ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1363/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 14 tháng 09 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẤT MŨI GIAI ĐOẠN
2015 – 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-UBND
ngày 21/7/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình
số 254/TTr-SVHTTDL ngày 03/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi
giai đoạn 2015-2020 (kèm theo Đề án số 01/ĐA-SVHTTDL ngày 03/9/2015 của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra việc thực hiện Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VXT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, VXT, Ktr26/9.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
|
UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 01/ĐA-SVHTTDL
|
Cà Mau, ngày 03 tháng 09 năm 2015
|
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẤT MŨI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ
SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Mũi Cà Mau có vị trí rất quan
trọng, là một phần của Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, là điểm du lịch mang
tính địa lý, văn hóa, danh thắng và du lịch sinh thái tiêu biểu của cả nước, là
địa danh thiêng liêng trong lòng mỗi người Việt Nam, được Tổng cục Du lịch ưu
tiên quy hoạch Khu du lịch chuyên đề cấp quốc gia. Năm 2009, Mũi Cà Mau chính
thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; ngày 13 tháng 12
năm 2012 Ban Thư ký Công ước Ramsar trao bằng chứng nhận Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau trở thành khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới, thứ 5 của Việt Nam, xếp thứ 2
tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nên việc xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Đất
Mũi là rất cần thiết cho việc phát triển du lịch Đất Mũi
- Mũi Cà Mau có điểm du lịch nổi bậc
nhất là Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau (CVVH Du lịch
Mũi Cà Mau); hàng năm, lượng khách đến tăng từ 12% đến 15% mỗi năm; đã góp phần
quan trọng cho Cà Mau trong quá trình phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã
hội của địa phương.
- Thời gian qua sản phẩm du lịch ở
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau chậm phát triển, thiếu đồng bộ, còn đơn
điệu, thiếu hấp dẫn, chưa khai thác được thế mạnh tiềm năng, thu hút và giữ
chân khách du lịch
- Việc xây dựng Đề án phát triển sản
phẩm du lịch ở Công viên Văn hóa Mũi Cà Mau. Là để định hướng xây dựng và phát
huy lợi thế tiềm năng và các giá trị văn hóa bản địa, khắc phục những hạn chế,
tạo ra những sản phẩm đặc trưng phong phú nhằm phục vụ ngày một tốt hơn đối với
khách du lịch; đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề
thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày
29/02/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chi
tiết xây dựng Khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau,
tỷ lệ 1/2.000
- Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày
21/7/2012 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030
- Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày
21/11/2012 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt điều chỉnh dự án bảo vệ và phát
triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
- Thông báo số 364/TB-VP ngày
02/5/2013 của Văn phòng UBND tỉnh về ý kiến kết luận của
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Dương Tiến Dũng tại chuyến kiểm tra hiện
trường Khu Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
- Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày
08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt
Nam trong thời kỳ mới.
IV. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm
- Phát triển du
lịch tại Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau theo hướng bền vững, đi đôi với
việc bảo vệ môi trường sinh thái không làm ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai
- Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên cơ sở xác định
điểm du lịch Đất Mũi là điểm tham quan du lịch sinh thái tiêu biểu là sản phẩm
đặc thù và nổi trội của Cà Mau
- Phát triển du lịch nhanh, đồng bộ
và vững chắc trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các
thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ
sở vật chất cho ngành du lịch, nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh
- Phát triển du lịch gắn với phát
triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, trong mối quan hệ
liên kết chặt chẽ với sự phát triển du lịch các địa phương trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang
và Thành phố Hồ Chí Minh. Hướng mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
2. Mục tiêu
- Đề án Phát triển Sản phẩm Du lịch
Đất Mũi là bước cụ thể hóa các định hướng phát triển du lịch Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau và vùng phụ cận, góp phần vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu lịch sử, văn hóa,... cho du khách trong và
ngoài nước; đồng thời, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân
địa phương
- Đánh giá thực trạng phát triển sản
phẩm du lịch thời gian qua, đề xuất cụ thể các sản phẩm cần tổ chức thực hiện
trước mắt, lâu dài nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý và tiềm
năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang tính đặc
thù của Đất Mũi.
