ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/2020/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 01
năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TUYÊN TRUYỀN NHÂN RỘNG VÀ
THI VIẾT VỀ GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT, XUẤT BẢN SÁCH “NHỮNG
BÔNG HOA ĐẸP” THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật
Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ (Ban Thi
đua - Khen thưởng) tại Tờ trình số 3050/TTr-SNV ngày 10/12/2019 về việc ban hành Quy chế về phát hiện, bồi
dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương
điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt, xuất bản
sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về
gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp”
thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng
01năm 2020.
Quyết định này thay thế Quyết định số
36/2015/QĐ-UBND ngày 07/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc
ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng thi viết về gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt và xuất bản sách “Những bông hoa
đẹp thành phố Hà Nội”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Chủ tịch
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị
trực thuộc Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- VP: TU, Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
- VPUB: CVP, NC, TKBT, THCB;
- Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố;
- Ban TĐKT Thành phố;
- Lưu: VT, BTĐ, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
|
QUY CHẾ
VỀ PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TUYÊN TRUYỀN NHÂN RỘNG VÀ THI VIẾT VỀ GƯƠNG ĐIỂN
HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT, XUẤT BẢN SÁCH “NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP” THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về phát hiện,
bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng, khen thưởng, thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt (viết tắt là ĐHTT, NTVT)
trong các phong trào thi đua yêu nước và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” của
thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng là các sở, ban,
ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố; các quận, huyện, thị xã và
các đơn vị thuộc Thành phố (sau đây gọi tắt là các cơ quan, địa phương, đơn vị)
và công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú, học tập, công tác trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Điển hình tiên tiến là các tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua
yêu nước, có phương pháp, cách làm hiệu quả trong học tập,
công tác, sản xuất, kinh doanh và hoạt động khác.
2. Phát hiện gương ĐHTT, NTVT là việc
giới thiệu, phản ánh chính xác và kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích
tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước; những việc làm tốt, hành động
đẹp trong các lĩnh vực hoạt động, công tác và đời sống có tác động lan tỏa
trong xã hội.
3. Bài dự thi viết về gương ĐHTT,
NTVT là các tác phẩm báo chí, bài viết của cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động và công dân về các tập thể,
cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi
đua yêu nước; những việc làm tốt, hành động đẹp trong các
lĩnh vực hoạt động, công tác và đời sống xã hội trên địa bàn Thủ đô (sau đây gọi
tắt là bài viết).
4. Bồi dưỡng điển hình tiên tiến là
việc các cơ quan, địa phương, đơn vị xây dựng lộ trình để
các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được phát hiện trong các phong
trào thi đua yêu nước phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
của Nhà nước và Thành phố.
5. Tuyên truyền nhân rộng ĐHTT, NTVT
là việc các cơ quan, địa phương, đơn vị sử dụng các hình thức, biện pháp,
phương tiện truyền thông để giới thiệu các ĐHTT, NTVT trong từng đơn vị, địa
phương và toàn Thành phố học tập và làm theo.
Điều 3. Trách
nhiệm của các cơ quan trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên
truyền nhân rộng, thi viết về gương ĐHTT, NTVT và xuất bản sách “Những bông hoa
đẹp”
1. Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở
Nội vụ (sau đây gọi là Ban Thi đua - Khen thưởng) là cơ quan chủ trì trong công
tác phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng ĐHTT, NTVT và xuất
bản sách “Những bông hoa đẹp”.
2. Hội Nhà báo Thành phố là cơ quan
Thường trực tổ chức Cuộc thi viết về gương ĐHTT, NTVT (sau đây gọi tật là Cuộc
thi); định kỳ hằng năm tham mưu xây dựng kế hoạch, thể lệ Cuộc thi. Tổ chức tiếp
nhận, chấm và đề xuất giải thưởng các tác giả dự thi, các cơ quan, đơn vị tổ chức
tốt Cuộc thi.
3. Các cơ quan, địa phương, đơn vị
thuộc Thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phát hiện, bồi dưỡng,
tuyên truyền nhân rộng, khen thưởng, đề nghị khen thưởng thi viết về gương
ĐHTT, NTVT.
4. Các cơ quan báo chí, Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội (gọi tắt là các cơ quan báo
chí) có trách nhiệm phát hiện, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; phối hợp tuyên truyền, nêu gương
để nhân rộng các gương ĐHTT, NTVT.
5. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật
Hà Nội là cơ quan Thường trực công tác biên tập sách “Những bông hoa đẹp” hằng
năm.
