TỔ CHỨC LỄ TANG, CHẾ ĐỘ
PHÚNG ĐIẾU ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH, NGƯỜI CÓ
CÔNG KHI TỪ TRẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 3 năm 2015 của
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định
việc tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức
đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần
(sau đây gọi chung là người từ trần).
Điều
2. Nguyên tắc tổ chức lễ tang
1. Việc tổ chức lễ
tang, chế độ phúng điếu đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng,
Nhà nước và Nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao cống hiến của cán bộ,
công chức, viên chức, của các đối tượng chính sách, người có công trong quá
trình hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Việc tổ chức lễ
tang đối với người từ trần cần được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với
nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và nếp sống văn minh. Khuyến khích tổ
chức an táng theo các hình thức hỏa táng, điện táng.
Điều
3. Lễ tang cấp cao
1. Đối tượng từ trần
được tổ chức lễ tang cấp cao:
a) Cán bộ đương chức,
thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và
tương đương;
b) Cán bộ hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt
thời kỳ chống Mỹ (1954-1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở
lên;
c) Các nhà hoạt động
xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải
thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
d) Các nhà hoạt động
xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải
thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động đang
công tác hoặc nghỉ hưu.
2. Đối với trường hợp
người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này mà bị kỷ
luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, lễ tang tổ chức theo hình thức
tương ứng với chức vụ cao nhất trong suốt quá trình công tác (trừ chức vụ bị
giáng chức hoặc cách chức).
3. Ban Tổ chức lễ tang
Ban Tổ chức lễ tang do
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy quyết định theo ủy
quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gồm từ 10 đến 15 thành viên đại diện cho Tỉnh ủy,
Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các
sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan nơi đồng chí từ trần đã hoặc đang
công tác, đại diện lãnh đạo huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn nơi cư trú
và quê hương của người từ trần. Tùy tình hình thực tế có thể thêm hoặc bớt
thành viên cho phù hợp. Ban Tổ chức lễ tang do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.
4. Các cơ quan sau đây
và gia đình đứng tên đưa tin buồn và ra thông báo về lễ tang:
a) Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh;
b) Hội đồng Nhân dân tỉnh;
c) Ủy ban Nhân dân tỉnh;
d) Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh.
Đối với người đang hoặc
đã giữ chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thì cơ quan đứng tên
đưa tin buồn có thêm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo Tây Ninh, Đài Phát
thanh và Truyền hình Tây Ninh đưa tin về lễ tang (không thu phí), gồm: Tin buồn,
thông báo về lễ tang, danh sách Ban Tổ chức lễ tang, tiểu sử, ảnh của người từ
trần, thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Tổ
chức lễ tang và gia đình. Khi Ban Tổ chức lễ tang có yêu cầu thì Đài Phát thanh
và Truyền hình Tây Ninh có trách nhiệm liên hệ với Đài Truyền hình Việt Nam và
Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh để thông báo tin buồn; Báo Tây Ninh liên
hệ với các Báo khác thông báo tin buồn.
5. Xây mộ và
chi phí lễ tang
a) Mộ xây bằng
đá granite, có kích thước theo quy định hiện hành;
b) Chi phí lễ
tang:
Thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 74/2013/TT-BTC, ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính
quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách Nhà nước
phục vụ lễ Quốc tang, lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao; mức chi từ ngân
sách Nhà nước cho một lễ tang cấp cao tối đa là 60 triệu đồng để chi cho các nội
dung sau:
- Các khoản
chi mang tính cố định: Tối đa là 45 triệu đồng
+ Chi mua quan
tài: Tối đa 10 triệu đồng;
+ Chi làm bàn
thờ: Tối đa 15 triệu đồng;
+ Chi xây vỏ mộ:
Tối đa 15 triệu đồng;
+ Chi mua vải
liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 5 triệu đồng.
- Các khoản
chi Ban Tổ chức lễ tang xem xét quyết định: Tối đa 15 triệu đồng
+ Chi làm 02
vòng hoa tiêu biểu và 15 vòng hoa luân chuyển;
+ Chi thuê xe
phục vụ lễ tang;
+ Chi quay video, chụp
ảnh;
+ Chi phục vụ
lễ tang.
Mức chi cho lễ
tang cấp cao theo quy định tại Thông tư số 74/2013/TT-BTC, do Ban Tổ chức lễ
tang thống nhất với gia đình các khoản chi phục vụ lễ tang để thực hiện theo
chính sách hiện hành.
