Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1274/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Xuân Đại
Ngày ban hành: 02/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1274/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 02 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

Thực hiện Chương trình công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ số 03-CTr-UBQG ngày 20/01/2014 của Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam; Công văn số 164/LĐTBXH-BĐG ngày 21/01/2014 của Bộ Lao động-TB&XH về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 473/TTr-SLĐTB&XH ngày 21/3/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An năm 2014.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhn:
- Như Điều 3;
- B LĐTBXH (b/c);
- Vụ bình đẳng giới (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, PCP (ĐN) UBND tỉnh;
- PVP (TH) UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1274 /QĐ-UBND ngày 02 / 4 /2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Thực hiện Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015; Chương trình công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) số 03-CTr-UBQG ngày 20/01/2014 của Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam; Công văn số 164/LĐTBXH-BĐG ngày 21/01/2014 của Bộ Lao động - TB&XH về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

b) Tổ chức các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN) tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy mọi người dân thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới và VSTBPN, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao.

c) Nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện cho chị em có việc làm ổn định, cải thiện về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, thể hiện rõ vai trò người phụ nữ trong gia đình, xã hội, cộng đồng; đặc biệt quan tâm đến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu quản lý của từng cấp, ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý đối với vấn đề bình đẳng giới và VSTBPN trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

Hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát năm 2014:

a) Đảm bảo sự bình đẳng của phụ nữ trong tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội và gia đình. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014;

b) Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về bình đẳng giới và VSTBPN của Đảng và Nhà nước.

c) Kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN, đồng thời, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, kiến thức kỹ năng về công tác bình đẳng giới và VSTBPN cho đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên từ cấp tỉnh đến cơ sở.

d) Xây dựng và phát triển các hệ thống dịch vụ nhằm hỗ trợ phụ nữ và nam giới bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù hợp với tình hình của từng địa phương; tăng cường xã hội hóa và công tác phối hợp liên ngành trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động về bình đẳng giới và VSTBPN.

đ) Kiểm tra, đánh giá đúng tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và công tác nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể năm 2014:

a) Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu: có 47,6% các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh có lãnh đạo là nữ; Có 85,7% tỷ lệ cơ quan HĐND và UBND cấp huyện có lãnh đạo là nữ; Có 24,6% tỷ lệ cơ quan HĐND và UBND cấp xã có lãnh đạo là nữ.

- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu có 65% cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ; 65% cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

b) Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

- Chỉ tiêu 1: Tổng số người được tạo việc làm mới bảo đảm ít nhất là 40% cho mỗi giới (nam và nữ), nữ 46%, nam 53%.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 25%.

- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 29%.

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 79%.

c) Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Chỉ tiêu 1: Phổ cập biết chữ cho 99,19% nam giới và phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 40%, tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20%.

d) Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.

- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 50/100.000 trẻ đẻ sống (0,5%o).

- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 37%.

- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 17/100 trẻ đẻ sống.

- Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám 3 lần/3 kỳ thai nghén đạt 74%.

đ) Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực Văn hóa thông tin - truyền thông.

- Chỉ tiêu 1: Giảm dần và tiến tới không còn sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh - truyền hình, chuyên mục và số lượng sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 2: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; 100% Đài Truyền thanh - Truyền hình ở các huyện, thành, thị; Đài Truyền thanh ở xã, phường, thị trấn có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; Nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên đề.

e) Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

- Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần.

- Chỉ tiêu 2: Đạt 95% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình.

- Chỉ tiêu 3: Có 91% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

g) Mục tiêu 7: Thực hiện lồng ghép giới vào quá trình hoạch định chính sách; củng cố, tăng cường bộ máy tổ chức về bình đẳng giới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 1: Có 75% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được góp ý thẩm định.

- Chỉ tiêu 2: Có 80% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.

- Chỉ tiêu 3: Có 100% huyện, thành, thị bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, 10% đơn vị cấp huyện hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Chỉ tiêu 4: Có 100 % cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn, phổ biến kiến thức cơ bản về công tác bình đẳng giới.

- Chỉ tiêu 5: Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia bước đầu được triển khai áp dụng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:

a) Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ theo chỉ đạo của trung ương.

b) Tập trung tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới; Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ chỉ tiêu phát triển giới; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 18/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác bình đẳng giới; Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 về việc Ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/CP ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 4670/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2013 về việc lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.

c) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ. Có cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Thí điểm xây dựng các mô hình về bình đẳng giới.

d) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bình đẳng giới và VSTBPN nhằm nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

đ) Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2014.

c) Huy động các nguồn lực và đảm bảo ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới và VSTBPN theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và sử dụng kinh phí có hiệu quả cho công tác bình đẳng giới và VSTBPN.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

a) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 1:

- Nghiên cu, đ xuất chính sách cán bộ, công chc, viên chc n trong xây dng kế hoch, quy hoch cán bộ. Hướng dẫn thực hiện chính sách đào tạo nữ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ nữ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới là dân tộc thiểu số.