2.1. Giai đoạn từ
năm 2015 - 2016:
Phát triển các sản phẩm du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng, dịch vụ vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú tại Công
viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau và vùng phụ cận phục vụ nhu cầu cho du khách
đến tham quan và kéo dài thời gian lưu lại của du khách.
2.2. Giai đoạn từ năm 2017 - 2020:
Khi tuyến đường bộ đến Đất Mũi hoàn
thành, tập trung đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư du lịch chuyên nghiệp tham gia nâng cao chất
lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhằm đáp
ứng tốt các nhu cầu về vui chơi giải trí, ẩm thực, nghỉ dưỡng,...
3. Nhiệm vụ của Đề án
- Xây dựng và phát triển sản phẩm du
lịch Đất Mũi trở thành sản phẩm du lịch đặc thù, đại diện cho du lịch tỉnh Cà
Mau, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia; làm tiền đề phát triển thành
khu du lịch quốc gia theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt
- Phát huy và khai thác có hiệu quả
tiềm năng du lịch tại khu Công viên văn hóa Mũi Cà Mau và vùng phụ cận, từng
bước hình thành thương hiệu du lịch Mũi Cà Mau bằng giá trị tự nhiên đặc sắc
của khu vực và cả nước
- Cụ thể hóa từng loại hình sản phẩm
du lịch trong khu vực đã được quy hoạch (Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau)
và khu vực phụ cận thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Đồng thời đề xuất giải pháp
đảm bảo tổ chức thực hiện thành công các loại hình sản phẩm du lịch theo định
hướng.
IV. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
1. Phạm vi không gian
Đề án xây dựng phát triển sản phẩm du
lịch Đất Mũi bao gồm: Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau và các điểm du lịch
phụ cận tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
2. Phạm vi thời gian
Định hướng phát
triển sản phẩm du lịch Đất Mũi từ năm 2015 - 2020.
Phần II
THỰC TRẠNG VÀ TIỀM
NĂNG DU LỊCH ĐẤT MŨI
I. THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH
ĐẤT MŨI
1. Đánh giá chung
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
và vùng phụ cận thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là nơi có tài nguyên du lịch tự
nhiên hấp dẫn, độc đáo, phong phú thuận lợi cho việc phát
triển sản phẩm du lịch đặc trưng của rừng ngập mặn, văn hóa của ngư dân ven biển.
Việc khai thác, xây dựng sản phẩm gắn
với tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại khu vực này còn nhiều
hạn chế, điểm du lịch đã được khai thác nhưng quy mô nhỏ, hiệu quả chưa cao, cơ
sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ; cơ sở vật chất kỹ thuật tại khu vực xây dựng
sản phẩm du lịch Đất Mũi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch như:
dịch vụ, các điểm trải nghiệm hấp dẫn, tụ điểm vui chơi giải trí, sản phẩm quà tặng và các dịch vụ bổ trợ khác
Thời gian khá dài, tuy các cấp các
ngành đã nhận thấy được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch ở Mũi Cà Mau,
nhưng chỉ đạo phát triển du lịch ở khu vực này hiệu quả còn thấp. Giao thông
chưa thuận lợi, những vướng mắc thu hút đầu tư tháo gỡ chậm. Nhà đầu tư còn lo
ngại chưa mạnh dạn đầu tư vào phát triển sản phẩm Đất Mũi. Tổ chức, phát động,
hướng dẫn cho nhân dân làm du lịch cộng đồng chậm, chưa được sự tập trung và
vào cuộc của các tổ chức có trách nhiệm.
2. Thực trạng sản phẩm hiện
đang khai thác
Các sản phẩm đang khai thác hiện nay
chủ yếu tập trung ở khu trung tâm Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau và một
số hộ dân làm du lịch cộng đồng. Với các sản phẩm: tham quan chụp ảnh lưu niệm;
tham quan trải nghiệm, thưởng thức ở Đất Mũi; mua sắm quà
lưu niệm, các sản phẩm khô từ biển:
+ Sản phẩm tham quan chụp ảnh lưu
niệm bằng đường bộ; tham quan cột mốc cực Nam của tổ quốc; tham quan chụp ảnh
lưu niệm biểu tượng Cà Mau, kè chống sạt lỡ, nơi ngắm được mặt trời mọc, mặt
trời lặng, tham quan toàn cảnh Đất Mũi qua vọng lâm đài; tham quan rừng ngập
mặn trải nghiệm với phương tiện đi bằng đường thủy (canô, võ máy)
+ Sản phẩm trải nghiệm: các hoạt động
sạc sò, câu cá, bắt ba khía, xổ vuông, đặt lợp cua.