Điều 4. Lễ tang cấp tỉnh
1. Đối tượng từ
trần là:
a) Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên đương chức, nguyên chức hoặc nghỉ hưu;
b) Phó Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, Bí thư
Huyện ủy, Thành ủy (không là Tỉnh ủy viên) đương chức.
2. Đối với trường
hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này, bị
kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, lễ tang tổ chức theo hình thức
tương ứng với chức vụ cao nhất trong suốt quá trình công tác (trừ chức vụ bị
giáng chức hoặc cách chức).
3. Ban Tổ chức
lễ tang do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy quyết định
theo ủy quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gồm từ 10 đến 15 thành viên đại diện
cho Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan nơi đồng chí từ trần đã
hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn
nơi cư trú và quê hương của người từ trần. Tùy tình hình thực tế có thể thêm hoặc
bớt thành viên cho phù hợp. Ban Tổ chức lễ tang do đồng chí Ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân tỉnh làm Trưởng ban.
5. Các cơ quan
sau đây và gia đình đứng tên đưa tin buồn và ra thông báo về lễ tang:
a) Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh;
b) Hội đồng Nhân dân tỉnh;
c) Ủy ban Nhân dân tỉnh;
d) Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh.
Báo Tây Ninh, Đài Phát
thanh và Truyền hình Tây Ninh đưa tin về lễ tang (không thu phí), gồm: Tin buồn,
thông báo về lễ tang, danh sách Ban Tổ chức lễ tang, tiểu sử, ảnh của người từ
trần, thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Tổ
chức lễ tang và gia đình. Khi Ban Tổ chức lễ tang có yêu cầu thì Đài Phát thanh
và Truyền hình Tây Ninh có trách nhiệm liên hệ Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí
Minh để thông báo tin buồn; Báo Tây Ninh liên hệ với các Báo khác thông báo tin
buồn.
Điều
5. Lễ tang cấp sở, ngành tỉnh và cấp huyện
1. Đối tượng từ trần
là: Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp quản lý (trừ các chức
danh quy định tại Điều 4 của Quy chế này) đang công tác hoặc nghỉ hưu.
2. Đối với trường hợp
người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này mà bị kỷ
luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, lễ tang tổ chức theo hình thức
tương ứng với chức vụ cao nhất trong suốt quá trình công tác (trừ chức vụ bị
giáng chức hoặc cách chức).
3. Ban Tổ chức lễ tang
do lãnh đạo cơ quan nơi người từ trần đang công tác hoặc Ủy ban Nhân dân cấp
huyện nơi người từ trần đang cư trú (đối với cán bộ hưu trí) quyết định, gồm từ
10 đến 13 thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ
quan nơi người từ trần công tác, đại diện lãnh đạo huyện, thành phố, xã, phường,
thị trấn nơi cư trú và quê hương của người từ trần. Thủ trưởng cơ quan đang quản
lý người từ trần làm Trưởng ban Tổ chức lễ tang.
4. Cơ quan đang quản
lý người từ trần và gia đình đứng tên đưa tin buồn và thông báo lễ tang.
Báo Tây Ninh, Đài Phát
thanh và Truyền hình Tây Ninh đưa tin về lễ tang (không thu phí), gồm: Tin buồn,
thông báo về lễ tang, ảnh của người từ trần, thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu,
lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình.
Điều
6. Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối tượng từ trần
là: Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn
thể từ cấp tỉnh đến cấp xã (bao gồm cả cán bộ hưu trí) khi từ trần không thuộc
diện tổ chức lễ tang quy định tại các Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này.
2. Đối với trường hợp
cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, lễ tang
không tổ chức theo hình thức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
3. Ban Tổ chức lễ tang
do lãnh đạo cơ quan nơi người từ trần đang công tác hoặc Ủy ban Nhân dân cấp xã
nơi người từ trần đang cư trú (đối với cán bộ hưu trí) quyết định, gồm từ 10 đến
13 thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan hoặc
địa phương. Thủ trưởng cơ quan đang quản lý người từ trần làm Trưởng ban Tổ chức
lễ tang.
Điều
7. Lễ tang cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
1. Đối tượng từ trần
là: Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, chồng Bà mẹ Việt Nam anh hùng (là cha, hoặc người có công nuôi dưỡng liệt
sĩ), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lao động.
