ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
97/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 14 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CỦA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”
Thực hiện Quyết định số
3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê
duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc
thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy
giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du
lịch giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây được gọi là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh với
những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số
gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh;
- Giữ gìn, phổ biến, trao truyền và
phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các
dân tộc thiểu số tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Tổ chức xây dựng, khai thác tốt các
loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng
ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Thừa
Thiên Huế. Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền
thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân
ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; đồng
thời, tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh
và nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ
văn hóa cho người dân.
2. Yêu cầu:
- Việc bảo tồn, phát huy giá trị dân
ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số phải gắn kết, kết nối
chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như: phong tục tập
quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn học dân gian, lễ hội truyền thống...,
đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như:
du lịch, giáo dục, an ninh, thông tin truyền thông, môi trường.
- Trong quá trình bảo tồn dân ca, dân
vũ, dân nhạc truyền thống cần có sự tiếp thu, đổi mới, phát triển, đồng thời phải
đảm bảo gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lõi mang bản
sắc dân tộc trong dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số;
phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng và phát triển đời sống văn
hóa.
- Chú trọng phát triển du lịch văn
hóa, du lịch cộng đồng, du lịch dân tộc học, du lịch nông thôn miền núi, hướng
phát triển du lịch nội địa gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị
dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công
nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, phục dựng,
lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền quảng bá giá trị các loại hình dân ca,
dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một.
II. MỤC TIÊU, PHẠM
VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân
vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021
- 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý
thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân; tổ chức xây dựng,
khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng
đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi; chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống
của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại các địa phương trên địa bàn
tỉnh.
2. Phạm vi thực hiện
Được thực hiện trên phạm vi tại các địa
phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
3. Đối tượng thực hiện
- Đồng bào các dân tộc thiểu số, các
nghệ nhân người dân tộc thiểu số; các Câu lạc bộ văn hóa, đội văn nghệ vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó, ưu tiên đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã, thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, có
khó khăn đặc thù.
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị,
xã hội - nghề nghiệp, Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, cơ sở
lưu trú du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
4. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến năm 2030, chia làm 02
giai đoạn:
- Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến 2025.
- Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến 2030.
Sơ kết đánh giá thực hiện Đề án vào
Quý IV năm 2025 để xem xét, điều chỉnh cho giai đoạn sau.
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
Đề án vào quý IV năm 2030.
III. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2021
- 2025
a) Khảo sát, kiểm kê và lập danh mục
loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của
các dân tộc thiểu số.
- Khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng
và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc
các dân tộc thiểu số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia; phấn đấu có 60% di sản thuộc loại hình này trên địa
bàn tỉnh được đưa vào Danh mục quốc gia;
- Nghiên cứu, sưu tầm, phân loại di sản
văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số
đã, đang bị mai một để định hướng các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy giá
trị loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu các dân tộc thiểu số, các loại
hình có tiềm năng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương;
- Tổ chức Hội thảo khoa học (đối với
các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch và chủ thể văn hóa)
về những vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai Đề án (giải pháp bảo tồn,
phát huy và xây dựng các mô hình...).
b) Xây dựng, ban hành cơ chế, chính
sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Khuyến khích hỗ trợ cá nhân, những
người có uy tín, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân gian phấn đấu trở thành đội
ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành các di sản văn hóa phi
vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc tham gia hoạt động truyền dạy văn
hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong nhà trường, cộng đồng;
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi
nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, khai thác giá trị di
sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số vào hoạt động kinh tế, du lịch
tại địa phương;
- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung
các chính sách liên quan đến công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng gắn với phát triển du lịch; phát huy
vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hóa, xoá bỏ các hủ tục
lạc hậu;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù
đối với nghệ nhân đóng góp trong hoạt động duy trì, giữ gìn, trao truyền bí quyết,
kiến thức thực hành di sản văn hóa phi vật thể nói chung và loại hình dân ca,
dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng được đưa vào
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh sách của UNESCO.
- Phấn đấu có 05-10 nghệ nhân là người
dân tộc thiểu số được quan tâm hỗ trợ xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ
nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
c) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng
lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hóa (nghệ nhân, người có uy tín...)
trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân
gian các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về bảo tồn, phát huy văn
hóa truyền thống, về khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch cho đội ngũ công chức
văn hóa tại cơ sở.
- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực
thực hành, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân, người có uy
tín...; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ
thể văn hóa về kiến thức du lịch, kỹ năng ứng xử giao tiếp phục vụ du lịch.
- Phấn đấu 70% các công chức, viên chức
văn hóa, nghệ nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
d) Tổ chức phục dựng và phát huy giá
trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Hỗ trợ và nghiên cứu tổ chức phục dựng,
trình diễn, truyền dạy, tái tạo, phổ biến giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của
các dân tộc thiểu số trong cộng đồng, gia đình, trường học và các khu, điểm du
lịch.
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các mô
hình Câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn bản, Hội, Chi hội sinh hoạt văn hóa dân
gian, bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số...; Phấn
đấu 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường
xuyên, có chất lượng.
- Lựa chọn phục dựng không gian văn
hóa dân tộc tiêu biểu tại thôn, bản du lịch cộng đồng và trong các dịp tết, lễ,
hội truyền thống, các chợ phiên (ưu tiên các địa phương có các Khu du lịch cộng
đồng) nhằm giao lưu, trình diễn, tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại
hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ,... tạo ra các sản phẩm văn
hóa đáp ứng nhu cầu du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa...;
- Hỗ trợ cộng đồng tổ chức thực hành
để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc ngay chính
trong đời sống cộng đồng; phát huy vai trò của các quy ước, hương ước trong bảo
tồn các giá trị văn hóa.
- Xây dựng mô hình Câu lạc bộ văn hóa
văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa
phương.
- Phục hồi một số làn điệu dân ca,
dân vũ, nhạc cụ dân tộc tiêu biểu để tổ chức thực hành, biểu diễn định kỳ hằng
năm gắn với hoạt động phát triển du lịch của địa phương; phấn đấu 40% các loại
hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục
dựng gắn với phát triển du lịch.
- Đổi mới công tác tổ chức các hoạt động
văn nghệ quần chúng trong các Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch của các dân
tộc thiểu số; tổ chức Liên hoan dân ca các dân tộc thiểu số (theo Quyết định số
3666/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch);
+ Hỗ trợ thí điểm 10-15 mô hình Câu lạc
bộ văn hóa văn nghệ hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại các địa
phương.
+ Các khu, điểm du lịch cộng đồng
vùng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hoạt động ít nhất 01 Câu lạc bộ/đội văn
nghệ phục vụ phát triển du lịch.
+ Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức
các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Giao lưu văn hóa nghệ quần chúng; trình diễn
dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trong các dịp Ngày Đại đoàn kết các dân tộc
Việt Nam, Ngày Di sản Việt Nam... và trong hoạt động lễ hội truyền thống tại
các địa phương.
đ) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giảng dạy
và hoạt động giáo dục ngoại khóa tại các nhà trường.
- Nghiên cứu để xây dựng kế hoạch và
tài liệu giảng dạy liên quan tới một số loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của
đồng bào dân tộc thiểu số vào các cấp học, chú trọng tới những trường dân tộc nội
trú và các trường học các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều
kiện thực tế, đặc tính dân tộc, vùng, miền; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ cho
học sinh, sinh viên nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trong việc gìn
giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp nói chung và giá trị dân ca, dân
nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số nói riêng đối với thế hệ trẻ;
- Xây dựng nội dung bài giảng giáo dục
về nguồn gốc, giá trị và vai trò của một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ
các dân tộc thiểu số trong trường học và tích hợp các hoạt động thực hành/thực
tập trình diễn vào sinh hoạt tại Câu lạc bộ trong các nhà trường với các hình
thức phong phú, sáng tạo;
- Xây dựng kế hoạch phối hợp các bên
liên quan, gồm ngành giáo dục, ngành văn hóa và các nghệ nhân để đưa nghệ nhân
vào truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ trong các trường học.
