Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1339/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 30/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1339/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg , ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Thực hiện Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 41/TTr-SDL ngày 23/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP5, các VP;
NN_VP5_KHDL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết xây dựng Đề án

2. Căn cứ xây dựng Đề án

PHẦN NỘI DUNG

Phần I. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2020

1. Khái quát tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình

2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2010-2020

2.1. Một số kết quả nổi bật

2.2. Đánh giá chung về kết quả phát triển du lịch Ninh Bình

3. Dự báo tình hình phát triển du lịch những năm tiếp theo

3.1. Về bối cảnh quốc tế và trong nước

3.2. Về xu hướng du lịch trong bối cảnh mới

Phần II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2045

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu tổng quát

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.3. Tầm nhìn đến năm 2045

2. Định hướng phát triển du lịch

2.1. Định vị thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình

2.2. Định hướng phát triển thị trường

2.3. Định hướng sản phẩm du lịch

2.4. Định hướng phát triển các phân khu, tuyến, trung tâm dịch vụ du lịch

2.5. Định hướng bảo tồn di tích lịch di sản văn hóa và thiên nhiên

2.7. Định hướng về môi trường du lịch

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Đổi mới nhận thức, tư duy và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phát triển du lịch

3.2. Quy hoạch phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng kinh tế ban đêm

3.5. Tăng cường quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch

3.6. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá - liên kết phát triển du lịch

3.7. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển du lịch

3.8. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

4. Tập trung nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá

4.1. Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại

4.2. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng kinh tế đêm

4.3. Thực hiện chuyển đổi số trong ngành Du lịch

4.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

5. Nguồn vốn thực hiện

Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết xây dựng Đề án

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng - vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, gần Thủ đô Hà Nội và kết nối với mạng lưới giao thông thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định Ninh Bình nằm trong khu vực động lực du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây là một khu vực động lực đặc biệt quan trọng với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và cả miền Bắc.

Trong giai đoạn vừa qua, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khá nhanh: Hình thành nhiều khu du lịch, điểm du lịch mới với nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng; hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng được mở rộng quy mô và nâng dần về chất lượng. Ngành Du lịch bước đầu đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đem lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên và môi trường và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn vừa qua du lịch Ninh Bình phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; khách du lịch đến tuy đông nhưng tổng thu du lịch còn thấp, đặc biệt năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giảm mạnh, chỉ đạt 2,62 triệu lượt, giảm 65,7% so với năm 2019, dẫn đến tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2020 chỉ đạt 3,4%/năm; công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch du lịch còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu đồng bộ, quy mô còn nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa chuyên nghiệp; việc xây dựng và khai thác các sản phẩm là thế mạnh du lịch của tỉnh còn thiếu tính sáng tạo, sức hấp dẫn chưa cao, chưa định vị và tạo dựng được thương hiệu điểm đến chất lượng, chuyên nghiệp; công tác xúc tiến, quảng bá tuy đã có đổi mới, song hiệu quả còn thấp; công tác liên kết, phát triển du lịch còn mang tính hình thức; việc thu hút nhà đầu tư chiến lược đầu tư chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu nguồn nhân lực quản lý, có trình độ, kiến thức chuyên sâu về , marketing trực tuyến, chuyển đổi số...

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội và thách thức đan xen, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và gần đây nhất là tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID -19 đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch, cùng với yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; đồng thời Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, giai đoạn 2021-2025 đã xác định phát triển hạ tầng du lịch là một trong những khâu đột phá chiến lược của tỉnh, cần ưu tiên nguồn lực và đặt ra mục tiêu phát triển Ninh Bình trở thành Trung tâm du lịch của cả nước và khu vực. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045.

Như vậy, việc xây dựng đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045 vào thời điểm này là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương, định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm đưa ra những định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình lên tầm cao mới, mang tính chiến lược với trọng tâm là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tính chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững. Qua đó khắc phục những hạn chế, phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và kinh nghiệm phát triển thời gian qua để đưa du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của quốc gia, khu vực.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình;

- Quyết định 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 1413/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 của Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045;

- Kết luận số 07-KL/TU ngày 12/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An;

- Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Ninh Bình;

- Quyết định số 1124/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Đề án của các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn trong tỉnh Ninh Bình đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt có thời hạn đến năm 2025, 2030 và 2050.

PHẦN NỘI DUNG

Phần I

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2020

1. Khái quát tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời. Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km, với vị trí địa lý thuận lợi Ninh Bình trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Ninh Bình có địa hình đa dạng: có đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ. Ninh Bình không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... mà còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam như khu di tích, lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư, dấu ấn của Hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú.... Với 1.821 di tích, trong đó có 298 di tích cấp tỉnh, 81 di tích cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt). Đây là những tiềm năng, lợi thế lớn của Ninh Bình trong phát triển du lịch, có thể tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch Ninh Bình. Đặc biệt, năm 2014 Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Di sản hỗn hợp thứ 39 của thế giới và di sản hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á) đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển của du lịch Ninh Bình, góp phần tạo động lực quan trọng, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trung tâm du lịch của cả nước.

2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2010-2020

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, du lịch tỉnh Ninh Bình có những bước phát triển mạnh mẽ: Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đã tạo động lực quan trọng và điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển và hội nhập quốc tế. Công tác quản lý nhà nước về du lịch từng bước được kiện toàn và hoạt động hiệu quả; Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có nhiều tiến bộ; hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng; một số khu, điểm du lịch, khách sạn cao cấp được đầu tư hoàn thiện đưa vào phục vụ khách du lịch có hiệu quả; các chỉ tiêu: Lượt khách, doanh thu du lịch, số lao động trong ngành du lịch... ngày càng tăng; các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương luôn tích cực, chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng môi trường du lịch văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch phát triển có những đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ; đồng thời thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển. Đặc biệt, khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014 đã tạo điểm nhấn quan trọng đưa Ninh Bình trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam (nằm trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước), được nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế (tripadvisor, telegraph, business insider...) đánh giá và bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn, được yêu thích.

2.1. Một số kết quả nổi bật

2.1.1. Kết quả các chỉ tiêu du lịch chủ yếu giai đoạn 2010-2020

a) Khách du lịch

- Lượng khách tham quan du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng rất tốt, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,19%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đạt 4,07%/năm, khách du lịch nội địa đạt 12,69%/năm. Năm 2019 lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 7,65 triệu lượt người, gấp 2,5 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến tỉnh Ninh Bình giảm mạnh, năm 2020 chỉ đón được 2,62 triệu lượt khách (bằng 34,8% so với năm 2019), đưa tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2010-2020 giảm xuống còn 3,4%/năm.

Dự kiến năm 2021, tổng số khách tham quan, du lịch ước đạt 1,33 triệu lượt khách, giảm 49,5% so với năm 2020, đạt 17,7% so với kế hoạch năm.

b) Tổng thu du lịch

- Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình có mức tăng khá cao trong giai đoạn 2010 - 2019, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 24,17%/năm. Năm 2019 tổng thu du lịch đạt 3.671 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với năm 2010. Năm 2020, sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch do đại dịch Covid-19 dẫn đến tổng thu từ khách du lịch chỉ đạt 1.583 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2019, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng thu du lịch của cả giai đoạn 2010-2020 giảm xuống còn 16,06%.

- Dự kiến năm 2021, tổng doanh thu du lịch ước đạt 935 tỷ đồng, giảm 41% so với năm 2020, chỉ đạt 26,7% kế hoạch năm.

c) Ngày lưu trú, công suất buồng phòng bình quân và chi tiêu bình quân (theo kết quả khảo sát, điều tra năm 2019)

- Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch tại cơ sở lưu trú du lịch năm 2019 đạt 1,85 ngày, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 1,80 ngày, khách nội địa đạt 1,90 ngày. Công suất buồng bình quân năm 2019 ổn định với tỷ lệ đạt khoảng 50-55%, năm 2020 chỉ đạt 25-30%.

- Chi tiêu bình quân khách tính trên tổng thu du lịch giai đoạn 2019-2020 của khách du lịch quốc tế là 1,1 triệu đồng/người đối với khách có lưu trú, 600.000 đồng đối với khách không lưu trú. Khách du lịch nội địa, khách lưu trú chi tiêu bình quân 700.000 đồng/người và 380.000 đồng/người với khách không lưu trú.

2.1.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch

- Giai đoạn 2010-2020 nhiều dự án, công trình về du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiêu biểu như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại thành phố Ninh Bình; Dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông đoạn đường từ Cúc Phương - Chùa Bái Đính đi Kim Sơn phục vụ du lịch; Dự án tu bổ tôn tạo di tích đền Cọ (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư); Dự án nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; Dự án xây dựng mốc giới bảo vệ, phân định ranh giới vùng lõi, vùng đệm của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Dự án đầu tư xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh đã khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào lĩnh vực dịch vụ du lịch, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 83 dự án, với số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch có hiệu quả, tiêu biểu như: Khu nghỉ dưỡng Emeralda, khách sạn Hoàng Sơn - Peace, khách sạn The Reed, khách sạn Legend, khách sạn The Vissai, các cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm như sân golf Hoàng Gia, Sân golf Tràng An, siêu thị Big C, phố đi bộ trung tâm...

- Số doanh nghiệp du lịch: Đến nay có 689 cơ sở lưu trú du lịch, với 8.058 phòng, tăng 502 cơ sở và 5017 phòng so với năm 2010 (Số cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao là 47 cơ sở, với 2.035 phòng, số lượng này chỉ chiếm 6,8% tổng số cơ sở lưu trú, trong đó số lượng cơ sở lưu trú xếp hạng 3 sao có 5 cơ sở, với 345 phòng; cơ sở 4 sao mới có 6 cơ sở, với 834 phòng nghỉ); hình thành 17 khu du lịch, điểm du lịch; có 30 công ty lữ hành du lịch, trong đó có 4 công ty lữ hành, chi nhánh văn phòng đại diện công ty lữ hành quốc tế, 26 công ty lữ hành nội địa.

2.1.3. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch

Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch có nhiều đổi mới về phương thức và nội dung. Sở Du lịch thường xuyên thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nội địa, quốc tế; giới thiệu du lịch thông qua các chương trình xúc tiến thị trường nội địa[1]; xúc tiến tại chỗ[2]; tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip, bloggers, youtuber, titokker... để kết nối, xúc tiến quảng bá đến các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng; Thông qua hỗ trợ các hãng phim trong nước và quốc tế thực hiện các bộ phim tại các khu du lịch, điểm du lịch để quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch Ninh Bình.

Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch được chú trọng. Từ năm 2010, ngành Du lịch đã xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử du lịch Ninh Bình (www.dulichninhbinh.com.vn) bằng 03 ngôn ngữ[3]; phát triển các hoạt động truyền thông trên trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube, Twitter...và trang dành riêng cho từng thị trường; xây dựng Chatbot hỗ trợ tương tác với du khách; xuất bản các ấn phẩm du lịch[4]; tổ chức các buổi hội thảo và giao lưu trực tuyến để giới thiệu về du lịch Ninh Bình cho các doanh nghiệp lữ hành;

2.1.4. Phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch

Với nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú và đa dạng, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã từng bước đầu tư khai thác và hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế, bao gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; (2) du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên (3) du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Bên cạnh đó ngành Du lịch đang tập trung phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: du lịch MICE, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, nông thôn (gắn với nông nghiệp công nghệ cao), du lịch biển, du lịch du thuyền trên sông, du lịch vui chơi giải trí, du lịch giáo dục và đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch về đêm trên 04 lĩnh vực dịch vụ: văn hóa, vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm và tham quan du lịch.

Các sản phẩm mới được đưa vào hoạt động trong vài năm trở lại đây, như cơ sở lưu trú du lịch cao cấp: khách sạn Legend, Hidden Charm resort, khách sạn The Reed, Emeralda resort, Cúc Phương resort and spa, khách sạn the Vissai, khách sạn Hoàng Sơn, khách sạn Bái Đính, Thung Nham resort, Tam Coc Garden, khách sạn Hoàng Hải, khách sạn Thuận Thành, khách sạn Tulip...; các khu, điểm tham quan hấp dẫn: khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, vườn chim Thung Nham, hang Múa, sân golf Tràng An, sân golf Hoàng Gia, động Am Tiên...; các tour du lịch tham quan chùa Bái Đính về đêm, tour du ngoạn bằng trực thăng tham quan di sản Tràng An, tour đi bộ tham quan di sản Tràng An; Lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Hoa Lư, lễ hội Tràng An... đặc biệt Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An từ khi được ghi danh, trở thành thương hiệu thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Ninh Bình.

Trong thời gian tới, các dự án lớn tiếp tục được triển khai hoàn thiện và sẽ đưa vào hoạt động như khu nghỉ dưỡng Kênh Gà - Vân Trình, mở rộng các tuyến du lịch, khai thác các tuyến mới trong khu du lịch Tràng An, tuyến du lịch con đường di sản, các khu vực phát triển du lịch cộng đồng tại Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan; đổi mới mô hình quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; xây dựng các không gian trưng bày giới thiệu về giá trị văn hóa, lịch sử kinh đô Hoa Lư và nhà nước Đại Cồ Việt, không gian trưng bày giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, không gian trưng bày về nghề truyền thống thêu ren Văn Lâm, xã Ninh Hải; xây dựng tổ hợp Bảo tàng, thư viện tỉnh Ninh Bình...

2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Tính đến cuối năm 2019, tổng số nhân lực du lịch là 21.500 người, tăng 2,5 lần so với năm 2010. Để bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, ngành Du lịch đã triển khai nhiều giải pháp như nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS); thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp...[5];

Ngành Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng hệ thống các bài thuyết minh làm tài liệu hướng dẫn khách du lịch tại một số khu du lịch trọng điểm; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý dự án EU (Tổng cục Du lịch), các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp được giao quản lý khu, điểm du lịch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiến thức du lịch, ngoại ngữ và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đối với khách du lịch cho cán bộ, nhân viên, cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.[6]

2.2. Đánh giá chung về kết quả phát triển du lịch Ninh Bình

2.2.1. Điểm mạnh

Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình đa dạng, chiều sâu văn hóa, lịch sử, Ninh Bình là địa phương có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao, MICE...

Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông du lịch đến các trọng điểm du lịch trên địa bàn khá đồng bộ và phát triển.

Môi trường du lịch được đảm bảo an toàn, an ninh, người dân thân thiện, mến khách. Công tác hỗ trợ du khách được thực hiện kịp thời với việc bố trí 3 trạm hỗ trợ khách tại các khu du lịch trọng điểm và trực tuyến trên các nền tảng số.

2.2.2. Điểm yếu

- Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ đặc biệt còn thiếu khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 - 5 sao, các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung, hỗ trợ khách, các khu mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ nội thị... Do đó, số lượt khách du lịch tăng nhanh nhưng doanh thu du lịch, nộp ngân sách, mức chi tiêu, số lượng khách lưu trú và thời gian lưu trú của khách tại Ninh Bình còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Từ cuối năm 2019, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, lượng khách đến Ninh Bình và doanh thu từ hoạt động du lịch giảm mạnh so với các năm trước.

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch còn thấp so với các địa phương trong vùng và trên cả nước. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, lao động trong toàn ngành chưa cao. Một bộ phận cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch kỹ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài còn hạn chế.

- Đầu tư cho phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chưa được quan tâm thỏa đáng; chưa có những định hướng chiến lược phát triển; nhận thức xã hội và nhân dân địa phương còn chưa đầy đủ về môi trường du lịch, vai trò, thế mạnh của ngành Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn.

2.2.3. Cơ hội

- Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, “Tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch. Ngành du lịch đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển và ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư cũng như khách du lịch đến Việt Nam được thuận lợi.

- Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng và trở thành nhu cầu không thể thiếu.

- Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, hòa bình, an ninh đảm bảo. Ninh Bình có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên và hạ tầng du lịch để phát triển du lịch, hình ảnh thương hiệu du lịch Ninh Bình đã được khẳng định trên nhiều thị trường là nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển.

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình quyết tâm chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chính vì vậy đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình... cho phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đầu tư phát triển hạ tầng du lịch là một trong 3 khâu đột phá chiến lược. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045 đề ra mục tiêu, định hướng và 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch.

- Tỉnh Ninh Bình đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước hoàn thiện cùng với việc quan tâm đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao, tích cực đổi mới công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã tạo dựng nền tảng, cơ hội cho du lịch phát triển mạnh mẽ.

- Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những thành tựu công nghệ mới tạo cơ hội để du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng hiện đại. Quan hệ ngoại giao tích cực, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng là cơ hội để Ninh Bình thu hút đầu tư phát triển, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh du lịch và phát triển điểm đến, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng thị trường.

- Nhiều nhà đầu tư chiến lược đã và đang đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, trong đó có những nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả như Doanh nghiệp Xuân Trường, tập đoàn Vissai... Các công ty lữ hành trên cả nước đều xác định tỉnh Ninh Bình là điểm đến du lịch không thể thiếu (đặc biệt là Tràng An, Tam Cốc, cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Cúc Phương....) trong các chương trình du lịch.

2.2.4. Thách thức

- Cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng còn hạn chế, chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, mang dấu ấn văn hóa, thương hiệu Việt Nam và thương hiệu tỉnh Ninh Bình để cạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch trên thế giới.

- Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch và dịch vụ. Một số hoạt động, sự kiện trong chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2021 giảm quy mô, hoặc bị hoãn, hủy. . Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông hầu hết ngừng hoặc bị ảnh hưởng.. Lượng khách quốc tế hầu như không có. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn, khiến không ít lao động ngành du lịch Ninh Bình mất việc làm, ngừng việc, giảm và thậm chí không có thu nhập.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 30/9/2021, có khoảng 250/689 cơ sở lưu trú đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh; Trong 10 tháng đầu năm 2021 số lượng lao động ngành du lịch tạm thời nghỉ việc, giãn việc khoảng 9.500 lao động/tổng số 14.500 lao động toàn ngành (ước khoảng 65,5%). Theo dự báo đến giữa năm 2022, du lịch quốc tế mới bắt đầu phục hồi trở lại nhờ nỗ lực phòng chống dịch của các quốc gia. Vì vậy ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2021 - 2025 khó có thể phục hồi, tăng trưởng mạnh như giai đoạn 2016-2020.

- Du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép lớn về trách nhiệm bảo tồn các giá trị di sản, tài nguyên môi trường du lịch. Môi trường du lịch ở tỉnh Ninh Bình có nguy cơ bị ảnh hưởng và ô nhiễm bởi các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và của các hoạt động du lịch. Cần phải phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản và các giá trị văn hóa, bởi nếu di sản văn hóa mất đi, sẽ rất khó khôi phục các giá trị văn hóa đó.

- Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu về kỹ năng, nghề (cả đại học, cao đẳng và đào tạo nghề). Giáo dục đại học du lịch và giáo dục nghề nghiệp du lịch ở tỉnh Ninh Bình còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thách thức về phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

- Tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng ngày càng rõ rệt. Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, khu vực được xác định chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán... Đây là một thách thức đòi hỏi trong quá trình quy hoạch, đầu tư các công trình du lịch (đặc biệt là vùng ven biển, vùng trũng và vùng núi) cần được tính toán kỹ.

- Hiện tượng ô nhiễm môi trường, xuống cấp giá trị tài nguyên do tác động của phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng. Nước thải sinh hoạt của người dân, du khách, khí thải từ các cơ sở dịch vụ du lịch, phương tiện vận chuyển du lịch... đã gây ra những tác động xấu tới môi trường. Quá trình hoạt động du lịch ồ ạt, thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đã và đang gây không ít những tác động tiêu cực tới tài nguyên du lịch của tỉnh...

3. Dự báo tình hình phát triển du lịch những năm tiếp theo

3.1. Về bối cảnh quốc tế và trong nước

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP toàn cầu năm 2020 giảm 4,3% so với năm 2019, GDP đầu người theo đó cũng giảm 6,2%. Cũng theo dự báo của WB, năm 2021, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục như mức trước khủng hoảng của năm 2019. Nếu như cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 có khoảng 83,8% nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, thì năm 2020 tỷ lệ này lên tới 92,9%. Con số này cho thấy, tác động tiêu cực trên diện rộng của đại dịch Covid-19 khi hầu hết của các nền kinh tế đạt mức tăng trưởng âm, từ đó sức tiêu dùng cho dịch vụ du lịch của khách du lịch quốc tế nói chung suy giảm. Một số quốc gia chưa mở cửa đón lại khách du lịch quốc tế vì chưa kiểm soát triệt để được đại dịch SAR- COV2, do vậy hoạt động du lịch ở nhiều quốc gia còn gần như tăng trưởng âm. Ở Việt Nam, Chính phủ đã cho phép thí điểm đón khách quốc tế theo các giai đoạn từ tháng 11/2021, theo đó các chương trình du lịch được tổ chức trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng, nhất là thu hút khách du lịch quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO) dự báo ngành Du lịch toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi sau đại dịch bệnh Covid-19 từ quý IV/2021, có thể kéo dài đến giữa năm 2022 mới phục hồi, và phải đến 2024 mới bằng với mức năm 2019. Trong đó, thị trường khách nội địa sẽ phục hồi nhanh chóng, là thị trường trọng điểm, tập trung vào du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thăm thân ngắn ngày, sau đó là du lịch MICE. Bên cạnh đó, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá phải đến năm 2023 du lịch theo đường hàng không mới có thể phục hồi bằng với mức tăng trưởng của năm 2019.

Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch của đất nước và của tỉnh Ninh Bình. Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bối cảnh tình hình thế giới trong giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống; các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp... Đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

3.2. Về xu hướng du lịch trong bối cảnh mới

Cùng với xu hướng du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng đang có nhiều thay đổi, dự báo trong thời gian tới tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn là xu hướng chính của đa số thị trường khách, song nhiều nhu cầu mới sẽ hình thành, đặc biệt là nhu cầu trải nghiệm hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Phát triển du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng vừa là xu hướng vừa là đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch để thực hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bền vững về cả tự nhiên và xã hội.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IOT), phát triển du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo để giúp khách du lịch tìm kiếm thông tin, trải nghiệm trước, trong và sau chuyến đi. Xu hướng tiêu dùng du lịch cũng có thay đổi mới mẻ từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thẻ, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh. Du lịch cá nhân đang trở thành xu hướng du lịch của giới trẻ ở trong nước và trên thế giới trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh bình thường mới sau các đợt bùng phát của đại dịch Covid-19, khách du lịch trên thế giới có xu hướng yêu cầu cao hơn về mức độ an toàn, chất lượng của điểm đến cũng như các sản phẩm du lịch; chi tiêu tiết kiệm hơn; ưu tiên các điểm đến gần và các chuyến đi ngắn ngày.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình. Toàn tỉnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch theo chiều sâu, đột phá về chất lượng và tính chuyên nghiệp, đồng thời đảm bảo hiệu quả và bền vững; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII đã đề ra, phát triển Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.

Phần II

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu tổng quát

Tạo bước đột phá phát triển toàn diện các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đến năm 2030, phấn đấu đưa du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng, có sức cạnh tranh và mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư; xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến “An toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”.

Đến năm 2045, phấn đấu Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp 10% GRDP.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Qua đánh giá thực trạng phát triển du lịch trong hơn 10 năm qua, tình hình diễn biến dịch bệnh và xu hướng phát triển của du lịch thế giới, Việt Nam và nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình dự kiến 02 phương án với các mục tiêu cụ thể như sau:

1.2.1. Phương án 1 (tăng trưởng thấp): Trong năm 2021, thế giới chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, các luồng khách du lịch quốc tế trên thế giới tiếp tục bị phong tỏa, hàng không quốc tế chưa thể trở lại hoạt động bình thường, Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế... Tuy nhiên, trong năm 2021 - 2022 các nước trên thế giới tiếp tục tiêm vắc xin cho người dân để đến hết năm 2022 sẽ đạt được miễn dịch Covid-19 trong cộng đồng. Đến năm 2023 và những năm tiếp theo, các hoạt động du lịch trên thế giới sẽ phát triển ổn định và dần phục hồi trở lại. Trong trường hợp này, cuối năm 2021 Việt Nam sẽ chỉ tổ chức thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến 05 địa phương[7] và các đối tượng người nước ngoài (là chuyên gia, lao động tay nghề cao và các nhà ngoại giao...) được nhập cảnh theo quy định của Việt Nam. Giai đoạn trước mắt 2022 - 2023, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ gia tăng và dần dần phục hồi; đến năm 2025 có khả năng phục hồi và đạt được như thời điểm năm 2019.

Với phương án này thì khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình tăng trưởng chậm theo bối cảnh chung của cả nước và được tính toán dựa trên tốc độ phát triển bằng hoặc thấp hơn hiện nay của ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp, suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài; đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và cho du lịch nói riêng ở Ninh Bình chưa có sự đột biến, chưa tạo ra được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng, có chất lượng cao để cạnh tranh trong nước và quốc tế...

- Về khách du lịch:

+ Phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt 7,2 triệu lượt khách, tăng gấp 2,74 lần so với năm 2020, trong đó khách quốc tế ước đạt 900 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 6,3 triệu lượt khách.

+ Phấn đấu đến năm 2030, tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt 10,55 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,75 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 8,8 triệu lượt.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 của tổng khách du lịch ước đạt 22,3%/năm; giai đoạn 2025-2030 ước đạt 7,9%/năm.

- Về tổng thu du lịch:

+ Phấn đấu đến năm 2025, tổng thu du lịch ước đạt 7.250 tỷ đồng, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2020, giải quyết việc làm 20.700 lao động.

+ Phấn đấu đến năm 2030, tổng thu du lịch ước đạt 16.190 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 36.400 lao động.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 của tổng thu du lịch ước đạt 35,5%/năm; giai đoạn 2025-2030 ước đạt 17,4%/năm.

1.2.2. Phương án 2 (phương án chọn): Đến năm 2022, thế giới cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid - 19; phần lớn các quốc gia đã tiêm chủng mở rộng vắc xin cho người dân và thực hiện các biện pháp phát triển du lịch, trong đó chiến lược “Hộ chiếu vắc xin” được thực hiện ở nhiều nơi; các luồng khách du lịch quốc tế trên thế giới được gỡ bỏ phong tỏa, hàng không quốc tế được hoạt động trở lại bình thường, Việt Nam nới lỏng và mở cửa trở lại để đón khách du lịch quốc tế... Trong bối cảnh như vậy, các luồng khách du lịch quốc tế đi lại giữa các quốc gia sẽ tăng nhanh, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong 1 - 2 năm đầu (2022 - 2023) sự tăng trưởng về số lượng của các thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ chưa hồi phục như năm 2019, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ khá cao... Bước sang giai đoạn 2023 - 2024, khi đại dịch Covid - 19 cơ bản được đẩy lùi thì du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói riêng sẽ “bùng nổ” và tăng trưởng mạnh trở lại sau một thời gian dài bị kìm nén; và du lịch Việt Nam có khả năng hoàn toàn phục hồi như thời điểm năm 2019 vào năm 2024 và năm 2025.

Đối với khách du lịch nội địa: Mặc dù thế giới chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, nhưng Việt Nam đã và đang kiểm soát dịch bệnh rất hiệu quả. Đây là nhân tố rất quan trọng để hoạt động du lịch trong nước tăng trưởng trở lại. Hiện nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được đại dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước đang chuẩn bị các điều kiện và có nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn dân, nên đây sẽ là cơ hội, là điều kiện để các địa phương, các doanh nghiệp du lịch thu hút hàng chục triệu người dân đi du lịch trong nước.

Theo phương án này, đến năm 2025 Việt Nam mới có thể đón được 20 triệu lượt khách quốc tế (bằng 57,1% so với chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia); khách du lịch nội địa đạt 105 triệu lượt (bằng 87,5% so với chỉ tiêu của Chiến lược); tổng thu du lịch đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tương đương 65 tỷ USD (bằng trên dưới 90% so với chỉ tiêu của Chiến lược); đóng góp khoảng 10% trong tổng GDP cả nước (thấp hơn 2 - 4% so với chỉ tiêu của Chiến lược).

Với phương án này thì khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình được tính toán theo bối cảnh chung của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay, khi mà dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế phát triển ổn định, đầu tư cho du lịch được tăng cường cả về lượng và chất, bắt đầu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh. Phương án này phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; đồng thời cũng phù hợp với vị trí của ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

Do vậy, phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được các yêu cầu lớn trên, nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, khu vui chơi - giải trí - thể thao, các sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch...

- Về khách du lịch:

+ Đến năm 2023, hoạt động du lịch cơ bản phục hồi và phát triển trở lại khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát; Phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt 8,0 triệu lượt khách, tăng gấp 3 lần so với năm 2020, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,0 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 7,0 triệu lượt khách.

+ Phấn đấu đến năm 2030, tổng lượng khách tham quan, du lịch Ninh Bình ước đạt 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 2 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 10 triệu lượt.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 của tổng khách du lịch ước đạt 24,9%/năm; giai đoạn 2025-2030 ước đạt 8,4%/năm.

- Về tổng thu du lịch:

+ Phấn đấu đến năm 2025, đóng góp từ 6-7% GRDP, tổng thu du lịch ước đạt 8.000 tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với năm 2020, giải quyết việc làm cho 23.000 lao động

+ Phấn đấu đến năm 2030, đóng góp khoảng 8% GRDP, tổng thu du lịch ước đạt 18.660 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 43.700 lao động.

+ Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch bình quân giai đoạn 2020 - 2025 ước đạt 38,2%/năm; giai đoạn 2025-2030 ước đạt 18,4%/năm.

1.3. Tầm nhìn đến năm 2045

Phấn đấu đến năm 2045, tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 10% GRDP.

2. Định hướng phát triển du lịch

Trong thời gian tới, việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình được xác định theo 07 định hướng trọng tâm sau:

2.1. Định vị thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình

Ở thời điểm hiện tại, tỉnh Ninh Bình là một điểm đến du lịch đã có thương hiệu đối với khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử và dư địa lớn để phát triển trở thành điểm đến du lịch hàng đầu quốc gia và khu vực. Để định vị thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn tiếp theo cần định danh đặc trưng của du lịch tỉnh Ninh Bình gắn với hình ảnh, giá trị “Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, di tích quốc gia đặc biệt lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư” hướng tới chất lượng, chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững”. Đây là trụ cột, là động lực để phát huy tất cả các giá trị, tài nguyên khác của tỉnh.

2.2. Định hướng phát triển thị trường

- Thị trường nội địa: Tập trung quảng bá du lịch tham quan thắng cảnh, văn hóa - lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng ngắn ngày... đối với thị trường lớn: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ; mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng: Tây Bắc, Tây Nam Bộ...

- Thị trường quốc tế: Tiếp tục khai thác thị trường khách trọng điểm Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Hồng Kông, Đài Loan, trong đó tập trung vào phân khúc khách cao cấp và khách đi tự túc; mở rộng khai thác thị trường tiềm năng: Ấn Độ, Nga, Úc, New Zealand, Mỹ, Trung Đông...

- Phân khúc thị trường mục tiêu: Thu hút phân khúc thị trường khách có khả năng chi trả cao để tối đa hóa tổng thu từ du lịch; các thị trường có nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm dài ngày, thị trường có nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch hội nghị hội thảo (MICE).

