ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1174/2008/QĐ-UBND
|
Cao
Bằng, ngày 07 tháng 7 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản
lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày, kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 2892/2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2005 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Quy định phân cấp nhà nước về hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức
tôn giáo, chức sắc, tín đồ các tôn giáo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lô Ích Giang
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1174/2008/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2008
của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản
lý Nhà nước về tổ chức tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo của
tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và các tổ chức tôn giáo; trách nhiệm, thẩm quyền
của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo.
Điều 2.
Việc quản lý các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động
tôn giáo phải đảm bảo nguyên tắc:
1. Đúng quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hợp
pháp của người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo.
2. Giải quyết các vấn đề tín ngưỡng,
tôn giáo phải đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khách quan, công
khai, chính xác. Kịp thời đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo để chống lại
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói chung và của
tỉnh Cao Bằng nói riêng. Những nội dung công việc quan trọng phải được thể chế
bằng văn bản thích hợp.
Điều 3.
Công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Cấp nào, ngành nào quyết định
giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo thì cấp, ngành đó phải chịu trách
nhiệm pháp lý về quyết định của mình.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Điều 4.
Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi toàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Xem xét, chấp thuận và cho
phép cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài đến hoạt động tôn giáo hoặc các hoạt
động khác có liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Xét duyệt người đi học tại
các trường đào tạo chức sắc tôn giáo và tu học tại cơ sở thờ tự.
3. Xem xét, phê duyệt:
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ làm công tác tôn giáo.
Kế hoạch kinh phí và các điều kiện
vật chất khác đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo của tỉnh.
Những kiến nghị khác của các tổ
chức tôn giáo có phạm vi hoạt động trong tỉnh, trong nước.
4. Phối hợp với Ban Tôn giáo
Chính phủ xét duyệt các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo đi nước ngoài.
5. Xem xét, đình chỉ hoạt động của
các cá nhân, tổ chức tôn giáo và tổ chức khác có hành vi vi phạm các quy định của
tỉnh, pháp luật của Nhà nước.
6. Xem xét, chấp thuận việc tổ
chức lễ hội tín ngưỡng, bao gồm:
a) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức
lần đầu.
b) Lễ hội tín ngưỡng lần đầu được
khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn.
c) Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức
định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm không đúng với truyền
thống.
7. Xem xét, công nhận tổ chức
tôn giáo có phạm vi hoạt động ở trong tỉnh.
8. Xem xét, chấp thuận việc
thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở.
9. Tiếp nhận đăng ký hội đoàn
tôn giáo phạm vi hoạt động tại cơ sở thờ tự nơi hội đoàn sinh hoạt tôn giáo.
10. Xem xét, cấp đăng ký cho
dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở các
huyện, thị trong tỉnh.
11. Xem xét, chấp thuận việc mở
lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
12. Tiếp nhận đăng ký người được
đăng ký phong chức, phong phẩm.
13. Tiếp nhận thông báo cách chức,
bãi nhiệm chức sắc.
14. Xem xét việc đặt tượng tại
các chùa, đền trên địa bàn tỉnh.
15. Xem xét, chấp thuận hoạt động
tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở; chấp thuận hội
nghị, đại hội thường niên của tổ chức tôn giáo trong phạm vi toàn tỉnh; chấp
thuận các cuộc lễ diễn ra trong và ngoài cơ sở tôn giáo liên quan đến các huyện,
thị .
16. Xem xét, chấp thuận việc cải
tạo, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở thờ tự đền, chùa, công trình tôn giáo.
17. Xem xét, tiếp nhận thông báo
tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về mục đích ý nghĩa quyên góp
trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi chính quyền cho phép.
Điều 5.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có nhiệm vụ và quyền hạn
cụ thể như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; chỉ đạo thực
hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện, thị xã.
2. Quản lý các hoạt động tôn
giáo bình thường, bất thường, các hoạt động tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở thờ tự
tôn giáo có quy mô xã, phường, thị trấn hoặc liên xã, phường, thị trấn trong
cùng một huyện, thị xã.
3. Tổ chức quản lý các hoạt động
lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến cơ sở tôn giáo.
4. Tiếp nhận đăng ký hội đoàn
tôn giáo có phạm vi hoạt động tại cơ sở thờ tự nơi hội đoàn sinh hoạt tôn giáo.