2. Ban Tổ chức lễ tang
do Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi người từ trần cư trú quyết định, gồm từ 10 đến
13 thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã
và do lãnh đạo Ủy ban Nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban Tổ chức lễ tang.
3. Huyện ủy, Hội đồng
Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện nơi người
từ trần cư trú và gia đình đứng tên đưa tin buồn và thông báo về lễ tang.
Báo Tây Ninh, Đài Phát
thanh và Truyền hình Tây Ninh đưa tin về lễ tang (không thu phí), gồm: Tin buồn,
thông báo về lễ tang, ảnh của người từ trần, thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu,
lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình.
4. Chi phí lễ tang và
mai táng được hỗ trợ với mức: 25.000.000 đồng.
Điều
8. Lễ tang đối tượng chính sách người có công
1. Đối tượng từ trần
là:
a) Đối tượng chính
sách người có công đang lĩnh trợ cấp ưu đãi hàng tháng hoặc đã lĩnh trợ cấp ưu
đãi một lần, khi từ trần được trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật.
b) Các đối tượng được
hưởng trợ cấp mai táng phí khi từ trần theo quy định tại các văn bản:
- Quyết định số
290/2005/QĐ-TT, ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối
với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg,
ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách
đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng
chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Nghị định số
150/2006/NĐ-CP, ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;
- Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg, ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối
với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
c) Thanh niên xung
phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến từ 30/4/1975 trở về
trước.
2. Ban Tổ chức lễ tang
do Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi người từ trần đang cư trú quyết định, gồm từ 10 đến
13 thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội địa phương. Lãnh
đạo Ủy ban Nhân dân cấp xã làm Trưởng ban Tổ chức lễ tang. Riêng những đối tượng
từ trần là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
đang hưởng trợ cấp do nhiễm chất độc hóa học thì Ủy ban Nhân dân cấp xã không
phải thành lập Ban Tổ chức lễ tang.
3. Chi phí lễ tang và
mai táng được hỗ trợ với mức: 4.000.000 đồng.
Điều
9. Lễ tang đối với người giữ nhiều chức vụ
Người giữ nhiều chức vụ,
hoặc được hưởng nhiều chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thì căn
cứ vào chức vụ, hoặc chế độ trợ cấp ưu đãi cao nhất để tổ chức nghi thức lễ
tang khi từ trần.
Những chức vụ nêu
trong Quy chế này không bao gồm những người đã bị kỷ luật cách chức.
Điều
10. Kinh phí hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí:
a) Kinh phí hỗ trợ chi
phí lễ tang tại điểm b, khoản 5 Điều 3 Quy chế này sử dụng từ nguồn mai táng
phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quy định khác của Nhà
nước. Đối với phần kinh phí thiếu thì sử dụng từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh.
b) Kinh phí hỗ trợ chi
phí lễ tang và mai táng tại khoản 4, Điều 7; khoản 3, Điều 8 Quy chế này sử dụng
từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh.
2. Ban Tổ chức tang lễ
thống nhất với gia đình để chi và quyết toán với Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội.
Điều
11. Chi phí phúng điếu
1. Chi phí phúng điếu
của Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh là 5.000.000 đồng/trường hợp, do Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội chi và quyết toán từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh, chi cho các
lễ tang thuộc quy định tại các Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy chế này (kể cả
cán bộ công tác ở các tỉnh khác).
2. Chi phí phúng điếu
của Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh là 4.000.000 đồng, do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
chi và quyết toán từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh, chi cho các lễ tang thuộc
quy định tại Điều 7 của Quy chế này .
3. Chi phí phúng điếu
của Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh là 5.000.000 đồng/trường hợp, do Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội chi và quyết toán từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh đối với các đối
tượng công tác ở tỉnh khác (bao gồm cả cán bộ hưu trí) khi từ trần thuộc diện tổ
chức lễ Quốc tang, lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao, hoặc lễ tang cấp tỉnh,
lễ tang cấp sở, ban ngành tỉnh và cấp huyện, theo quy định của tỉnh.
4. Chi phí phúng điếu
của Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh viếng tang đối với thân nhân chủ yếu (cha mẹ ruột, cha mẹ
vợ (hoặc chồng), vợ (hoặc chồng)) của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy
quản lý (kể cả cán bộ có chức vụ tương đương công tác ở các tỉnh khác) khi từ
trần là 3.000.000 đồng, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi và quyết
toán từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh.