- Thc hiện lng ghép giới trong chính sách phát triển ngun nhân lc, đào tạo, tuyển dụng; Thc hin các bin pháp nâng cao nhn thc vbình đng gii và tăng cưng trang b nhận thc v gii, lng ghép gii cho đội ngũ lãnh đạo các ngành, các cp.

- Tổ chức các hoạt động: Hội thảo, tập huấn chuyên đề cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quản lý, lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020, cán bộ nữ thuộc diện quy hoạch.

- Xác đnh t l n tham gia lãnh đạo các quan Đảng, chính quyền và t chc chính tr- xã hi các cấp; H trợ việc nâng cao năng lc cho n lãnh đo trẻ thông qua vic thc hin các chương trình, d án nâng cao năng lực.

- Tăng cưng công tác kim tra các quy định v đ tuổi đào to, bi ng, đ bt, b nhiệm nhằm thúc đẩy việc sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm và giới thiệu nhân sự nữ vào các vị trí cán bộ chủ chốt của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Phối hợp triển khai các hoạt động nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia ứng cử và trúng cử vào cấp ủy đảng và các cơ quan dân cử nhiệm kỳ 2016-2020.

b) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 2:

- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bảo đảm việc làm, chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ chính sách đối với lao động nữ. Thực hiện công tác lồng ghép giới trong chương trình quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có phân biệt theo giới tính (nam, nữ).

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, pháp luật, kiến thức thị trường cho các chủ doanh nghiệp, trong đó có chủ doanh nghiệp nữ; thí điểm xây dựng mô hình " Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp".

- Phi hp tăng cưng đào tạo ngh và kh năng tiếp cn các ngun lực kinh tế cho ph nữ. Thc hin các hoạt động lồng ghép giới trong kế hoch đào to nghề. Tạo điều kin thun li cho ph n vay vn t các chương trình xoá đói, giảm nghèo, qu n dụng nhằm phát trin sn xut, nâng cao thu nhập.

- Thu t và tạo điều kiện cho ph ntham gia các loi nh khuyến ng, khuyến công, khuyến ngư, hợp tác xã, câu lạc b; xây dựng các mô hình sn xut ng nghiệp phù hp cho lao động n vào nhng lúc nông nhàn, h tr đào to ngh nông tn, nhằm khắc phục tình trng thiếu việc làm ca ph nững thôn.

c) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 3:

- Tiếp tục triển khai thí điểm đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào giảng dạy ở cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi, trong đó chú trọng vấn đề bạo lực trên cơ sở giới để định hướng thanh thiếu niên về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và xây dựng trường học an toàn thân thiện; Đưa ni dung v gii vào c chương trình bi dưng v qun lý nhà nước, đào to lý lun chính tr nhằm nâng cao nhn thc cho đi ngũ lãnh đạo ch chốt.

- nhng cnh sách đặc thù cho mt s nm đi tưng: Cnh sách, chương trình hc bng h trợ trẻ em gái và ph n tham gia hc tp nâng cao trình đ, đặc bit có chính sách khuyến kch đối vi tr em gái, ph n nông tn và vùng dân tc thiu s; chính sách đặc thù cho giáo dc mm non vùng sâu, vùng xa và vùng có điu kiện khó khăn.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách và cơ chế phối hợp để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo nữ, quản lý giáo dục, giáo viên và các cấp học được tham gia đào tạo sau đại học.

- Thống nhất biểu mẫu điều tra để xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo có tách biệt giới, dân tộc,... ở các cấp học và bậc học.

- soát, kiến ngh a b các thông đip và nh nh mang đnh kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hin nay.

d) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 4:

- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên. Nâng cao nhận thức của nam giới trong việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

- Tập trung truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chương trình nâng cao chất lượng giống nòi, trong đó tăng cường truyền thông việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sàng lọc trước sinh.

- Tổ chức các cuộc truyền thông ở những khu vực, vùng có nguy cơ mất cân bằng giới tính; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các phòng khám, chủ động kiểm soát tình trạng phá thai vì lý do giới tính.

- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.

