Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 05/2011/NĐ-CP công tác dân tộc

Số hiệu: 05/2011/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/01/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định các hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước khi thực hiện công tác dân tộc; tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia thực hiện chính sách dân tộc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc

1. Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

2. Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

4. Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

4. “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

6. “Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt” là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau:

a) Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước;

b) Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước;

c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.

Điều 5. Xác định thành phần dân tộc

Mỗi dân tộc có tên gọi riêng, xác định theo tiêu chí được pháp luật công nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

1. Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức định kỳ 10 năm một lần.

2. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.

2. Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

4. Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.

Chương 2.

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Điều 8. Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực

1. Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác.

2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý.

3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

5. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 9. Chính sách đầu tư phát triển bền vững

1. Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.

3. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

4. Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.

Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.

5. Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.

6. Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.

7. Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.

8. Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển

9. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 10. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

1. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.

2. Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.

4. Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.

5. Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.

6. Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.

7. Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.

8. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 11. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số

1. Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp.

Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số.

2. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

3. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 12. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

Người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 13. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa

1. Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

2. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

4. Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều 14. Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số

1. Bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc.

2. Đầu tư xây dựng và hỗ trợ các hoạt động thể dục, thể thao, xây dựng sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm tập luyện thể dục thể thao ở vùng dân tộc thiểu số.

Điều 15. Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số

Tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, các sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý các tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch.

Điều 16. Chính sách y tế, dân số

1. Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.

2. Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3. Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

4. Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc theo quy định của pháp luật.

5. Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng dân tộc thiểu số.

6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 17. Chính sách thông tin - truyền thông

1. Đầu tư phát triển thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin.

2. Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về dân tộc; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thiên tai, lũ lụt ở vùng dân tộc thiểu số.

3. Áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức thực hiện trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc.

4. Tăng cường và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 18. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

1. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.

2. Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

3. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 19. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái

1. Sử dụng, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sinh thái vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.

2. Bảo vệ, cải tạo và đảm bảo cho vùng có tài nguyên được đầu tư trở lại phù hợp.

3. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào ở vùng có tài nguyên để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.

Điều 20. Chính sách quốc phòng, an ninh

1. Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.

2. Cơ quan nhà nước, đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới và hải đảo có trách nhiệm cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương bảo vệ đường biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng ở vùng biên giới và hải đảo theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

Điều 21. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc

1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.

2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.

4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.

5. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.

Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

7. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.

8. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.

9. Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

10. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.

11. Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan công tác dân tộc được tổ chức từ Trung ương, tỉnh và cấp huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác dân tộc trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực công tác do Bộ, ngành quản lý để áp dụng đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các dân tộc rất ít người, dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt, hộ dân tộc thiểu số nghèo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án thuộc quyền quản lý.

3. Định kỳ 06 tháng, năm gửi báo cáo về tình hình công tác dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ, ngành chủ trì và gửi Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về công tác dân tộc theo sự phân công của Chính phủ.

Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, tuyên truyền, vận động việc thực hiện chính sách dân tộc theo quy định tại Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc và giải quyết những vấn đề có liên quan công tác dân tộc. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và các quy định tại Nghị định này ở địa phương.

2. Hằng năm, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình công tác dân tộc. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc; tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án của địa phương đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 06 tháng, năm báo cáo về tình hình dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc ở địa phương mình gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 26. Phối hợp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp với Ủy ban Dân tộc, các Bộ, ngành liên quan giám sát, tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc quy định tại Nghị định này.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 3 năm 2011.

2. Các quy định liên quan đến công tác dân tộc trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 5, 12, khoản 5 Điều 22; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 13, 14, 15, các điều khoản cần thiết khác của Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 05/2011/ND-CP

Hanoi, January 14, 2011

 

DECREE

ON ETHNIC MINORITIES WORK

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Committee for Ethnic Minorities Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

This Decree applies 10 state agencies carrying out ethnic minorities work; and domestic and foreign organizations and individuals implementing the ethnic minority policy in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Fundamental principles of ethnic minorities work

1. To implement the ethnic minority policy on the principles of equality, solidarity, respect and mutual assistance for development.

2. To assure and implement the policy on comprehensive development and gradual improvement of material and spiritual life for ethnic minority people.

3. To assure preservation of the language, scripts and identity, and promotion of fine customs, habits, traditions and culture, of each ethnic minority group.

4. An ethnic minority group shall respect customs and habits of other groups, contributing to building an advanced Vietnamese culture deeply imbued with the national identity.

Article 4. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ethnic minority group means an ethnic group with a population smaller than that of the ethnic majority group within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

3. Ethnic majority group means an ethnic group with a population accounting for over 50% of the country's total population according to national population survey.