Điều
12. Chi phí khác phục vụ việc viếng tang
1. Chi phí mua tràng
hoa, mâm trái cây phục vụ cho Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban
Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đi viếng tang theo quy định của
tỉnh được thanh toán theo thực tế có xác nhận của đại diện Trưởng đoàn, nhưng
không quá 3.000.000 đồng/trường hợp, do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng
hợp, đề nghị quyết toán từ nguồn đảm bảo xã hội của tỉnh.
2. Chi phí phục vụ cho
Đoàn đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh đi viếng tang theo quy định của tỉnh (xăng xe, tiền ăn, uống
của Đoàn) được thanh toán theo thực tế có xác nhận của đại diện Trưởng đoàn, do
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề nghị quyết toán từ nguồn đảm bảo
xã hội của tỉnh.
3. Chi phí của Ban Tổ
chức lễ tang:
a) Ban Tổ chức lễ tang
cấp tỉnh, chi mua tràng hoa luân chuyển, trái cây, nhang, đèn, sổ tang, bút giấy
đăng ký đoàn đến viếng được thanh toán theo thực tế có xác nhận của đại diện
Trưởng ban Tổ chức lễ tang, nhưng không quá 3.000.000 đồng/trường hợp, do Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề nghị quyết toán từ nguồn đảm bảo
xã hội của tỉnh;
b) Ban Tổ chức lễ tang
cấp huyện, chi mua tràng hoa luân chuyển, trái cây, nhang, đèn, sổ tang, bút giấy
đăng ký đoàn đến viếng được thanh toán theo thực tế có xác nhận của đại diện
Trưởng ban Tổ chức lễ tang, nhưng không quá 3.000.000 đồng/trường hợp, do Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, đề nghị quyết toán từ nguồn đảm bảo
xã hội của huyện;
c) Chi phí của Ban Tổ
chức lễ tang cấp xã không quá 500.000 đồng/trường hợp, chi từ nguồn đảm bảo xã
hội của xã.
Điều
13. Thời gian tổ chức lễ tang
Thời gian tổ chức lễ
tang thực hiện theo đúng quy định.
Lễ tang được tổ chức tại
gia đình người từ trần. Trường hợp đặc biệt khó khăn thì Ban Tổ chức lễ tang
quyết định nơi tổ chức lễ tang.
An táng tại nghĩa
trang địa phương do các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý; nghĩa
trang khác và theo nguyện vọng của gia đình, nhưng phải phù hợp với quy định hiện
hành. Để tiết kiệm quỹ đất, tiết kiệm chi phí cho gia đình trong việc chôn cất
người thân từ trần và phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi
trường. Ủy ban Nhân dân tỉnh khuyến khích gia đình người từ trần tổ chức hỏa
táng, điện táng thay cho việc tổ chức chôn cất.
Điều
16. Trang trí lễ đài, vòng hoa viếng, lễ
viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt.
Việc trang trí lễ đài,
vòng hoa viếng, lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt thực hiện theo
quy định hiện hành và nội quy của nghĩa trang địa phương.
1. Khi có lễ tang cấp
cao, lễ tang cấp tỉnh thì gia đình và cơ quan đang quản lý người đó báo tin cho
Ban Tổ chức Tỉnh ủy để thông báo (ngày, giờ từ trần; giờ tẩn liệm, giờ viếng
tang; địa điểm tổ chức lễ tang; ngày, giờ an táng) cho các ngành liên quan (Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Tây
Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh…) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định
tại Điều 19 của Quy chế này.
2. Khi có lễ tang cấp
sở, ngành tỉnh và cấp huyện, lễ tang cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam
anh hùng thì gia đình và cơ quan đang trực tiếp quản lý người đó báo tin cho Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội để thông báo (ngày, giờ từ trần; giờ liệm, giờ
viếng tang; địa điểm tổ chức lễ tang; ngày, giờ an táng) cho:
- Văn phòng Tỉnh ủy để
xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về ngày, giờ đi viếng.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy,
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và một số cơ quan mà đối tượng từ trần trước đây công tác biết,
đi viếng hoặc dự lễ viếng do Ban Tổ chức lễ tang cấp sở, ngành tỉnh và cấp huyện
tổ chức.
