ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
14/2009/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN, ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày
29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc
ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”;
Căn cứ Nghị quyết số 51/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2007 của HĐND thành phố
về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 06 tháng cuối năm 2007;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với Người có công
với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Điều 2.
1. Mức chi trợ cấp nêu tại Điều
1 Quyết định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định nêu tại Điều 1 Quyết
định này.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã,
phường, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ
TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN, ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG MẮC BỆNH HIỂM
NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2009 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vị điều chỉnh
Văn bản này quy định về điều kiện,
mức trợ cấp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét duyệt trợ cấp thường xuyên, đột
xuất đối với Người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó
khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Trợ cấp thường
xuyên đối với Người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó
khăn tại Quy định này bao gồm:
a) Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 76%;
b) Bệnh binh có tỷ lệ bệnh tật từ
41% đến 80%;
c) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng
trợ cấp hàng tháng;
d) Người trực tiếp tham gia
kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
e) Người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù đày tra tấn hưởng trợ cấp 01 lần;
g) Người dân có công giúp đỡ cách
mạng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hưởng trợ cấp hàng tháng.
2. Trợ cấp khó khăn đột xuất đối
với Người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại
Quy định này bao gồm:
a) Cán bộ Lão thành cách mạng
đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
b) Cán bộ “Tiền khởi nghĩa” đang
hưởng trợ cấp hàng tháng;
c) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh
hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
d) Thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh; Bệnh binh có tỷ lệ thương tật, bệnh tật từ 81% trở
lên.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Điều
kiện được hưởng trợ cấp
1. Trợ cấp hàng tháng: Người có
công với cách mạng được quy định tại khoản 1, Điều 2 của Quy định này phải hội
đủ các điều kiện sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư,
tai biến mạch máu não để lại di chứng bại liệt nằm tại chỗ, mù loà...) hoặc tuổi
cao (60 tuổi đối với Nam và 55 tuổi đối với Nữ) lú lẫn, không tự chủ trong sinh
hoạt, thường xuyên phải nhờ người khác chăm sóc;
b) Thu nhập từ lương và các khoản
trợ cấp hàng tháng (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp theo Pháp lệnh
ưu đãi Người có công với cách mạng) thấp hơn 1.600.000 đồng/tháng;
c) Chi phí tiền thuốc men, điều
trị và chăm sóc chiếm phần lớn thu nhập từ lương và trợ cấp.
2. Trợ cấp khó khăn đột xuất:
Người có công với cách mạng được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này
phải hội đủ các điều kiện sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư,
tai biến mạch máu não để lại di chứng bại liệt nằm tại chỗ, mù loà...) hoặc tuổi
cao (60 tuổi đối với Nam và 55 tuổi đối với Nữ) lú lẫn, không tự chủ trong sinh
hoạt, thường xuyên phải nhờ người khác chăm sóc;
b) Chi phí tiền thuốc men, điều
trị và chăm sóc chiếm phần lớn thu nhập từ lương và trợ cấp.
Điều 4. Mức
trợ cấp
1. Người có công với cách mạng
được quy định tại khoản 1, Điều 2 đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều
3 của Quy định này được giải quyết trợ cấp hàng tháng là 300.000 đồng (ba trăm
ngàn đồng).
2. Người có công với cách mạng
được quy định tại khoản 2, Điều 2 đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2, Điều
3 được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất, mỗi năm không quá 3.000.000 đồng (ba
triệu đồng).
3. Đối với các trường hợp đặc biệt
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
Điều 5. Hồ
sơ trợ cấp
1. Hồ sơ trợ cấp thường xuyên gồm:
- Bản khai của gia đình Người có
công với cách mạng;
- Biên bản kiểm tra của cán bộ
phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường và cán bộ y tế thuộc Trạm
y tế xã, phường;
- Các giấy tờ có liên quan đến bệnh
tật trong quá trình điều trị tại các Trung tâm y tế, bệnh viện (nếu có);
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt
chính sách (Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 54/CP) xã, phường.
2. Giao Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu Bản khai, Biên bản kiểm tra áp dụng thống
nhất trên địa bàn thành phố.
3. Hồ sơ trợ cấp khó khăn đột xuất
gồm:
Đơn đề nghị trợ cấp khó khăn đột
xuất của Người có công với cách mạng có xác nhận của UBND phường, xã.