đ) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 5:

- Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới và VSTBPN trên các phương tiện truyền thông đại chúng; Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và xuất bản nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục và đa dạng hóa các hình thức thông tin giáo dục truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới và VSTBPN, về các nội dung giáo dục gia đình, xây dựng hình ảnh người phụ nữ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao nhận thức về giới cho các đơn vị sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin, đội ngũ phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông. Rà soát các sản phẩm, thông tin hiện hành, đề xuất xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến về giới.

- Xây dựng các ấn phẩm về bình đẳng giới và VSTBPN phát đến tận các xã, phường, người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Xây dựng các Chương trình truyền thanh về bình đẳng giới và VSTBPN chuyển và phát trên đài truyền thanh cơ sở các xã, phường, đặc biệt là vùng núi,…

- Xây dựng chuyên trang “Bình đẳng giới và VSTBPN” tích hợp lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tuyên truyền đến mọi người dân.

- Thí điểm xây dựng các mô hình “Truyền thông về công tác bình đẳng giới"; "Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ"; “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; “Xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin có nội dung tuyên truyền ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt giới, bất bình đẳng giới; Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, tổ chức hoạt động và có sản phẩm văn hóa, thông tin, tuyên truyền vi phạm.

e) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 6:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức của người dân và huy động cộng đồng tham gia ngăn ngừa ban đầu bạo lực gia đình để thúc đẩy bình đẳng giới. Tuyên truyền kiến thức về tiền hôn nhân cho thanh niên trong độ tuổi kết hôn, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.

- Triển khai, thực hiện các hoạt động can thiệp, phòng, chống bạo lực gia đình; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thu thập thông tin, dữ liệu, khung đánh giá theo dõi và lập kế hoạch để có cơ sở giải quyết bạo lực gia đình trên cơ sở giới.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.

- Thí điểm xây dựng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”; Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia của nam thanh niên vào các hoạt động này.

- Tổ chức tư vấn hỗ trợ pháp lý; hỗ trợ cho nạn nhân buôn bán được tiếp cận với các cơ hội cải thiện cuộc sống thông qua dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ về giáo dục và giới thiệu vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho nạn nhân của nạn buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người.

g) Nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện mục tiêu 7:

- Tham mưu UBND tỉnh, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và VSTBPN trong tình hình mới”.

- Tổ chức đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định số 2510/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 về việc Ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/CP ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Tổ chức đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung phù hợp Luật Bình đẳng giới.

- Tổ chức các đợt tập huấn truyền thông, hội thảo nâng cao năng lực về giới và lồng ghép giới. Quan tâm đào tạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nhằm tạo nguồn giảng viên nòng cốt, mạng lưới chuyên gia về giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

- Bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp, các ngành đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, đặc biệt ở thôn, xóm, khu phố, cụm dân cư.

- Tổ chức thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ tại các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, và các địa phương; có kế hoạch thanh tra một số chuyên đề về thực hiện pháp luật về bình đẳng theo các lĩnh vực cụ thể; Kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí năm 2014 dự toán là: 2.199.000.000 đồng (Hai tỷ một trăm chín mươi chín ngàn đồng), trong đó:

+ Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014: 1.050.000.000 đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 240.000.000 đồng, ngân sách tỉnh đối ứng: 810.000.000 đồng.

+ Kinh phí thực hiện công tác VSTBPN: Ngân sách tỉnh 729.000.000đ; Cấp hỗ trợ cho 21 huyện, thành, thị: 420.000.000đồng.

+ Ngoài ra, huy động từ xã hội và cộng đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ theo chỉ đạo của Trung ương; Tổ chức đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định số 2510/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động các Ban VSTBPN ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban VSTBPN tỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 1,3 thuộc Mục tiêu 2 chỉ tiêu 4,5 thuộc Mục tiêu 7 của Kế hoạch; thí điểm xây dựng các mô hình: “Truyền thông về công tác bình đẳng giới"; "Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho vị thành niên và thanh niên trẻ";“Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới”; "Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp"; “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”.

- Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Luật Bình đẳng giới; Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và công tác VSTBPN năm 2014; công tác lồng ghép giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.

Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị trong việc tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới và các hoạt động VSTBPN; hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành, thị và chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt Nam, Bộ Lao động - TB&XH theo quy định.