2.3. Định hướng sản phẩm du lịch

- Xây dựng các sản phẩm du lịch có “chất lượng”, coi chất lượng của các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch là lợi thế cạnh tranh trong tương lai so với các tỉnh lân cận và các đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian tới, phát triển mạnh các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế, ưu tiên phát triển theo 03 nhóm sản phẩm chính:

+ Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử gắn với di sản, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống và phong tục tập quán địa phương.

+ Phát triển các sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, chú trọng khám phá các hang động, đa dạng sinh học, phong cảnh ngoạn mục, phong cảnh làng quê, du lịch núi, sông, hồ.

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu nước khoáng nóng có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp, công viên động vật hoang dã quốc gia.

- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch mới như: du lịch MICE, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng, nông thôn (gắn với trải nghiệm nông nghiệp), du lịch biển, du lịch du thuyền trên sông, du lịch vui chơi giải trí, du lịch giáo dục... Khai thác, phát triển mạnh các giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của tỉnh. Tăng cường quảng bá du lịch thông qua các sản phẩm văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại sách báo, kịch bản văn học, phim, ảnh, thời trang, các sự kiện giao lưu văn hóa, thể thao……

- Đặc biệt, chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ tham gia phát triển kinh tế ban đêm.

- Liên kết tạo ra sản phẩm du lịch liên vùng, liên kết theo loại hình chuyên đề, chú trọng liên kết phát triển kết nối khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.

2.4. Định hướng phát triển các phân khu, tuyến, trung tâm dịch vụ du lịch

Để thực hiện mục tiêu phát triển Ninh Bình trở thành một trong những trung du lịch của cả nước, cần ưu tiên nguồn lực tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 03 khu, 03 tuyến, 1 trung tâm dịch vụ du lịch, cụ thể như sau:

- Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển 3 điểm nhấn chính mang tính đột phá chiến lược của du lịch tỉnh Ninh Bình, đó là:

+ Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính): Trong giai đoạn tới, xây dựng và hoàn thiện để trở thành khu du lịch quốc gia của tỉnh, phát triển loại hình du lịch di sản, văn hóa - lịch sử, tham quan thắng cảnh gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ưu tiên xây dựng và tái hiện không gian văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa ở khu vực xã Trường Yên và vùng phụ cận gắn với lưu vực sông Hoàng Long, không gian lịch sử - văn hóa Hành cung Vũ Lâm gắn với làng nghề thêu truyền thống. Tái hiện cách người tiền sử sinh sống, thích ứng với những biến đổi khí hậu, môi trường, cảnh quan trong Quần thể danh thắng Tràng An gắn với diễn giải các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản.

+ Tổ hợp nghỉ dưỡng du lịch Kênh Gà - Vân Trình: Định hướng phát triển với các chức năng chính: sân golf; khách sạn, biệt thự du lịch; khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh khoáng nóng; khu vui chơi giải trí đa chức năng; hồ nước; thung lũng thiên nhiên; khu hội nghị, hội thảo, spa; khu mua sắm; trường đua...

+ Các khu du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực Cúc Phương, Vân Long, vùng ven biển Kim Sơn: Quy hoạch khu vực vườn quốc gia Cúc Phương, Vân Long trở thành các phân khu chức năng du lịch sinh thái hấp dẫn bậc nhất ở khu vực phía Bắc và cả nước. Đặc biệt, để có sự phát triển bứt phá, du lịch Ninh Bình cần hướng ra biển. Dải rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn với nhiều loài loài chim, thú, thủy sản sinh sống...; cùng với Cồn Nổi nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng là tài nguyên du lịch biển rất có giá trị phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái ven biển.

Các điểm nhấn chính này sẽ trở thành đầu tàu, động lực thu hút khách, định vị hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Ninh Bình đồng thời từng bước mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở lan tỏa tới các không gian du lịch còn lại, tạo nên các tuyến du lịch đan xen và liên kết trong tỉnh và liên vùng.

- Xây dựng và phát triển 03 tuyến du lịch then chốt có tính chất kết nối chiến lược và đặc trưng:

+ Tuyến du lịch tâm linh độc đảo hành trình con đường di sản: Quần thể Danh thắng Tràng An - Cố đô Hoa Lư - Động Am Tiên - Khu tâm linh núi chùa Bái Đính - Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) - chùa Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Hương và Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

+ Các tuyến du lịch du thuyền bằng đường thủy: Tuyến đường thủy kết nối thành phố Ninh Bình với khu du lịch sinh thái Tràng An qua sông Sào Khê, công viên văn hóa Tràng An; Tuyến du thuyền từ thành phố Ninh Bình đến Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình qua sông Đáy và sông Hoàng Long.

+ Tuyến du lịch liên vùng hành trình di sản kinh đô Việt cổ: Đền Hùng (Phú Thọ) - Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) - cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) - Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) - cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

- Phát triển hình thành 01 trung tâm dịch vụ du lịch chính tại thành phố Ninh Bình: Phát triển các trọng điểm trong khu vực đô thị tập trung thành các tuyến, phố du lịch, hình thành hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cao cấp, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí, du thuyền trên sông tại trung tâm đô thị; xây dựng các tuyến phố mua sắm đặc trưng, nâng cấp, phát triển các tuyến phố đi bộ, phát triển kinh tế ban đêm.

Đầu tư trở thành tâm điểm đón tiếp, phân phối khách, tập trung lưu trú, lữ hành, dịch vụ MICE, giải trí, ẩm thực, mua sắm...và hệ thống dịch vụ bổ sung kết nối với các điểm du lịch vệ tinh trên địa bàn toàn tỉnh.

2.5. Định hướng bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa và thiên nhiên

- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích và danh thắng trong khu vực Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan và tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, các cụm di tích lịch sử - văn hóa khác trên địa bàn tỉnh. Tại khu vực di sản, di tích không phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng, mật độ cư trú phù hợp với công ước quốc tế và Luật Di sản văn hóa.

- Lập hồ sơ khoa học xếp hạng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị, khoanh vùng bảo vệ và có quy chế quản lý, kiểm soát hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể như các lễ hội, nghề thủ công truyền thống, nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa cồng chiêng, bản sắc văn hóa đồng bào Mường, hát chèo, hát xẩm, ca trù, các làn điệu dân ca và múa rối nước...

- Nghiên cứu bảo tồn và xây dựng hồ sơ đề cử di sản thế giới đối với một số di tích, di sản văn hóa phi vật thể, danh lam thắng cảnh giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, cảnh quan, đa dạng sinh học, kiến trúc như Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Quần thể nhà thờ Phát Diệm, nghệ thuật hát Xẩm...

- Bảo tồn các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch của tỉnh như Quần thể danh thắng Tràng An, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, vườn quốc gia Cúc Phương, vùng ven biển Kim Sơn, hệ thống rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư theo quy định.

- Nghiêm cấm xây dựng không phép trong các khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch. Việc cấp phép xây dựng mới nhà ở của người dân trong các khu du lịch đã được quy hoạch, các vùng dự án du lịch đã phê duyệt phải có ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Du lịch, UBND các cấp. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, làm phá vỡ cảnh quan môi trường và xâm phạm di sản, tài nguyên du lịch.

- Ưu tiên các dự án du lịch hành động vì du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2.6. Định hướng về chất lượng dịch vụ - nguồn nhân lực: Tổ chức triển khai 10 bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch và phục vụ khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và ngoại ngữ hàng năm. Tổ chức các hội thi tay nghề giỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Phối hợp, liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo du lịch để đào tạo và đào tạo lại sinh viên, người lao động. Nghiên cứu đề xuất các chính sách thu hút chuyên gia, nhà quản lý giỏi, có tay nghề và kinh nghiệm trong và ngoài nước đến làm việc, phục vụ yêu cầu phát triển du lịch.

2.7. Định hướng về môi trường du lịch

Xây dựng và giữ gìn môi trường du lịch, chú trọng có các biện pháp hiệu quả và đồng bộ để giữ gìn môi trường di sản, môi trường an ninh trật tự, an toàn tại các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch trong cộng đồng; lấy cộng đồng dân cư là nhân tố trọng tâm, quan trọng trong phát triển du lịch, hướng đến mỗi người dân là một hướng dẫn viên, đại sứ du lịch để khẳng định thương hiệu điểm đến tỉnh Ninh Bình an toàn - hấp dẫn và thân thiện.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Đổi mới nhận thức, tư duy và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phát triển du lịch

Các cấp, các ngành tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, hội nhập quốc tế cao; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có chính sách, cơ chế đột phá, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức hút của du lịch Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương tự giác, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự; thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử du lịch lịch sự, thân thiện mang đậm dấu văn hóa của con người vùng đất Cố đô Hoa Lư, tạo sự đồng thuận cao để xây dựng hệ sinh thái kinh doanh du lịch năng động, sáng tạo, cạnh tranh bình đẳng và môi trường du lịch an toàn và hấp dẫn.

3.2. Quy hoạch phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện phương án phát triển khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn, quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Cập nhật, bổ sung các nội dung phát triển du lịch đến năm 2045 trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình, phù hợp định hướng, chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

Tập trung thực hiện Quy hoạch công viên Động vật hoang dã Quốc gia tỉnh Ninh Bình; Quy hoạch phân khu các khu vực trong khu di sản Tràng An; Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng các khu du lịch Vân Long, Cúc Phương, hồ Đồng Thái - động Mã Tiên. Quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ nghiêm các khu vực có giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo (núi đá vôi, hang động, sông, hồ...) có tiềm năng phát triển du lịch.

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn, phục dựng không gian văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa tại khu vực xã Trường Yên và vùng phụ cận; Không gian văn hóa khu vực sông Bôi, sông Hoàng Long (liên quan đến giai đoạn lịch sử từ đầu công nguyên đến khi thành lập nhà nước Đại Cồ Việt và những giai đoạn phát triển sau đó); Quy hoạch phát triển không gian văn hóa làng nghề truyền thống thôn Văn Lâm gắn với hành cung Vũ Lâm, huyện Hoa Lư.

Quản lý và thực hiện các quy hoạch chuyên ngành khác (quy hoạch hệ thống làng nghề phục vụ du lịch, hệ thống thương mại phục vụ du lịch như các siêu thị, nhà hàng, điểm mua sắm...hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, các tuyến đường đi dành riêng cho khách đạp xe và đi bộ, các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, hoa quả và thực phẩm phục vụ du lịch...).

Xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch trọng tâm để phát triển du lịch gồm: Kế hoạch án marketing tổng thể du lịch Ninh Bình; Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch ban đêm tại Ninh Bình; Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Bình; Đề tài xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch chuyển đổi số ngành Du lịch theo giai đoạn; Kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch đặc sắc hàng năm phục vụ du lịch; Đề án chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Bình; Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đảm bảo môi trường an toàn, văn minh phục vụ phát triển ngành Du lịch của tỉnh giai đoạn 2021-2026.

3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Huy động nguồn lực xây dựng tuyến đường Đông - Tây từ Kim Sơn đến Nho Quan và tuyến đường Kim Sơn - Cồn Nổi, Bái Đính - Ba Sao để kết nối các khu du lịch từ đảo Cồn Nổi (Kim Sơn) đến hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng (Yên Mô) đến công viên động vật hoang dã, rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan), tạo điều kiện khai thác các khu du lịch sẵn có và xây dựng các khu du lịch tiềm năng như du lịch biển tại đảo Cồn Nổi, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, công viên Động vật hoang dã. Đầu tư xây dựng hệ thống các cầu nước, cầu vượt đường bộ và bến thuyền du lịch trên tuyến đường thủy nối Công viên văn hóa Tràng An với thành phố Ninh Bình và sông Đáy. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến đường chính vào khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình (giai đoạn 1 và 2).

Tập trung hoàn thành đầu tư, nâng cấp và khai thác hiệu quả các dự án du lịch: dự án khu du lịch sinh thái Tràng An, dự án Công viên văn hóa Tràng An, dự án khu du lịch Kênh Gà, chùa Bái Đính; dự án khu Tam Cốc-Bích Động; dự án khu du lịch hồ Đồng Chương; dự án Bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; dự án Đầu tư xây dựng tổ hợp Bảo tàng -Thư viện tỉnh Ninh Bình, Trung tâm văn hóa tỉnh; dự án Công viên động vật hoang dã Quốc gia...

Nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu du lịch, điểm du lịch chính của tỉnh Ninh Bình, xây dựng khu vực đón tiếp, bến thuyền, khu dịch vụ, trung tâm thông tin du lịch, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước, bãi đỗ xe, công viên, cây xanh... Nạo vét, công bố luồng các tuyến đường thủy tại các khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, hồ Đồng Thái...

Hoàn thành dự án bảo tồn, tôn tạo và nạo vét sông Sào Khê, xây dựng tuyến du lịch trên sông Sào Khê, đặc biệt là đoạn từ khu du lịch sinh thái Tràng An đến thành phố Ninh Bình; phát triển dịch vụ du thuyền ban đêm trên sông. Nghiên cứu phương án, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy dọc sông Đáy, sông Hoàng Long để phát triển du lịch du thuyền trên sông.

Nghiên cứu, lập quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng ven biển Kim Sơn gắn với vùng Giao Thủy (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Nâng cấp, phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, trước hết là các ngành liên quan trực tiếp đến phục vụ khách du lịch như điện, nước, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, y tế... Phát triển và nâng cao dịch vụ vận tải, chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy và đường hàng không khi có điều kiện).

Cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, hạ tầng du lịch thông minh. Ưu tiên xây dựng, phát triển khả năng truy cập internet tốc độ cao tại các khu du lịch, điểm du lịch và khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình; phát triển thẻ du lịch thông minh.

Thúc đẩy quan hệ đối tác công tư để huy động các nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp và các nguồn lực khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, sân bay, các khu ẩm thực cao cấp, các siêu thị, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các làng nghề, các điểm di tích...

Phối hợp, liên kết với các chương trình, đề án, dự án đang triển khai của các ngành lĩnh vực khác để cùng phát triển như chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình xây dựng sản phẩm OCOP, các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các chương trình phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp - dịch vụ...

3.4. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng kinh tế ban đêm

Hỗ trợ và khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch xây dựng, nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cao cấp, có chất lượng cao tại các khu du lịch Tràng An, Tam Cốc, Kênh Gà-Vân Trình, khu suối khoáng nóng Cúc Phương, khu dịch vụ trung tâm thành phố Ninh Bình.

Xây dựng các sản phẩm văn hóa nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử vùng đất, con người Ninh Bình phục vụ cho phát triển du lịch. Tập trung vào các nhóm sản phẩm hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, xây dựng các không gian trưng bày giới thiệu về giá trị văn hóa, lịch sử kinh đô Hoa Lư và nhà nước Đại Cồ Việt, không gian trưng bày giới thiệu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, không gian trưng bày về nghề truyền thống thêu ren Văn Lâm...

Đầu tư phát triển các hoạt động nhằm khai thác và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh như các lễ hội dân gian truyền thống, làng nghề, ẩm thực, các loại hình nghệ thuật hát chèo, hát xẩm, múa rối nước, văn hóa đồng bào dân tộc Mường... để phục vụ khách du lịch. Trước mắt tập trung vào các làng nghề truyền thống đã được công nhận. Ưu tiên đầu tư cho các làng nghề nổi tiếng, gần các khu, điểm du lịch, sản xuất các sản phẩm thủ công, như đá Ninh Vân, thêu ren Văn Lâm, cói Kim Sơn, gốm Bồ Bát, đào phai Tam Điệp. Nghiên cứu dự án trồng, phát triển cây thuốc nam tại làng Sinh Dược (Gia Sinh, Gia Viễn) kết hợp chữa bệnh và dịch vụ du lịch. Phát triển làng nghề nấu rượu Kim Sơn, đưa rượu Kim Sơn trở thành thương hiệu hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Khôi phục và nâng cao chất lượng các món ăn truyền thống của địa phương như thịt dê, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, cá Trầu tiến Vua, mắm tép Gia Viên...để phục vụ khách du lịch.

Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới nhằm giới thiệu quảng bá và bán sản phẩm nông nghiệp trực tiếp cho khách du lịch. Tổ chức loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại gắn với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tại các khu vực thành phố Tam Điệp, huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan, phát triển các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá gắn với các chương trình giáo dục môi trường tại khu vực vườn quốc gia Cúc Phương.

Nghiên cứu đầu tư hoàn thành khu quảng trường trung tâm, thiết kế mô hình biểu tượng độc đáo, đặc trưng của tỉnh Ninh Bình tại khu vực trung tâm thành phố gắn với quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế để tạo điểm nhấn tham quan, chụp ảnh (check-in) cho khách du lịch.

Tập trung thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển khu vực hồ Yên Thắng (Tam Điệp & Yên Mô), hồ Đồng Thái (h.Yên Mô), hồ Yên Quang (h.Nho Quan) và các khu vực hồ chứa nước với các sản phẩm dịch vụ lưu trú (mô hình nhà nổi trên mặt hồ), chèo thuyền, cắm trại, câu cá, vui chơi giải trí...

Nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tiện ích dịch vụ du lịch tại một số khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như: chợ Rồng, chợ Bóp, chợ Quang Trung, chợ Mía (Tp. Ninh Bình), chợ Đồng Văn (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), chợ Cồn Thoi (Kim Sơn) phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm. Tổ chức các chương trình du lịch vào ban đêm như tham quan các điểm văn hóa, di tích lịch sử (Tràng An, cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, núi chùa Non Nước, công viên văn hóa Tràng An, hồ Kỳ Lân, khu Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế...), khám phá, trải nghiệm văn hóa địa phương, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật hát xẩm, hát chèo, múa rối nước, biểu diễn thực cảnh...

Ưu tiên tập trung phát triển dịch vụ vui chơi giải trí về đêm ở các khu vực: quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, phố đi bộ trung tâm thành phố và một số khu, điểm du lịch lớn (Tam Cốc, Tràng An, cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính), cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh để đầu tư nâng cấp, hình thành các sản phẩm dịch vụ ban đêm.

Khuyến khích kéo dài thời gian hoạt động của một số dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm, tham quan: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng, quán bar, sàn nhảy ở một số khu vực, địa điểm du lịch.

3.5. Tăng cường quản lý nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch

Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch của tỉnh và các huyện, thành phố; Có phương án phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; Có giải pháp nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý tại một số khu du lịch.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, cơ chế hiện có; rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan đầu tư, xuất nhập cảnh, lao động nước ngoài,... để tạo điều kiện doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý các khu du lịch, điểm du lịch; tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh việc thực hiện các quy định về chất lượng dịch vụ du lịch: xếp hạng, phân loại cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết... Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ thẩm định công nhận loại hạng cơ sở lưu trú, dịch vụ đạt chuẩn du lịch; chấn chỉnh việc treo biển hiệu không đúng loại hạng được công nhận.

Xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh với mục đích hỗ trợ ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình, bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan đến du lịch; các chương trình du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm; đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình, qua các mặt như vận động chính sách, quảng cáo và quan hệ công chúng, hỗ trợ nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm trọn gói, đào tạo và liên kết với các hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố.

Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tiếng ồn và rác thải, thực hành du lịch có trách nhiệm.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, kinh doanh bền vững giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Nghiên cứu chính sách, cơ chế về các khoản trợ cấp, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch.

3.6. Tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá - liên kết phát triển du lịch

3.6.1. Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường

- Đầu tư hàng năm cho công tác nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường khách du lịch và dự báo tình hình, định hướng phát triển du lịch, tổ chức điều tra dự báo xác định tác động và đóng góp của ngành du lịch Ninh Bình...

- Cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến tỉnh Ninh Bình, tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và mở rộng thị trường đến các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, khu vực Tây Nguyên. Tăng cường liên kết với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để mở rộng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế ở các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Úc...

- Đẩy mạnh thu hút thị trường khách nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với giáo dục, tìm hiểu văn hóa-lịch sử. Định hướng thị trường khách du lịch lễ hội, tâm linh với các mục đích du lịch khác nhằm khắc phục tính thời vụ du lịch.

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch, các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình và tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch tại các thị trường quốc tế và nội địa theo định hướng thị trường trọng điểm; đón các đoàn famtrip, presstrip từ các thị trường trên đến khảo sát điểm đến mới, tạo cơ hội kết nối cho các doanh nghiệp du lịch tỉnh Ninh Bình.

- Lồng ghép nội dung quảng bá và xúc tiến du lịch trong các buổi tiếp và làm việc với các đoàn công tác, gắn với xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh.

- Đăng ký tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế theo chuyên đề tại tỉnh Ninh Bình và thu hút đăng cai, tổ chức các sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế để thu hút khách du lịch.

