.
Điều 16. Quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội trong khu
vực di tích
1. Nhà nước
tôn trọng mọi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tôn giáo của công dân
theo quy định của Pháp luật;
2. Nghiêm cấm
mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội trong phạm vi di tích để chống
lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây mất trật tự an ninh; tuyên
truyền trái pháp luật; chia rẽ đoàn kết cộng đồng dân tộc; tổ chức các hoạt động
mê tín dị đoan; phục hồi các hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; tổ
chức các dịch vụ trong khu nội tự của di tích; đánh bạc dưới mọi hình thức và
những hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Lễ hội
trong phạm vi di tích địa phương nào, uỷ ban nhân dân cấp đó chịu trách nhiệm
quản lý Nhà nước theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng
Chính phủ và quy định số 09/2007/QĐ-UBND ngày 29/1/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội.
Điều 17. Quản lý các nguồn kinh phí có liên quan đến di tích
1. Nguồn kinh
phí liên quan tới di tích bao gồm:
a) Ngân sách
nhà nước cấp cho công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích;
b) Phí tham
quan di tích;
c) Khoản tài
trợ, công đức và các khoản thu khác;
2. Quản lý sử
dụng:
a) Đối với
kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di
tích phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, thanh quyết toán theo đúng quy định
của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Đối với
nguồn thu phí tham quan di tích được quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành về
pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản quy định cụ thể của ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Đối với
các khoản công đức, tài trợ, các khoản thu khác được quản lý sử dụng theo quy định
hiện hành của pháp luật.
Điều 18. Quản lý về các hoạt động nghiên cứu, tham quan du lịch
tại di tích
Căn cứ các Điều
14, 15 Luật Di sản văn hoá, quản lý Nhà nước về các hoạt động nghiên cứu, tham
quan, du lịch tại di tích như sau:
1. Tổ chức,
cá nhân được giao quyền quản lý và sử dụng di tích có trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan,
nghiên cứu du lịch tại di tích.
2. Tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu phải được sự đồng ý của cơ quan
có thẩm quyền và chính quyền địa phương có di tích.
3. Nghiêm cấm
mọi hành vi chiếm hữu, xâm hại đến di tích của tổ chức, cá nhân trong quá trình
nghiên cứu, tham quan di tích và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Mục 2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ DI TÍCH
Điều 19. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban
nhân dân tỉnh:
a) Chỉ đạo
xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi
toàn tỉnh;
b) Chỉ đạo việc
kiểm kê, nghiên cứu đối với di tích và toàn bộ cổ vật của di tích trên địa bàn
toàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo kiểm
kê, đăng ký di tích; quyết định xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; lập
hồ sơ khoa học và pháp lý trình Bộ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết
định xếp hạng di tích quốc gia.
d) Chỉ đạo cấp
giấy phép cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn
toàn tỉnh theo thẩm quyền;
đ) Phê duyệt
các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo thực
hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di tích; giải quyết việc
khiếu nại, tố cáo về di tích; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di
tích;
g) Thực hiện
quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan tới di tích.
2. Ủy ban
nhân dân cấp huyện:
a) Quản lý và
sử dụng các di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh trên địa bàn lãnh thổ; phối
hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý các di tích quốc gia đặc biệt
quan trọng;
b) Có trách
nhiệm ngăn ngừa, bảo vệ, xử lý vi phạm pháp luật về di tích; đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng di tích và xây dựng kế hoạch bảo vệ,
bảo quản, tu bổ phục hồi di tích; thực hiện các Điều có liên quan của Quy chế
này.
3. Ủy ban
nhân dân cấp xã:
a) Trực tiếp
quản lý, sử dụng các di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý; tiếp nhận khai
báo về di tích để chuyển cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết;
b) Tổ chức bảo
vệ, bảo quản di tích, cổ vật của di tích trên địa bàn mình;
c) Kiến nghị
việc xếp hạng di tích và trùng tu tôn tạo di tích; chủ động triển khai việc tu
bổ di tích khi đã hoàn thiện hồ sơ và được cấp có thẩm quyền cho phép;
d) Phòng ngừa
và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi xâm phạm huỷ hoại đến di tích;
đ) Ngăn ngừa
và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
và lễ hội của di tích theo thẩm quyền.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Hướng dẫn
việc lập đề án quy hoạch, kế hoạch (dài hạn, hàng năm); các chương trình, dự án
về bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn toàn tỉnh để Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.
2. Lập hồ sơ
di tích trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
xem xét, ra quyết định xếp hạng di tích theo thẩm quyền.
3. Trình Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định
hủy bỏ xếp hạng di tích đã xếp hạng khi xác định di tích không còn đủ tiêu chuẩn
hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi.