4. Ethnic minority area means an area in which different ethnic minority groups live together, forming a stable community in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

5. Ethnic minority group with a very small population means an ethnic group with a population of under 10,000.

6. Ethnic minority group with exceptional difficulties means an ethnic group meeting with exceptional socio-economic difficulties defined according to the three criteria below:

a/ The rate of poor households in a village is over 50% higher than the national rate;

b/ Development indexes of education and training, community health and population quality are all below 30% of the national average;

c/ Essential technical infrastructure is of poor quality and only meets minimum needs of inhabitants.

Article 5. Identification of ethnic minorities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Congresses of ethnic minority groups

1. The national congress of Vietnam's ethnic minority groups shall be held every 10 years.

2. Provincial- and district-level congresses of ethnic minority groups shall be held every 5 years.

Article 7. Prohibited acts

The following acts are prohibited:

1. Stigmatizing, discriminating, dividing and undermining the unity of ethnic minority groups.

2. Taking advantage of ethnic minorities issues to distort and oppose the Party's line and policies and the State's law.

3. Taking advantage of the implementation of the ethnic minority policy and slate management of ethnic minorities work to infringe upon state interests and lawful rights and interests of citizens.

4. Committing other acts in contravention of the Government's regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ETHNIC MINORITIES POLICY

Article 8. Investment and resource use policy

1. Funds for the implementation of the ethnic minority policy shall be allocated from the state budget under current regulations on state budget decentralization and other lawful funding sources for comprehensive socio-economic development in ethnic minority areas, hunger elimination, poverty reduction and narrowing of the gap between ethnic minority areas and other areas.

2. To plan, train, retrain, use and manage human resources being local ethnic minority people and adopt appropriate treatment regimes for them.

3. To efficiently exploit and use natural resources in ethnic minority areas and make re­investment suitable to local socio-economic conditions.

4. To apply technical advances and introduce advanced science and technology into production in order to improve the living conditions of inhabitants in ethnic minority areas.

5. The Ministry of Planning and In vestment and the Ministry of Finance shall, based on their assigned functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Ethnic Minorities Affairs and concerned ministries, branches and localities in. detailing and guiding this Article.

Article 9. Sustainable development investment policy

1. To assure investment in socio-economic development and essential infrastructure in ethnic minority areas; to effectively exploit the potential and strength of each area, to protect the eco-environment and promote the self-reliance and strength of ethnic minority groups.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To restore and develop traditional handicrafts of ethnic minority groups to meet market economy requirements.

4. Investors of planning and construction projects that affect the land, environment, ecology and life of ethnic minority groups shall publicize these projects and collect under law opinions of inhabitants in areas to be the project sites; and organize resettlement and create conditions for relocated people to enjoy a better life in new areas.

Administrations of localities of resettlement shall coordinate with investors in assuring and creating conditions for relocated people to stabilize their farming and life.

5. To reasonably plan and arrange concentrated residential points in areas with difficulties, assuring production development suitable to the characteristics of ethnic minority-groups and areas.

6. To implement programs and schemes on hunger elimination and poverty reduction and employment, to basically solve issues related to capital, residential land, farm land and production tools for land-lacking farmers. housing, daily-life water, economic development support, land and forest allocation to households in ethnic minority areas, and labor and trade restructuring towards industrialization, modernization and sustainable development.

7. To prevent and control natural disasters and rescue victims in affected areas.

8. To promptly adopt policies lo support ethnic minority groups with exceptional difficulties for .settlement and development.

9. The Ministries of Planning and Investment; Finance: Labor, War Invalids and Social Affairs; and Agriculture and Rural Development and the Committee for Ethnic Minorities Affairs shall, based on their assigned functions and tasks, assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, detailing and guiding this Article.

Article 10. Education and training development policy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To develop pre-schools, general schools, boarding and semi-boarding ethnic minority schools, continuing education centers. community learning centers, vocational schools and pre-university schools; to study tertiary multi-disciplinary training for ethnic minority students in order to accelerate human resource training in the service of national industrialization and modernization and international integration.

3. To specify appropriate conditions and measures to support ethnic minority students: to provide accommodation, scholarships and loans for ethnic minority students during their study suitable to their majors and places of residence.

Students of ethnic minority groups with a very small population and in areas with socio-economic difficulties and exceptional socio­economic difficulties are exempt from school fees at all educational levels and in all disciplines.

4. To train human resources and provide vocational training for ethnic minority groups suitable to the characteristics of each area, meeting industrialization, modernization and international integration requirements.

5. To prescribe support for teachers in areas with socio-economic difficulties and exceptional socio-economic difficulties; to train ethnic minority teachers and teachers of ethnic minority languages.