Điều 4. Quyền lợi
của các gương ĐHTT, NTVT, tác giả đoạt giải Cuộc thi và các tổ chức, cá nhân
trong thực hiện công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng, thi viết
về gương ĐHTT, NTVT
1. Các tập thể, cá nhân điển hình
tiên tiến được Thành phố và Nhà nước khen thưởng được nhận Bằng khen, tiền thưởng
và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định hiện hành.
2. Các tập thể, cá nhân ĐHTT, NTVT được
khen thưởng từ cấp Thành phố trở lên trong năm được lựa chọn để đưa vào sách
“Những bông hoa đẹp” và được mời dự Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”
do Thành phố tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 hằng năm.
3. Các tác giả đoạt giải Cuộc thi được
tôn vinh tại Lễ trao giải hằng năm do Thành phố tổ chức.
4. Thành phố khen thưởng, tôn vinh
các tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức, tham gia
Cuộc thi và trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng ĐHTT, NTVT tại Lễ trao giải, tổng kết Cuộc thi hằng năm do
Thành phố tổ chức.
Điều 5. Kinh phí
thực hiện
1. Kinh phí công tác phát hiện, bồi
dưỡng, khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, giải thưởng Cuộc
thi được trích từ ngân sách Thành phố cấp cho Ban Thi đua - Khen thưởng và Quỹ
Thi đua, Khen thưởng Thành phố hằng năm; kinh phí của các cơ quan, địa phương,
đơn vị.
2. Kinh phí tổ chức xuất bản sách “Những
bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội được trích từ nguồn ngân sách Thành phố cấp hằng
năm cho Ban Thi đua - Khen thưởng.
3. Kinh phí tổ chức Cuộc thi và Lễ trao giải do Hội Nhà báo Thành phố dự trù theo kế hoạch hằng năm từ nguồn
ngân sách Thành phố cấp cho Hội Nhà báo.
Chương II
PHÁT HIỆN, BỒI
DƯỠNG, TUYÊN TRUYỀN NHÂN RỘNG GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
Điều 6. Phát hiện,
bồi dưỡng gương ĐHTT, NTVT
1. Các cơ quan báo chí phát hiện, tổ
chức cho cán bộ, phóng viên viết về gương ĐHTT, NTVT để đăng tải, tuyên truyền
và dự thi; định kỳ hằng tháng lựa chọn và giới thiệu với Ủy ban nhân dân Thành
phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng) các gương ĐHTT, NTVT tiêu biểu để khen thưởng
kịp thời.
2. Các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp
nhận thông tin ĐHTT, NTVT từ các tổ chức, công dân; thường xuyên tổng hợp, thẩm
định thành tích và định kỳ hằng tháng lựa chọn và giới thiệu với Thành phố các
gương ĐHTT, NTVT tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng và xây dựng kế hoạch, lộ
trình bồi dưỡng đối với các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng tiếp nhận
thông tin phát hiện từ các cơ quan, địa phương, đơn vị; thẩm định thành tích, lựa
chọn điển hình và phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị có kế hoạch, lộ
trình bồi dưỡng điển hình tiên tiến làm nòng cốt trong các phong trào thi đua.
Điều 7. Tuyên
truyền nhân rộng gương ĐHTT, NTVT
1. Các cơ quan, địa phương, đơn vị: Kịp
thời đăng tải trên các phương tiện thông tin của cấp mình về các gương ĐHTT,
NTVT. Các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thông tin tới các tổ dân phố, khu
dân cư trên địa bàn về các gương ĐHTT, NTVT để tuyên truyền nhân rộng.
2. Đối với Thành phố:
a) Định kỳ hằng tháng Ban Thi đua -
Khen thưởng rà soát, lựa chọn, tổng hợp và phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân
dân Thành phố đăng tải các gương ĐHTT, NTVT trên các phương tiện thông tin đại
chúng của Thành phố và Trung ương để tuyên truyền nhân rộng.
b) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các cơ quan báo, đài thuộc Thành phố chủ động phát hiện, thường xuyên viết bài
đăng tải, tuyên truyền về các gương ĐHTT, NTVT và Cuộc thi.
Chương III
TỔ CHỨC CUỘC
THI, XÉT TẶNG VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG HẰNG NĂM
Điều 8. Ban Tổ chức
Cuộc thi
1. Ban Tổ chức Cuộc thi Thành phố do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập gồm:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố phụ trách lĩnh vực.
b) Phó Trưởng ban Thường trực: Chủ tịch
Hội Nhà báo thành phố Hà Nội
c) Phó Trưởng ban:
Mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo
Thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng.
d) Các thành viên: Đại diện lãnh đạo
các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ
thuật Hà Nội; các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Thông tin
và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Ban Tổ chức Cuộc thi có nhiệm vụ
a) Xây dựng Kế hoạch, Thể lệ thi Cuộc
thi hằng năm.
b) Thành lập và chỉ đạo hoạt động của
Hội đồng giám khảo Cuộc thi.
c) Xem xét, quyết định tặng giải và đề
xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong tổ chức và tham gia Cuộc
thi theo quy định.
d) Tổ chức lễ trao giải Cuộc thi hằng
năm.