4. Hướng dẫn
việc lập đề án bảo quản tu bổ và phục hồi di tích để trình Chủ tịch ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, phê duyệt cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt theo
quy định của pháp luật sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
5. Chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về hướng dẫn quản lý toàn bộ các hoạt
động của di tích (xếp hạng, tu bổ, trùng tu, bảo vệ đất đai, kiến trúc, cổ vật,
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, khách tham quan…).
6. Tổ chức,
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
di tích.
7. Hướng dẫn
việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị của
các di tích. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những
hành vi vi phạm pháp luật về di tích theo thẩm quyền.
8. Tổ chức hoặc
phối hợp với các cơ quan hữu quan khác thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát
huy giá trị di tích.
9. Tổ chức
khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và
phát huy giá trị di tích.
10. Thực hiện
quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan về di tích.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hàng năm Sở
Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ
quan có liên quan lập dự toán, phân bổ kinh phí chi sự nghiệp văn hóa phục vụ
cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích; cấp kinh phí cho những người
làm công tác bảo vệ, trông coi di tích lịch sử cách mạng theo Đề án đã được ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Thực hiện
kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá
trị di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch- Đầu tư
1. Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban ngành có liên quan xây dựng
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Tổng hợp
và cân đối vốn đầu tư hàng năm cho các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di
tích.
3. Thẩm định
các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền.
Điều 23. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban ngành có liên quan; ủy ban
nhân dân huyện (thành phố), xã (phường, thị trấn) trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di tích; ngăn chặn, xử lý kịp thời việc trộm cắp, mua bán, trao đổi, vận
chuyển trái phép cổ vật của di tích, những hành vi xâm chiếm, hủy hoại về đất
đai, kiến trúc của di tích, những hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo, lễ hội diễn ra trong di tích và những hành vi trái pháp luật khác ảnh hưởng
tới di tích.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan hữu quan khác
Các cơ quan hữu
quan khác trong tỉnh, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện các quy định của
Luật Di sản văn hóa về bảo vệ và phát huy giá trị di tích với những vấn đề thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Điều 25. Trách nhiệm của Ban quản lý di tích địa phương
1. Đối với tất
cả các địa phương có di tích được nhà nước xếp hạng đều phải thành lập Ban quản
lý di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Thành phần
Ban quản lý di tích địa phương như sau:
a) Đối với di
tích cấp quốc gia đặc biệt: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) ủy ban nhân dân huyện
(thành phố) làm Trưởng ban; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện (thành phố)
làm Phó ban; Chủ tịch ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) làm Phó ban Thường
trực; Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, đại diện các ban ngành đoàn thể như Mặt trận,
Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà sư trụ trì, ông từ…nơi có
di tích làm ủy viên;
b) Đối với di
tích quốc gia và di tích cấp tỉnh, thành phố: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) ủy
ban nhân dân xã (phường, thị trấn) làm Trưởng ban; Trưởng thôn (trưởng khu) làm
Phó ban Thường trực; đại diện các ban ngành đoàn thể như Mặt trận, Hội người
cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, nhà sư trụ trì, ông từ…nơi có di tích
làm ủy viên;
c) Việc thành
lập Ban quản lý các cấp: Di tích quốc gia đặc biệt do Chủ tịch ủy ban nhân dân
huyện (thành phố) ra quyết định; các di tích khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân
xã (phường, thị trấn) ra quyết định.
2. Ban quản
lý di tích địa phương có trách nhiệm:
a) Bảo vệ,
gìn giữ toàn bộ di tích (cảnh quan, môi trường, đất đai, kiến trúc, điêu khắc,
cổ vật…);
b) Chịu trách
nhiệm trực tiếp khi để di tích bị xâm phạm, hủy hoại như (xâm lấn đất đai, mất
mát thất lạc cổ vật của di tích, làm giả mạo cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan
trong di tích…);
c) Thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, hủy hoại đến
di tích;
d) Thông báo
kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về văn hóa khi di tích có nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất
mát cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan;
đ) Tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan,
nghiêm cứu, du lịch, tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội hợp
pháp tại di tích;
e) Được hưởng
một phần kinh phí trông nom bảo vệ di tích do địa phương quy định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Thanh tra nhà nước
Thanh tra nhà
nước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành về di tích có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị của di tích
(trong đó có Quy chế này);
2. Thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di
tích;
3. Ngăn chặn
và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di tích;
4. Tiếp nhận
và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di tích;
5. Kiến nghị
các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di tích.
Điều 27. Khiếu nại, tố cáo về di tích
1. Tổ chức,
cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành
luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Tổ chức,
cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di tích với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền,
thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Điều 28. Khen thưởng
Tổ chức, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích
được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Tổ chức thực hiện
Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện Quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc
phải tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xử lý kịp thời./.