5. Xem xét, tiếp nhận thông báo
và đăng ký về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu
hành
Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển
nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho Ủy ban nhân dân huyện, thị nơi đi và nơi đến chậm nhất 07 ngày kể từ ngày
có quyết định thuyên chuyển.
6. Xem xét, chấp thuận hoạt động
tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở.
7. Xem xét, chấp thuận hội nghị,
đại hội của tổ chức tôn giáo cấp cơ sở.
8. Xem xét, chấp thuận các cuộc
lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo.
9. Xem xét, tiếp nhận thông báo
tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về mục đích ý nghĩa trường hợp
tổ chức thông báo quyên góp trong phạm vi chính quyền cho phép.
* Khi quyết định các vấn đề trên
cần trao đổi thống nhất bằng văn bản với Sở Nội vụ.
Điều 6.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân xã) trong quản lý hoạt động tôn giáo như
sau:
1. Quản lý các hoạt động tôn
giáo thuần tuý của các tổ chức tôn giáo, các chức việc, nhà tu hành, các chức sắc,
người chuyên hoạt động tôn giáo, người do tín đồ bầu ra để hoạt động tôn giáo tại
cơ sở thờ tự ở địa bàn xã theo nội dung chương trình đăng ký hoạt động tôn giáo
hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Được áp dụng các biện pháp cần
thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn những tổ chức, cá nhân có hành
vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật; những vấn đề phức tạp có liên quan đến
tôn giáo trong phạm vi của xã, phường.
3. Tiếp nhận, xem xét quyết định
việc thành lập, công nhận, bãi miễn và quản lý trực tiếp tổ chức tôn giáo như:
Ban quản lý đền, chùa và nhân sự của những tổ chức này, quản lý Ban hành giáo xứ
hoặc người do tín đồ bầu ra để hoạt động tôn giáo trong phạm vi địa bàn xã.
4. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ xin
đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành theo điểm nhóm và chứng nhận đăng ký sinh hoạt đạo
Tin lành đối với các điểm nhóm trên địa bàn phụ trách nếu đủ điều kiện theo văn
bản hướng dẫn. Quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung sinh hoạt đã đăng ký
của các điểm nhóm.
5. Tiếp nhận thông báo và chấp
thuận việc sửa chữa nhỏ các cơ sở thờ tự tôn giáo hợp pháp. (gồm những việc: tu
sửa các đền, chùa, trát vá, quét vôi ve, đảo ngói, lát nền, cải tạo sửa chữa
trong khuôn viên, trang trí nội thất) không làm thay đổi đến kết cấu, kiến trúc
công trình, các nhà lân cận và mỹ quan đường phố.
6. Tiếp nhận thông báo tổ chức lễ
hội tín ngưỡng, tôn giáo thuần tuý trên địa bàn một xã.
Trước khi tổ chức 15 ngày, người
tổ chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian địa điểm, nội dung
và danh sách Ban tổ chức lễ hội.
7. Tiếp nhận đăng ký chương
trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.
8. Xem xét tiếp nhận việc đăng
ký người vào tu của cơ sở tôn giáo, kể cả người trong tỉnh, người ở tỉnh khác đến.
9. Tiếp nhận thông báo tổ chức
quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về nội dung mục đích quyên góp trường
hợp tổ chức quyên góp phạm vi một xã, phường được chính quyền cho phép.
10. Thực hiện những yêu cầu, nhiệm
vụ khác liên quan đến tôn giáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phân
công.
* Trước khi quyết định các vấn đề
trên cần báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân huyện, thị và Sở Nội vụ.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO
Điều 7.
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; Quyết
định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo tại địa phương. Là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với
các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức
tôn giáo, các cấp, các ngành, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp dưới,
các tổ chức xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về tôn giáo và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
hoạt động tôn giáo.
3. Chủ trì, tham gia với các
ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị thẩm định các yêu cầu của các tổ
chức và cá nhân tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh và trả lời tổ chức, cá nhân
tôn giáo.
4. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo và có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ,
phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và trả
lời cá nhân, tổ chức tôn giáo như: Xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức phong phẩm,
thuyên chuyển nơi hoạt động của các chức sắc, nhà tu hành, tổ chức lễ hội, đi
du học, thăm thân, đi chữa bệnh ở nước ngoài.