- Phấn đấu 100% các trường dân tộc nội
trú và các cấp trường tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa loại
hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày
hội, giao lưu cho học sinh.
e) Tuyên truyền, phổ biến, quảng bá,
giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số gắn
với phát triển du lịch
- Nâng cao chất lượng và hình thức
tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các
dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội gắn với
phát triển du lịch;
- Xây dựng các sản phẩm phim khoa học,
phim tài liệu, phim quảng bá hình ảnh di sản văn hóa về dân ca, dân vũ, dân nhạc
truyền thống các dân tộc thiểu số;
- Xuất bản các ấn phẩm về nghệ thuật
trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số phục vụ công tác lưu giữ, truyền dạy,
phổ biến và quảng bá du lịch;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá,
giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số
phục vụ phát triển du lịch; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng
bào các dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca,
dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình;
- Tuyên truyền quảng bá thông qua các
hội thi, hội diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống và tại các sự kiện văn
hóa du lịch qui mô vùng, miền, toàn quốc và phối hợp với các công ty, hãng lữ
hành trong công tác xây dựng tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với những địa
phương loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số có
giá trị, để tiếp cận các thị trường khách du lịch.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn
hóa giữa các dân tộc, đẩy mạnh quảng bá giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân
nhạc các dân tộc trong nước và quốc tế.
g) Xây dựng các hành trình kết nối di
sản dân ca, dân vũ gắn với phát triển du lịch
- Kết nối các tour, tuyến ở các khu vực
có tiềm năng về dân ca, dân vũ;
- Kết nối các di sản dân ca, dân vũ
tương đồng để xây dựng thành hành trình di sản;
- Tổ chức các khóa tập huấn về du lịch
và dịch vụ du lịch gắn với dân ca, dân vũ theo đặc thù loại hình và dân tộc;
- Xây dựng những bộ tài liệu liên
quan có giá trị sử dụng lâu dài.
h) Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng
tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ,
dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
- Nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và
xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân ca, dân vũ dân nhạc các dân tộc thiểu số để
lưu trữ và phát huy, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ để
nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại
hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một;
- Số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân
nhạc và các loại hình di sản truyền thống khác của các dân tộc thiểu số phục vụ
cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá
phát triển du lịch;
- Khai thác, phát huy tài nguyên số dữ
liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các nền tảng
không gian mạng qua: Facebook, Zalo, Youtube, Fanpage, Tiktok... gắn kết với thị
trường, đối tượng, sản phẩm du lịch;
- Kết nối với các công ty kinh doanh
dịch vụ du lịch trong hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù;
- Kết nối với các trung tâm dữ liệu về
di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực và trên thế giới để chia sẻ dữ liệu về
dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số, nhằm quảng bá ở phạm vi quốc tế.
i) Tổ chức Sơ kết đánh giá thực hiện
Đề án vào Quý IV năm 2025 để xem xét, điều chỉnh cho giai đoạn sau
Tổ chức tôn vinh, khen thưởng đối với
tác giả có tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số đạt giá trị nghệ thuật, nhân văn
cao. Tôn vinh các nghệ nhân có công truyền dạy văn hóa, nghệ thuật truyền thống
dân tộc. Có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích
cao, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ,
dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
2. Giai đoạn 2026
- 2030
a) Tiếp tục triển khai khảo sát, kiểm
kê và lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc
truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm kê,
đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình dân
ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số; có từ 70% các di sản văn hóa phi vật
thể liên quan đến loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào các
dân tộc thiểu số được xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia.
b) Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn
thiện, ban hành cơ chế, chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành,
trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số
- Phấn đấu có 15-20 nghệ nhân là người
dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân
nhân dân, nghệ nhân ưu tú;
c) Tiếp tục triển khai bồi dưỡng, tập
huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hóa (nghệ nhân,
người có uy tín...) trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ
thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Phấn đấu từ 90% các công chức, viên
chức văn hóa, các nghệ nhân, người uy tín được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao
năng lực về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
d) Tiếp tục tổ chức phục dựng và phát
huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du
lịch.
- Phấn đấu có từ 70 - 80% các loại
hình dân ca, dân vũ, dân nhạc được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và các giá trị
tiêu biểu được khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.
- Phấn đấu 100% thôn vùng đồng bào
dân tộc thiểu số có đội văn nghệ/Câu lạc bộ truyền... thống hoạt động thường
xuyên, có chất lượng.
