|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
82/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Minh Chính
|
Ngày ban hành:
|
18/05/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả
Ngày 18/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
Theo đó, để ngành Du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
(1) Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững.
(2) Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
(3) Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia.
(4) Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch.
(5) Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
(6) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
(7) Đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện theo lĩnh vực được giao quản lý để triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Đồng thời, tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tiếp theo, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023.
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 5 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH PHỤC HỒI, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆU
QUẢ, BỀN VỮNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại văn bản số 1765/BVHTTDL ngày 08 tháng 5 năm 2023 về tổng hợp ý
kiến Thành viên Chính phủ;
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các Thành viên
Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
Từ tháng 11 năm 2021, Việt Nam đã thí điểm đón
khách du lịch quốc tế và chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15 tháng 3
năm 2022, là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ và sôi động
trở lại về cả du lịch nội địa và quốc tế. Đây là những minh chứng cho sự phát
triển của du lịch Việt Nam, củng cố niềm tin về phục hồi và phát triển mạnh mẽ
trong giai đoạn tới. Du lịch đã ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường,
giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia và khẳng định hình ảnh, vị thế, uy tín của
Việt Nam.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại,
hạn chế cần khắc phục: (a) Hành lang pháp lý cho thu hút đầu tư, phát triển du
lịch chưa có những đột phá; chiến lược thị trường, chính sách xúc tiến du lịch
chưa được kịp thời điều chỉnh trước những biến động của du lịch thế giới và khu
vực; (b) Sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, chưa phát huy được các giá trị tài
nguyên văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, thiếu sản phẩm du lịch mang thương hiệu của
quốc gia, bản sắc của từng vùng, từng địa phương; (c) Các dịch vụ như lưu trú,
thương mại, vận tải,... chưa tạo thành hệ sinh thái kinh tế kết nối, chia sẻ;
thiếu liên kết trong phát triển các sản phẩm du lịch của các địa phương; (d) Hệ
thống hạ tầng phục vụ nghỉ dưỡng, mua sắm, tổ chức các sự kiện quốc tế về văn
hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo,... còn thiếu, chưa đồng bộ để tạo sức bật mạnh
mẽ, nâng tầm vị thế, sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam; (đ) Chính sách thị thực
dành cho khách du lịch còn có điểm chưa phù hợp, về thời hạn tạm trú còn ngắn...;
(e) Công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm còn hạn chế; (g) Hoạt động
xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể
thao,... còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; (h) Chuyển đổi số
trong du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển; chưa xây dựng đồng bộ hóa và liên
thông cơ sở dữ liệu giữa Trung ương với địa phương, giữa ngành du lịch với các
ngành khác; chưa tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực đối với khách lẻ.
Để ngành Du lịch phát triển trọng tâm, trọng điểm,
với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện,
đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn,
văn minh, thân thiện”, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm
30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, Chính phủ yêu cầu
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hiệp hội nghề
nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi thẩm quyền
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du
lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại
ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, trong
đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Tiếp tục thực
hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa, tạo nền
tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn. Đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị
trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao,
nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà
Việt Nam có thế mạnh; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng du lịch mới
và đưa ra các chính sách kịp thời, phù hợp.
- Tăng cường công tác thống kê du lịch, triển khai
điều tra thông tin khách du lịch theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
tiếp tục triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch theo khuyến nghị của Tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO); tính toán đầy đủ, chính xác đóng góp của du lịch
trong GDP.
- Xây dựng và triển khai Chương trình hành động du
lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội tại các
điểm đến du lịch trọng điểm theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp,
văn minh, thân thiện”.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cơ cấu lại các hoạt động du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi
thế của Việt Nam, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những biến động
của kinh tế thế giới.
c) Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách đột phá để huy
động các nguồn lực, cơ cấu lại ngành du lịch để thực hiện khả thi, hiệu quả các
mục tiêu phục hồi, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm
tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng
ngành và địa phương. Thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triển các
tổ hợp vui chơi, nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch quốc tế và các ngành dịch vụ hỗ
trợ du lịch như hàng không, cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ
để thúc đẩy chi tiêu của du khách.
- Tập trung liên kết phát triển sản phẩm, thị trường;
kết nối tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng và liên vùng. Hình thành mô hình
liên kết giữa các địa phương, có sự tham gia của cơ quan du lịch quốc gia và
doanh nghiệp lớn. Phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tham gia vào
phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đa sắc màu văn hóa địa
phương, vùng miền; đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa trong đó coi trọng du
lịch văn hóa.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết giữa du
lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững
và phương châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”. Tổ chức
thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động
vùng, liên vùng trong phát triển du lịch, bảo đảm đồng bộ, bền vững và hội nhập
quốc tế; bám sát định hướng quy hoạch về các vùng, cực tăng trưởng, khu vực động
lực, hành lang du lịch, trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia.
