ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 89/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2016
Thực hiện Thông tư số
15/2014/TT-BLĐTBXH ngày 19/6/2014 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về hướng dẫn tổ chức
Tháng hành động vì trẻ em; Quyết định số 498/QĐ-LĐTBXH ngày 19/4/2016 của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội về phê duyệt Kế hoạch triển khai tháng hành động
vì trẻ em năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện
Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU,
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
1. Mục
đích
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và
nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gia
đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em nói chung, công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em nói
riêng.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
các chính sách, chương trình và vận động xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống,
ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị tai nạn, thương tích; Xây dựng môi
trường an toàn, thân thiện để trẻ em được phát triển toàn diện và có một kỳ nghỉ
hè an toàn, lành mạnh, không bị tai nạn, thương tích.
2. Yêu cầu
Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động Tháng hành động vì trẻ em hướng về cơ sở, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
rộng khắp, thiết thực và phù hợp tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.
3. Chỉ tiêu thực hiện
- 100% các quận, huyện, thị xã xây dựng
kế hoạch triển khai và tổ chức lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016.
- 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
trẻ em trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng khó khăn, dân
tộc thiểu số được quan tâm, hỗ trợ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6; Tổ chức các
hoạt động vui chơi an toàn, bổ ích cho trẻ em trong dịp hè.
- Mỗi quận, huyện, thị xã tổ chức hoặc
đầu tư chỉ đạo điểm một Diễn đàn trẻ em.
- Mỗi quận, huyện, thị xã đầu tư kinh
phí xây dựng hoặc nâng cấp sửa chữa, bổ sung trang thiết bị vui chơi cho trẻ em
ở ít nhất 5 điểm vui chơi tại cộng đồng (ưu tiên cho các địa bàn khó khăn).
II. CHỦ ĐỀ, NỘI
DUNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM
1. Chủ đề Tháng
hành động Vì trẻ em năm 2016
“Vì cuộc sống an
toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho
trẻ em”
Các khẩu hiệu tuyên truyền: 6 khẩu hiệu
1. Phòng, chống tai nạn, thương
tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em.
2. Hãy tạo cho trẻ em một môi trường sống an toàn, không tai nạn, thương tích.
3. Xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường
học an toàn, Cộng đồng an toàn để mọi trẻ em, gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
4. Hãy cho trẻ em đi học bơi, học
kỹ năng an toàn dưới nước và mặc áo phao khi tham
gia giao thông đường thủy.
5. An toàn cho con, hạnh phúc cho
cha mẹ.
6. Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
khi tham gia giao thông bằng xe máy.
2. Thời gian thực
hiện
Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016 được
thực hiện từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016.
3. Nội dung thực
hiện
3.1. Ban hành kế hoạch và phát động
Tháng hành động Vì trẻ em cấp Thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.
- UBND Thành phố tổ chức lễ phát động
Tháng hành động Vì trẻ em vào ngày 25 tháng 5 năm 2016 tại UBND huyện Đan Phượng.
- Các quận, huyện, thị xã tổ chức lễ
phát động: Từ ngày 25/5/2016 đến ngày 01/6/2016.
3.2. Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ
đạo thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn
Thành phố nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn,
lành mạnh và phát triển toàn diện.
3.3. Tổ chức các hoạt động truyền
thông, vận động xã hội
- Tăng cường các hoạt động truyền
thông, giáo dục và vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể từ cấp Thành phố đến cấp
cơ sở, các tổ chức, gia đình và bản thân trẻ đối với công tác bảo vệ chăm sóc
giáo dục trẻ em nhất là trong phòng ngừa bạo lực, xâm hại, lạm dụng và phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em; Huy động sự tham gia tích cực của các cấp
chính quyền, các Sở, ban ngành, đoàn thể Thành phố, gia đình và bản thân trẻ em
trong thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em theo tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ em trong tình hình mới, Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn
2012-2020, Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, Quyết định số
234/QĐ-TTg ngày 05/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng,
chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020.
- Tuyên truyền trên hệ thống đài phát
thanh xã, phường, thị trấn và các phương tiện thông tin đại chúng về chủ đề,
thông điệp Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016 với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú.
- Tổ chức các chiến dịch truyền
thông, các cuộc vận động quy mô lớn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em
nói chung, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, phòng, chống tai nạn giao thông
cho trẻ em.