- Xây dựng, phát triển bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình gắn với hình ảnh, giá trị cốt lõi về văn hóa - lịch sử, di sản, từ việc xây dựng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng môi trường du lịch an toàn đến việc giao tiếp ứng xử của người làm du lịch, cộng đồng địa phương với khách du lịch và quảng bá, giới thiệu, nhằm tạo ra sự nhất quán, đồng bộ về thương hiệu điểm đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ, hình ảnh tương ứng. Khuyến khích các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh sử dụng biểu trưng, tiêu đề chung của tỉnh (logo và slogan) trong các văn bản, tài liệu, phong bì thư, ấn phẩm quà tặng, sản phẩm để quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch của tỉnh.

3.6.2. Công tác truyền thông, quảng bá

- Nghiên cứu xây dựng công cụ và bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả các chiến dịch truyền thông để có những điều chỉnh phù hợp đối với từng thị trường truyền thống và mục tiêu.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch marketing số và đặt ưu tiên cho các kênh truyền thông số lên trên phần lớn các phương tiện truyền thông khác. Xây dựng kế hoạch truyền thông xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch. Chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa, kết hợp nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Kết nối với các kênh truyền hình, cơ quan báo, đài, đơn vị truyền thông, blogger, người đại diện du lịch... trong nước và quốc tế từ các thị trường đã được định hướng để quảng bá thông tin du lịch trên kênh của tổ chức, cá nhân.

- Hàng năm mời hoặc tạo điều kiện cho các đoàn làm phim trong nước và quốc tế, đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh đến Ninh Bình làm phim, video âm nhạc, chụp ảnh..., tạo hình thức quảng bá mới và hiệu quả cho Ninh Bình.

- Tổ chức chương trình xúc tiến kết hợp kích cầu du lịch hàng năm ở các trung tâm đô thị lớn và địa bàn trọng điểm về du lịch.

- Tranh thủ các kênh tuyên truyền của Bộ Ngoại giao, Tổng cục Du lịch, cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động marketing du lịch quốc tế có chọn lọc. Tìm kiếm, khai thác hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, chương trình hợp tác đối ngoại của tỉnh để xây dựng chiến lược tuyên truyền du lịch; thực hiện truyền thông quảng bá du lịch Ninh Bình trên các kênh truyền thông nổi tiếng thế giới; tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch tạo hiệu ứng thu hút khách; nghiên cứu, hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, đặc trưng địa phương, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các thị trường trọng điểm; quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch tỉnh Ninh Bình tại các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện tại các nước là thị trường khách nguồn của Việt Nam.

3.6.3. Liên kết, hợp tác trong và ngoài nước về phát triển du lịch

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết với 05 địa phương: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa - Thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành khác như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ... để kết nối phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá du lịch, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phối hợp quản lý nhà nước về du lịch...

- Phát huy vai trò hoạt động của Hiệp hội Du lịch, các Hội thành viên, các Câu lạc bộ để kết nối các chuỗi dịch vụ hình thành các sản phẩm chung, xây dựng các chương hình tour du lịch kết nối Ninh Bình với các địa phương trong nước.

- Ngành du lịch hợp tác chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để phát huy vai trò của các thành viên theo đặc thù để phát triển du lịch.

- Triển khai hiệu quả các nội dung đã ký kết trong biên bản ghi nhớ và hợp tác quốc tế. Thành lập mối liên kết hợp tác, hội nhập quốc tế, hợp tác tại các thị trường tiềm năng như châu Âu, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Trung Đông, các nước Đông Nam Á...

- Tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các Hội Việt kiều ở nước ngoài, hội du học sinh để tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch, nghiên cứu thị trường, kêu gọi đầu tư du lịch, chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ số phục vụ du lịch.

3.7. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển du lịch

3.7.1. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Xây dựng các chiến dịch quảng bá theo chủ đề và theo giai đoạn thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Zalo; quảng bá trên các trang marketing online, triển khai bản tin du lịch điện tử (E-Newsletter); nâng cấp các website du lịch của ngành phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi ảnh đẹp, check in trên các trang tin điện tử du lịch của tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng và lắp đặt các kiosk để hỗ trợ khách tra cứu thông tin du lịch, bổ sung dịch vụ du lịch “thực tế ảo” với ứng dụng công nghệ 3D/4D để nâng cao trải nghiệm của khách du lịch trong hoạt động truyền thông quảng bá du lịch cũng như tại các khu điểm du lịch của tỉnh.

- Tổ chức các cuộc thi online về du lịch như cuộc thi ảnh đẹp, thiết kế video, chia sẻ hình ảnh đẹp về du lịch tỉnh Ninh Bình để tạo hiệu ứng truyền thông.

3.7.2. Công tác quản lý hoạt động du lịch

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông minh để quản lý điểm đến, quản lý, giám sát di sản và hỗ trợ du khách. Cụ thể:

- Triển khai xây dựng và phát triển hệ thống thông tin số du lịch, phần mềm quản lý du lịch Ninh Bình; báo cáo thống kê; quản lý, giám sát di sản đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và phù hợp với khung kiến trúc chính quyền điện tử.

- Nghiên cứu triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông minh vào việc quản lý khách tham quan tại các khu, điểm du lịch. Đầu tư lắp đặt hệ thống camera để đảm bảo an ninh, an toàn và phát hiện hướng dẫn du lịch trái phép tại các khu vực tập trung đông du khách trên địa tỉnh.

- Hình thành Hệ thống khảo sát và phân tích hành vi, trải nghiệm của khách du lịch nhằm định hướng thị trường du lịch được tốt hơn; hệ thống giám sát du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống dịch bệnh đối với ngành du lịch...

3.7.3. Hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch

- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh dịch vụ sử dụng các hình thức thanh toán điện tử, hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt; khuyến khích các mô hình kinh doanh mới phát triển du lịch trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ tại các điểm tham quan du lịch để chuẩn hóa thông tin các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng hệ thống thông tin du lịch tích hợp hỗ trợ khách du lịch tìm kiếm trực tuyến các địa điểm lưu trú, mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

- Xây dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ du khách tại một số khu du lịch, điểm du lịch và trung tâm thành phố Ninh Bình.

3.8. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

3.8.1. Nguồn nhân lực du lịch tại cơ quan quản lý nhà nước

- Tranh thủ sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân sự cấp cao trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc đề nghị tư vấn, mời góp ý cho các chủ trương, chính sách định hướng phát triển du lịch, tổ chức tọa đàm, hội thảo chuyên đề...

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kết hợp với các đề án quốc gia về nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, kỹ năng tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, kỹ năng lễ tân đối ngoại, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông du lịch... và các kỹ năng khác liên quan đến công tác du lịch.

3.8.2. Nguồn nhân lực du lịch tại doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương tham gia làm du lịch

- Định kỳ 2 năm/lần tổ chức điều tra, khảo sát, phân loại trình độ nghiệp vụ của lao động hiện đang làm việc trong ngành Du lịch để đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể, cơ chế đào tạo phù hợp tại từng cấp trình độ chuyên ngành.

- Tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm, chuẩn bị những phương án/kịch bản ứng phó với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, dịch bệnh... cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đội ngũ quản lý, nhân viên các doanh nghiệp du lịch lữ hành, vận chuyển khách du lịch, tàu, thuyền du lịch, hướng dẫn viên..; định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Ninh Bình, nhất là đối với phát triển du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục (cả giáo dục hướng nghiệp du lịch ở các trường phổ thông, giáo dục nghề nghiệp du lịch và giáo dục đại học du lịch) trong việc xây dựng và sử dụng chuẩn ngoại ngữ quốc tế, tin học cho nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ các cơ sở giáo dục tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra về đào tạo, tăng thời lượng thực hành, liên kết cho học sinh, sinh viên đi thực tập, học viên cao học và nghiên cứu sinh, giảng viên, giáo viên kiến tập tại các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ du lịch.

3.8.3. Tiếp tục tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cộng đồng và xã hội về phát triển du lịch

- Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng, lồng ghép vào các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề hàng năm để tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đóng góp chính vào hội nhập kinh tế, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức đối thoại giữa các cơ quan quản lý du lịch với các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương về phát triển du lịch.

- Phát huy vai trò của UBND các cấp trong việc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phát triển du lịch; xây dựng chương trình phát động mỗi người dân là một đại sứ du lịch.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch theo nhiều hình thức (các kênh quảng bá du lịch, các bảng nội quy tại khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, in tờ rơi, tập gấp, clip, phóng sự...); tuyên dương, nhân rộng các điển hình tốt về phát triển du lịch ở các địa phương (thông qua các buổi trao đổi kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch triển khai...).

- Khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.

4. Tập trung nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá

4.1. Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, hạ tầng giao thông đường thủy phát triển du lịch trên sông; bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án hạ tầng cơ sở du lịch trọng điểm, đặc biệt tại các khu du lịch được quy hoạch trở thành khu du lịch quốc gia.

4.2. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng kinh tế đêm

Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm du lịch có thế mạnh là du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng... Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều tiềm năng như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái ven biển; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ; du lịch chữa bệnh; du lịch thể thao nước, vui chơi giải trí cao cấp; du lịch MICE...Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch ban đêm, xây dựng các chương trình, tour du lịch vào ban đêm kết hợp khám phá văn hóa địa phương, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, không gian trưng bày văn hóa.

4.3. Thực hiện chuyển đổi số trong ngành Du lịch

Tập trung, ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thực hiện chuyển đổi số du lịch để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch và phục vụ công tác quản lý; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

4.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực du lịch hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, lữ hành; Đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, nghệ nhân, chuyên gia tham gia đào tạo nhân lực du lịch; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trường Đại học Hoa Lư, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động du lịch.

5. Nguồn kinh phí thực hiện

- Ngân sách nhà nước (ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn).

- Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA.

- Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Du lịch

- Là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả. Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Đề án đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các đoàn công tác liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại các địa phương vào thời điểm lễ hội, ngày lễ tết tại các khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; thiết lập đường dây nóng tại các khu, điểm du lịch. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực hoạt động du lịch, xây dựng môi trường du lịch văn minh, chuyên nghiệp.

- Định kỳ trước ngày 31/12 hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết vào cuối năm 2025 và tổng kết Đề án vào cuối năm 2030.

2. Sở Văn hóa và Thể thao

- Lập hồ sơ khoa học xếp hạng các di tích, lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, khai thác các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, địa điểm khảo cổ và các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác phục vụ xây dựng các sản phẩm du lịch.”.

- Nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn, khai quật khảo cổ học khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư; phục dựng và tái hiện không gian văn hóa kinh đô Hoa Lư xưa gắn với phát triển du lịch.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý Nhà nước về đất đai, giao đất cho các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh; trong việc xây dựng quy chế về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

- Rà soát bổ sung khu vực cấm và tạm cấm khai thác mỏ, vật liệu xây dựng nhằm bảo vệ tối đa cảnh quan sinh thái tự nhiên. Rà soát, xây dựng và công khai danh mục quỹ đất để kêu gọi đầu tư các dự án dịch vụ du lịch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch dịch vụ, trình UBND tỉnh theo quy định. Tích hợp các nội dung đề xuất về phát triển du lịch vào Quy hoạch quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh phương án bố trí vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trọng điểm và các dự án đầu tư công trung hạn trong lĩnh vực du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các dự án trong lĩnh vực du lịch, sử dụng nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, báo cáo UBND tỉnh.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên đề thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

6. Sở Xây dựng

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan hướng dẫn, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan trong các công trình du lịch và các công trình công cộng trong các khu, điểm du lịch.

7. Sở Giao thông Vận tải

- Tập trung hoàn thiện đúng tiến độ đối với các tuyến giao thông đang được xây dựng, nâng cấp, mở rộng do Sở Giao thông Vận tải là chủ đầu tư.

- Triển khai các dự án giao thông trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư, mở thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp hội đủ các điều kiện, nhanh hiệu quả.

8. Sở Công Thương

- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương sản xuất các sản phẩm quà tặng, đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.

- Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, các sản phẩm phục vụ du lịch; tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm tới nhân dân và du khách trong và ngoài nước.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các địa phương xây dựng, triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch cộng đồng.

- Nghiên cứu các mô hình sản xuất các phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đặc sản để phục vụ du lịch. Quản lý, khai thác tốt các hệ thống hồ, đập, các khu rừng cảnh quan, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch. Bảo vệ môi trường nông nghiệp, thôn thôn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp du lịch đầu tư triển khai các làng nghề gắn với du lịch; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái tại các khu du lịch, điểm du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên, đồng thời hướng dẫn xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Phối hợp với Sở Du lịch đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết trong chuỗi sản phẩm OCOP nhằm đưa các sản phẩm đặc trưng mang màu sắc riêng có của Ninh Bình đến với du khách.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về thông tin, tuyên truyền du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ ngành du lịch ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý tài nguyên, cơ sở dịch vụ, hoạt động kinh doanh, khách du lịch và tuyên truyền quảng bá du lịch.

- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch.

- Phối hợp với Sở Du lịch trong hoạt động chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin số du lịch; xuất bản sách, ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch.

11. Công an tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đảm bảo môi trường an toàn, văn minh phục vụ phát triển ngành Du lịch của tỉnh giai đoạn 2021-2026.

12. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, chú ý đến đào tạo lịch sử, văn hóa và ngoại ngữ, tin học; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; phát triển bồi dưỡng những người có năng khiếu tạo nguồn cho hướng dẫn viên du lịch tại các địa phương.

13. Trường Đại học Hoa Lư

Tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đáp ứng số lượng, chất lượng, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

14. Các sở, ban, ngành liên quan

Các sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch tổ chức thực hiện các nội dung Đề án; xây dựng chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện đề án theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

15. UBND các huyện, thành phố

Có các biện pháp quản lý và bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội; thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thực của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm, thực hiện nếp sống văn minh du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện; có trách nhiệm phối kết hợp với các ngành chức năng khai thác tài nguyên phát triển du lịch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch tại địa phương...

Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các ngành, đơn vị có liên quan khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết các khu vực có tiềm năng du lịch, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh đưa vào danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư; chủ động đề xuất đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn; phối hợp chuẩn bị giải phóng mặt bằng khu vực quy hoạch dự án và hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ.

16. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp phối hợp tham gia và hỗ trợ các ngành, đơn vị liên quan và chính quyền các cấp trong công tác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Đề án.

(Kèm theo danh mục các công việc, nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045)./.


DANH MỤC

CÁC CÔNG VIỆC, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Kèm theo Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045

TT

Các công việc, nhiệm vụ trọng tâm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển du lịch

1

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Trung ương, của tỉnh về tầm quan trọng, ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Sở Du lịch, các sở, ngành có liên quan

Thường xuyên

2

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho đội ngũ quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương...

Sở Du lịch

Trường Đại học Hoa Lư và các sở, ngành, địa phương có liên quan

Thường xuyên

3

Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương xây dựng các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Du lịch, Đài PT&TH Ninh Bình, Báo Ninh Bình và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

4

Xây dựng các chương trình truyền hình, phóng sự tuyên truyền để người dân hiểu rõ về lợi ích phát triển du lịch, xây dựng môi trường, thương hiệu du lịch, phổ biến kinh nghiệm, kiến thức làm du lịch.

Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình; Báo Ninh Bình

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

5

Tổ chức các cuộc thi báo chí, truyền hình tuyên truyền về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.

Báo Ninh Bình; Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình

Hội Nhà báo tỉnh; Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan

Định kỳ 2 năm/lần

6

Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình nâng cao nhận thức về phát triển du lịch gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới (lồng ghép vào các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề hàng năm).

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan

Thường xuyên

II

Quy hoạch phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững

7

Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong khu Di sản Tràng An trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2021-2022

8

Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2022-2023

9

Rà soát, khoanh vùng bảo vệ nghiêm các khu vực có giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo (núi đá vôi, hang, động, sông, hồ...) có tiềm năng phát triển du lịch và đưa vào vùng cấm, tạm cấm khai thác khoáng sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, địa phương các cấp

Hàng năm

10

Xây dựng và triển khai dự án Bảo tồn, tôn tạo, khai quật khảo cổ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Khu di tích đặc biệt cố đô Hoa Lư

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2021-2025

11

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo tồn, phục dựng không gian lịch sử, văn hóa lưu vực sông Bôi, sông Lạng và sông Hoàng Long.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2024-2025

12

Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt núi Non Nước, thành phố Ninh Bình

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2023-2024

13

Quy hoạch và xây dựng, phát triển các siêu thị, các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ phục vụ khách du lịch tại trung tâm thành phố Ninh Bình

UBND thành phố Ninh Bình

Sở Công Thương, Sở Du lịch và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2023

14

Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch khu vực Quèn Thờ - động Trà Tu và khu vực phụ cận, thành phố Tam Điệp

UBND thành phố Tam Điệp

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2022-2023

15

Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch vùng ven biển Kim Sơn

UBND huyện Kim Sơn

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2022-2023

16

Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch khu vực Cúc Phương - Kỳ Phú và các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nho Quan

UBND huyện Nho Quan

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2022-2025

17

Quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch: suối khoáng nóng Kênh Gà và khu du lịch Vân Long, huyện Gia Viễn

UBND huyện Gia Viễn

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đơn vị liên quan

2022-2025

18

Quy hoạch chi tiết phát triển khu du lịch hồ Đồng Thái - động Mã Tiên và khu vực phụ cận, huyện Yên Mô

UBND huyện Yên Mô

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan

2025-2030

19

Xây dựng và triển khai quy hoạch chi tiết phát triển không gian văn hóa làng nghề truyền thống thôn Văn Lâm, gắn với hành cung Vũ Lâm, huyện Hoa Lư.

UBND huyện Hoa Lư

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan

2025-2030

III

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

20

Tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ: nghỉ dưỡng chất lượng cao, trung tâm mua sắm, giải trí quy mô lớn, công viên chuyên đề...

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2021-2030

21

Ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư công để hoàn thiện các cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2021-2030

22

Huy động nguồn lực xây dựng tuyến đường Đông - Tây từ Kim Sơn đến Nho Quan, tuyến đường Kim Sơn - Cồn Nổi, tuyến đường Bái Đính - Ba Sao và nâng cấp, mở rộng tuyến đường chính vào khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình (giai đoạn 2).

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

2021-2030

23

Rà soát, quy hoạch, thẩm định, công bố luồng các tuyến đường thủy tại khu du lịch Tràng An, Tam Cốc, Vân Long, Kênh Gà, hồ Đồng Thái...

Sở Giao thông vận tải

Sở Du lịch, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

24

Đầu tư xây dựng tổ hợp Bảo tàng -Thư viện tỉnh, Quầy thông tin du lịch tại Trung tâm thành phố Ninh Bình

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

25

Đầu tư, nâng cấp các tiện ích dịch vụ tại một số khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh phục vụ khách du lịch

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022-2025

26

Đầu tư xây dựng cầu nước tại đường Lê Thái Tổ (khu vực ngã tư đường Tràng An, thành phố Ninh Bình)

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022-2024

27

Đầu tư xây dựng cầu nước tại khu vực núi Kỳ Lân (đường Trần Hưng Đạo), thành phố Ninh Bình

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2024-2026

28

Đầu tư xây dựng bến thuyền và cơ sở hạ tầng du lịch tại khu vực hồ Cá Voi, thành phố Ninh Bình

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2023-2025

29

Đầu tư xây dựng bến thuyền và cơ sở hạ tầng du lịch tại sông Đáy để phục vụ du lịch du thuyền trên sông

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2025-2030

30

Đầu tư xây dựng 1-2 cầu vượt đường bộ trên tuyến đường thủy từ sông Đáy đến khu vực công viên văn hóa Tràng An

UBND thành phố Ninh Bình

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2025-2030

31

Nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng các tuyến phố du lịch đi bộ (walking tour) tại trung tâm thành phố Ninh Bình.

UBND thành phố Ninh Bình

Sở Công thương, Du lịch và các sở, ban, ngành có liên quan

2022-2025

32

Đầu tư xây dựng mô hình biểu tượng độc đáo, đặc trưng của tỉnh Ninh Bình tại khu vực quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế để tạo điểm nhấn tham quan, chụp ảnh cho du khách.

UBND thành phố Ninh Bình

Sở Xây dựng, Sở Du lịch và các sở ngành, đơn vị liên quan

2023-2024

33

Đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, công viên, cây xanh, khu dịch vụ...ở các khu, điểm du lịch.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2021-2025

IV

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chú trọng kinh tế ban đêm

34

Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch ban đêm tại Ninh Bình

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2023

35

Xây dựng kế hoạch và triển khai phát triển các sản phẩm OCOP, các làng nghề truyền thống, ưu tiên các nghề đá mỹ nghệ, thêu ren, cói, mộc, mây tre đan... và rượu Kim Sơn phục vụ du lịch

Sở NN&PTNT

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022

36

Tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã các sản phẩm làng nghề làm quà tặng phục vụ phát triển du lịch

Sở NN&PTNT

Các đơn vị có liên quan

Định kỳ 3 năm/lần

37

Xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan

Hàng năm

38

Xây dựng và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển các cây, con đặc sản của địa phương (dê, cá trầu, cá rô...)