đ) Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp phát huy tính
năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát
triển du lịch. Các hiệp hội du lịch phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp
thành viên, đẩy mạnh kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó
khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đổi mới mô
hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và
sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới; nâng cao năng lực
cạnh tranh; mở rộng thị trường.
2. Tiếp tục tạo thuận lợi thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
a) Bộ Ngoại giao
- Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về công tác ngoại
giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước, trong đó có du lịch; phát huy vai
trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong cung cấp thông tin, quảng
bá, giới thiệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Việt
Nam.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn
thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về mở rộng diện áp dụng
miễn thị thực đơn phương. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành thúc đẩy đàm
phán Hiệp định miễn thị thực với các nước, đặc biệt là các đối tác có trình độ
phát triển tương đồng hoặc cao hơn Việt Nam.
b) Bộ Công an
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo thuận lợi về
nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc tế. Nghiên cứu, đánh giá và
báo cáo Chính phủ về mở rộng danh sách quốc gia được cấp thị thực điện tử
(E-visa). Đánh giá, tổng kết chính sách cấp thị thực điện tử, nghiên cứu mở rộng
diện được cấp thị thực điện tử để báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt
Nam theo hướng bảo đảm tính thống nhất về quy định cấp thị thực điện tử và thị
thực truyền thống và kéo dài thời gian tạm trú cho người nước ngoài vào Việt
Nam.
- Cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập
cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu đường hàng không, bảo đảm nhanh chóng và tiện
lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam. Đồng thời, có biện pháp quản lý, bảo đảm
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công an được giao tại Khoản 3 và Khoản 5 Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2023
của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2023.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
triển khai hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
31 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc
gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới,
bảo đảm môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam.
c) Bộ Quốc phòng
- Chủ trì thực hiện công tác kiểm soát người,
phương tiện xuất, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa quy
trình kiểm tra, kiểm soát đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các hoạt động xuất
cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới đất liền và cửa khẩu cảng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan, địa phương bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; phối
hợp công tác phòng, chống dịch bệnh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
d) Bộ Giao thông vận tải
- Triển khai giải pháp thúc đẩy khai thác mở rộng
các đường bay quốc tế đến Việt Nam: Rà soát Hiệp định về hàng không đã ký kết với
các quốc gia và vùng lãnh thổ để thúc đẩy triển khai và tạo thuận lợi hơn nữa
cho các hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến Việt Nam và đến địa bàn trọng
điểm du lịch của Việt Nam.
- Nâng cao năng lực điều hành tại các cảng hàng
không của Việt Nam, trọng tâm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất;
phát triển loại hình “thuê chuyến” phục vụ du lịch. Hỗ trợ các hãng hàng không
mở thêm các đường bay mới từ các tỉnh, thành phố trung tâm đến các tỉnh, thành
địa phương đang có sân bay nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
tiếp cận các địa phương.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an
toàn cho khách du lịch tham gia giao thông, sử dụng dịch vụ bổ trợ tại nhà ga,
sân bay, bến cảng.
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng cường quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho
du khách, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an
toàn phòng dịch.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện cắt giảm,
đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ
ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động
kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, phục
vụ khách du lịch lưu trú và trải nghiệm dịch vụ du lịch.
3. Tăng cường thu hút đầu tư
phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc
gia
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực
thi nhanh, hiệu quả “Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2045” sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên đầu tư cho
khu vực động lực, khu vực tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia; tổ
chức triển khai các chương trình, đề án chuyên đề thúc đẩy phát triển kinh tế
đêm và kinh tế chia sẻ trong hoạt động du lịch.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy
nhanh việc quy hoạch chung xây dựng các khu du lịch quốc gia theo phân công của
Thủ tướng Chính phủ.
c) Bộ Giao thông vận tải thực hiện nâng cấp các đầu
mối kết nối hàng không với đường bộ, đường biển và đầu tư nâng cấp các sân bay,
bến cảng. Triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công về hạ tầng; nâng cấp hạ tầng
giao thông đảm bảo các phương tiện tiếp cận các khu du lịch, vùng du lịch trọng
điểm của địa phương.
d) Bộ Quốc phòng đầu tư khai thác các công trình lưỡng
dụng như sân bay, bến cảng, khu tham quan quân sự, bảo tàng quân sự vào phát
triển du lịch.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất giải
pháp đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực xã hội trong nước và quốc
tế để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch, cải thiện khả
năng cạnh tranh về chi phí logistics, nhân lực.
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các loại đất nông nghiệp và khu
vực đất được quy hoạch cho mục đích nông nghiệp kết hợp với hoạt động du lịch
g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, hình thành và kết nối một
số cụm, cực, khu vực động lực phát triển du lịch có chất lượng, quy mô lớn,
thúc đẩy, lan tỏa các lợi ích và giá trị của du lịch. Ưu tiên nguồn lực đầu tư
hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng tại các khu du
lịch quốc gia và các khu vực tiềm năng phát triển để hình thành các điểm đến đẳng
cấp quốc tế.
- Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển
du lịch, đặc biệt là đầu tư vào các khu, điểm du lịch theo quy hoạch và hệ thống
kết cấu hạ tầng kết nối phù hợp, các sản phẩm du lịch đặc thù.
- Chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các hợp
tác, liên kết liên địa phương, liên vùng thúc đẩy phát triển du lịch. Tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch xây dựng, phát triển các sản phẩm mới.
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính tạo thuận lợi thúc đẩy du lịch.
4. Phát triển sản phẩm và truyền
thông, quảng bá, xúc tiến du lịch
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa
dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị
di sản và bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch văn
hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch MICE,
du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực. Nâng cao khả năng cạnh tranh
về giá cả và chất lượng dịch vụ.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ
chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, tăng cường
quảng bá văn hóa, hình ảnh tươi đẹp của đất nước Việt Nam trong các hoạt động về
ngoại giao, sự kiện quốc tế.
- Phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch
sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, biển, đảo; xây dựng Việt Nam thật sự
là điểm đến an toàn, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi, “làm hài lòng
du khách, ấm lòng chủ nhà”,
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch
quốc tế; đổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến du
lịch; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.
Tổ chức xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển
sản phẩm, thương hiệu du lịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo thị trường.
- Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường có khả
năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài
ngày; đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến du lịch, huy động sự hợp tác của các cơ quan
đại diện ở nước ngoài, tận dụng vai trò các trung tâm văn hóa Việt Nam tại các
quốc gia.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu
tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển du
lịch; tổ chức nghiên cứu và xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch
Việt Nam ở nước ngoài, trước mắt là một số thị trường du lịch trọng điểm.
b) Bộ Công Thương lồng ghép quảng bá thương hiệu,
hình ảnh du lịch Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và
các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương chủ trì ở trong và ngoài
nước, gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá thương
hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong phát triển các loại hình hạ tầng thương mại
phục vụ du lịch.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 8 năm 2022.
- Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch liên
quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông thôn, văn hóa cộng
đồng, tăng trải nghiệm, phát huy tối đa du lịch tại các vùng nông nghiệp, gắn với
nông thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn.
- Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm
du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành
các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan tỏa những điểm đến
ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.
d) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du lịch, xây dựng
chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới.
đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương phát triển mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm đến
tiêu biểu.
e) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, Thông tấn xã Việt Nam chủ động và phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương
triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đồng thời nâng cao
chất lượng các sản phẩm thông tin đối ngoại; đa dạng hóa hình thức truyền tải để
thông tin đến gần hơn với công chúng nước ngoài.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh
doanh du lịch
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương nghiên cứu, bổ sung nhóm khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” để
áp dụng giá bán lẻ điện ngang bằng giá bán lẻ điện cho khách hàng sản xuất.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
triển khai phát triển hệ thống doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu
vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch
phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu
các chính sách kích cầu, gói hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch tiếp cận
các nguồn vốn, gói kích cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành phù hợp
với tình hình mới.
c) Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ ưu
đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn
vay ưu đãi.
d) Bộ Giao thông vận tải
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý,
điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay (slot) theo hướng sử dụng
linh hoạt các slot trong hoạt động khai thác quốc tế, nội địa của các hãng hàng
không Việt Nam; hỗ trợ các hãng hàng không trong việc trao đổi với các nhà chức
trách hàng không nước ngoài về việc sử dụng slot bay quốc tế trên cơ sở có đi
có lại để tạo điều kiện cho các hãng hàng không phục vụ tốt nhất nhu cầu phát
triển du lịch.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét
điều chỉnh khung giá trần trong ngắn hạn để đưa giá vé hàng không về đúng cơ chế
thị trường, gỡ khó cho các hãng hàng không Việt Nam có điều kiện tích lũy năng
lực, nâng cao khả năng cạnh tranh với các hãng quốc tế.
đ) Hiệp hội Du lịch Việt Nam phát huy vai trò nòng
cốt, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh, làm
giàu chính đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước. Phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp du lịch.
6. Nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch hướng tới mục
tiêu đủ số lượng, cân đối cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu
thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ chức không
gian.
- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực
du lịch, đa dạng các hình thức đào tạo. Chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng
nghề du lịch và năng lực quản lý du lịch, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng
du lịch toàn cầu. Tăng cường liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường
đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu chính sách về an
sinh xã hội; chính sách về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du
lịch, thành lập Hội đồng chứng nhận nghề du lịch.
- Thành lập Hội đồng Kỹ năng nghề du lịch trong đó
chú trọng các chức năng của Hội đồng nghề du lịch quốc gia và Hội đồng cấp chứng
chỉ nghề du lịch phù hợp với yêu cầu trong hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN,
không để chồng chéo, thêm thủ tục hành chính trong quá trình đào tạo, cấp chứng
nhận đào tạo nghề cho nhân lực ngành du lịch.