Điều 6. Thủ
tục, thẩm quyền xét duyệt và thời gian giải quyết
1. Thủ tục và thẩm quyền xét duyệt:
a) Trợ cấp thường xuyên: Cán bộ
phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường tiếp nhận bản khai, phối
hợp với cán bộ y tế của Trạm y tế xã, phường trực tiếp kiểm tra tình trạng bệnh
tật, báo cáo Hội đồng xét duyệt chính sách xã, phường họp xem xét từng trường hợp,
lập Biên bản đề nghị giải quyết trợ cấp gửi về Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội (kèm theo hồ sơ).
Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội kiểm tra hồ sơ, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện gửi văn bản đề
nghị về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo danh sách từng trường hợp
và hồ sơ).
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra trình Uỷ ban nhân dân thành phố ra Quyết định trợ
cấp cho từng trường hợp.
b) Trợ cấp khó khăn đột xuất:
Cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội xã, phường tiếp nhận đơn, kiểm
tra trình Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận và gửi về Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội (qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã, phường). Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội kiểm tra và chuyển đơn về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội (qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận, huyện). Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tiếp nhận đơn, trình Uỷ ban nhân dân thành phố ra Quyết định trợ
cấp.
2. Thời gian giải quyết:
a) Trợ cấp thường xuyên: Thời
gian giải quyết: 20 (hai mươi) ngày (xã, phường 05 ngày; quận, huyện: 05 ngày;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 05 ngày và UBND thành phố 05 ngày).
b) Trợ cấp khó khăn đột xuất: Thời
gian giải quyết: 13 (mười ba) ngày: UBND xã, phường 03 ngày; Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội quận, huyện: 03 ngày, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và UBND thành phố: 07 ngày.
Điều 7. Thủ
tục, thẩm quyền quyết định thôi hưởng trợ cấp và di chuyển chế độ trợ cấp
1. Thẩm quyền quyết định việc
thôi hưởng trợ cấp và chuyển chế độ trợ cấp:
UBND thành phố uỷ quyền cho Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc thôi hưởng trợ cấp hoặc
chuyển chế độ trợ cấp trong những trường hợp sau:
a) Người có công cách mạng đang
được hưởng trợ cấp từ trần;
b) Người có công cách mạng đang
được hưởng trợ cấp chuyển đến địa phương khác ngoài thành phố;
c) Người có công cách mạng đang
được hưởng trợ cấp từ quận, huyện này chuyển đến quận, huyện khác trên địa bàn
thành phố.
2. Thủ tục quyết định thôi hưởng
trợ cấp và chuyển chế độ trợ cấp:
a) Người có công với cách mạng
đang hưởng trợ cấp từ trần hoặc chuyển đến địa phương khác ngoài thành phố: Uỷ
ban nhân dân xã, phường lập phiếu báo giảm kể từ tháng tiếp theo tháng từ trần
hoặc chuyển đến địa phương khác gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để
chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thôi hưởng trợ cấp;
b) Người có công với cách mạng
chuyển trợ cấp đến địa phương khác trong thành phố: Uỷ ban nhân dân xã, phường
lập phiếu báo giảm gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu chuyển chế độ trợ cấp, đồng thời
kèm theo phiếu báo giảm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội lập thủ tục chuyển chế độ trợ cấp đến địa phương mới.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Nguồn kinh phí
1. Kinh phí
trợ cấp hàng tháng cho Người có công với cách mạng quy định tại khoản 1, Điều 4
của Quy định này sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách thành phố cấp. Hàng năm, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính dự toán kinh phí
trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, bố trí để thực hiện.
2. Kinh phí trợ cấp khó khăn đột
xuất cho Người có công với cách mạng quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy định
này được sử dụng nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố. Uỷ ban nhân dân
thành phố sẽ bổ sung từ nguồn ngân sách nếu khoản chi trợ cấp khó khăn đột xuất
từ nguồn “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa” không cân đối được.
Điều 9.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường có
trách nhiệm:
a) Kiểm tra, khảo sát Người có
công với cách mạng bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn, hướng dẫn và lập hồ
sơ đề nghị giải quyết trợ cấp;
b) Tổ chức huy động các nguồn lực
giúp đỡ Người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn,
góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia đình chính sách.
2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện
chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tham mưu Uỷ
ban nhân dân đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết trợ cấp kịp
thời, đúng quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trợ cấp, tổ chức quản lý hồ sơ, theo dõi số liệu
tăng, giảm, chuyển đi nơi khác và quyết toán kinh phí. Định kỳ và đột xuất, có
trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố về thực hiện chính sách
trợ cấp thường xuyên đối với Người có công với cách mạng bị bệnh hiểm nghèo có
hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Điều 10. Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có phát sinh mới thì Thủ trưởng các cơ quan,
cá nhân phản ảnh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo đề
xuất Uỷ ban nhân dân thành phố kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.