Điều 9. Hội đồng
giám khảo Cuộc thi
1. Ban Tổ chức Cuộc thi quyết định
thành lập Hội đồng giám khảo Cuộc thi gồm
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội
Nhà báo thành phố Hà Nội
b) Các thành viên: Đại diện lãnh đạo
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ
thuật Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền
hình Hà Nội và đại diện lãnh đạo một số cơ quan báo chí có liên quan.
2. Hội đồng giám khảo Cuộc thi có nhiệm
vụ
a) Chấm sơ khảo và chung khảo các bài
dự thi
b) Tổng hợp kết quả chấm chung khảo,
báo cáo Ban Tổ chức Cuộc thi làm căn cứ xét giải thưởng.
3. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội là cơ
quan Thường trực Hội đồng Giám khảo
a) Chủ trì, tổ chức chấm sơ khảo và
chung khảo các tác phẩm, bài viết dự thi hằng năm để làm căn cứ xét tặng giải
thưởng.
b) Lưu trữ các bài viết dự thi đoạt
giải theo quy định.
4. Các thành viên Hội đồng: Thực hiện
chấm sơ khảo, chung khảo và các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
5. Ban Thi đua - Khen thưởng chủ trì,
phối hợp với Hội Nhà báo Thành phố tổng hợp kết quả chấm
thi, kết quả tổ chức Cuộc thi ở các cơ quan, địa phương, đơn vị để báo cáo Ban Tổ chức Cuộc thi xét, tặng giải thưởng
và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân
tiêu biểu trong tổ chức và tham gia
Cuộc thi.
6. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và
các đơn vị có liên quan được sử dụng cán bộ công chức, viên chức, phương tiện
làm việc của cơ quan mình để triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo
quy định.
Điều 10. Tiếp nhận
bài dự thi và tổ chức xét chọn giải thưởng và khen thưởng Cuộc thi
1. Tiếp nhận bài dự thi
a) Đối với tác phẩm báo chí, truyền
hình: Các cơ quan báo chí xét chọn các tác phẩm tiêu biểu đã đăng tải để tham dự
Cuộc thi và gửi về Hội nhà báo thành phố Hà Nội trước ngày 01/6 hằng năm.
b) Đối với bài viết: Các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp nhận bài viết dự thi từ các tổ chức và
công dân; thẩm định và lựa chọn các bài viết tiêu biểu đủ
điều kiện để tham dự Cuộc thi gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng trước ngày 25 hằng
tháng.
2. Tổ chức xét chọn giải thưởng và
khen thưởng Cuộc thi
a) Bài viết dự thi được chấm 02 vòng:
Chấm sơ khảo các tác phẩm, bài viết dự
thi để lựa chọn các tác phẩm, bài viết tiêu biểu chấm chung khảo.
Chấm chung khảo Cuộc thi để làm căn cứ
xét tặng giải thưởng.
b) Ban Tổ chức Cuộc thi xét chọn, quyết
định công nhận giải thưởng theo cơ cấu.
c) Ban Thi đua - Khen thưởng tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết
định khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong tổ chức và tham gia Cuộc thi.
Điều 11. Cơ cấu
giải thưởng gồm
1. Giải Đặc biệt: 01 giải
2. Giải Nhất: 02 giải (01 giải
dành cho tác phẩm báo chí, 01 giải dành cho
bài viết - tác giả không chuyên)
3. Giải Nhì: 04 giải (02 giải dành
cho tác phẩm báo chí, 02 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên).
4. Giải Ba: 06 giải (03 giải dành
cho tác phẩm báo chí, 03 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên).
5. Giải Khuyến khích: 30 giải (15
giải dành cho tác phẩm báo chí, 15 giải dành
cho bài viết - tác giả không chuyên).
Mức tiền thưởng đối với các giải thực
hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12. Tổ chức
tổng kết, trao giải Cuộc thi
1. Thành phố tổng kết và tổ chức Lễ
trao giải Cuộc thi vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9 hằng năm.
2. Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội là cơ
quan chủ trì, chịu trách nhiệm về nội dung tổng kết và chương trình Lễ trao giải,
biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Cuộc
thi hằng năm.