- Tăng cường nâng cao kỹ năng nghề và bổ sung hình
thành các kỹ năng chuyển đổi, các kỹ năng mới, linh hoạt thích ứng với sự thay
đổi của thế giới việc làm đối với nguồn nhân lực du lịch.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ năng lực các cơ sở đào tạo
nghề du lịch; triển khai chương trình, đề án hỗ trợ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
lao động nghề du lịch. Phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo viên du lịch; tạo
điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát triển nhân lực
ngành du lịch, đặc biệt là thu hút các doanh nhân, nghệ nhân, lao động nghề bậc
cao tham gia đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân
lực, đào tạo tại doanh nghiệp du lịch. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về đào tạo nhân
lực du lịch.
- Ưu tiên nguồn lực cập nhật chuẩn đầu ra các
ngành, nghề đào tạo ngành du lịch theo chuẩn quốc tế; đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp phát triển đa dạng chương trình đào tạo, giải quyết nhu cầu
nhân lực du lịch trong ngắn hạn và dài hạn.
- Đánh giá nhu cầu lao động trong nước và nghiên cứu,
đề xuất ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật, tạo cơ chế thuận lợi cấp giấy
phép lao động nhằm vừa bảo đảm lợi ích, môi trường lao động trong nước, vừa tạo
thuận lợi xây dựng cơ chế quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, thu hút người nước
ngoài vào Việt Nam lao động.
- Lồng ghép các đề án, dự án phát triển du lịch
trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, điều chỉnh và bổ sung các mã ngành đào tạo
đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch; triển khai xây dựng và ban hành chuẩn
chương trình đào tạo lĩnh vực du lịch, khách sạn các trình độ của giáo dục đại
học bảo đảm chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và thế giới;
phát triển đội ngũ giảng viên du lịch.
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ
chức thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học
có đào tạo du lịch.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu
triển khai, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đối với các chương trình giáo dục
nghề nghiệp trong ngành du lịch.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực cho địa phương; hỗ trợ
phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng
đồng dân cư tại các khu du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn
minh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng tham gia phục vụ du lịch.
đ) Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực quản trị, thực hiện tốt văn hóa
doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, quan tâm
xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và bền vững; nhân
viên cởi mở, vui vẻ, lịch sự, mến khách.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển nguồn nhân lực du lịch
đáp ứng yêu cầu; đa dạng hóa hình thức đào tạo; giáo dục nghề nghiệp trong
ngành du lịch thông qua phương thức đối tác công - tư (PPP), nhằm khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực ngành du lịch.
7. Đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi
số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, triển
khai Đề án Phát triển du lịch gắn với mục tiêu phát triển kinh tế của Đề án phát
triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-TTg,
ngày 06 tháng 01 năm 2022) để xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về du lịch, trong đó
ưu tiên tích hợp cơ sở dữ liệu căn cước công dân với cơ sở dữ liệu du lịch, tạo
điều kiện thuận lợi cho thống kê, quản lý khách du lịch.
- Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ
công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du
khách bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; phát triển
trang mạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam -
Vietnam Travel”, thẻ Việt - thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch; phát
triển nền tảng số “Quản trị và kinh doanh du lịch”.
b) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển
khai hiệu quả nhiệm vụ được giao tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết
định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, các nền
tảng số kết nối liên thông hệ thống thông tin du lịch với các ngành liên quan
phục vụ công tác hoạch định chính sách và điều hành, quản lý nhà nước và phục vụ
doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc tế.
- Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy
mạnh chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở
Việt Nam; thiết kế, xây dựng, tổ chức, vận hành một trang web quốc gia và một ứng
dụng di động quốc gia về du lịch theo cách chuyên nghiệp, nội dung phong phú, hấp
dẫn và mang lại nhiều hữu ích cho khách du lịch.
c) Hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp đẩy mạnh hợp
tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các doanh nghiệp du lịch và các tập đoàn lớn về
viễn thông, công nghệ thông tin theo cơ chế thị trường trên tinh thần lợi ích
hài hòa, rủi ro chia sẻ.
