ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2018/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 01
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT” TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng
năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm
2013;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
Hà Nội tại Tờ trình số 3234/TTr-SNV ngày 20 tháng 12 năm 2017 về việc ban hành
Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt ” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng
danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/01/2018
và thay thế Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”
trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 42/2013/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc sửa đổi Điều 5 Quyết định số
21/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám
đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc Thành
phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TĐKT TW;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Đoàn ĐBQH Hà Nội;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thành viên Hội đồng TĐKT Thành phố;
- VPUB: CPVP, các Phòng: NC, TKBT, KSTTHC;
- Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo Thành phố;
- Lưu: VT, BTĐ.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY CHẾ
XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về đối tượng,
nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” là
hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
và của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố đối với
các cá nhân đã có những hành động đẹp, việc làm tốt diễn ra hàng ngày trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Điều 2. Đối tượng
xét tặng
Cá nhân là công dân Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc
trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế
này.
Điều 3. Nguyên
tắc xét tặng
1. Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” được
các cấp xét tặng thường xuyên; đảm bảo công khai, công bằng, chính xác và kịp
thời; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; kết hợp chặt chẽ
động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
2. Cá nhân thuộc ngành, địa phương,
đơn vị nào trực tiếp quản lý hoặc có việc làm tốt trên địa bàn nào thì ngành, địa
phương, đơn vị đó xét, khen thưởng và đề nghị cấp trên trực tiếp xét, khen thưởng.
3. Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” có
thể tặng nhiều lần cho một cá nhân có những việc làm tốt khác nhau. Một việc
làm tốt của cá nhân có thể được làm căn cứ để xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc
tốt” của một hoặc nhiều cấp, tùy vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng của việc tốt
đó.
Chương II
TIÊU CHUẨN, HÌNH
THỨC, QUY TRÌNH, THỦ TỤC HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
Điều 4. Tiêu chuẩn
xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”
Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” xét tặng
cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
2. Có những hành động đẹp, việc làm tốt,
mang lại lợi ích cho người dân, cơ quan, đơn vị, cộng đồng và xã hội.
Hành động đẹp, việc làm tốt được hiểu là những hành động, việc làm không thuộc chức
trách nhiệm vụ được giao, không vì quyền lợi của bản thân và người thân; những
hành động, việc làm bình dị, nhỏ bé, nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày nhưng
thiết thực, thể hiện lòng nhân ái, tính nhân văn và trách
nhiệm với tập thể, cộng đồng, xã hội; có tác dụng nêu
gương, lôi cuốn mọi người cùng làm theo.
Điều 5. Hình thức
biểu dương, khen thưởng
Căn cứ vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng,
sức lan tỏa của việc làm tốt để các cấp biểu dương, khen
thưởng theo các hình thức sau.
1. Thành phố khen thưởng:
a) Ủy ban nhân dân Thành phố tặng thưởng
danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, cho cá nhân có việc làm tốt mà mức độ ảnh hưởng,
lan tỏa ở phạm vi Thành phố và toàn quốc.
Cá nhân được Ủy ban nhân dân Thành phố
tặng thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” được tặng Bằng chứng nhận, Huy hiệu
và tiền thưởng bằng 1,0 lần mức lương cơ sở.
b) Cá nhân được Ủy ban nhân dân Thành
phố tặng thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” sẽ được lựa chọn, giới thiệu để
tham dự Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu của Thành phố tổ chức
hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận,
huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc Thành phố khen thưởng:
a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận,
huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc Thành phố tặng thưởng danh hiệu “Người tốt, việc
tốt” cho cá nhân có việc làm tốt mà mức độ ảnh hưởng, lan tỏa trong phạm vi
ngành, địa phương, đơn vị.
Cá nhân được các sở, ban, ngành, đoàn
thể, quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc Thành phố tặng thưởng danh hiệu
“Người tốt, việc tốt” được cấp Giấy chứng nhận và tiền thưởng bằng 0,3 lần mức
lương cơ sở.
b) Cá nhân được ngành, địa phương,
đơn vị nào tặng thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” được ghi tên vào Sổ vàng
truyền thống của ngành, địa phương, đơn vị đó.
Điều 6. Quy trình
xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận,
huyện, thị xã, các đơn vị trên địa bàn Thành phố:
a) Phát hiện và tặng thưởng danh hiệu
“Người tốt, việc tốt” cho cá nhân thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương,
đơn vị.
b) Lựa chọn cá nhân
có việc làm tốt, mức độ ảnh hưởng và sức lan tỏa lớn để trình Ủy ban nhân dân
Thành phố khen thưởng (qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ).
2. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội
vụ:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố
khen thưởng cá nhân có việc làm tốt do các ngành, địa phương, đơn vị giới thiệu.
b) Chủ động phát hiện những hành động
đẹp, việc làm tốt của các cá nhân và phối hợp với các địa phương, đơn vị thẩm định
thành tích, trình Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng.
c) Hàng năm, tham mưu văn bản hướng dẫn
các đơn vị lựa chọn, giới thiệu đại biểu để mời tham dự Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu của Thành phố vào dịp
kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10).
Điều 7. Hồ sơ đề
nghị xét tặng
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Người
tốt, việc tốt” các cấp (01 bộ) gồm:
1. Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu
“Người tốt, việc tốt” của đơn vị trình khen thưởng;
2. Bản trích ngang thành tích cá nhân
có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình khen thưởng.
Điều 8. Kinh phí
khen thưởng
1. Cấp nào ra quyết định tặng thưởng
danh hiệu “Người tốt, việc tốt” thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ
nguồn kinh phí khen thưởng do cấp mình quản lý.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố chi kinh
phí khen thưởng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” từ Quỹ Thi đua, Khen thưởng của
Thành phố.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Xử lý vi
phạm
1. Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được
đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác của thành tích được kê
khai.
2. Cá nhân đã được khen thưởng nhưng phát hiện thấy báo cáo thành tích không đúng sự thật, vi phạm tiêu
chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này thì cá nhân đó sẽ bị thu hồi danh hiệu,
hiện vật kèm theo tiền thưởng và xóa tên trong sổ vàng truyền thống. Đơn vị
trình khen thưởng và cá nhân vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo
quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 15 ngày sau khi
phát hiện vi phạm, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp có thẩm
quyền khen thưởng ban hành quyết định thu hồi danh hiệu, hiện vật kèm theo tiền
thưởng và xóa tên trong sổ vàng truyền thống.
Điều 10. Khiếu nại,
tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền tố
cáo, khiếu nại về kết quả và những hành vi vi phạm trong quá
trình tổ chức xét tặng danh hiệu và biểu dương khen thưởng cho
các cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng
danh hiệu và biểu dương khen thưởng cho các cá nhân theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 11. Tổ chức
thực hiện
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực
hiện nghiêm túc Quy chế này. Tăng cường công tác tuyên truyền; thường xuyên
phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời; đồng thời tích cực giới thiệu
các gương “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu để Thành phố khen thưởng.
2. Các cơ quan tuyên truyền và các
báo, đài của Hà Nội: chủ động phát hiện, thông tin về các cá nhân có hành động
đẹp, việc làm tốt để các cấp, các ngành biểu dương, khen
thưởng kịp thời; phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện tốt công
tác tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” để tăng cường
tính giáo dục, tạo sức lan tỏa, lôi cuốn mọi người học tập, làm theo.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội
vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể,
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc Thành phố tổ chức
thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
thấy có những vấn đề chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới cần
sửa đổi, bổ sung, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, điều chỉnh kịp thời./.