5. Cấp đăng ký hoạt động tôn
giáo cho tổ chức có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh.
6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xem xét và chấp thuận việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo
của các chức sắc, nhà tu hành, người chuyên hoạt động tôn giáo ở tỉnh khác đến
hoạt động tôn giáo ở cơ sở thờ tự trong tỉnh.
7. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, các ngành liên quan để hướng dẫn, kiểm tra, xem xét, giải quyết
đề nghị của các tổ chức tôn giáo về việc xuất, nhập khẩu các loại văn hoá phẩm
có nội dung tôn giáo và việc sửa chữa, thay thế, bổ sung các đồ dùng phục vụ lễ
nghi tôn giáo (nhang đèn, lư hương, tranh ảnh, tượng, chuông...).
8. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ
chức hoặc được ủy quyền chủ trì hội nghị giao ban các cơ quan, ban, ngành, đơn
vị liên quan đến công tác tôn giáo và thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban
nhân dân tỉnh giao.
Điều 8.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện quy định về lưu hành, phổ biến, sản xuất băng, đĩa... có nội dung tôn giáo
theo quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra việc in, lưu hành các loại kinh
sách tôn giáo, việc sửa chữa, thay thế, bổ sung các đồ dùng phục vụ lễ nghi tôn
giáo.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc xuất,
nhập các loại văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo, hiện vật phục vụ cho công tác
tôn giáo của các tổ chức tôn giáo. Khi quyết định cần có sự trao đổi thống nhất
với Sở Nội vụ bằng văn bản.
3. Làm thủ tục, hồ sơ trình cấp
có thẩm quyền ra quyết định: Bảo vệ, xếp hạng, hoặc trùng tu, tôn tạo di sản
văn hoá thuộc loại hình tôn giáo. Khi lập thủ tục, hồ sơ cần trao đổi thống nhất
với Sở Nội vụ bằng văn bản.
Điều 9.
Công an tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội
trong vùng tôn giáo, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn,
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với chính quyền các
cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Sở Nội vụ phát động phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo để hoạt động
chính trị phản động, vi phạm chủ quyền an ninh quốc gia và những hành vi chống
lại chính sách đại đoàn kết dân tộc.
3. Phối hợp với Sở Nội vụ xem
xét hồ sơ lý lịch của các chức sắc, nhà tu hành, chức việc đến hoạt động tôn
giáo tại Cao Bằng.
4. Về hộ khẩu, thực hiện theo Luật
Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 25 tháng 6 năm 2007, Thông tư hướng dẫn số 06/2007/TT-BCA-C11 của Bộ Công
an ngày 01 tháng 7 năm 2007.
5. Tăng cường nắm chắc và quản
lý chặt chẽ người ở nơi khác đến hoạt động tôn giáo, người nước ngoài, tổ chức
nước ngoài vào vùng đồng bào dân tộc và vùng có đạo truyền đạo trái phép. Nếu
phát hiện có vi phạm đến các quy định hoạt động tôn giáo thì xử lý theo thẩm
quyền.
Điều 10.
Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn
sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý
về đất đai, môi trường theo chức năng của ngành, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất các cơ sở tôn giáo đang sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ, Sở Xây dựng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xây dựng kế hoạch sử dụng đất liên quan đến tôn giáo (nếu có).
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, Sở Nội vụ giải quyết việc liên quan đến đất đai của các cơ sở
tôn giáo, tổ chức, cá nhân tôn giáo.
Điều 11.
Sở Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị thực hiện quản lý các công trình tôn giáo theo quy
định quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi
công trong giai đoạn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình tôn giáo.
Cấp giấy phép xây dựng các công
trình tôn giáo trên phạm vi toàn tỉnh, sau khi đã có ý kiến chấp thuận bằng văn
bản của Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân
các huyện, thị kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện công tác quản
lý xây dựng công trình theo đúng chức năng chuyên ngành.
Chương IV
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC,
CÁC ĐOÀN THỂ VÀ HỘI QUẦN CHÚNG CÁC CẤP, CƠ QUAN THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN PHỐI HỢP
THAM GIA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Điều 12.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm như sau:
Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng,
tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện
vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tham gia tuyên truyền, vận động
chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và
nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tham gia xây dựng và giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 13.