8. Tổ chức thực hiện
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Xây dựng kế hoạch thực hiện theo lĩnh vực được
giao quản lý để triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm đẩy
nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
- Tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị
quyết và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian
tiếp theo, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
b) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch
hành động triển khai thực hiện Nghị quyết; chủ trì đôn đốc, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện; tổng hợp, đánh giá sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết, định
kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, KGVX (3).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|
Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững do Chính phủ ban hành
THE GOVERNMENT
OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
|
No. 82/NQ-CP
|
Hanoi, May 18,
2023
|
RESOLUTION ON PRIMARY TASKS AND
SOLUTIONS FOR PROMOTING RAPID RECOVERY AND EFFECTIVE, SUSTAINABLE DEVELOPMENT
OF TOURISM THE GOVERNMENT Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization
and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019; Pursuant to Decree No. 39/2022/ND-CP dated June
18, 2022 of the Government promulgating Working Regulations of the Government; At request of the Minister of Culture, Sports
and Tourism under Document No. 1765/BVHTTDL dated May 8, 2023 regarding
consolidated remarks of members of the Government; On the basis of voting results of Members of the
Government, HEREBY RESOLVES: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. However, tourism in Vietnam is still plagued with drawbacks
and issues that need to be remediated: (a) The legal framework that attracts
investment in tourism development lacks innovation; market strategies and
policies promoting tourism are not promptly amended to adapt to changes to
international and regional tourism; (b) Tourism products lack diversity, fail
to take advantage of cultural and natural resources, and lack characteristic of
Vietnam, each region, each area; (c) Services such as accommodation, commerce,
transport, etc. fail to establish an interconnected, sharing ecosystem; tourism
product development of each area lacks connection; (d) Infrastructure sstem
serving accommodation, shopping, organizing of international cultural, sports
events, conferences, seminars, etc. are too insufficient and inconsistent to
create an impressive boost, to increase the position and competitiveness of
Vietnam’s tourism; (dd) Visa-related policies for tourists contain in
appropriate details, short temporary residence period, etc.; (e) Environmental
remediation and food safety efforts are limited; (g) Tourism promotion and
advertising via international cultural and sports events, etc. are limited and
lack high-quality personnel; (h) Digital transformation in tourism fails to
catch up with development requirements, fails to synchronize and connect
database of central government and local government, of tourism sector and
other sectors, and fails to facilitate visa issuance for individual tourists. In order to enable tourism to develop in a
goal-oriented manner with the slogan of “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên
nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh
sạch, đẹp - Diểm đến an toàn, văn minh, thân thiện” (Unique products -
Professional services - Simple procedures - Competitive prices - Clean
environment - Safe, civilized, friendly destination) into a leading economic
sector and be placed among top 30 countries ranked by tourism competitiveness,
the Government hereby requests ministers, heads of ministerial agencies,
Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and
central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s
Committees”), professional associations, and enterprises to adhere to their
functions, tasks, and powers to organize implementation of the following
primary tasks, solutions: 1. Promoting tourism
restructuring towards professional, modern, quality, and sustainable tourism a) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall - Continue to implement the Scheme for “Restructruing
of tourism to develop into a leading economic sector”, especially the
restructuring of tourism market. Continue to implement solutions for promoting
rapid development of domestic tourism market and creating foundation for
drastic development in the short term. Diversify, effectively exploit major
international tourism markets, focus on markets with high willingness to pay,
long vacation, develop customer segments based on themed products which Vietnam
has advantages in; strengthen study, acknowledge new tourism trends, and
propose timely, appropriate policies. - Strengthen tourism statistic reports, implement
tourist survey in accordance with National statistical survey program; continue
to implement Tourism Satellite Account according to recommendations of the
United Nation’s World Tourism Organization (UNWTO); accurately calculate
tourism contribution in GDP. - Develop and implement Action program for green
tourism for 2023 - 2025, protect natural and social environment of important
tourism destinations with the goal of “Diểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn
minh, thân thiện” (Green, clean, pleasing, civilized, friendly tourism
destinations). b) The Ministry of Planning and Investment shall
cooperate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in restructuring
tourism activities based on Vietnam's potentials, advantages, and global trends
in order to adapt to changes of global economy. c) Minsiters, heads of ministerial agencies,
Governmental agencies shall cooperate with Ministry of Culture, Sports and
Tourism and provincial People’s Committees in ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Focusing in development of products and market;
connect tours, itineraries, and tourist attractions in a region and across
multiple regions. Establish model of connection between provinces which is
joined by national tourism agencies and major enterprises. Encouraging the
involvement of tangible and intangible cultural heritage in order to develop
tourism rich in Vietnamese traditions, local and regional customs; invest in
cultural industry development where cultural tourism is the emphasis. d) Provincial People’s Committees shall diversify
tourism models and products, focus on connection between tourism and other
sectors in value chain and associate tourism with green, sustainable
development, and the slogan “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”
(tourist’s experience comes first). Organize effective implementation of
control regulations, operation regulations, regional and interregional action
plans in tourism development; ensure consistency, sustainability, and
international integration; adhere to planning directions of regions, growth
poles, regional drivers, travel corridors, tourism centers, and national
tourist resorts. dd) Professional associations and enterprises shall
utilize their initiative, creativity, and role as a driving force in recovering
and developing tourism. Tourism associations shall assist member enterprises,
promote connection, enable enterprises to overcome difficulties, actively
adapt, rapidly recover, and practice sustainable development. Renovate business
models, restructure enterprises together with digital transformation,
renovation, and creativity; develop tourism ecosystem, new tourism models;
improve competitiveness; expand market. 2. Enabling
international tourists to visit Vietnam a) The Ministry of Foreign Affairs shall - Effectively implement tasks relating to economic
diplomacy and tasks serving national development, including tourism; act as
Vietnam’s representative missions in foreign countries responsible for
providing information, advertising, introducing tourism, enabling, and
attracting tourists to Vietnam. - Take charge and cooperate with relevant
ministries and central departments in compiling dossiers and requesting the
Government to promuoglate Resolution on expansion of eligibility for unilateral
visa-free entry. Meanwhile, cooperate with ministries and central departments
in promoting negotiation over Agreement on visa-free entry with other
countries, especially those that have development level equal to or greater
than Vietnam. b) The Ministry of Public Security shall - Continue to develop policies and facilitate
inbound travel, outbound travel, and general travel for international tourists.
