Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1135/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
Ngày ban hành: 15/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1135/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102-SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2012 - 2017) của Hội thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2012 tại Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3
-
Bộ trưởng Bộ Nội vụ (để báo cáo);
-
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Công an;
- Lưu: VT, TCPCP, N.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dĩnh

ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1135/QĐ-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Chương 1.

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Tên gọi

1. Tên tiếng Việt: Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản (gọi tắt là Hội Giao lưu văn hóa Việt - Nhật).

2. Tên tiếng Anh: Vietnam Japan Cultural Association.

3. Tên viết tắt tiếng Anh: VIJACA.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam nghiên cứu, tìm hiu văn hóa Nhật Bản để đóng góp trí tuệ, sức lực, tài chính nhằm thúc đy mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp, góp phần truyền bá văn hóa Việt Nam sang Nhật, đồng thời tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của Nhật Bản vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Hội tổ chức, hoạt động tuân thủ pháp luật của hai nước Việt Nam, Nhật Bản và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác vlĩnh vực Hội hoạt động.

2. Hội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 4. Phạm vi hoạt động, trụ sở và tư cách pháp nhân

1. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước.

2. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội. Khi cần Hội được thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc, các chi hội, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

3. Hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu và tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ của Hội

1. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa góp phần làm cho nhân dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật Việt Nam - Nhật Bản hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết hữu nghị nhân dân hai nước.

2. Tchức hoạt động phù hợp, đ truyn bá nền văn hóa Việt Nam sang Nht Bản, đng thời tiếp nhận những tinh hoa văn hóa Nhật Bn vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức các hoạt động từ thiện, làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đối với các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức việc giảng dạy tiếng Nht ti Việt Nam theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo nhằm nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, góp phần nâng cao trình độ tiếp nhận những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với các cơ quan hữu quan và các tổ chức văn hóa Việt Nam và Nhật Bản tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa ở Việt Nam và Nhật Bản theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nghiên cứu, dịch vụ, hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo về lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quyền hạn của Hội

1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Tuyên truyền mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội viên, hòa giải tranh chp trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hi.

6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước, cung cp dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động ca Hội theo quy định của pháp luật.

8. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đi với các vn đliên quan tới sự phát trin Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tchức đào tạo, bi dưỡng, tchức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

10. Phối hợp với cơ quan, tchức có liên quan đthực hin nhiệm vụ của Hội.

11. Được gây quỹ Hội dựa trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

12. Được nhận các ngun tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

13. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Điều 7. Nghĩa vụ của Hội

1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội và Điều lệ Hội. Không lợi dụng hoạt động của Hội đlàm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thông của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Khi tổ chức Đại hội; thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký; thay đi trụ sở; sửa đi, bsung Điều lệ; lập các pháp nhân thuộc Hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

3. Hàng năm, Hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực mà Hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.

4. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra ca cơ quan nhà nước có thm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

5. Lập và lưu giữ tại trụ sở Hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc Hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

6. Kinh phí thu được theo quy định tại Khoản 11 và Khoản 12 Điều 23 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP phải dành cho hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội, không được chia cho hội viên.

7. Việc sử dụng kinh phí của Hội chp hành theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, Hội báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cp và cơ quan nhà nước có thm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tchức nước ngoài.

8. Xây dựng và ban hành quy tc đạo đc trong hoạt động ca Hội.

Chương 3.

HỘI VIÊN

Điều 8. Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên.

1. Hội viên chính thức: Tchức, công dân Việt Nam đã và đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghthuật của Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản hoặc có hiểu biết về văn hóa và tiếng Nhật tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được Hội xem xét công nhận là hội viên chính thức.

2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự: Tổ chức, công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chun trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.

3. Điều kiện gia nhập Hội: Tchức, công dân Việt Nam muốn gia nhập Hội phải viết đơn xin gia nhập Hội, được Ban Chấp hành Hội xem xét, chấp thuận và được Chủ tịch quyết định kết nạp hội viên mới.

4. Thủ tục hội viên ra khỏi Hội

a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hội làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội. Quyn và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Hội thông báo chấp thuận.

b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội trong các trường hợp sau:

- Hội viên bị mất quyền công dân;

- Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội;

- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và uy tín của Hội;

- Không tham gia hoạt động Hội theo nghĩa vụ của hội viên đã quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;

- Không đóng hội phí trong vòng một năm kể từ khi Hội thông báo lần hai.