- Rà soát, bổ sung đủ các biển cấm,
biển báo, biển chỉ dẫn tại các địa điểm có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích,
đặc biệt là đuối nước, tai nạn giao thông; Tiến hành cải tạo môi trường sống đảm
bảo an toàn cho trẻ tại gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Tổ chức các cuộc thi với chủ đề
phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em (viết, sáng tác thông điệp về phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em; Tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tai nạn,
thương tích trẻ em); Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp nhằm tạo cơ hội cho trẻ em
được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề có liên quan và đưa ra các giải
pháp ngăn ngừa phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Đầu tư xây dựng các công trình phúc
lợi, cơ sở vật chất, bể bơi, trang thiết bị vui chơi giải trí, sân chơi cho trẻ
em tại cộng đồng; tổ chức cho các nhà tài trợ thăm, tặng quà, trao học bổng, nhận
đỡ đầu, giúp đỡ cho trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số và
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức
năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em
chịu ảnh hưởng của tai nạn thương tích.
3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa,
thể thao, vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, thu hút được sự tham gia của
trẻ tại địa bàn dân cư trong Tháng hành động Vì trẻ em nói riêng, trong kỳ nghỉ
hè nói chung.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải
trí, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao thông qua nhiều hình thức
phong phú như: các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn, các
câu lạc bộ theo sở thích nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em, không để trẻ em sử
dụng đồ chơi có chất độc hại hoặc tham gia các trò chơi mang tính bạo lực, phản
văn hóa, gây mất trật tự nơi công cộng. Định hướng, giáo dục trẻ em giữ gìn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, biết tiếp thu
có chọn lọc văn hóa hiện đại, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em,
trang bị các kỹ năng đảm bảo an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham
gia giao thông và cách sơ cứu người bị tai nạn thương tích (đặc biệt các tai nạn
giao thông, đuối nước) cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bể
bơi; Bổ sung trang thiết bị vui chơi giải trí, sân chơi cho trẻ em tại cộng đồng.
3.5. Tăng cường xã hội hóa, huy động
nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cho Quỹ Bảo trợ trẻ em
các cấp, tổ chức thăm, tặng quà, trao học bổng, nhận đỡ đầu, giúp đỡ cho trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em trong các gia đình nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em
dân tộc thiểu số; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tư vấn tâm
lý cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em chịu ảnh hưởng của
tai nạn thương tích.
3.6. Tăng cường công tác quản lý trẻ
em, các nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng để tiến hành các giải pháp
ngăn ngừa trẻ em bị xâm hại, lạm dụng. Huy động sự tham gia của các cơ quan báo
chí, cá nhân (đặc biệt là trẻ em) để phát hiện các hành vi xâm hại, lạm dụng, bạo
lực, bóc lột trẻ em. Đồng thời, tập trung giải quyết và can thiệp, hỗ trợ kịp
thời, hiệu quả trẻ em bị bạo lực, xâm hại, lạm dụng trên địa bàn.
3.7. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra việc thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em. Biểu dương, động viên các tổ
chức, cá nhân tích cực tham gia và có nhiều thành tích nổi bật trong Tháng hành
động Vì trẻ em. Đồng thời, nhắc nhở, chấn chỉnh các đơn vị,
cá nhân chưa nghiêm túc triển khai thực hiện Tháng hành động
Vì trẻ em để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực
hiện những năm tiếp theo.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động
Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện với UBND Thành phố trong việc triển khai, hướng dẫn
thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016.
- Chủ trì, phối hợp UBND huyện Đan Phượng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em cấp Thành
phố.
- Phối hợp các Sở,
ban, ngành, đoàn thể Thành phố liên quan thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em;
Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tuyên truyền thông điệp của Tháng hành động Vì
trẻ em trên các trục đường chính; Phối hợp Đài phát thanh
và truyền hình Hà Nội và các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Thành
phố để tuyên truyền chủ đề, thông điệp Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016, các
nội dung về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống tai nạn thương
tích trẻ em nói riêng.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông,
tập huấn, triển khai thực hiện mô hình phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ
em tại các địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao xảy ra tai nạn
thương tích trẻ em (nhất là đuối nước).
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Diễn đàn
trẻ em các cấp năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn,
phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em” và tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp Thành
phố năm 2016.
- Đẩy mạnh công
tác vận động nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Thành phố và tổ chức trao học bổng,
tặng quà (mũ bảo hiểm, áo phao) cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ
em vùng dân tộc trong Tháng hành động Vì trẻ em; Hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình,
phục hồi chức năng, tư vấn tâm lý cho trẻ em chịu ảnh hưởng bởi tai nạn, thương
tích.
- Kiểm tra, tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả Tháng hành động Vì trẻ em với UBND Thành phố
và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục trang bị kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là về phòng chống tai nạn
thương tích cho học sinh trước khi nghỉ hè.
- Tổ chức bàn giao và tiếp nhận trẻ
em tham gia sinh hoạt hè giữa nhà trường và địa phương, tổ chức các hình thức
ôn tập văn hóa phù hợp với trẻ trong dịp hè.
- Chỉ đạo các trường mở cửa nhà thể
chất và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tạo điều kiện cho trẻ
em vui chơi an toàn trong dịp nghỉ hè.
