NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KHU DU LỊCH QUỐC GIA MỘC CHÂU ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2008; Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày
29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá
ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số
03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của
Chính phủ;
Xét Tờ trình số 26/TTr-UBND
ngày 19 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu đến năm 2020; Báo
cáo thẩm tra số 553/BC-KTNS ngày 10 tháng 4 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân
sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch
Quốc gia Mộc Châu đến 2020; với nội dung chủ yếu như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA
QUY HOẠCH
1. Quan điểm phát triển
1.1.
Phát triển Mộc Châu thành Khu Du lịch Quốc gia tạo động lực phát triển du lịch
Tiểu vùng du lịch Tây Bắc trong hành lang Tây - Bắc qua trục phát triển kinh tế
quốc lộ 6.
1.2. Khai thác những lợi thế của
Mộc Châu để phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch chú trọng đến những
điểm mạnh của Mộc Châu.
1.3.
Phát triển du lịch Mộc Châu bền vững, tăng trưởng du lịch với tốc độ cao.
1.4. Phát triển du lịch Mộc
Châu gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Khách du lịch.
- Năm 2010 đón 350.000 lượt khách, trong đó 22.000 khách
quốc tế và 328.000 khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng đạt 8,74%/năm trong giai
đoạn 2008 - 2010.
- Năm 2015 đón 550.000 lượt
khách, trong đó 55.000 khách quốc tế và 495.000 khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng
đạt 9,46%/ năm trong giai đoạn 2010 - 2015.
-
Năm 2020 đón 1.000.000 lượt khách, trong đó 180.000 khách quốc tế và 820.000
khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng đạt 12,70%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020.
2.2. Cơ sở lưu trú.
- Năm 2010 nhu cầu phòng lưu
trú là 830 phòng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2008 - 2010 đạt 94,24%/năm.
- Năm 2015 nhu cầu phòng lưu
trú là 1.830 phòng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 đạt 17,13%/năm.
- Năm 2020 nhu cầu phòng lưu
trú là 4.970 phòng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 đạt 22,12%/năm.
2.3. Nhu cầu lao động ngành du
lịch.
- Năm 2010 nhu cầu lao động du
lịch của Mộc Châu là 4.800 lao động trong đó 1.500 lao động trực tiếp và 3.300
lao động gián tiếp. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2008 - 2010 đạt 175,81%/năm .
- Năm 2015 nhu cầu lao động du
lịch của Mộc Châu là 10.200 người trong đó 3.200 lao động trực tiếp và 7.000
lao động gián tiếp. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 đạt 16,27%/năm.
- Năm 2020 nhu cầu lao động du
lịch của Mộc Châu là 26.900 lao động trong đó 8.400 lao động trực tiếp và
18.500 lao động gián tiếp. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 đạt
21,40%/năm.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Thị trường và sản phẩm
1.1. Thị trường du lịch
- Thị trường Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng sông Hồng: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua Cảng Hàng không Quốc
tế Nội Bài; Người nước ngoài làm việc và sinh sống ở Hà Nội; Dân cư đô thị và
cán bộ viên chức có thu nhập.
- Thị trường các tỉnh lân cận:
Khách du lịch Trung Quốc theo đường bộ từ khu vực biên giới phía Bắc. Dân cư đô
thị và cán bộ viên chức nhà nước có thu nhập.
- Thị trường Tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng: Khách du lịch từ các nước ASEAN, Lào… vào Việt Nam qua Cửa khẩu
Lóng Sập; Việt kiều tại Lào.
1.2. Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch văn hóa; Du lịch sinh
thái; Du lịch vui chơi giải trí; Các loại hình du lịch khác (Du lịch cuối tuần;
Du lịch thể thao cao cấp; Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện; Du lịch thương mại cửa khẩu).
2. Định hướng xúc tiến quảng
bá du lịch
- Xây dựng hình ảnh của điểm đến
du lịch.
- Xây dựng chiến lược xúc tiến
quảng bá du lịch.
3. Định hướng đào tạo nhân lực
và giáo dục cộng đồng
- Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp quản lý
theo hướng tăng cả số lượng lẫn chất lượng thông qua các chương trình phối hợp
với các cơ sở đào tạo trong nước cũng như tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm
trong nước và nước ngoài; Thu hút nguồn nhân lực trẻ và có năng lực thông qua
chế độ đãi ngộ thỏa đáng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động
trong các doanh nghiệp du lịch thông qua việc kết hợp với các cơ sở đào tạo
trong nước mở các lớp đào tạo theo những hình thức phù hợp.
- Giáo dục cộng đồng: Nâng cao
nhận thức của cộng đồng dân cư về lợi ích và vai trò của du lịch; Giáo dục bồi
dưỡng những kiến thức về văn minh thương mại, văn minh du lịch, triển khai các
dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của các cộng
đồng tại các khu vực phát triển du lịch.
4. Quy hoạch tổ chức không
gian
4.1.
Cơ cấu tổ chức không gian: Hệ thống du lịch Mộc Châu là một hệ thống bao gồm
Trung tâm du lịch và các phân khu du lịch, điểm du lịch.
-
Trung tâm du lịch chính sẽ là một cụm du lịch mang tính chất trung tâm, tập
trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ đặc trung với quy mô lớn của Khu du lịch
Quốc gia Mộc Châu đóng vai trò là điểm đến trung tâm với các dịch vụ phục vụ
khách du lịch như Trung tâm nghỉ dưỡng, Trung tâm du lịch sinh thái, Trung tâm
giải trí… và là nơi cung cấp thông tin cho khách du lịch cũng như: cung cấp
khách đến các khu, điểm du lịch vệ tinh chủ yếu phục vụ khách tham quan.