Study, evaluate, and submit reports to the Government pertaining to expansion
of list of countries eligible for E-visa issuance. Evaluate and conclude E-visa
issuance policies, study and expand eligibility for E-visa issuance, submit
reports to the Government and request the National Assembly to amend the Law on
Entry, Exit, Transit, and Residence of Foreigners in order to further enable
foreigners to enter Vietnam in order to ensure consistency between physical
visa issuance and E-visa issuance and extend temporary residence period for
foreigners entering Vietnam. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Implement tasks assigned to Ministry of Public
Security under Clause 3 and Clause 5 of Resolution No. 46/NQ-CP dated March 31,
2023 of the Government. - Take charge, cooperate with ministries, central
departments, and local governments in effectively implementing Directive No.
10/CT-TTg dated March 31, 2021 of the Prime Minister, ensuring an environment
of security, safety, and convenience to attract international tourists. c) The Ministry of National Defense shall - Take charge in controlling inbound, outbound
people and vehicles; apply information technology, simplify inspection and
control procedures to ensure convenience and quickness in inbound and outbound
travel in land-based and port border checkpoints. - Take charge and cooperate with ministries,
central authorities, and local governments in ensruing political security,
social order and safety in border areas and checkpoints; cooperate in disease
prevention, preparedness, search and rescue as per the law. d) The Ministry of Transport shall - Implement solutions for promoting expansion of
international flight routes to Vietnam: Review Agreements relating to aviation
signed with other countries and territories in order to promote implementation
and further enable international airports to open flight routes to Vietanm and
important tourist attractions in Vietnam. - Improve operating capacity in airports of
Vietnam, especially Noi Bai International and Tan Son Nhat Internaitonal
Airport; develop “charter flight” models for tourism purposes. Assist airlines
in opening more flight routes from provinces and central-affiliated cities to
provinces and cities where domestic airports are located and enabling tourists
to access these areas. - Improve transport services and safety for
tourists engaging in traffic, using auxiliary services at terminals, airports,
ports. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall cooperate with ministries, ministerial agencies, Governmental agencies,
provincial People's Committees within their functions and powers in reducing,
simplifying regulations relating to business operations under Resolution No.
68/NQ-CP dated May 12, 2020 of the Government, enabling enterprises to operate
and serve tourists. 3. Attracting
investment in focused development of tourism, especially national tourist
resorts a) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall organize rapid and effective implementation of “Planning for Vietnam’s
tourism system for 2021 - 2030 and vision to 2045” upon being approved by
competent authority; prioritize investment in driving areas and areas with
potentials for national resorts; organize specialized programs and projects
promoting evening economy and sharing economy in tourism. b) The Ministry of Construction shall take charge
and cooperate with Ministry of Culture, Sports and Tourism and provincial
People’s Committees in promoting general planning for construction of national
resorts as per assignment of the Prime Minister. c) The Ministry of Transport shall upgrade traffic
connectors between airway, road, and waterway, and invest in improvement of
airports and docks. Effectively implement public investment projects regarding
infrastructures; upgrade of traffic infrastructures to allow vehicles to access
tourist resorts and key tourism areas. d) The Ministry of National Defense shall invest in
dual-use constructions such as airports, ports, military tourist attracts, and
military museums for tourism development. dd) The Ministry of Planning and Investment shall
study and propose solutions for promoting public-private partnerships,
mobilizing domestic and international social resources to invest in tourism
infrastructures, amenities, and improve competitiveness in terms of logistics
and personnel costs. e) The Ministry of Environment and Natural
Resources shall take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and
Rural Development in determining types of agriculture land and land areas
eligible for planning for both agricultural and tourism purposes g) Provincial People’s Committees shall ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Mobilize resources, attract investment in tourism
development, especially investment in tourist attractions and resorts according
to planning, connecting infrastructure system, and characteristic tourism
products. - Actively and affectively engage in local and
interregional cooperation agreements on tourism development. Enable tourism
enterprises to build and develop new products. Simplify administrative
procedures to promote tourism. 4. Developing
products and communicating, advertising, promoting tourism a) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall - Develop, improve tourism models and services on
the basis of potentials, competitive edge, heritage value, and traditional
cultural characteristics such as vacation at seas, islands, historical and
cultural tourism, ecotourism, agritourism, rural tourism, MICE tourism, golf
tourism, medical tourism, food tourism. Improve competitiveness in terms of
service prices and quality. - Take charge and cooperate with ministries,
central departments, and local governments in organizing international events
regarding culture, sports, conventions, conference, advertising fine culture
and images of Vietnam in diplomatic activities and international events. - Develop national tourism brand associated with
history, tradition, fine traditional values, seas, island; develop Vietnam into
a truly safe, attractive, humanity, hospitable, convenient destination that