3. Khi có lễ tang của
thân nhân chủ yếu (cha mẹ ruột, cha mẹ vợ (hoặc chồng), vợ (hoặc chồng) của cán
bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì gia đình và cơ quan đang trực
tiếp người cán bộ đó báo tin cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy để chuẩn bị cho đoàn lãnh
đạo tỉnh đi viếng.
Điều
18. Về viếng tang
1. Việc tổ chức đoàn
viếng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại các lễ tang thực
hiện theo Quy định số 08-QĐ/TU, ngày 30 ngày 12 năm 2013 của Tỉnh ủy Tây Ninh về
việc tổ chức đoàn viếng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại
các lễ tang.
2. Về tổ chức đoàn viếng
tang của cấp huyện do lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện quyết định, kể cả viếng tang đối với đối
tượng ở Điều 7 của Quy chế này.
Điều
19. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh.
1. Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp Sở
Tài chính hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này;
b) Thông báo các thông
tin về lễ tang cấp sở, ngành tỉnh và cấp huyện, lễ tang cán bộ lão thành cách mạng,
Bà mẹ Việt Nam anh hùng (ngày, giờ từ trần; địa điểm tổ chức lễ tang; ngày, giờ
an táng) cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2, Điều 17 Quy chế này;
c) Chuẩn bị xe, chế độ
phúng điếu phục vụ cho các đoàn viếng tang của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy;
d) Chuẩn bị băng tang,
tràng hoa tiêu biểu, giá đỡ tràng hoa cho các lễ tang cấp cao, lễ tang cấp tỉnh;
đ) Phối hợp với Ban Tổ
chức lễ tang thống nhất với gia đình đối tượng được hỗ trợ để chi và quyết toán
kinh phí .
2. Sở Tài chính
a) Cấp kinh phí, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện kinh phí theo quy định của Quy chế này;
b) Phối hợp với Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
Chuẩn bị các nội dung
phục vụ lễ tang cấp cao, lễ tang cấp tỉnh:
a) Băng ron, nội dung
“Vô cùng thương tiếc đồng chí . . . . ., chức vụ . . . .”;
b) Giấy đăng ký các
đoàn đến viếng tang;
c) Dàn âm thanh, micro
và người ghi sổ tang, đọc giới thiệu các đoàn đến viếng tang;
d) Đĩa ghi âm tóm tắt
tiểu sử người từ trần và đĩa ghi âm bài “Hồn tử sĩ” phục vụ lễ tang cấp cao, lễ
tang cấp tỉnh;
đ) Sổ tang, để các Trưởng
đoàn ghi sổ tang.
4. Đài Phát thanh và
Truyền hình Tây Ninh.
Đưa tin về lễ tang
theo quy định tại khoản 4, Điều 3, khoản 5, Điều 4, khoản 4, Điều 5 và khoản 3,
Điều 7 Quy chế này.
5. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Khi có lễ tang cấp
cao, lễ tang cấp tỉnh; đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện các nội dung:
a) Thông báo (ngày, giờ
từ trần; địa điểm tổ chức lễ tang; ngày, giờ an táng) đến các cơ quan theo quy
định tại khoản 1, Điều 17 của Quy chế này và các cơ quan có liên quan thời gian
viếng tang và lễ truy điệu theo Quy định số 08-QĐ/TU, ngày 30/12/2013 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức đoàn viếng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại các lễ tang.
b) Đưa tin buồn, kèm ảnh
của người từ trần trên Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hỉnh Tây Ninh;
c) Tóm tắt tiểu sử người
từ trần;
d) Tham mưu Thường trực
Tỉnh ủy Quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ tang và Danh sách phân công trực
tang;
đ) Điếu văn.
6. Công an tỉnh
a) Quy định về công
tác bảo vệ an ninh đối với lễ tang tại các Điều 3 và Điều 4 của Quy chế này;
b) Chủ trì, phối hợp Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết việc thực hiện lễ tang đối với
sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an Nhân dân khi từ trần
theo quy định của Bộ Công an.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh
a) Bố trí 02 chiến sĩ
đưa vòng hoa cho các đoàn viếng đối với lễ tang tại các Điều 3 và Điều 4 của
Quy chế này.
b) Chủ trì, phối hợp với
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi
tiết việc thực hiện lễ tang đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội Nhân
dân Việt Nam, công nhân viên quốc phòng khi từ trần theo quy định của Bộ Quốc
phòng.
Trong quá trình thực
hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp
thời về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, nghiên cứu trình Ủy
ban Nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.