NGHỊ QUYẾT
ĐẨY
MẠNH CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 5 tháng 4
năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 121/2020/QH14
ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả
việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP
ngày 9 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Trẻ em;
Xét Tờ trình số 3212/TTr-UBND ngày
20 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh về “Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025”; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội và
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 với những nội dung chính sau
đây:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng môi trường sống an toàn,
thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ
em. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu hướng tới loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại
cho trẻ em, hạn chế tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị
tác động bởi các hành vi xâm hại, bạo hành, bóc lột, tai nạn thương tích.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Mục tiêu về phát triển toàn diện
chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em: 100% xã/phường/thị trấn đăng ký xây
dựng và duy trì trên 65% xã/phường/thị trấn đạt tiêu chuẩn xã/phường/thị trấn
phù hợp với trẻ em; giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống
(p/1000) dưới 1; giảm tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ
sống (p/1000) xuống 0.8; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ
đẻ sống (p/1000) dưới 1; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi
xuống dưới 9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới
7%; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân béo phì xuống dưới 5% đối với nông thôn
và dưới 8% đối với thành thị; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8
loại vắc xin đạt trên 95%; 90% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các
loại vắc xin; 100% cơ sở giáo dục cho trẻ em có công trình vệ sinh đạt chuẩn.
b) Mục tiêu về bảo vệ trẻ em: Giảm tỷ
lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống dưới 1,5%, trong đó
trên 90% trẻ em từ 3 đến 5 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục
mầm non; giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên tổng số trẻ em xuống dưới 0,01%;
giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi dưới
0,005%; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 550/100.000 trẻ em;
giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích dưới 15/100.000 trẻ em;
phấn đấu 100% trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời;
từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn, duy trì mức giảm số cuộc tảo hôn từ 2% đến
3% hằng năm; 100% trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh, trong đó có 90%
trẻ em được làm giấy khai sinh đúng hạn.
c) Mục tiêu về giáo dục, văn hóa, vui
chơi, giải trí cho trẻ em: Trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ trên 99%;
hoàn thành chương trình phổ cập đạt trên 90%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt
100% và 100% trẻ em hoàn thành cấp tiểu học; tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp trung
học cơ sở đạt 90%; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới
0.1%; tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên
biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp đạt 80% (riêng trẻ
em dưới 5 tuổi đạt 60%); phấn đấu tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có điểm văn
hóa, vui chơi dành cho trẻ em đạt 60%.
d) Mục tiêu về sự tham gia của trẻ em
vào các vấn đề của trẻ em: Phấn đấu trên 85% trẻ em được nâng cao nhận thức,
năng lực về quyền tham gia của trẻ em.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm lãnh đạo,
chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và giải quyết các vấn đề về trẻ
em thuộc lĩnh vực, phạm vi đơn vị, địa phương quản lý.
b) Các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ
chức xã hội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết;
nâng cao hiệu quả hoạt động và điều hành của Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ
em các cấp.
c) Đẩy mạnh công tác thông tin,
truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành
vi về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình,
nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em. Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quan tâm đến các trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em trong các hộ
gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em di cư và trong các gia đình công nhân tại các
khu công nghiệp, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; đảm
bảo cung cấp đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Tăng cường tập bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em.
d) Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ
máy cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Tiếp tục duy trì mạng
lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại thôn, tổ dân phố.
Hỗ trợ phụ cấp hàng tháng cho cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em thôn, tổ
dân phố với định mức 0,1 mức lương cơ sở/cộng tác viên.
đ) Hàng năm cân đối và bố trí ngân
sách chi thường xuyên của tỉnh để bổ sung cho Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các xã, phường, thị
trấn hàng năm phải dành nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm
sóc trẻ em ở địa phương mình. Ngoài ra, cần huy động tối đa các nguồn lực khác
để phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là:
106.105 triệu đồng, trong đó:
a) Ngân sách Trung ương: 28.000 triệu
đồng.
b) Ngân sách địa phương: 17.005 triệu
đồng.
c) Nguồn huy động hợp pháp: 61.100
triệu đồng.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
08/2016/NQ-HĐND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế về đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2016 - 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết;
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy
định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 thông qua ngày
26 tháng 4 năm 2021, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 5 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp
- Các Bộ: Lao động-TB&XH, Tài chính;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế;
- Công báo tỉnh;
- VP: Lãnh đạo và các cv;
- Lưu: VT, TH10.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Trường Lưu
|