“làm hài lòng du khách, ấm lòng chủ nhà” (pleases the tourists, warms the
hosts), - Develop database on international tourists;
renovate methods, tools, and application of digital technology in tourism
promotion; utilize strength of communication and increase advertisement on
social media. Organize tourism promotion that is based on specific goals,
conforming to development direction of tourism products and brands on the basis
of market study and outlook results. - Continue to expand, diversify market with rapid
growth potentials, large number of potential visitors, high willingness to pay,
and longer stay period; promote private sector involvement in tourism
promotion, mobilize cooperation of foreign representative missions, and utilize
Vietnamese cultural centers in other countries. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) The Ministry of Industry and Trade shall
integrate Vietnam tourism brands and images in Vietnam National Brand Program
and other trade promotion programs held by Ministry of Industry and Trade in
and out of Vietnam, associate trade promotion with tourism promotion; integrate
propagation of Vietnam tourism brands and images in development of commercial
infrastructures serving tourism. c) The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall take charge and cooperate with Ministry of Culture, Sports
and Tourism in: - Effectively organizing Program for rural tourism
development in new rural development of 2021 - 2025 approved by the Prime
Minister under Decision No. 922/QD-TTg dated August 2, 2022. - Promoting development of tourism products
relating to agriculture, tourism products, rural scenery, and community
culture, improving experience, maximizing tourism in agricultural areas,
associating tourism with rural areas and farmers, develop rural occupations,
craft villages, and services. - Promoting connection and assistance for rural
community in agritourism and rural tourism via travel agencies; establish “điểm
đến vệ tinh” (related destinations) of major tourism centers in order to refer
to rural destinations, especially for international tourists. d) The Ministry of Information and Communications
shall cooperate with Ministry of Culture, Sports and Tourism in promoting
tourism communication and advertisement, developing promotional communication
programs and campaigns in new and modern format. dd) Provincial People’s Committees shall develop
one distinctive tourism product, one unique destination for each area. e) The Vietnam Television, the Voice of Vietnam,
and the Vietnam News Agency shall take charge and cooperate with ministries,
agencies, and local governments in effectively propagating, advertising tourism
while improving quality of international communication products; diversify
methods of communication to allow foreign nationals to access the information. 5. Assisting tourism
enterprises ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall - Take charge and cooperate with ministries,
central departments, and local governments in developing competitive
enterprises penetrating deep into global tourism supply chain; diversify
tourism enterprise models appropriate to development trends and requirements. - Cooperate with ministries, central departments,
and local governments in studying incentive policies, support packages to
enable tourism enterprises and household businesses to access funding sources
and stimulus packages, and requesting competent authority to review and
promulgate accordingly. c) The Ministry of Finance shall study, propose
preferential credit package, enable tourism enterprises to access preferential
funding sources. d) The Ministry of Transport shall - Study amendments to regulations on management and
coordination of landing, takeoff slots in airports and aerodromes in a manner
where slots are flexibly utilized in provision of internaitonal and domestic
flights by Vietnamese airlines; assist airlines in communciating with aviation
authorities of foreign countries pertaining to the use of foreign airport slots
on the basis of reciprocity in order to enable airlines to best serve tourism
development. - Cooperate with relevant ministries and central
departments in adjusting price ceiling in order to match airfare with market
regulations in the short term and resolving difficulties faced by Vietnamese
airlines to enable them to increase their potentials and competitiveness
compared to international airlines. dd) The Vietnam Tourism Association shall play the
primary role in guiding, assisting enterprises in developing and competing in a
healthy manner, profiting in a legitimate manner, and complying with policies,
regulations of the Communist Party and Government. Discover, consolidate
remarks and propositions, and request competent central, local authorities to
solve difficulties faced by tourism enterprises. 6. Improving
personnel training and advanced training quality ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Develop tourism personnel to achieve sufficient
quantity, balance tourism structure, ensure quality, satisfy market
requirements, and conform to product development, spatial arrangement
direction. - Develop standards, standardize tourism personnel,
and diversify training methods. Prioritize training and advanced training in
skills related to tourim, tourism management capacity, and participate in
global tourism supply chain. Increase cooperation between enterprises and
training facilities in training tourism personnel. - Continue to study, consult policies pertaining to
social security, vocational education and training training, increase tourism
personnel, and establish Tourism Professional Certification Board. - Establish Vietnam Tourism Occupational Skill
Board which prioritizes functions of Vietnam Tourism Occupation Board and
Vietnam Tourism Certification Board in a manner that satisfies requirements for
integrating with ASEAN economic community, prevents overlapping, repetition, or
addition of administrative procedures in vocational training and issuance of
tourism professional training. - Increase professional skill training and training
