UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 128/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
28 tháng 4 năm 2010
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18/NQ-CP NGÀY 06/4/2010 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KHÔNG ĐỂ LẠM PHÁT
CAO VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHOẢNG 6,5% TRONG NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá
XVI, kỳ họp thứ 13 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh năm 2010,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 69/TTr-SKH ngày 27 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Kế
hoạch thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những
giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những
giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
2.1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ
có chuyện môn, năng lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả, báo cáo Uỷ ban nhân
dân tỉnh kết quả thực hiện theo đúng quy định.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết dịnh này; định
kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh .
Điều 3. Các
ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Chiến
|
KẾ
HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18/NQ-CP
NGÀY 06/4/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ,
KHÔNG ĐỂ LẠM PHÁT CAO VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHOẢNG 6,5% TRONG NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 28/4/2010)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục
đích
Triển khai kịp thời và cụ thể hoá Nghị quyết số 18/NĐ-CP
của Chính phủ; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh; nắm vững các quan điểm chỉ đạo, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận, quyết
tâm chính trị cao; xác định nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan hành chính nhà nước
từ tỉnh đến cơ sở nhằm vận dụng đúng đắn các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô, không để lạm phát cao phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, phấn đấu
tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2010 đạt trên 15 %, đảm bảo an sinh xã hội
và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
đã đề ra.
II. Yêu
cầu
Tuyên
truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách và giải pháp thực
hiện của Chính phủ để các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức đúng, hiểu rõ,
tham gia tích cực, thiết thực, tạo đồng thuận cao trong việc triển khai thực
hiện Nghị quyết của Chính phủ và đề ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm tổ chức thực
hiện kịp thời và có hiệu quả.
Giám đốc
các sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã
phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và trực tiếp chỉ đạo, phân công cán bộ
có chuyên môn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, đơn vị được giao
tại kế hoạch này, bảo đảm chất -lượng, hiệu quả và đúng thời gian quy định.
Trong tổ
chức thực hiện cần phải loại bỏ "bệnh" quan liêu, thành tích; tăng
cường phối hợp, chỉ đạo, bám sát cơ sở, địa bàn để giải quyết những khó khăn,
vướng mắc và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; thường xuyên theo dõi, đánh giá
kết quả thực hiện để có giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành tốt các
mục tiêu kế hoạch đã đề ra cho năm 2010.
B. NỘI DUNG
Nhằm đạt
được mục tiêu đã nêu trên, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện nghiêm những nhiệm vụ, giải pháp
theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ; các giải pháp phát
triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân
dân đã triển.khai, đồng thời tập trung triển khai ngay 05 nhiệm vụ và 19 công
việc cụ thể sau:
I. Tập
trung hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu; sớm đưa các dự án công nghiệp trọng
điểm đi vào hoạt động
1. Tập
trung tháo gỡ khó khăn, tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng,
cởi mở, bình đẳng. Thực hiện tốt các chính sách miễn thuế, giảm thuế, giãn nộp
thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất
kinh doanh.
2. Xây
dựng phương án bảo đảm ưu tiên về điện phục vụ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
các công trình trọng điểm của tỉnh đang triển khai. Thực hiện các biện pháp đảm
bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm
công nghiệp, sản phẩm xuất khẩu, kịp thời có phương án bù đắp sản phẩm thiếu
hụt, nhằm đảm bảo đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu
theo kế hoạch.
3. Thực
hiện kiên quyết, có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện để sớm hoàn thành đi vào sản xuất các dự án công nghiệp trọng điểm
của tỉnh, như: Nhà máy bột giấy và giấy An Hoà, nhà máy xi măng Tân Quang, nhà
máy phôi thép... Đôn đốc, phối hợp với các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá, nhà máy xi măng
Thái Sơn, nhà máy thuỷ điện Hùng Lợi...
4. Đẩy
mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất
khẩu hàng hoá của tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động "Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" .
5. Tổ
chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh thu hút đầu tư thực hiện
các dự án theo quy hoạch, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch
vụ, du lịch, chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng,
sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, ưu tiên các dự án đầu tư vào nông
nghiệp nông thôn, dự án sử dụng nhiều lao động.
6. Rà soát, kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư
nhưng chậm triển khai, chủ đầu tư không đủ năng lực để thu hồi hoặc chuyển giao
cho chủ đầu tư khác.
II. Huy
động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội. Tập trung hoàn thành các công trình giao thông xây dựng trọng điểm; đẩy
nhanh tiến độ cấp phát, thanh toán vốn đầu tư
1. Thực
hiện tốt việc quản lý nhà nước về lĩnh vực tín dụng - ngân hàng, bảo đảm tuân
thủ đúng các quy định của pháp luật về huy động và cho vay. Có giải pháp bảo
đảm vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chú trọng giải ngân nhanh để nhân
dân khắc phục ảnh hưởng khô hạn, dịch bệnh; cho vay đối với hộ nghèo, hợp tác
xã... Chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, hạ thấp tỷ
lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm nguồn vốn cho vay
thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
2. Tích
cực thực hiện các biện pháp thu thuế, phí, lệ phí, bảo đảm thu cân đối ngân
sách năm 2010 trên 488,9 tỷ đồng, vượt trên 5% so với dự toán Bộ Tài chính
giao. Thực hiện nghiêm chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí hành chính.