3. Các đơn vị thuộc Thành phố tổ chức
tổng kết trao giải gắn với sơ kết 6 tháng đầu năm hoặc tổng kết phong trào Người
tốt, việc tốt của đơn vị mình trước 30/8 hằng năm.
Chương IV
KHEN THƯỞNG
Điều 13. Khen
thưởng tập thể, cá nhân trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân
rộng gương ĐHTT, NTVT
Tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân
Thành phố đối với các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chí sau:
1. Đối với cơ quan báo chí
a) Có ban hành kế hoạch phát hiện,
tuyên truyền nhân rộng gương ĐHTT, NTVT.
b) Lập và duy trì chuyên trang,
chuyên mục tuyên truyền về gương ĐHTT, NTVT của Thành phố.
c) Hằng tháng có ít nhất 02 bài viết
chuyên sâu đăng tải về phong trào thi đua, gương ĐHTT, NTVT (không tính các bài
dự thi).
2. Đối với các cơ quan, địa phương,
đơn vị
a) Có ban hành kế hoạch phát hiện,
tuyên truyền nhân rộng gương ĐHTT, NTVT.
b) Hằng tháng có ít nhất 02 bài đăng
tải tuyên truyền về gương ĐHTT, NTVT mới được phát hiện trên phương tiện truyền
thông cấp mình (cổng thông tin điện tử, bản tin, đài truyền thanh...).
c) Có giải pháp hiệu quả để tuyên
truyền nhân rộng gương ĐHTT, NTVT trong cơ quan, đơn vị và
khu dân cư, tổ dân phố (ấn phẩm tuyên truyền, giao lưu, tọa đàm gương, biểu
dương gương ĐHTT, NTVT...)
d) Phát hiện và đề xuất được Thành phố
khen thưởng
Từ 30 gương ĐHTT, NTVT trở lên đối với
các quận, huyện, thị xã.
Từ 10 gương ĐHTT, NTVT trở lên đối với
các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và xã hội; Liên đoàn Lao động
Thành phố, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố, Hội LHPN Thành phố.
Từ 05 gương ĐHTT, NTVT trở lên đối với các cơ quan, đơn vị khác.
3. Cá nhân
a) Đối với phóng viên, biên tập viên:
Trong năm có 10 tác phẩm báo chí viết về gương ĐHTT, NTVT có tính mới đăng tải
trên các báo của Trung ương, Thành phố; trong đó có ít nhất 03 gương ĐHTT, NTVT
được Thành phố khen thưởng hoặc được lựa chọn in sách “Những bông hoa đẹp” hoặc
được lựa chọn tham gia giao lưu, tọa đàm của Trung ương, Thành phố.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và công dân: Trong năm phát hiện, giới thiệu
Thành phố ít nhất 05 gương ĐHTT, NTVT mới hoặc có 03 bài viết về gương ĐHTT, NTVT đăng tải trên các báo của Trung ương, Thành phố; trong
đó có gương ĐHTT, NTVT được Thành phố khen thưởng hoặc được lựa chọn in sách
“Những bông hoa đẹp” hoặc được lựa chọn tham gia giao lưu, tọa đàm của Trung
ương, Thành phố.
Điều 14. Khen
thưởng tập thể, cá nhân tham gia Cuộc thi
1. Tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân
Thành phố đối với các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chí sau:
a) Đối với cơ quan báo chí
Có ít nhất 30 tác phẩm trở lên tham
gia dự thi; trong đó có ít nhất 05 tác phẩm được chọn chấm chung khảo và có ít nhất
01 tác phẩm đạt từ giải Ba trở lên hoặc có 03 tác phẩm trở lên đạt giải Khuyến
khích.
Lựa chọn giới thiệu và được Thành phố
khen thưởng 10 gương ĐHTT, NTVT trở lên từ các bài dự thi.
b) Các quận, huyện, thị xã và các Sở:
Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và xã hội; Liên
đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Thành phố:
Thành lập tổ công tác chuyên đề Cuộc
thi theo quy định.
Có ít nhất 50 bài viết trở lên tham gia
dự thi đối với các quận, huyện, thị xã; 20 bài viết trở lên đối với các sở,
ngành, đoàn thể; trong đó có ít nhất 02 bài viết được chọn chấm chung khảo và
có ít nhất 01 bài viết đạt giải.
Có ít nhất 20 gương ĐHTT, NTVT đối với
các quận, huyện, thị xã; 10 gương ĐHTT, NTVT đối với các sở, ngành, đoàn thể được
khen thưởng thông qua Cuộc thi từ cấp Thành phố trở lên.
c) Các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố:
Có ít nhất 10 bài viết trở lên tham
gia dự thi; trong đó có từ 05 bài viết trở lên được chọn chấm chung khảo hoặc đạt
giải.