Điều 9. Quyền của hội viên

1. Quyền của hội viên chính thức:

a) Được tham gia mọi hoạt động của Hội;

b) Được tham dự Đại hội, được đề c, ứng cử và bầu c, biu quyết các vấn đề của Hội theo quy định của Điều lệ;

c) Được thảo luận dân chủ, góp ý kiến cho các nghị quyết và chương trình công tác của Hội; được chất vấn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi chủ trương, hoạt động của Hội.

d) Được sự htrợ, giúp đcủa Hội trong phạm vi quyn hạn và khả năng của Hội;

đ) Được cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về việc nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, được tham dự các buổi hội thảo, nâng cao hiểu biết về văn hóa Nhật và tiếng Nhật;

e) Được quyền thông qua Hội để phát biểu ý kiến đề đạt kiến nghị nguyện vọng lên cơ quan quản lý nhà nước về những vn đề thuộc cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;

g) Được hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội theo nhiệm vụ, quyền hạn của Hội mang lại và các quyền lợi khác theo quy định của Hội, quy định của pháp luật;

h) Được khen thưởng khi có thành tích cao trong hoạt động của Hội;

i) Có quyền xin ra khỏi Hội.

2. Quyền của hội viên liên kết và hội viên danh dự: Được hưởng các quyền như hội viên chính thức theo quy định tại Khoản 1 Điều này trừ các quyền đề cử, ứng cử, bầu cử vào Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và biểu quyết các vấn đề của Hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

1. Tuân thủ pháp luật hiện hành, tuân thủ Điều lệ của Hi, các văn bản của Đại hội, Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội.

2. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác đng nhau góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.

3. Tích cực tham gia các kỳ sinh hoạt thường kỳ hoặc đột xuất của Hội khi Hội yêu cầu.

4. Hội viên chính thức và hội viên danh dự có trách nhiệm đóng hội phí hàng năm đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Hội.

5. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội để phục vụ cho hoạt động của Hội.

6. Tích cực tuyên truyền, quảng bá tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội; bảo vệ lợi ích của Hội theo quy định của pháp luật; vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động ca Hội và tham gia tích cực vào việc phát trin hội viên mới cho Hội.

7. Tham gia các hoạt động và chp hành sự phân công của Hội.

Chương 4.

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 11. Tổ chức của Hội

1. Đại hội đại biu toàn quốc.

2. Ban Chấp hành Hội.

3. Ban Thường vụ Hội.

4. Ban Kiểm tra Hội.

5. Chi hội, Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Hội.

Điều 12. Đại hội đại biểu toàn quốc, Đại hội bất thường và Hội nghị thường niên

1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội do Ban Chấp hành triệu tập 05 (năm) năm một lần với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức. Đại hội có nhiệm vụ:

a) Thông qua báo cáo hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua, phương hướng nhiệm vụ, chương trình và kế hoạch hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ tới;

b) Thảo luận và quyết định những vấn đề kinh tế, tài chính của Hội;

c) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hội (nếu có);

d) Quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thHội (nếu có);

đ) Quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ mới;

e) Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về hoạt động của Hội;

g) Khi triệu tập Đại hội, Ban Chấp hành Hội phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và gửi thư mời hội viên chậm nhất là 10 (mười) ngày trước ngày quyết định Đại hội.

2. Đại hội bất thường: Được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức của Hội đề nghị.

3. Hội nghị thường niên: Căn cứ vào hoạt động cụ thể, Hội có thể tổ chức Hội nghị thường niên của Hội 01 (một) năm một lần để tổng kết đánh giá hoạt động của Hội và bàn phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo.

4. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc biểu quyết thông qua các quyết định tại Đại hội phải được ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tán thành.

Điều 13. Ban Chấp hành Hội

1. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là 05 (năm), cùng với nhiệm kỳ Đại hội. Trong nhiệm k, Ban Chấp hành Hội có quyền bãi miễn hoặc bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành. Số ủy viên Ban Chấp hành bu bổ sung không quá 1/5 (một phần năm) số ủy viên Ban Chp hành do Đại hội quyết định. Hội viên được bổ sung vào Ban Chấp hành phải được 2/3 (hai phần ba) sphiếu của ủy viên Ban Chp hành đồng ý.

2. Ban Chấp hành Hội định kỳ họp 01 (một) lần một năm với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tng số ủy viên Ban Chp hành. Trường hợp cần thiết Ban Thường vụ sẽ triệu tập họp bất thường với điều kiện phải có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hội đề nghị.