- Phấn đấu có từ 20-25 mô hình bảo tồn
Câu lạc bộ dân ca, dân vũ, dân nhạc hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng và tạo sản phẩm du lịch đặc thù từ di sản văn
hóa.
đ) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến,
quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc
thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Tổ chức định kỳ các hoạt động Liên
hoan, Giao lưu, Hội thi văn hóa dân gian phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi
địa phương, khu vực; quảng bá giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc các
dân tộc trong nước và quốc tế.
e) Tiếp tục ứng dụng khoa học, công
nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân
ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Phấn đấu có từ 80% di sản văn hóa phi
vật thể liên quan đến dân ca, dân vũ, dân nhạc được tư liệu hóa lưu giữ và phổ
biến đến cộng đồng các dân tộc thiểu số.
g) Tổ chức Tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện Đề án vào quý IV năm 2030.
Tổ chức tôn vinh, khen thưởng đối với
tác giả có tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số đạt giá trị nghệ thuật, nhân văn
cao. Tôn vinh các nghệ nhân có công truyền dạy văn hóa, nghệ thuật truyền thống
dân tộc. Có hình thức động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích
cao, có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ,
dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch sử dụng từ
nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác. Trong đó bao gồm:
Kinh phí sự nghiệp của các sở, ban, ngành; ngân sách nhà nước của các địa
phương triển khai thực hiện Đề án và kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối có
trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, các cơ
quan, đơn vị triển khai các nội dung của Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết
đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn các địa phương triển khai
hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ,
dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 -
2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Hằng năm và định kỳ tổng hợp, báo
cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành và các địa
phương để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Du lịch
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ
chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch về công tác bảo tồn, phát
huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hướng dẫn các địa
phương, đơn vị liên quan triển khai các nội dung liên quan đến phát triển du lịch
trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc
thiểu phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách từng giai đoạn theo kế hoạch bảo đảm
tiến độ thực hiện kế hoạch đạt kết quả.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ
chức tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc
của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Hướng dẫn các cơ quan báo
chí xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan đến Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án phù hợp với tình hình thực tế.
5. Ban Dân tộc tỉnh
- Chủ trì rà soát, tổng hợp số lượng
nghệ nhân, người có uy tín có am hiểu về dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc
thiểu số, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND tỉnh ban hành chế độ
hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín tham gia cung cấp thông tin, đào tạo
và truyền dạy các hoạt động dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số
trên địa bàn.
- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao
tham mưu, đề xuất khen thưởng, động viên các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng
đồng các dân tộc thiểu số có những đóng góp tích cực trong việc gương mẫu lưu
giữ, tuyên truyền, truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số
và các tác giả người dân tộc thiểu số có những sáng tác có giá trị nghệ thuật,
nhân văn cao; tôn vinh các giáo viên, nghệ nhân có công truyền dạy dân ca, dân
vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số và có đóng góp lớn được cộng đồng thừa nhận.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương
trình phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao; xây dựng địa bàn vùng sâu, vùng xa,
biên giới, vùng dân tộc thiểu số thành các điểm sáng văn hóa. Tuyên truyền, vận
động đồng bào các dân tộc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với
phát triển kinh tế, du lịch.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Thừa Thiên Huế
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục; sưu tầm, sáng tác các tác
phẩm báo chí, nghệ thuật giới thiệu về công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân
ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, phù hợp
với vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn
qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức ghi hình, thu âm các hoạt động,
chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số để phát sóng
trên sóng truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng hoặc làm tư liệu,
phát lại vào những ngày lễ, hội.
- Chủ động phối hợp với các Sở, Ban
ngành và các địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những giá trị dân
ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các địa phương
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(Huyện Nam Đông, huyện A Lưới, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà)
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin
và các đơn vị có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế
hoạch này phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tổ chức các chương trình hoạt động
dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần bảo tồn,
phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát
triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch trên địa bàn.
Các sở, ban, ngành, địa phương hằng
năm và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về Sở
Văn hóa và Thể thao để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án
“Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn
với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”,
đề nghị các đơn vị, địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL (để báo
cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại mục V;
- Lưu VT, VX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|