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan

2023

39

Kế hoạch tổ chức các loại hình nghệ thuật dân tộc (hát chèo, hát xẩm, múa rối nước, cồng chiêng, nhảy sạp...) phục vụ du lịch

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch, các sở, ban, ngành có liên quan, Hiệp hội du lịch

2022

40

Thực hiện Đề án Xây dựng các sản phẩm văn hóa nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử Cố đô Hoa Lư phục vụ phát triển du lịch 2021-2025 và những năm tiếp theo

Sở Văn hóa và Thể thao

Các đơn vị liên quan

2021-2030

41

Nghiên cứu, xây dựng đề án bảo tồn phát huy giá trị lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn gắn với phát triển du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao

Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan

2022-2025

42

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc, sự kiện thể thao hàng năm để quảng bá, thu hút khách du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Du lịch và các đơn vị liên quan

2022-2030

V

Phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá - liên kết phát triển du lịch

43

Khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường khách du lịch và dự báo tình hình đưa ra định hướng, giải pháp phát triển du lịch phù hợp.

Sở Du lịch

Cục thống kê tỉnh; Các sở ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

44

Xây dựng và triển khai Kế hoạch marketing du lịch tổng thể tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

2022

45

Tổ chức đón các đoàn khảo sát (famtrip, presstrip) từ các thị trường khách trọng điểm đến tìm hiểu, trải nghiệm thử các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới của tỉnh Ninh Bình.

Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

46

Thực hiện đề tài nghiên cứu, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình; kế hoạch truyền thông và quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình

Sở Du lịch

Sở Khoa học và Công nghệ và các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2023

47

Tổ chức tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch trong nước, quốc tế; tổ chức các chương trình hội nghị xúc tiến, kích cầu du lịch

Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

48

Xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá du lịch (bản đồ, tập gấp, sách cẩm nang, quà tặng, tác phẩm văn học nghệ thuật...)

Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

Hàng năm

49

Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác liên kết với các địa phương: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa - Thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành khác như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt (Lâm Đồng), Cần Thơ...

Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

2022-2023

50

Tổ chức Festival Di sản để tôn vinh, quảng bá các giá trị di sản văn hóa tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương có liên quan

Từ 2023 (định kỳ 2 năm/01 lần)

51

Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến Ninh Bình làm phim, clip âm nhạc..., tạo hình thức quảng bá mới và hiệu quả cho tỉnh Ninh Bình

Sở Du lịch, Sở Văn hóa

Các sở ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

52

Tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; các Hội Việt kiều ở nước ngoài, hội du học sinh để tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch, nghiên cứu thị trường, phát triển nguồn nhân lực du lịch

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Du lịch

Các sở ngành, đơn vị liên quan

Thường xuyên

53

Xây dựng mới các biển quảng bá tấm lớn ở các cửa ngõ ra vào tỉnh, và các đầu nút giao thông đến các khu du lịch trọng điểm.

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan

2022-2025

VI

Ứng dụng khoa học, công nghệ phát triển du lịch

54

Xây dựng các chiến dịch quảng bá theo chủ đề và theo giai đoạn (trong đó, chú trọng quảng bá du lịch ban đêm) thông qua các nền tảng Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Zalo, Tiktok, trang mạng dành riêng cho từng thị trường; quảng bá trên các trang marketing online, triển khai bản tin du lịch điện tử (E-Newsletter) và bộ ấn phẩm, bộ nhận diện thương hiệu du lịch đa ngôn ngữ dưới dạng online; nâng cấp tính năng của các ứng dụng di động, website du lịch của ngành phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách.

Sở Du lịch

Hiệp hội Du lịch, và các sở, ban, ngành liên quan

Thường xuyên

55

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển “Hệ thống thông tin số du lịch tỉnh Ninh Bình”, quản lý cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Du lịch.

Sở Du lịch

Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch, và các sở, ban, ngành liên quan

2021-2023

56

Nghiên cứu xây dựng, phát triển dịch vụ du lịch “thực tế ảo”, “thực tế tăng cường” với ứng dụng công nghệ 3D/4D, VR360, các ứng dụng du lịch thông minh, bản đồ số du lịch, lắp đặt kiosk tra cứu thông tin du lịch

Sở Du lịch

Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch, và các sở, ban, ngành liên quan

2022-2025

57

Đầu tư lắp đặt hệ thống camera để đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch lớn và khu vực tập trung đông người trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

Công an tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch, và các sở, ban, ngành liên quan

2022-2025

58

Tổ chức các cuộc thi online về du lịch để tạo hiệu ứng truyền thông; đầu tư các video, bộ ảnh đẹp về du lịch tỉnh Ninh Bình để đăng tải trên các trang mạng xã hội.

Sở Du lịch

Hiệp hội Du lịch, và các sở, ban, ngành liên quan

2022-2030

VII

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch

59

Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025.

Sở Du lịch

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2022-2023

60

Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, giữa ngành Du lịch với các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về quản lý tài nguyên, quản lý di sản và phát triển du lịch

Sở Du lịch

UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan

2022

61

Kế hoạch quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2045

Sở Du lịch

UBND huyện Hoa Lư, Gia Viễn, các đơn vị liên quan

2021

62

Phát triển và triển khai ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi giám sát công tác quản lý, bảo tồn di sản; các hoạt động du lịch trong khu di sản đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng và kịp thời.

Sở Du lịch

Sở Thông tin và Truyền thông, BQL các khu, điểm du lịch

2022-2025

63

Nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh.

Sở Du lịch

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh , Hiệp hội Du lịch tỉnh và các sở, ngành liên quan

2023

64

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch

Sở Du lịch

Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

65

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển vùng kinh tế ven biển huyện Kim Sơn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

2021-2022

66

Xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đảm bảo môi trường an toàn, văn minh phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2026; Kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên lĩnh vực du lịch.

Công an tỉnh

Sở Du lịch và các đơn vị liên quan

2021

67

Xây dựng phương án điều tra cơ bản, đóng góp của ngành du lịch cho GRDP của tỉnh và thống kê du lịch theo yêu cầu của tỉnh, phù hợp với Luật Du lịch, Luật Thống kê. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thống kê, báo cáo du lịch.

Cục Thống kê

Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

VIII

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch

68

Giữ vững an ninh, trật tự xã hội; đảm bảo tốt môi trường du lịch an toàn, văn minh. Xây dựng các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTT tại các khu, điểm du lịch

Công an tỉnh

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

69

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hiện có; rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan như thủ tục về đầu tư, xuất nhập cảnh, lao động nước ngoài, nhập khẩu trang thiết bị... để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Lao Động TB&XH, Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

70

Hỗ trợ, hướng dẫn cung cấp thông tin kịp thời cho khách du lịch và các tổ chức, cá nhân trong quá trình đi tham quan du lịch tại Ninh Bình.

Sở Du lịch

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

71

Khuyến khích, vận động các cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch “nói không với túi ni lông và rác thải nhựa sử dụng 1 lần” và tổ chức chương trình tuyên truyền điểm đến không rác thải nhựa tại các khu du lịch, điểm du lịch.

Sở Du lịch

Các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

72

Tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia phát triển du lịch

Sở Du lịch

Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

73

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho người dân về ứng xử văn minh, văn hóa du lịch, thân thiện hiếu khách, để xây dựng thương hiệu du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn. Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp về du lịch.

Ban dân vận Tỉnh ủy, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh

Sở Du lịch, các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

IX

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

74

Điều tra, thống kê, phân tích thực trạng lao động du lịch để xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo.

Sở Du lịch

Hiệp hội Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan

2023

75

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn Bộ kỹ năng Nghề du lịch Việt Nam (VTOS) cho các lao động khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

Sở Du lịch

các sở, ngành, đơn vị, cơ sở đào tạo có liên quan

Hàng năm

76

Tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch ở trong nước và quốc tế

Sở Du lịch

Các cấp, các ngành

Hàng năm

77

Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển du lịch, gắn với bảo vệ và phát huy giá trị di sản, nhất là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch

Các cấp, các ngành

Thường xuyên

78

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đưa giáo dục du lịch, văn hóa du lịch vào hệ thống giáo dục địa phương. Tổ chức các chương trình học tập ngoại khóa tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Du lịch, Đại học Hoa Lư, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan

2022-2030

79

Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn về du lịch, văn hóa (từ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học)

Trường Đại học Hoa Lư

Sở Du lịch và các sở, ngành, đơn vị có liên quan

Hàng năm

80

Tổ chức các hội thi về nghiệp vụ Lễ tân, buồng, bàn, bếp, hướng dẫn viên du lịch giỏi...

Hiệp hội du lịch

Đại học Hoa Lư, Hiệp hội Du lịch tỉnh và đơn vị liên quan

Hàng năm

81

Hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong việc xây dựng và sử dụng chuẩn ngoại ngữ quốc tế cho nguồn nhân lực du lịch.

Trường Đại học Hoa Lư

Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và đơn vị liên quan

Hàng năm



[1] Tham gia Hội chợ VITM Hà Nội, ITE HCM, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội, Hội chợ Du lịch quốc tế Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, ITB Berlin - Đức, hội chợ du lịch quốc tế tại London (Anh), tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch tại tỉnh Lào Cai, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Lạt, Thanh Hóa...

[2] Tổ chức thành công các hoạt động, sự kiện quốc tế kết hợp tạo ra sản phẩm, dịch vụ du lịch để thu hút khách như: Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững; Đại lễ Phật Đản liên hợp quốc 2014; Lễ đón Bằng vinh danh Quần thể Danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 2015; Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt; đăng cai tổ chức sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2021, Hoa Lư - Ninh Bình; tổ chức sự kiện thường niên Tuần du lịch sắc vàng Tam Cốc - Tràng An...

[3] Tính đến hết năm 2020, lượt truy cập hàng năm trên Cổng thông tin Du lịch Ninh Bình đạt trên 30 triệu lượt người truy cập

[4] Giai đoạn 2010-2020 xuất bản trên 300.000 ấn phẩm như bản đồ du lịch, sách cẩm nang du lịch Ninh Bình, tập gấp (du lịch, sự kiện,...), sổ tay du lịch, post card, đĩa phim và video clip, bộ quy tắc ứng xử của du khách...

[5] Giai đoạn 2009 - 2020, tổ chức 98 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho gần 10.000 lượt học viên

[6] Giai đoạn 2009 - 2020, bồi dưỡng cho gần 18.000 lượt người tham gia hoạt động du lịch

[7] thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1339/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 về Đề án phát triển Du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


289

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!