2. Sở Nội v: Ch trì, phi hp vi Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị t chc trin khai thc hin Mục tiêu 1 chỉ tiêu 3 thuộc Mục tiêu 7 ca Kế hoch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đưa một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Sở Lao động -TB&XH tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của Quốc gia; Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của cấp huyện, xã; Quyết định số 4670/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2013 về việc lồng ghép một số chỉ tiêu phát triển giới vào kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu 2 thuộc Mục tiêu 2 của Kế hoạch.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Ch trì, phi hp vi các ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị t chc triển khai thc hin chỉ tiêu 4 thuộc Mục tiêu 2 ca Kế hoạch.

5. Sở Giáo dc và Đào to: Ch trì, phi hp vi các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị tổ chc trin khai thc hiện Mục tiêu 3 ca Kế hoạch.

6. Sở Y tế: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện Mục tiêu 4 của Kế hoạch.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Ch trì, phi hp vi các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị t chc trin khai thc hin Mục tiêu 5 ca Kế hoch.

8. Sở Văn hóa, Ththao và Du lch: Ch trì, phi hp vi các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị tổ chức thực hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 6; Thí điểm xây dựng mô hình “Xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới”.

9. Công an tnh: Ch trì, phi hp vi các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị t chc trin khai thc hiện chỉ tiêu 3 thuộc Mục tiêu 6 ca Kế hoch.

10. Sở Tư pháp: Ch trì, phi hp vi các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyn, thành, thị t chc trin khai thc hiện chỉ tiêu 1, 2 thuộc Mục tiêu 7 ca Kế hoch.

11. Sở Tài chính: Ch trì, phi hp vi Sở Kế hoch và Đầu tư, Sở Lao động, TB&XH căn cứ kh năng ngân sách Nhà nước năm 2014, bảo đảm ngun chi ngân sách đ thực hin công tác v bình đng gii và VSTBPN trong tnh. ng dẫn các ngành, các cp lập dtoán kinh phí hàng năm cho hoạt động bình đng gii và VSTBPN tại các quan, ban ngành, các đa phương trong tỉnh.

12. Cục Thống kê: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-TB&XH hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã; xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến phát triển giới cho các cơ quan quản lý và các đơn vị có liên quan.

13. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội; Phát huy tác dụng của các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành, phục vụ cho phụ nữ nông thôn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các chương trình này với số lượng ngày càng cao.

14. Ban Dân tc tnh: Ch trì, phi hp vi Sở Lao động - TB&XH, các ngành liên quan t chc tuyên truyn, ph biến, giáo dc, vận động thc hin chính sách, pháp lut v bình đng gii cho đng bào dân tộc thiểu s; vn động đồng bào dân tc thiểu s phát huy các phong tc, tp quán và truyền thống tt đp ca dân tc phù hp vi mc tiêu bình đng gii; thí điểm thực hiện mô hình “Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới” tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong và nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

15. Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An: Tăng chất lượng phát sóng các nội dung chương trình về bình đẳng giới và VSTBPN, đặc biệt trong các đợt truyền thông cao điểm; lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trong các chương trình, chuyên đề, chuyên mục phù hợp.

16. c Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị khác: Trong phạm vi chc năng, nhiệm v ca mình tiến hành xây dng và tổ chc thc hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014, và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng theo quy định.

17. y ban nhân dân các huyện, thành, thị: Xây dng và t chc thc hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN năm 2014 phù hợp vi kế hoch phát trin kinh tế - xã hi ca đa phương; Kiện toàn Ban VSTBPN cấp huyện, xã; b t đ cán bộ, công chc làm công tác bình đng giới và VSTBPN đa phương; thưng xuyên kiểm tra việc thc hin Kế hoạch tại đa phương; Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, đảm bảo chất lượng theo quy định.

18. Ủy ban Mt trn Tổ quc tỉnh, Hi Liên hiệp Phụ nữ tnh và các t chc chính tr, tổ chc chính tr- xã hi: Trong phạm vi chc năng, nhiệm v ca mình, tham gia t chc trin khai Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động VSTBPN trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014; đẩy mnh công tác tuyên truyn, giáo dục nhằm nâng cao nhn thc v bình đng giới và VSTBPN trong t chc mình; tham gia phản biện xây dựng chính sách, pháp lut, quản lý nhà nưc v nh đng gii và công tác phụ nữ; tham gia giám sát việc thc hiện pháp lut v bình đng gii; phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương việc b trí cán bộ chi hi và tổ ph n làm cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đng giới và VSTBPN ở cơ sở.

Đnh k 6 tháng (vào tuần cui tháng 6) và cả năm (vào tuần cui tháng 11), các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thành, thị báo cáo kết quả thc hin Kế hoạch ca đơn v, đa phương về S Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ủy Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1274/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ ngày 02/04/2014 tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.030

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!