+ Sản phẩm quà tặng lưu niệm: các
loại đũa, muỗng được làm từ chất liệu cây đước, vẹt; các sản phẩm bằng thủy
tinh, móc khó, biểu trưng,...
+ Sản phẩm thực phẩm đặc sản liên
quan (có 02 gian hàng đạt chuẩn)
+ Các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, ăn, nghỉ:
· Có một khu vệ sinh, phục vụ công
cộng, khu vệ sinh xuống cấp, không đạt chuẩn.
· Ngoài ra, tại các khu nhà hàng, nhà
nghỉ của điểm du lịch cộng đồng, quầy lưu niệm đều có nhà vệ sinh đáp ứng được
nhu cầu của khách
+ Sản phẩm ẩm thực: tại khu trung tâm
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau có hai nhà hàng, phục vụ khách thưởng thức
các món như: cá dứa kho, cháo hàu,... tại các hộ dân hoạt động du lịch cộng
đồng có các món ăn hải sản tươi sống.
II. TIỀM NĂNG
1. Tài nguyên du lịch
- Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và các
vùng phụ cận có diện tích rộng lớn, với lợi thế phần lớn diện tích nằm trong
Khu dự trữ sinh quyển thế giới, là Khu Ramsa thứ 5 của Việt Nam. Nơi đây đã hội
tụ nhiều yếu tố đặc trưng về tự nhiên, về vị trí địa lý, về văn hóa, hệ sinh
thái, về sản vật. Những yếu tố đặc trưng này sẽ được tồn tại lâu dài, được gìn
giữ bảo vệ phát huy những giá trị độc đáo của nó.
- Những đặc trưng của Mũi Cà Mau đã
trở thành mong muốn, tâm điểm của con người Việt Nam, của du khách quốc tế đến
tham quan, nghiên cứu trải nghiệm. Nó chứa đựng nguồn tài nguyên dồi dào để xây
dựng các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch.
- Mặt khác, Mũi Cà Mau đã được vào
quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia, khu du lịch trọng điểm của vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
2. Các loại hình du lịch
phù hợp với tiềm năng
Loại hình du lịch tham quan, khám phá
cảnh quan tự nhiên
- Du lịch cộng đồng (homestay)
- Du lịch nghiên cứu khoa học (học
tập)
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch kết hợp các hoạt động từ
thiện, tình nguyện
- Du lịch khám phá
- Du lịch địa lý và tâm linh.
Phần III
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẤT MŨI, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
TT
|
Tên
sản phẩm (nội dung)
|
Phương tiện thực hiện
|
Địa
điểm khai thác
|
Đơn
vị (Tổ chức, cá nhân) khai thác
|
Thời
gian khai thác
|
I
|
Sản phẩm tham quan
|
1
|
Tham quan, khám phá sự đa dạng sinh
học của Khu dự trữ sinh quyển thế giới: tìm hiểu về hệ động, thực vật tiêu
biểu của Vườn quốc gia, tham quan Nhà tiêu bản nghe thuyết minh đặc điểm sinh
trưởng và phát triển của thực vật đặc trưng của Vườn.
|
Xe ô
tô, ca nô, tàu cao tốc, võ máy xe
|
Các
tuyến nội bộ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
|
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Các hộ du lịch cộng đồng; BQL Công viên Văn
hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2016 - 2020
|
2
|
Tham quan du lịch vị trí địa lý -
cực Nam Tổ quốc: nghe thuyết minh về điểm độc đáo, hấp
dẫn đặc biệt và duy nhất của Việt Nam cùng đón bình minh
và hoàng hôn tại một điểm; lên vọng lâm đài chiêm ngưỡng vẻ đẹp vươn xa ra biển của rừng - nơi chót mũi Cà Mau; nghe kể chuyện về
sự tích “dã tràng xe cát”, câu cá giải trí trên bờ kè
|
Xe ô
tô, ca nô, tàu cao tốc, võ máy xe
|
Khu
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
BQL
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2015 - 2020
|
3
|
Tham quan và chụp ảnh lưu niệm Cột
cờ Hà Nội tại Đất Mũi, nghe thuyết minh về kết cấu thiết kế và ý nghĩa của
việc xây dựng công trình Cột cờ Hà Nội
|
Xe ô
tô, ca nô, tàu cao tốc, võ máy xe
|
Công
viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
BQL
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2017 - 2020
|
4
|
Trải nghiệm hoạt động lướt ván sạc
sò, nghêu trên bãi bồi, nghe thuyết minh về quá trình bồi đắp của phù sa - nơi rừng lấn biển mỗi năm khoảng 80m
|
Ca
nô, tàu cao tốc, võ máy xe
|
Bãi
bồi
|
Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau; Các hộ Du lịch Cộng đồng; BQL Công
viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2016 - 2020
|
5
|
Tham gia hoạt động “trồng cây gây rừng” tại Khu I, là dịch vụ được cấp chứng nhận và thu phí
chăm sóc cây.