Các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có nhiệm vụ tuyên
truyền giáo dục đoàn viên, hội viên có đạo thực hiện đúng pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo và các quy định của địa phương, quyền và nghĩa vụ của người công dân.
Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nếp sống văn hoá,
giúp nhau thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, hạn
chế và đi đến chấm dứt các tiêu cực, chống các tệ nạn xã hội, tạo sức mạnh tổng
hợp ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống truyền đạo trái phép
trên địa bàn tỉnh.
Điều 14.
Các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh - Truyền
hình, Báo Cao Bằng, các Đội thông tin tuyên truyền lưu động, các Đài truyền
thanh, truyền hình huyện, thị thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức, giáo dục trong nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; biểu dương những gương người tốt,
việc tốt trong tín đồ, chức sắc các tôn giáo; đấu tranh với những hành vi mê
tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm trái với pháp luật và xuyên tạc
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chương V
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CÁC TÍN ĐỒ, NHÀ TU HÀNH, CHỨC SẮC CÁC TÔN GIÁO
Điều 15.
Đối với đạo Công giáo
1. Nhiệm vụ của các Linh mục, tu
sĩ:
Có trách nhiệm hướng dẫn việc đạo
cho giáo dân nơi nhận mục vụ, quan hệ tốt với chính quyền địa phương, có trách
nhiệm về các hoạt động và đảm bảo trật tự an ninh, chính trị và an toàn xã hội
nơi địa bàn phụ trách. Khi thực hiện mục vụ ngoài địa phận được phân công phải
báo cáo chính quyền địa phương nơi đi, nơi đến và được phép mới được thực hiện
mục vụ.
Khi có điều động thuyên chuyển của
Toà giám mục địa phận, phải báo cáo và chuyển hồ sơ lý lịch, các loại văn bằng,
chứng chỉ đào tạo rõ ràng đầy đủ (phôtô có công chứng) do Toà giám mục địa phận
giới thiệu gửi đến Ủy ban nhân dân huyện, thị nơi được điều đến.
2. Ban hành giáo các xứ giúp chức
sắc quản lý giáo dân thực hiện việc đạo, việc đời trong xứ. Phối hợp với các
ban ngành, tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động giáo dân thực hiện tốt các mục
tiêu kinh tế, văn hoá- xã hội của địa phương.
3. Các Ban hành giáo phải xây dựng
quy chế, quy định hoạt động trên cơ sở thực hiện quy chế dân chủ và phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban hành giáo.
Điều 16.
Đối với đạo Phật
Nhiệm vụ của các chức sắc, nhà
tu hành đạo Phật đến trụ trì tại các chùa là để hướng dẫn điều hành, sinh hoạt
Phật giáo theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đường
hướng của đạo Phật. Các thủ tục và mọi hoạt động dưới sự quản lý của các cấp
chính quyền theo Quyết định phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh và một số
văn bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Các chức sắc, nhà
tu hành đều phải có hồ sơ lý lịch, các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo (phô tô
có công chứng) do Ban đại diện Phật giáo tỉnh giới thiệu và gửi đến Ủy ban nhân
dân huyện, thị và Sở Nội vụ. Sau khi bổ nhiệm, các chức sắc có trách nhiệm báo
cáo, đăng ký với địa phương nơi cư trú.
Điều 17.
Đối với các điểm nhóm đạo Tin lành
Các điểm nhóm theo đạo Tin lành
Việt Nam (miền Bắc) hiện nay phải được chính quyền cơ sở chứng nhận đăng ký
sinh hoạt theo điểm nhóm thì mới được sinh hoạt theo nội dung đã đăng ký.
1. Thủ tục đăng ký sinh hoạt đạo
Tin lành theo điểm nhóm phải thực hiện đúng văn bản hướng dẫn.
2. Trách nhiệm của trưởng nhóm
(sau khi bầu cử): Chấp hành đúng nội dung đã đăng ký và quy định của chính quyền,
pháp luật của Nhà nước và đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội khi sinh hoạt
đạo Tin lành. Không được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự
nơi công cộng, hoạt động mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Được hướng dẫn nghi thức sinh hoạt đạo Tin lành, cầu nguyện tại gia đình và hướng
dẫn học tập giáo lý, kỷ luật, đạo đức phục vụ lễ nghi tôn giáo của đạo Tin lành
ở nơi xin đăng ký địa điểm, đồng thời chịu trách nhiệm trước chính quyền về những
hoạt động trái với quy định của pháp luật và các quy định của địa phương.
