HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 66/NQ-HĐND
|
Ninh Thuận, ngày
09 tháng 12 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI
NHỌN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19
tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Quyết định số
147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết số
04-NQ/TU ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch
Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến
năm 2030;
Xét Tờ trình số 192/TTr-UBND
ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về phát
triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
1. Quan điểm
a) Phát triển du lịch là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội;
Phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
b) Phát triển du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trụ
cột của tỉnh và là ngành kinh tế tổng hợp tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
các ngành, lĩnh vực khác. Xác định hạ tầng du lịch là quan trọng, nhân lực
là yếu tố quyết định đến phát triển du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao.
c) Phát huy mọi nguồn lực, khai
thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du
lịch bền vững cả chiều rộng và chiều sâu. Phát triển du lịch văn hóa, gắn
phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa
dân tộc. Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tạo ra các sản phẩm mới lạ,
khác biệt, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận và có khả năng cạnh
tranh cao, trọng tâm là phát triển sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa
Chăm. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi
khí hậu và tình hình dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
d) Phát triển đồng thời du
lịch quốc tế và du lịch nội địa; tăng cường liên kết, hợp tác trong phát
triển du lịch; chú trọng liên kết ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác
trong chuỗi giá trị hình thành nên sản phẩm du lịch.
2. Mục tiêu chung
Phát triển du lịch theo hướng
toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh; có tính chuyên nghiệp; cơ sở vật chất, hạ tầng
kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối đồng bộ, hiện đại; đa dạng hoá và nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có
tính cạnh tranh cao, có thương hiệu. Phát triển văn hoá du lịch tỉnh Ninh
Thuận mang tính đặc thù, văn minh, thân thiện, an toàn gắn với bảo tồn văn hoá
truyền thống và đa dạng sinh học.
Hình thành khu du lịch quốc
gia; quy hoạch rõ khu vực phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch phổ
thông. Hướng tới hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, đẳng cấp cao, loại
hình độc đáo với chất lượng dịch vụ tốt nhất, có tính cạnh tranh cao. Tăng cường
liên kết, kết nối với các tuyến du lịch quốc gia và các địa phương trong
khu vực. Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi du
lịch duyên hải miền Trung; phấn đấu thu hút du khách tăng 7-8%/năm.
3. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025, phấn đấu thu
hút 3,5 triệu lượt khách, trong đó: khách quốc tế chiếm khoảng 12-13%; doanh
thu ngành du lịch đạt khoảng 2.900 tỷ đồng, đóng góp 13% GRDP và giải quyết việc
làm cho 15% lao động của toàn tỉnh.
b) Đến năm 2030, phấn đấu đón 6
triệu lượt khách, trong đó: khách quốc tế chiếm khoảng 14-15%, doanh thu
ngành du lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP và giải quyết việc
làm cho 20% lao động của toàn tỉnh.
4. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Đổi mới nhận thức, tư duy về
phát triển du lịch
- Nâng cao nhận thức trong cán
bộ đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai
trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch; ý thức của doanh nghiệp du lịch,
cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững, nâng cao uy tín, thương hiệu
du lịch Ninh Thuận; nhận thức du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, tổng hợp tạo
động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế,
văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.
- Phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển các sản phẩm đặc thù, khác biệt, có
sức cạnh tranh cao.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính
sách phát triển du lịch
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
chính sách phù hợp để thu hút đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật phục vụ
về phát triển du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại
các địa phương có tiềm năng phát triển; khuyến khích, tạo điều kiện phát
triển các điểm, khu du lịch có tiềm năng thu hút khách du lịch.
- Ưu tiên nguồn lực cho công
tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác nghiên cứu thị trường,
xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch; bảo vệ tài nguyên và môi
trường du lịch.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát
triển tuyến xe buýt, xe điện đi các điểm đến tham quan du lịch, mua sắm
trong tỉnh.
c) Phát triển ngành du lịch
mang tính chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo hiệu quả, khả thi
và đồng bộ với các quy hoạch khác.