- Các phân khu du lịch: Khu du
lịch Rừng thông Bản Áng; Khu du lịch Thác Dải Yếm; Khu Trung tâm thương mại Cửa
khẩu Lóng Sập; Khu du lịch Ngũ động bản Ôn; Khu du lịch cộng đồng Chiềng Yên;
Khu du lịch sinh thái rừng Pá Cốp; Khu du lịch sinh thái rừng Xuân Nha, Tân
Xuân và Chiềng Xuân; Hệ thống các điểm du lịch vệ tinh; Hệ thống các trung tâm
dịch vụ.
4.2. Hệ thống tuyến du lịch
- Tuyến du lịch kết nối Mộc
Châu với Lào thông qua Cửa khẩu Lóng Sập theo quốc lộ 43.
- Tuyến du lịch theo quốc lộ 6
kết nối Mộc Châu với Sơn La - Điện Biên - Lai Châu (ở phía Tây Bắc) và Hòa Bình
- Hà Nội (ở phía Đông Nam).
- Tuyến du lịch trong Khu du lịch
Quốc gia Mộc Châu.
- Tuyến du lịch trên sông Đà.
- Tuyến
du lịch đường không: Phát triển sân bay Nà Sản thành cảng hàng không chính của
khu vực Tây Bắc, xây dựng sân bay trực thăng để khai thác dịch vụ air-taxi.
5. Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ
tầng
5.1. Hệ thống cơ sở lưu trú
- Khách sạn loại 2 - 3 sao ở Trung
tâm du lịch sinh thái Mộc Châu, Khu du lịch Rừng thông Bản Áng, thị trấn Nông
Trường và thị trấn Mộc Châu.
- Khách sạn cao cấp loại 4 - 5 sao
ở Trung tâm Vui chơi giải trí cao cấp và Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp.
- Biệt thự du lịch ở Khu trung
tâm; Khu vui chơi giải trí cao cấp; Khu nghỉ dưỡng cao cấp; Khu du lịch Thác Dải
Yếm.
- Các cơ sở lưu trú theo mô
hình home stay phát triển ở các khu, điểm du lịch vệ tinh, các trung tâm dịch vụ.
5.2. Hệ thống các cơ sở vật chất
kỹ thuật khác: Hệ thống cơ sở Vui chơi giải trí; Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn
uống; Hệ thống các cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo; Hệ thống cơ sở phục vụ nhu
cầu thể thao.
5.3. Hệ thống giao thông
- Các tuyến giao thông tập
trung đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2010 - 2015: Tuyến quốc lộ 6 mới; Tuyến
quốc lộ 43 (đi Cửa khẩu Lóng Sập); Tuyến quốc lộ 6 cũ; Tuyến thị trấn Nông Trường
- Chờ Lồng - Tân Lập; Tuyến Lóng Luông - Chiềng Yên; Tuyến thị trấn Mộc Châu -
Đông Sang; Tuyến Vân Hồ - Phiêng Luông.
- Các tuyến giao thông tập
trung đầu tư nâng cấp trong giai đoạn 2015 – 2020: Tuyến Vân Hồ - Xuân Nha; Tuyến
Xuân Nha, - Tân Xuân - Chiềng Xuân - Chiềng Ve; Tuyến Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường
Tè - Quang Minh; Tuyến Quốc lộ 43 (đoạn Phiêng Luông - Hua Păng; các cảng du lịch
sông Đà tại vị trí các xã Tân Hợp, Quy Hướng, Quang Minh; Xây dựng sân bay dành
cho máy bay nhỏ (air-taxi), máy bay trực thăng để đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch cao cấp từ Hà Nội.
6. Tổng nhu cầu sử dụng đất:
1.943 ha (xây dựng các khu du lịch 1.858 ha; phát
triển dịch vụ du lịch tại các trung tâm dịch vụ 60 ha; phát triển công trình
giao thông phục vụ du lịch 25 ha).
7. Nhu cầu vốn đầu tư cho
các dự án ưu tiên: 512,35 triệu USD; trong đó:
7.1. Giai đoạn đến năm 2015:
199,15 triệu USD.
7.2. Giai đoạn sau năm 2015:
313,20 triệu USD.
7.3. Các nguồn vốn đầu tư
chính: Ngân sách Trung ương (hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phát
triển, quảng bá xúc tiến du lịch); ngân sách tỉnh; ngân sách huyện; Vốn đầu tư
của Doanh nghiệp trong nước; Vốn đầu tư FDI; Vốn khác.
8. Giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Nâng cao nhận thức xã hội về du
lịch của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch, của cộng đồng ở Mộc Châu về
phát triển du lịch.
- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
về phát triển khu du lịch.
- Xây dựng chính sách phát triển
du lịch: Chính sách về thuế; chính sách về huy động vốn đầu tư; chính sách tạo
quỹ đất cho dự án; chính sách về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá
và tiếp thị du lịch.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực.
- Giải pháp về tài chính thu
hút vốn đầu tư; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI).
Điều 2. Hiệu
lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10
ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khoá XII thông qua.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh giao
UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định Quy
hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai
thực hiện các bước tiếp theo.
2. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các
vị đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
tuyên truyền và giám sát sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt./.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh
Sơn La khoá XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 thông qua./.