3. Các chức sắc của đạo Tin lành
(Mục Sư, Giảng Sư) hoặc người do Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) giới thiệu
được hoạt động theo đúng pháp luật, đi truyền đạo, giảng đạo, gặp gỡ đồng bào
và thực hiện các nghi thức tôn giáo phải được phép của Ban Tôn giáo Chính phủ,
đến địa phương phải được phép của Ủy ban nhân dân các cấp và có trách nhiệm chấp
hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi đến truyền
giáo.
Điều 18.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ của công dân, về lĩnh
vực tôn giáo, tín đồ các tôn giáo có quyền và nghĩa vụ sau:
Được đảm bảo các hoạt động tôn
giáo không trái với chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, tiến hành
các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn
giáo, học tập giáo luật, kỷ luật, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở
thờ tự hợp pháp của tổ chức tôn giáo mà tín đồ theo.
Chấp hành đúng quy định của Nhà
nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương khi sinh hoạt và hoạt động
tôn giáo, không được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự
công cộng hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
khác.
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ công dân.
Chấp hành nghiêm những quy định
của chính quyền địa phương về tôn giáo và các quy định mà tổ chức hoặc người đứng
đầu tôn giáo đã đăng ký với chính quyền địa phương.
Điều 19.
Chức sắc tôn giáo được hoạt động tôn giáo theo đúng pháp
luật Nhà nước trong phạm vi mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật
về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm đó. Chức sắc, nhà tu hành
tôn giáo gắn bó với dân tộc, tuân thủ luật pháp được tạo điều kiện thuận lợi
trong các hoạt động xã hội với tư cách công dân và được hưởng các quyền lợi
chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của công dân đồng thời có trách nhiệm tuyên
truyền, vận động tín đồ chấp hành tốt chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 20.
Hàng năm, trước ngày 15 tháng 10 người phụ trách tôn
giáo ở các cơ sở thờ tự có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo
sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
diễn ra các hoạt động đó. Nội dung văn bản đăng ký cần nêu rõ người tổ chức chủ
trì hoạt động, nội dung hoạt động, dự kiến thành phần, nội dung, địa điểm nơi
diễn ra hoạt động đó. Khi được phê duyệt phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động
tôn giáo theo đúng quy định đăng ký và chịu trách nhiệm trong khi tổ chức các
hoạt động đó. Trường hợp đột xuất cần thay đổi nội dung đã đăng ký, phải báo
cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường ít nhất 30 ngày trước dự định tổ chức.
Điều 21.
Các hành vi truyền bá giáo lý của những người không thuộc
tổ chức tôn giáo hợp pháp (tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận) hoặc
những người thuộc tổ chức tôn giáo hợp pháp (tổ chức tôn giáo được nhà nước
công nhận) nhưng truyền bá giáo lý ngoài phạm vi quy định không xin phép chính
quyền, hoặc dùng các hành vi lừa bịp mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc hoặc các hình thức
khác để lôi kéo người theo đạo trái với tính tự nguyện theo hoặc không theo tôn
giáo của công dân đều vi phạm pháp luật và bị xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm.
Điều 22.
Nhận viện trợ từ thiện có liên quan đến tôn giáo phải
theo quy định của Nhà nước và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Các hoạt động từ
thiện của tổ chức hoặc cá nhân tôn giáo phải báo cáo xin phép Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã; nếu hoạt động từ thiện liên quan đến nhiều huyện thì báo cáo xin
phép Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23.
Trong việc thực hiện Quy định này những trường hợp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về
tôn giáo cùng cấp có trách nhiệm hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các
cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân và trả lời tổ chức, cá nhân
tôn giáo.
Điều 24.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn,
các sở, ban, ngành có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo
tháng, quý, 6 tháng, 1 năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình tín ngưỡng, tôn
giáo tại địa phương.
Điều 25.
Tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và các tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành quy định này và các quy định pháp luật
khác có liên quan.
Điều 26.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định
này.
Điều 27.
Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra,
đôn đốc thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các
cơ quan, đơn vị phản ánh, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để
nghiên cứu, giải quyết.
Quy định này được phổ biến đến
các cấp, các ngành có liên quan; chức sắc tôn giáo và tín đồ các tôn giáo trong
tỉnh.