Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 98/KH-UBND 2019 phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam Bình Định

Số hiệu: 98/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 11/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định nói riêng, cả nước nói chung. Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

Kế hoạch được triển khai theo 2 giai đoạn, như sau:

a) Giai đoạn 1 (2020 - 2025)

- Đến năm 2021, hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Tiến hành lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề dệt thổ cẩm của người Chăm H’roi đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Tiếp tục phát huy và duy trì có hiệu quả: Làng dệt thổ cẩm Hà Ri của người Bana K’riêm ở huyện Vĩnh Thạnh, Làng dệt thổ cẩm Hòn Mẽ của người Chăm H’roi và Làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên của người Bana ở huyện Vân Canh; Làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã An Toàn, huyện An Lão và đầu tư xây dựng làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn để đưa vào phục vụ phát triển du lịch.

- Đề xuất vinh danh từ 01 đến 02 Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số.

- Tổ chức từ 02 đến 03 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập; 02 đến 03 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong dịp Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi do xã, huyện, tỉnh tổ chức; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc, các ngày lễ, tết tại địa phương; bố trí khu vực trưng bày, triển lãm trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Bảo tàng tỉnh.

- Đến năm 2022, 100% học sinh các trường dân tộc nội trú, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số các cấp học mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình từ 01 đến 02 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

- Riêng huyện An Lão có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện bộ trang phục mẫu của đồng bào Hre. Chuẩn bị các điều kiện và nguồn lực để phổ cập trong vùng đồng bào dân tộc Hre.

b) Giai đoạn 2 (2026 - 2030)

- Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số cơ bản được bảo tồn và phát huy.

- Có 01 nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

- Tiếp tục vinh danh từ 01 đến 02 Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân liên quan đến trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phát huy và duy trì có hiệu quả: Làng dệt thổ cẩm Hà Ri của người Bana K’riêm ở huyện Vĩnh Thạnh, Làng dệt thổ cẩm Hòn Mẽ của người Chăm H’roi và Làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên của người Bana ở huyện Vân Canh; Làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã An Toàn, huyện An Lão và làng dệt thổ cẩm của người Bana ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn để đưa vào phục vụ phát triển du lịch.

- Tiếp tục tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập; 01 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Duy trì tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong dịp Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc thiểu số miền núi do xã, huyện, tỉnh tổ chức; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc, các ngày lễ, tết tại địa phương; bổ sung hiện vật trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tại Bảo tàng tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng: Đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Phạm vi thực hiện: Địa bàn tỉnh Bình Định.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số

- Cơ quan chủ trì: UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020 - 2021.

2. Triển khai các hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2022.

3. Triển khai tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao

- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Thời gian thực hiện: 2022 - 2024.

4. Tổ chức triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, học sinh là dân tộc thiểu số thuộc các cấp học

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2030.

5. Tổ chức truyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2030.

6. Triển khai các Chương trình nghệ thuật, lễ hội và trình diễn trang phục truyền thống dân tộc

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các huyện nơi diễn ra các hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.

- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2030.

7. Xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Thời gian thực hiện: 2020 - 2030.

8. Tổ chức sơ kết theo giai đoạn, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao

- Cơ quan thực hiện: Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan, UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát.

- Thời gian thực hiện: Theo từng giai đoạn của kế hoạch.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện)

- Kinh phí lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Kinh phí chi thường xuyên của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Kinh phí huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác.

- Nguồn lực do nhân dân đóng góp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để cân đối bố trí vốn ngân sách thực hiện Kế hoạch.

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện các dự án thành phần hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Sở Du lịch

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch đưa trang phục dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc để giới thiệu du khách trong và ngoài nước. Triển khai phát triển du lịch cộng đồng tại một số làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao trong việc chỉ đạo, thanh tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương căn cứ khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch triển khai thực hiện để bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; thực hiện thanh tra, kiểm tra, việc sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định.

5. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành, hội đoàn thể và UBND các huyện liên quan triển khai những vấn đề thuộc những nội dung đã được phân công trong Kế hoạch.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh tổ chức tuyên truyền về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, xuất bản các tài liệu tuyên truyền, mở chuyên mục trên một số bản tin.

- Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, tổ chức sưu tầm, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật giới thiệu về trang phục truyền thống của các dân tộc giúp cán bộ, nhân dân hiểu rõ, tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có học sinh dân tộc thiểu số tổ chức các cuộc thi, ngày hội, nghiên cứu khoa học tìm hiểu về di sản văn hóa trong trường học, nhất là vấn đề trang phục truyền thống đối với các học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; bố trí thời gian phù hợp để học sinh các trường dân tộc nội trú, học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số các cấp học mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình từ 01 đến 02 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội…

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức chỉ đạo các cơ quan, địa phương ưu tiên nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề về may, thêu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số. Thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh

Xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Hướng dẫn các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên các cấp và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

11. UBND các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát

- Có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tại địa phương; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn huyện theo đúng nội dung.

- Bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; huy động nguồn lực triển khai Kế hoạch tại địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình, đề án khác có liên quan.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thuộc địa bàn triển khai Kế hoạch theo trách nhiệm được giao.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị: phần tổ chức thực hiện;
- PVP VX;
- Lưu: VT, K5.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 98/KH-UBND ngày 11/12/2019 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.245

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!