3. Các quyết định của Ban Chấp hành phải được ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên Ban Chấp hành có mặt tán hành.

4. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội; đề ra chủ trương và phương hướng hoạt động của Hội trong từng thời kỳ; thông qua báo cáo công tác, kế hoạch tài chính của Hội;

b) Lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của Hội, quyết định thành lập và chịu trách nhiệm về hoạt động của các đơn vị trực thuộc Hội;

c) Bầu và bãi miễn các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và ủy viên Ban Thường vụ của Hội;

d) Chuẩn bị nội dung các văn kiện, nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ kế tiếp;

đ) Xét kết nạp, xóa tên hội viên;

e) Xét khen thưởng và kỷ luật hội viên;

g) Quy định tiêu chuẩn và thủ tục bầu các chức danh lãnh đạo của Hội.

Điều 14. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ Hội là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Hội có nhiệm kỳ 5 (năm) năm theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hội.

2. Ban Thường vụ gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên do Ban Chấp hành bầu. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành hội quyết định nhưng không quá 1/3 (một phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. Ban Thường vụ Hội có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai khọp Ban Chấp hành Hội.

3. Ban Thường vụ Hội họp 03 (ba) tháng một lần với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ. Các quyết định của Ban Thường vụ Hội chỉ có giá trị khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ có mặt tán thành. Khi cần, Chủ tịch Hội có thể triệu tập họp Ban Thường vụ bất thường, nhưng phải có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị.

Điều 15. Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội là ngưi đại diện vmặt pháp lý của Hội trước pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Duy trì mọi hoạt động của Hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội; điều hành việc trin khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chp hành và Ban Thường vụ Hội;

b) Thay mặt Ban Thường vụ Hội ký các quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức và đơn vị trực thuộc Hội, quyết định bnhiệm chức danh, quyết định tuyển dụng cán bộ, quyết định kết nạp hội viên mới và xóa tên hội viên, quyết định ban hành các quy chế hoạt động của Hội, quy định chế độ phụ cấp cán bộ Văn phòng Hội phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 16. Phó Chủ tịch Hội

1. Phó Chủ tịch được Ban Chấp hành Hội phân công có nhiệm vụ chỉ đạo một số mặt hoạt động hoặc một số tổ chức của Hội để giúp Chủ tịch trong lãnh đạo hoạt động của Hội. Khi cn Chủ tịch Hội có thể cử một Phó Chủ tịch thường trực đthay mặt Chủ tịch điều hành mọi công việc của Hội khi Chủ tịch vắng mặt, đồng thời trực tiếp chỉ đạo hoạt động của cơ quan Văn phòng Hội trong thời gian đó.

2. Các Phó Chủ tịch thực hiện chế độ thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội.

Điều 17. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Ban Kiểm tra Hội gm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban (nếu cần) và một số ủy viên do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ ca Ban Kim tra là 05 (năm) năm cùng với nhiệm kỳ Đại hội và hoạt động độc lập với Ban Chp hành Hội.

2. Ban Kim tra Hội có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội; kiểm tra hoạt động của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; kiểm tra tài chính của Hội; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hội viên và các đơn vị thuộc Hội. Ban Kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về kết quả kiểm tra, đề nghị hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội và theo quy định của pháp luật.

3. Ban Kiểm tra họp thường kỳ 03 (ba) tháng một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội, Trưởng Ban Kiểm tra. Trưởng Ban Kiểm tra có quyền đề nghị Ban Chấp hành Hội tổ chức Đại hội bất thường khi có vấn đề cấp thiết liên quan đến Hội.

Điều 18. Tổng thư ký và Văn phòng Hội

1. Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hội và có nhiệm vụ sau:

a) Đại điện cho Văn phòng Hội trong quan hệ giao dịch hàng ngày;

b) Quản lý danh sách, hồ sơ, tài liệu của các hội viên và các tchức trực thuộc do Hội thành lập. Quản lý giy tờ, tài liệu giao dịch hàng ngày của Hội;

c) Tổ chức, xây dựng các quy chế hoạt động của Văn phòng Hội, bao gồm cả quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội để trình Ban chấp hành phê duyệt;

d) Định kỳ báo cáo Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội;

đ) Chun bị, dự thảo các báo cáo hàng năm và báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành để trình Ban Thường vụ Hội thông qua.

e) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội và trước pháp luật về các hoạt động của Văn phòng Hội.