- Phát triển du lịch theo hướng
ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; phát triển không gian du lịch
theo lãnh thổ và sản phẩm du lịch hợp lý, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của
địa phương. Phát triển đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế và nội
địa. Xây dựng, hình thành và phát triển thương hiệu du lịch Ninh Thuận
ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
d) Đầu tư phát triển hệ thống
cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ngành du lịch
- Nguồn lực từ ngân sách Nhà
nước gắn với nguồn lực từ khu vực tư nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
đồng bộ; tăng cường liên kết vùng, kết nối giữa các địa phương với kế hoạch
phát triển tương xứng; mở rộng kết nối giao thông tới các khu, điểm du
lịch; đầu tư các công trình cấp thoát nước, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng
tại các địa bàn trọng điểm du lịch.
- Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu
du lịch quốc gia Ninh Chữ và các khu vực du lịch thuộc dải ven biển từ Bình
Tiên - Vĩnh Hy đến Cà Ná - Mũi Dinh. Đầu tư bến cảng thủy nội địa chuyên dụng
cho khách du lịch; kêu gọi đầu tư dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa
Phan Rang - Đà Lạt kết hợp phát triển du lịch; dự án sân bay lưỡng dụng
Thành Sơn. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch chất
lượng cao, hiện đại, tiện nghi đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử; cơ sở vật chất tại các làng nghề
truyền thống có giá trị khai thác du lịch; đầu tư nâng cấp các thiết chế
văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống
hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch; số
hóa các thông tin về các điểm đến du lịch Ninh Thuận.
đ) Phát triển nguồn nhân lực
phục vụ du lịch
- Phát triển nguồn nhân lực
du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng để đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh, hội nhập; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn
nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du
lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực các cơ sở đào
tạo, trường đào tạo nghề du lịch chất lượng cao; đa dạng hóa các hình thức
đào tạo.
e) Hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch
Đổi mới, đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch để phát huy hiệu quả
tuyên truyền của hệ thống truyền thông đại chúng và trang mạng xã hội. Kết hợp
sử dụng nguồn lực của Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội trong hoạt động xúc
tiến, quảng bá du lịch.
g) Liên kết, hợp tác phát
triển du lịch
Tăng cường hoạt động liên kết,
hợp tác song phương và đa phương về du lịch. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh,
thành phố trong cả nước và tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ
hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, khai thác thị trường du lịch và đào tạo nguồn
nhân lực du lịch.
h) Quản lý nhà nước về du
lịch; chuyển đổi số hoạt động du lịch
Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về du lịch; tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về
du lịch từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đồng bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy
nhanh việc chuyển đổi số đối với hoạt động ngành du lịch; ứng dụng công nghệ
số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng tính trải nghiệm cho khách du lịch; sử dụng
tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
5. Nguồn vốn thực hiện
Tổng nguồn vốn thực hiện dự kiến
63 tỷ đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách địa
phương, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn hợp pháp khác:
31,5 tỷ đồng (giai đoạn 2021 - 2025: 11,5 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030: 20 tỷ
đồng).
- Nguồn vốn xã hội hóa dự kiến:
31,5 tỷ đồng.
(Đính kèm phụ lục các chương
trình, dự án đầu tư).