for transferrable skills, new skills, enable tourism personnel to adapt to the
ever-changing world of occupation. - Develop regulations on assisting tourism
vocational education and training facilities; implement programs and schemes
for improving tourism professional skills. Develop tourism teaching staff and
trainers; enable social sectors to enage in developing tourism personnel,
attracting businessmen, craftsmen, and skilled employees to engage in the
training. Encourage enterprises to engage in providing training for personnel
and training at tourism enterprises. Promote international cooperation in
training tourism personnel. - Prioritize resources in keeping outcome standards
of vocationa education and training to international standards; assist
vocational education and training faciliites in diversifying training programs
and fulfilling tourism personnel in the short term and in the long term. - Evaluate domestic labor demands, study and
propose promulgation, amendment of legislative documents, create favorable
regulations on issuing work permit in a manner that satisfies domestic benefits
and working environment and facilitates development of regulations on managing
entry and exit and attracting foreigners to work in Vietnam. - Integrate tourism development schemes and
projects in the National target program for sustainable poverty reduction. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall - Take charge and cooperate with relevant
ministries, departments in placing orders and assigning training tasks for
higher education institutions that provide tourism training. - Cooperate with the Ministry of Education and
Training and the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs in
providing training, improving tourism personnel quality to meet international
regulations and standards. - Cooperate with relevant ministries and central
departments in studying application, ensuring feasibility and effectiveness of
vocational training and education programs in tourism sector. d) Provincial People’s Committees shall promugate policies
on attracting personnel for the provinces and assisting community-based tourism
development. Communicate and guide inhabitants and local communities in tourist
resorts to be more responsible and civilized. Organize training and refresher
training for community that serves tourism. dd) Professional associations and enterprises shall
- Improve administration capacity and properly
conform to business culture. Successfully implement regulations, policies for
employees, develop a safe, friendly, fair, sustainable working environment and
welcoming, cheerful, hospital employees. - Invest, develop tourism personnel to satisfy
requirements, diversify vocational education and training methods in tourism
sector via public-private partnerships (PPP) in order to encourage enterprises
to engage in providing training for tourism personnel. 7. Promoting digital
transformation, start-up, and innovation in tourism ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Take charge and coperate with Ministry of Public
Security in developing and implementing the Scheme for tourism development in a
manner associated with economic development goals of Scheme for development of
population, identification, and electronic verification application serving
national digital transformation for 2022 - 2025 and vision for 2030 (approved
by the Prime Minister under Decision No. 06/QD-TTg, dated January 6, 2022) in
order to develop major database on tourism while prioritizing integration of
citizen identity data with tourism data in order to facilitate tourism
statistical reports and tourist management. - Develop smart tourism ecosystem that assists
state management operation, tourim operation, and increases tourist’s
experience including developing national tourism database; developing national
tourism website, national tourism application “Du lịch Việt Nam - Vietnam
Travel”, “thẻ Việt” (national card) - smart tourism card serving tourists;
developing digital platform of “Quản trị và kinh doanh du lịch” (Tourism
administration and business). b) Ministry of Information and Communications shall
- Cooperate with the Ministry of Culture, Sports
and Tourism in effectively implementing tasks under the Program for National
Digital Transformation under Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 of the
Prime Minister; developing national tourism database and digital platforms
connecting tourism information system with relevant sectors for the purpose of
serving policy-making, government administration and management, tourism
enterprises and domestic, international tourists. - Cooperate with the Ministry of Culture, Sports
and Tourism in promoting digital transformation, establishing and developing
smart tourism ecosystem in Vietnam, designing, developing, organizing, and
operating a national tourism website and one national tourism mobile network
professionally with diverse, interesting, and helpful contents. c) Professional associations shall promote close
and effective cooperation between tourism enterprises and major corporations in
telecommunication and information technology on the basis of market mechanism
while ensuring equal benefits and shared risks. 8. Organizing
implementation a) Ministries, ministerial agencies, Governmental
agencies, and provincial People’s Committees shall: - Develop plans for implementation within their
field to implement, supervise implementation of the Resolution in order to
promote rapid recovery and effective, sustainable development of tourism. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
shall develop action plan for implementation of the Resolution; take charge in
expediting, examining, and supervising the implementation; consolidate, assess
implementation of the Resolution, and report to the Prime Minister on a
periodic basis./. ON BEHALF OF.
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Pham Minh Chinh
Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/05/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững do Chính phủ ban hành
9.819
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|