2. Văn phòng Hội hoạt động theo nội dung và nguyên tắc sau:

a) Tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của Văn phòng Hội do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành Hội phê duyệt;

b) Lập, lưu giữ hồ sơ tài liệu về tổ chức hoạt động và tài chính của Hội;

c) Xây dựng chương trình công tác (tuần, tháng) cho Ban Thường vụ Hội; trin khai thực hiện các công việc cụ thể do Chủ tịch Hội hoặc Tổng thư ký giao.

d) Kinh phí hoạt động hàng quý, hàng năm của Văn phòng Hội do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành duyệt và hội nghị thường niên biểu quyết phê chuẩn.

Điều 19. Chi hội và các đơn vị trực thuộc Hội

1. Chi hội là tchức cơ sở của Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản do Ban Thường vụ Hội quyết định thành lập.

2. Việc thành lập các đơn vị trực thuộc Hội có pháp nhân do Ban Thường vụ xem xét báo cáo Ban Chp hành Hội quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính của Hội

1. Giải thể Hội

a) Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:

- Hết thời gian hoạt động;

- Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;

- Mục đích đã hoàn thành.

b) Hội bị giải th theo quyết định ca cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định số 45/NĐ-CP trong các trường hợp sau:

- Hội không hoạt động liên tục mười hai tháng;

- Khi có Nghị quyết của Đại hội về việc Hội tự giải thmà Ban lãnh đạo Hội không chp hành;

- Hoạt động của Hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

2. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của Hội được giải quyết như sau:

a) Tài sản, tài chính do các tchức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà Hội đã thực hiện đy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì stài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;

b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của Hội mà Hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi Hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do Hội quyết định theo quy định của Điều lệ Hội.

Chương 5.

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 21. Nguồn thu của Hội

1. Hội phí của Hội, mức thu hội phí và quản lý hội phí được thực hiện theo Quy chế do Ban Chấp hành Hội quy định theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu do hoạt động theo Điều lệ của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội làm dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản tiền ủng hộ hoặc tài trợ của các tchức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).

4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Điều 22. Các khoản chi

1. Các khoản chi của Hội phải đảm bảo nguyên tắc: Đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy chế tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Chi cho hoạt động của Văn phòng Hội, Ban Chp hành, Ban Kim tra và tổ chức các kỳ đại hội.

3. Chi phí về lương, phụ cấp nhân sự phải theo chế độ chính sách đối với người làm công tác hội theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật.

4. Chi khen thưởng.

Điều 23. Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính

1. Tài sản của Hội được quản lý, sử dụng theo Quy chế quản lý tài sn của Hội do Chủ tịch Hội ký ban hành và theo quy định hướng dẫn của pháp luật.

2. Ban Chấp hành căn cứ vào tình hình tài chính của Hội đxuất mức hội phí thường kỳ của hội viên và được thông qua hội nghị thường niên.

3. Ban Chp hành ban hành quy chế vquản lý, sử dụng nguồn tài chính, tài sản của Hội phù hợp với quy chế tài chính chung của Nhà nước và phải được công khai trước hội viên tại hội nghị thường niên.

4. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kim tra và báo cáo tài sản, tài chính, công khai cho hội viên biết tại hội nghị thường niên.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 24. Khen thưởng

1. Hội viên và các tổ chức của Hội có nhiều thành tích trong công tác Hội sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị các cấp khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Hội.

2. Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng.

Điều 25. Kỷ luật

1. Hội viên và các tchức của Hội vi phạm Điều lệ Hội tùy theo mức độ sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức đến khai trừ ra khỏi Hội. Hội viên vi phạm luật pháp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hội viên bị tòa án tước quyền công dân đương nhiên bị xóa tên khỏi danh sách Hội viên.

2. Ban Chp hành Hội có nhiệm vụ quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội

1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản mới có quyền sửa đi, Bổ sung Điều lệ Hội.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ (sửa đi, bổ sung) của Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bn gồm 7 (bảy) Chương, 27 (hai mươi bảy) Điều, đã được Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ IV của Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản nhiệm kỳ IV (2012 - 2017) thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2012 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Bản Điều lệ này thay thế bản Điều lệ Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đã được Đại hội ln thứ III ngày 03 tháng 12 năm 2006 của Hội thông qua.

2. Căn cứ các quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và tchức thực hiện Điều lệ này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1135/QĐ-BNV ngày 15/11/2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.593

DMCA.com Protection Status
IP: 23.97.62.118
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!