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định
pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khoá XI Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 09 tháng 12 năm
2022./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ VHTTDL;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XI;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm CNTT và truyền thông;
- Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 09 /12 /2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
STT
|
Tên dự án
|
Vị trí đầu tư
|
Giai đoạn thực hiện
|
Dự kiến quy mô
|
Dự kiến vốn
(tỷ đồng)
|
Nguồn vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Vốn Ngân sách
|
Vốn XHH
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
|
Tổng vốn đầu tư
|
|
|
|
|
63
|
11,5
|
20
|
31,5
|
I
|
Hội
nghị thu hút đầu tư
|
|
|
|
|
4
|
1
|
1
|
2
|
1
|
Tổ chức hội thảo liên kết
phát triển du lịch Ninh Thuận
|
|
Dự kiến 01 lần
|
|
|
|
1
|
|
1
|
2
|
Hội nghị thu hút đầu tư các điểm
du lịch săn bắn bán hoang dã; khôi phục tuyến đường sắt du lịch Phan Rang -
Trại Mát, bến du thuyền Ninh Chữ, cảng du lịch Mỹ Tân
|
|
|
Dự kiến 01 lần
|
|
|
|
1
|
1
|
II
|
Các lễ
hội du lịch
|
|
|
|
|
48
|
10
|
14
|
24
|
1
|
Phát triển mở rộng lễ hội Nho
và Vang nho, lễ hội Katê, lễ hội ẩm thực
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm; Huyện Ninh Phước
|
Dự kiến 02 lần
|
Dự kiến 02 lần
|
|
|
4
|
4
|
8
|
2
|
Tổ chức lễ hội Tiếng đàn
Chapi gắn với Ngày hội Văn hóa Raglai
|
Huyện Bác Ái
|
Dự kiến 01 lần
|
Dự kiến 02 lần
|
|
|
1
|
2
|
3
|
3
|
Giải lướt ván diều quốc tế;
Liên hoan làng biển
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm; Huyện Ninh Hải
|
Dự kiến 03 lần
|
Dự kiến 05 lần
|
|
|
3
|
5
|
8
|
4
|
Giải đua môtô địa hình trên
cát; tổ chức các hoạt động trong Chương trình năm du lịch quốc gia.
|
Trên địa bàn tỉnh
|
Dự kiến 01 lần
|
Dự kiến 01-02 lần
|
|
|
2
|
3
|
5
|
III
|
Các
chương trình, đề án phát triển
|
|
11
|
0,5
|
5
|
5,5
|
1
|
Chương trình dán nhãn du lịch
cho các sản phẩm du lịch Ninh Thuận: Đến năm 2022 phổ biến tới một số nhãn
hàng tiêu biểu: Nho, táo Ninh Thuận
|
|
Xây dựng và thực hiện
|
Duy trì thực hiện
|
|
|
0,5
|
|
0,5
|
2
|
Đề án phát triển du lịch cộng
đồng huyện Ninh Sơn
|
Ma Nới, huyện Ninh Sơn
|
|
Hoàn thiện và triển khai thực hiện
|
|
|
|
5
|
5
|
IV
|
Nhóm
dự án xây dựng mới
|
|
|
|
|
Theo tình hình thực tế
|
0
|
0
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
1
|
Khu du lịch khám phá Nam
Cương
|
Nam Cương, huyện Ninh Phước
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
45-50 ha
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
2
|
Dự án khôi phục tuyến đường sắt
Phan Rang - Trại Mát và du lịch đường sắt Ninh Thuận - Lâm Đồng
|
Thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm, huyện Ninh Sơn
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
3
|
Cải tạo, xã hội hóa Công viên
biển Bình Sơn
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
4
|
Cải tạo, phát triển chợ đêm
Phan Rang phục vụ du lịch và Công viên văn hoá lịch sử Tháp Hoà Lai - điểm nhấn
du lịch.
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm; xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
V
|
Nhóm
dự án hạ tầng kỹ thuật
|
|
|
|
|
Theo tình hình thực tế
|
0
|
0
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
1
|
Dự án phát triển xe bus du lịch
Ninh Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Dự án phát triển tuyến xe bus
kết nối Phan Rang - Cam Ranh
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
1.2
|
Dự án phát triển tuyến xe bus
kết nối Phan Rang - Phan Thiết
|
Thực hiện khi dự án sân bay
Phan Thiết hoạt động
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
1.3
|
Dự án phát triển tuyến bus du
lịch ven biển tỉnh Ninh Thuận
|
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
2
|
Dự án xây dựng bến du thuyền
Ninh Chữ
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
3
|
Dự án xây dựng cảng du lịch Mỹ
Tân
|
Thành phố Phan Rang, huyện
Ninh Hải
|
|
Thi công
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
4
|
Dự án nâng cấp cảng du lịch
Vĩnh Hy
|
Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|
5
|
Dự án xây dựng hệ thống bãi,
điểm đỗ xe nội thành Phan Rang - Tháp Chàm
|
Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm
|
|
Hoàn thiện và khai thác
|
|
Theo tình hình thực tế
|
|
|
Theo tình hình thực tế từng năm
|