6. To include languages, scripts and fine cultural traditions of ethnic minority groups into curricula of general schools, boarding and semi-boarding ethnic minority schools, continuing education centers, community learning centers. vocational schools, professional secondary schools, colleges and universities suitable to ethnic minority areas.

7. Administrations of localities which have ethnic minority students passing university and college entrance exams or admitted under designated enrollment shall receive these students after they graduate and assign jobs appropriate to their majors.

8. The Ministry of Education and Training. the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Committee for Ethnic Minorities Affairs shall, based on their assigned functions and tasks, assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches and localities in. detailing and guiding this Article.

Article 11. Ethnic minority personnel policy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In ethnic minority areas, ethnic minority people must hold key posts.

2. To ensure appropriate ratios of ethnic minority cadres, prioritizing those who are female and young to work in agencies and organizations within the political system at all levels.

3. Ministries, branches and localities shall plan, train, retrain, appoint and employ ethnic minority personnel.

4. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. detailing and guiding this Article.

Article 12. Policy towards prestigious persons in ethnic minority areas

Prestigious persons in ethnic minority areas may receive training, retraining, preferential treatment and other incentives suitable to local socio-economic conditions to promote their role in the implementation of the ethnic minority policy in their residential areas.

Article 13. Cultural conservation and development policy

1. To support the collection, study. protection, conservation and promotion of fine traditional cultural values of ethnic minority groups in the ethnic community of Vietnam.

2. To support the conservation and development of the scripts of ethnic minority groups. Ethnic minority groups shall conserve their fine traditional cultures, languages and scripts under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To give incentives for ethnic minority groups to enjoy cultural benefits; to support the formation and effective operation and use of grassroots cultural institutions in ethnic minority areas.

5. To conserve and promote fine traditional festivals of ethnic minority groups, to regularly organize region-based or ethnic minority-based culture-sports events in ethnic minority areas.

Article 14. Policy on physical training and sports development in ethnic minority areas

1. To conserve and develop traditional physical training and sports of ethnic minority groups.

2. To support physical training and sports activities and invest in building stadiums, sports halls and physical training and sports centers in ethnic minority areas.

Article 15. Policy on tourism development in ethnic minority areas

To support infrastructure construction for tourism associated with environmental and ecological protection; to support the promotion and diversification of tourism forms and products, to reasonably tap potential in landscapes and scenic places for tourism development.

Article 16. Health and population policy

1. To assure ethnic minority groups' use of healthcare services; to implement the healthcare and health insurance program for ethnic minority groups under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To support the conservation, exploitation and use of valuable folk remedies and traditional curative methods of ethnic minority groups which have been recognized by competent slate agencies.

4. To ensure population quality improvement and reasonable population development of each ethnic minority group under law.

5. To boost the socialization of healthcare, to adopt priority policies for organizations and individuals investing in and developing healthcare in ethnic minority areas.

6. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, detailing and guiding this Article.

Article 17. Information and communication policy

1. To invest in information and communication development in ethnic minority areas, to provide essential means to assure the right to access and receive information.

2. To build and consolidate the system of information on the ethnic minorities situation and implementation of the ethnic minorities policy.

To develop a national system of statistical indicators on ethnic minorities; to communicate and regularly or irregularly report on socio­economic situation, security, defense, natural disasters and floods in ethnic minority areas.

3. To develop and apply information technology to the system of ethnic minorities affairs agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, detailing and guiding this Article.

Article 18. Policy on law dissemination and education and legal aid

1. Ethnic minority groups in areas with exceptional socio-economic difficulties may receive free legal aid services under law.

2. Administrations at all levels shall elaborate and implement programs and schemes on law dissemination and education and legal aid suitable to each target group and ethnic minority area.

3. To effectively use the mass media, to diversify forms of law dissemination and education suitable to the customs and habits of ethnic minority groups.

4. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, detailing and guiding this Article.

Article 19. Environmental and ecological protection policy

1. To use, exploit and develop natural resources and the environment and ecology of ethnic minority areas under law.

2. To protect and improve areas with natural resources and ensure appropriate re-investment,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. detailing and guiding this Article.

Article 20. Defense and security policy

1. To build and consolidate defense and security in important, deep-lying, remote, border and island areas in association with socio­economic development, assuring political security and maintaining social order and safety in ethnic minority areas.

2. State agencies, ethnic minority groups in border and island areas shall, together with agencies, organizations, people's armed units and local administrations, protect the national borderline, maintain security and social order and safety and enhance friendship relations with people of neighboring countries in border and island areas under law.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OF ETHNIC MINORITIES WORK

Article 21. State management of ethnic minorities work

1. To promulgate, and direct the implementation of. strategies, national target programs, master plans, plans and policies on ethnic minorities work.