Có ít nhất 05 gương ĐHTT, NTVT được
phát hiện và được khen thưởng thông qua Cuộc thi từ cấp Thành phố trở lên.
d) Đối với cá nhân: Có từ 05 bài viết
trở lên dự thi Thành phố về gương ĐHTT, NTVT mới (không là các gương đã được
phát hiện và giới thiệu với Thành phố từ năm trước); trong đó có ít nhất 02
gương ĐHTT, NTVT được tôn vinh, khen thưởng từ cấp Thành phố trở lên.
2. Biểu dương và thưởng tiền đối với
các tác giả có bài viết được lựa chọn vào vòng chung khảo, mức tiền thực hiện
theo quy định hiện hành.
Điều 15. Khen
thưởng gương ĐHTT, NTVT
1. Các cơ quan, địa phương, đơn vị và
các cơ quan báo chí:
a) Kịp thời tổng hợp các gương ĐHTT,
NTVT do các tổ chức, công dân phát hiện, giới thiệu và thẩm định khen thưởng
theo thẩm quyền.
b) Định kỳ hằng tháng giới thiệu
gương ĐHTT, NTVT tiêu biểu để Thành phố khen thưởng.
2. Đối với Thành phố (Ban Thi đua -
Khen thưởng) kịp thời tổng hợp, thẩm định thành tích các gương ĐHTT, NTVT,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng hoặc
trình cấp trên khen thưởng gương ĐHTT, NTVT do các cơ quan
báo chí và các cơ quan, địa phương, đơn vị thuộc Thành phố phát hiện, giới thiệu.
a) Khen thưởng gương điển hình tiên
tiến: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của
Chính phủ gồm có: Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng
khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”:
Thực hiện theo Quyết định 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 ban hành Quy chế xét
tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
c) Tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu
tú”: Thực hiện theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 ban hành Quy chế
xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 16. Hồ sơ,
thời gian đề nghị khen thưởng gương ĐHTT, NTVT và các tập thể, cá nhân tiêu biểu
trong công tác tuyên truyền nhân rộng gương ĐHTT, NTVT và tham gia Cuộc thi
1. Cấp Thành phố
Hồ sơ đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền nhân
rộng gương ĐHTT, NTVT và tham gia Cuộc thi gồm: Tờ trình và trích ngang tóm tắt
kết quả đạt được của các tập thể, cá nhân, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
trình khen thưởng.
Thời gian: Trước ngày 30/7 hằng năm.
2. Đề nghị tặng các danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Nghị định
91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
Chương V
XUẤT BẢN SÁCH
“NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP” THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Điều 17. Ban
Biên tập
1. Ban Tổ chức Cuộc thi Thành phố quyết
định thành lập ban Biên tập và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà
Nội gồm
a) Trưởng ban: Chủ tịch Hội Liên hiệp
Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
b) Các Phó trưởng ban:
Mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo
Thành ủy.
Đại diện lãnh đạo Ban Thi đua - Khen
thưởng.
c) Các thành viên gồm: Đại diện lãnh
đạo Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, một số
cơ quan, tổ chức có liên quan và từ 03 đến 05 nhà văn, nhà báo có kinh nghiệm trong biên tập và viết về gương ĐHTT, NTVT của Thành phố (do Hội Liên
hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội giới thiệu).
2. Ban Biên tập có nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch xuất bản và phân
bổ sách “Những bông hoa đẹp”.
b) Lựa chọn gương ĐHTT, NTVT, các bài
viết đoạt giải cao trong Cuộc thi và tổ chức biên tập nội dung sách “Những bông
hoa đẹp”.
Điều 18. Xuất bản
sách “Những bông hoa đẹp thành phố Hà Nội”
1. Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan
chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức thực hiện
các quy trình xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” theo quy định hiện hành.
2. Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội
có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu và hoàn thiện các thủ
tục pháp lý để in ấn và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” trước ngày 30/9 hằng
năm.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 19. Xử lý
vi phạm
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có
hành vi báo cáo không trung thực, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, xét
chọn; các cá nhân có hành vi gian lận, sao chép, cung cấp thông tin hoặc có tác
phẩm dự thi, bài viết vi phạm (thể lệ Cuộc thi) thì tùy theo mức độ sẽ bị thu hồi giải thưởng, danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Tổ chức
thực hiện
1. Các sở, ban, ngành, MTTQ, các tổ
chức đoàn thể, các quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc Thành phố, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng)
chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát
hiện nội dung không phù hợp hoặc những vấn đề mới cần bổ
sung, sửa đổi kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, điều chỉnh kịp thời.