|
Cây
xanh
|
Khu
I (theo vị trí được quy hoạch)
|
BQL
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2016 - 2020
|
6
|
Tham quan trải nghiệm “một ngày làm
nông dân” tại các hộ du lịch cộng đồng (homestay): trải nghiệm bắt ba khía, sổ
vuông, đặt lợp cua, bắt sò-vọp, ngắm các
loài chim di trú.
|
Ca
nô, tàu cao tốc, võ máy xe
|
Các
hộ du lịch cộng đồng tại Đất Mũi
|
Các
hộ dân kinh doanh du lịch cộng đồng
|
Năm
2015 - 2020
|
7
|
Tham quan biển
ven bờ Mũi Cà Mau
|
Du
thuyền
|
Ven
biển từ Mũi Cà Mau (Đông - Tây)
|
Doanh
nghiệp đầu tư
|
2016
- 2020
|
8
|
Tham quan trải nghiệm mô hình làng
rừng ở Mũi Cà Mau
|
Thuyền,
xuồng, võ máy
|
Khu
I (theo vị trí được quy hoạch)
|
Doanh
nghiệp đầu tư
|
2016
- 2020
|
II
|
Sản phẩm lưu niệm
|
1
|
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
địa phương: đũa đước, vẹt
|
|
Khu
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau; Các hộ du lịch cộng đồng; Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau
|
Các
tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khu du lịch; Các hộ du lịch cộng đồng; BQL
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
Năm
2015 - 2020
|
2
|
Sản phẩm quà
tặng: mật ong, rượu trái giác,...
|
3
|
Bản đồ du
lịch, biểu tượng Mũi Cà Mau, các biểu trưng bằng thủy
tinh,..
|
4
|
Các loại mũ tai bèo, nón kết, áo
thun, quạt giấy,...
|
5
|
Các sản phẩm
làm từ gỗ địa phương, mô hình các loài động vật sống ở
rừng ngập mặn biển Cà Mau
|
|
|
Các
làng nghề; các hộ dân tại Đất Mũi
|
|
III
|
Sản phẩm ẩm thực
|
1
|
Các loại khô cá biển đặc trưng của Cà Mau: tôm khô, khô cá thòi lòi, khô cá bớp, khô
mực, khô cá rúng, khô cá đuối,...
|
|
Công
viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau; Các hộ du lịch cộng đồng;
|
Các
tổ chức, cá nhân kinh doanh trong khu du lịch; Các hộ du lịch cộng đồng; BQL
Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
|
2015
- 2020
|
2
|
Các loại mắm:
mắm cá chim, mắm tôm, ba khía muối, ...
|
3
|
Các loài ốc
len, hàu lông, vọp, sò huyết, nghêu, ốc móng tay,...
|
4
|
Đặc sản cua Cà Mau, ghẹ biển, cá dứa, cá chẽm,...
|
5
|
Thưởng thức các món ăn được chế
biến từ đặc sản tươi sống của địa phương như: Ốc len kèn
dừa; cháo hàu; sò huyết rang muối; vọp hấp gừng; lẩu
riêu cua; ba khía rang me,...
|
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố, triển khai thực hiện Đề án
sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng quy chế hoạt động du lịch
sinh thái theo đúng quy định của pháp luật, thống nhất với
chính quyền địa phương, các đơn vị và hộ dân có liên quan, để triển khai thực hiện
việc quản lý, khai thác các hoạt động du lịch có hiệu quả.
- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du
lịch để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, xây dựng
các dự án phát triển du lịch tại Đất Mũi và vùng phụ cận.
2. Sở Lao động Thương binh
và Xã hội
- Chủ trì, phối
hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các biện pháp hiệu quả, nhằm giải quyết
tình trạng ăn xin, chèo kéo, gây ảnh hưởng đến tâm lý của du khách.
- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động địa phương,
nâng cao kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có
liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng phương án cho thuê môi trường rừng trong
khu vực Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc mời gọi và thu hút đầu tư phát triển du lịch trong khu vực này.
- Phối hợp thực
hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực
phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được quy định theo
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ
Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương về hướng dẫn việc
phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Hội Nông dân tỉnh
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch rà soát các chính sách, các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân
trong khu vực phát triển sản xuất, phát triển du lịch cộng đồng.
5. UBND huyện Ngọc Hiển
- Chủ động xây dựng các phương án khả
thi nhất để phát triển làng nghề trong Khu Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau
(nhà nước thực hiện đầu tư hoặc phân khu quy hoạch, có cơ chế
thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý phát triển làng nghề,...). Trong
quá trình thực hiện, lựa chọn ngành, nghề và dịch vụ đầu tư phát triển phù hợp, khuyến khích làm các sản phẩm lưu niệm, đặc sản từ nguyên vật liệu
địa phương, có dịch vụ, vui chơi giải trí hấp dẫn thu hút du khách.
- Chỉ đạo UBND các xã trong khu vực
và vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hoạt động du lịch trên địa bàn; đặc biệt là các hộ dân làm du lịch cộng đồng về
điều kiện, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, an ninh trật tự, thực hiện
chính sách thuế, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm,... Đồng thời,
xây dựng phát triển chợ Đất Mũi theo hướng chợ mua bán nhiều đặc sản, mặt hàng
thủy hải sản tươi sống và các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
6. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng và phát triển tuyến du lịch nội bộ;
thực hiện việc giới thiệu điểm đến về Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, thuyết minh sự
đa dạng sinh thái của hệ động thực vật đặc trưng của Vườn, đề xuất đầu tư nâng
cấp nhà tiêu bản.
- Xây dựng phương án quản lý, tính
toán số lượng xuồng, ghe và ca nô phục vụ du khách, quản lý giá cả dịch vụ hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh lẫn du khách
tham gia các hoạt động du lịch xuyên rừng, tham quan bãi bồi,... nhằm mục đích
xây dựng, quảng bá thương hiệu “du lịch sinh thái Mũi Cà Mau” tại địa bàn do
đơn vị quản lý.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân và hộ dân trong công tác bảo vệ rừng phục vụ hoạt động kinh doanh
du lịch trên địa bàn.
7. Các tổ chức, cá nhân, hộ
kinh doanh hoạt động du lịch trong phạm vi Đề án.
- Thực hiện tốt các quy định của nhà
nước về điều kiện kinh doanh dịch vụ và khai thác các hoạt động du lịch.
- Có trách nhiệm thực hiện công tác
bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ;
tổ chức lực lượng bảo vệ (tổ tự quản) theo nội quy và các quy định khác liên
quan đến an ninh, trật tự trong quá trình khai thác kinh doanh hoạt động du
lịch.
- Hướng dẫn khách tham quan thực hiện
các quy định, nhằm đảm bảo an toàn cho khách tham quan; thực hiện các biện pháp
cần thiết để hạn chế thiệt hại và liên hệ ngay với cơ quan chức năng để hỗ trợ
việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu đối với khách tham quan khi xảy ra sự cố tại nơi
mình kinh doanh hoạt động du lịch.
II. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO
Định kỳ 6 tháng các Sở, ngành, đơn vị
có liên quan, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án, về
thuận lợi, khó khăn vướng mắc gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kịp thời
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quá trình phát triển
du lịch trong thời gian tới.
Trên đây là Đề án
xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, giai đoạn 2015 - 2020 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Tỉnh ủy;
- UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành có liên quan;
- BGĐ Sở;
- Phòng chuyên môn tại Sở;
- Trung tâm TTQBDL;
- Lưu: VT, NVDL (Ln).
|
KT.GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Hồ Ngọc Tấn
|