2. To promulgate legal documents on ethnic minorities work; to elaborate and implement ethnic minorities policies, particular policies, programs, projects and schemes on development of ethnic minority areas with socio-economic difficulties and exceptional socio-economic difficulties; criteria for identification of ethnic minority areas based on development level. criteria for identification of ethnic minority groups, and poverty line applicable to ethnic minority areas; to elaborate policies to train human resources, raise people's intellectual level and conserve and develop the cultures of ethnic minority groups.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To raise and efficiently use resources invested in ethnic minority areas.

5. To examine, inspect, review and evaluate the implementation of policies, programs and projects in ethnic minority areas; observance of the law on ethnic minorities work, corruption prevention and fighting, thrift practice, waste fighting, and settlement of complaints and denunciations related to ethnic minorities work under law.

6. To disseminate and educate the Patty's line and policies and the State's law with different measures and forms for ethnic minority people to understand and actively participate in their implementation.

To propagate the traditional unity of ethnic minority groups in national construction and protection. To well organize campaigns for mutual support and assistance among ethnic minority groups in communities. To organize friendship activities between localities for mutual assistance in socio-economic development, hunger elimination, poverty reduction and settlement of daily-life problems.

7. To plan, train, retrain, employ and manage ethnic minority cadres in the political system and cadres in ethnic minorities affairs agencies.

8. To build a database on ethnic minorities work.

9. To appraise programs, projects, schemes and plans on socio-economic development in ethnic minority areas.

10. To conduct theoretical research and practical review of ethnic minorities work, ethnic minorities strategy and policy and slate management of ethnic minorities work.

11. To carry out international cooperation in ethnic minorities work, to coordinate with foreign organizations and individuals and international organizations in studying and exchanging experience in ethnic minorities work: to encourage assistance and support for development investment in ethnic minority areas and areas with socio-economic difficulties and exceptional socio-economic difficulties and assist these areas in effectively implementing ethnic minorities work and the ethnic minorities policy under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Government shall uniformly perform the state management of ethnic minorities work.

2. The Committee for Ethnic Minorities Affairs shall assist the Government in performing the state management of ethnic minorities work nationwide.

3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall perform the state management of ethnic minorities work under law.

4. People's Committees of all levels shall perform the slate management of ethnic minorities work in their localities under law.

5. Ethnic minorities affairs agencies shall be organized at central, provincial and district levels in ethnic minority areas.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 23. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Committee for Ethnic Minorities Affairs in, performing the state management of ethnic minorities work and settling matters related to ethnic minorities work within the ambit of their assigned functions, tasks and powers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To biannually and annually submit reports on ethnic minorities work and the implementation of the ethnic minority policy under their state management to the Committee for Ethnic Minorities Affairs for summarization and reporting to the Prime Minister.

4. To perform other state management tasks in ethnic minorities work as assigned by the Government.

Article 24. Responsibilities of the Committee for Ethnic Minorities Affairs

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in, planning, elaborating and implementing the ethnic minorities policy; to guide, inspect, examine, review, assess, disseminate and mobilize the implementation of the ethnic minorities policy under this Decree.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and. provincial-level Peoples Committees in, performing the state management of ethnic minorities work and settling related matters. To annually report to the Prime Minister on the implementation of the ethnic minority policy and ethnic minorities work.

3. To perform other tasks assigned by the Government.

Article 25. Responsibilities of People's Committees of all levels

1. To implement the Party's policy and the State's law on ethnic minorities work under law and this Decree in their localities.

2. To annually elaborate and implement plans and programs on ethnic minorities work. To organize, direct and inspect the implementation of law and policy on ethnic minorities; to organize and direct the application of measures to ensure improvement of material and spiritual life for ethnic minority people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Provincial-level People's Committees shall biannually and annually submit reports on ethnic minorities and the implementation of the ethnic minorities policy and ethnic minorities work in their localities to the Committee for Ethnic Minorities Affairs for summarization and reporting to the Prime Minister.

Article 26. Coordination in carrying out ethnic minorities work and ethnic minority policy

The Vietnam Fatherland Front Central Committee and its member organizations shall coordinate with the Committee for Ethnic Minorities Affairs and concerned ministries and branches in supervising, disseminating and mobilizing the implementation of ethnic minorities work and the ethnic minority policy under this Decree.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27. Effect

1. This Decree takes effect on March 4, 2011.

2. Previous regulations related to ethnic minorities work which are contrary to this Decree are all annulled.

Article 28. Implementation responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


82.762

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.162.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!