3. Thường
xuyên rà soát tiến độ từng công trình, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành
và kịp thời đôn đốc thực hiện. Giãn tiến độ, hoãn khởi công một số công trình
đầu tư chưa thật cần thiết, chưa hoàn thành ngay trong năm 2010; Đến 30/9/2010,
kiên quyết điều chỉnh vốn từ các công trình khởi công mới trong năm 2010 nhưng
chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, chưa khởi công, thi công chậm, công trình chậm
cấp phát, thanh toán vốn để bố trí cho các công trình, dự án quan trọng, cấp
bách phải hoàn thành trong năm 2010 và các công trình, dự án có tiến độ nhanh.
Không bố trí vốn cho các công trình, dự án đầu tư đến nay chưa được bố trí vốn.
4. Rà
soát, tổng hợp nhu cầu ứng vốn năm 2011 cho các công trình, dự án quan trọng,
cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng trong năm 2010 mà ngân sách
năm 2011 nhất thiết phải bố trí vốn để thực hiện, báo cáo Chính phủ và các Bộ,
Ngành, trung ương.
5. Đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 -
2010 và các chương trình mục tiêu, dự án lớn giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng kế
hoạch đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho các
mục tiêu đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015, chủ động bố trí vốn chuẩn bị
đầu tư theo kế hoạch.
6. Khẩn
trương kiểm tra, rà soát tình hình đầu tư, quản lý sử dụng vốn đầu tư các công
trình, dự án thuộc kế hoạch năm 2010 để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn vốn đầu tư.
7. Tiếp
tục triển khai thực hiện Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 25/8/2009 của Văn phòng
Chính phủ. Tích cực thu hút các nguồn vốn đầu tư. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình xây dựng cơ
bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn... thực hiện cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đảm bảo kịp
thời, đúng quy định.
III. Tăng
cường hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân; thực hiện tốt các chính
sách về an sinh xã hội
1. Thực
hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, hỗ trợ kiến thức kết hợp với cho vay vốn
sản xuất. Rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân, nhất là các hộ
nghèo, cận nghèo để thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ đảm bảo thoát
nghèo bền vững, chống tái nghèo. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ theo Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội, không để xảy ra trình trạng có hộ dân bị đói đứt bữa.
Thực hiện hỗ trợ giống lúa, ngô năng suất cao cho các hộ nghèo ở các xã thuộc
Chương trình 135.
2. Thực
hiện có hiệu quả công tác lao động, việc làm, xuất khẩu lao động. Tổ chức tốt
việc thu và chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm. Thực hiện tốt công
tác chăm sóc, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ người có công với cách mạng
và các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội. Làm tốt công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
IV. Chủ
động phòng chống thiên tai, dịch bệnh
1. Tiếp
tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch di chuyển, bố trí dân cư ra khỏi vùng
nguy hiểm có nguy cơ bị thiên tai, vùng rừng đặc dụng, phòng hộ xung yếu. Thực
hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Chủ
động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, phòng chống rét cho gia súc
trong mùa đông.
2. Tăng cường công tác y tế dự
phòng. Tập trung kiểm soát và ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm,
các bệnh mới và đang lây lan như cúm A (H1N1 ), cúm A (H5N1 ),...Thực hiện có
hiệu quả về phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS,
chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình và chương trình vệ sinh an toàn thực
phẩm... Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra kịp thời phát hiện, ngăn
chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm
sức khỏe cộng đồng.
V. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để tạo đồng thuận cao trong xã hội
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
đến cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân về những giải pháp bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đảm bảo tốc tăng trưởng
kinh tế năm 2010.
2. Đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đưa thông tin kịp thời về các chủ
trương, chính sách, giải pháp điều hành của các cấp chính quyền, đặc biệt về
lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả, định hướng để nhân dân nhận thức đúng,
hiểu rõ, tham gia tích cực, tạo đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện
các chủ trương, giải pháp, nhất là việc kiểm soát giá cả, tuân thủ các quy định
về niêm yết giá và bán hàng theo niêm yết, chống buôn lậu, thực hiện cuộc vận
động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí...
C. TỎ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hàng
quý, Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì bố trí làm việc với từng Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã một lần để trực tiếp chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ các khó khăn
vướng mắc từ cơ sở.
2. Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải
pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng
kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010; Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 23/12/2009
của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2010; Chương trình công tác năm 2010 và Kế hoạch này của
Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả.
3. Định
kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cuối năm, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban,
Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để
tổng hợp.
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng
tháng, quý, 6 tháng và cuối năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình
hình, kết quả thực hiện.
5. Trong quá trình tổ chức thực
hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết hoặc
cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị chủ động báo
cáo và đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định./.