3. Sở Văn hóa
và Thể thao
- Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý và sử dụng
có hiệu quả các điểm vui chơi tại cộng đồng (ưu tiên thời gian, thời lượng sử dụng
cho đối tượng trẻ em); tăng cường sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa,
nhà hát, rạp chiếu phim, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao phục
vụ trẻ em trong dịp hè; Hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải
trí, thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi, sự phát triển về thể lực, trí tuệ,
tinh thần của trẻ em.
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tuyên truyền
thông điệp Tháng hành động Vì trẻ em qua các khẩu hiệu, băng rôn trên các trục
đường chính của Thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp các địa phương tổ chức dạy bơi cho trẻ em để phòng, tránh tai nạn đuối nước.
- Mở các lớp năng khiếu và tập huấn
cho phụ trách thiếu nhi, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao tại cơ sở.
- Tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý
nghiêm các điểm dịch vụ vui chơi, giải trí cho trẻ không đảm bảo tiêu chuẩn an
toàn cho trẻ, các cơ sở kinh doanh đồ chơi, văn hóa phẩm độc hại, gây nguy hiểm
đến sức khỏe và sự phát triển lành mạnh về tinh thần cho trẻ.
4. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn về
phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch lây lan trong mùa hè; tăng cường công tác
khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, đặc biệt quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng,
trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV,
trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị tai nạn, thương
tích.
- Tổ chức có hiệu quả chiến dịch Ngày
vi chất dinh dưỡng cho trẻ em.
- Thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các
đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn
thực phẩm.
5. Sở Thông tin
và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông
tin đại chúng của Thành phố đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em, thực hiện quyền trẻ em và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, xâm hại,
lạm dụng trẻ em và phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đồng thời tăng cường
nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ
em trong dịp hè.
6. Công an thành
phố Hà Nội và Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo công an các cấp nắm bắt và
phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tổ chức, đảm bảo an toàn tuyệt đối tại các hoạt
động có thu hút đông trẻ em tham gia trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, tuần
tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường
thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, pháo và vật liệu nổ; Thực
hiện kịp thời công tác cứu hộ, cứu nạn.
- Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về
tai nạn, thương tích trẻ em liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy, tai nạn, thương tích do cháy, nổ, do các hành vi xâm hại trẻ em.
7. Sở Giao thông
và Vận tải
Chỉ đạo các lực lượng, đặc biệt là
thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông tăng cường công tác kiểm
tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo an
toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.
8. Các Sở, ban,
ngành của Thành phố
Các Sở, ban, ngành của Thành phố căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể với
những nội dung thiết thực cho trẻ em trong Tháng hành động Vì trẻ em và trong dịp
hè.
9. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể thành
viên hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em, vận động, đầu tư xây dựng công trình
dành cho trẻ em tại cộng đồng, chú trọng đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ
em tại các địa bàn khó khăn của Thành phố.
10. Đề nghị Liên
đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền
thông phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng, chống
xâm hại, lạm dụng trẻ em; Vận động cán bộ, công nhân viên chức có các hoạt động
cụ thể, thiết thực cho trẻ em, nhất là trẻ em tại các địa bàn khó khăn.
11. Đề nghị Hội
Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm
tăng cường quản lý trẻ em, các lớp nữ công gia chánh cho
trẻ em gái, các Câu lạc bộ theo sở thích, phối kết hợp tổ chức các hoạt động
sinh hoạt cho trẻ tại địa bàn dân cư; Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm
cung cấp các kiến thức và kỹ năng nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ dưới 5 tuổi, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống bạo lực, xâm hại
trẻ em (trong đó quan tâm đặc biệt đến trẻ em gái).
12. Hội Chữ thập
đỏ thành phố Hà Nội
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tập huấn
kiến thức phòng bệnh, sơ cấp cứu tai nạn, thương tích và các hoạt động nhân đạo
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hoàn cảnh khó khăn.
13. Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn,
Đội xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ em sinh hoạt hè trong kỳ nghỉ hè; tổ chức
tập huấn hè, phân công đoàn viên thanh niên tham gia phụ trách, tổ chức các hoạt
động sinh hoạt vui chơi giải trí, ôn tập hè cho trẻ em tại cộng đồng, tổ chức tọa
đàm về quyền và bổn phận của trẻ em, phòng, chống xâm hại,
lạm dụng, bạo lực, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ cho trẻ em trên địa bàn dân cư.
- Chỉ đạo, vận động cán bộ, đoàn
viên, thanh niên của Thành phố tình nguyện thực hiện các công trình, phần việc
cụ thể, thiết thực cho trẻ em.
14. Báo Hà Nội Mới,
Báo Kinh tế và Đô Thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể
Thành phố liên quan xây dựng các sản phẩm truyền thông, tuyên truyền các hoạt động
về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là hoạt động phòng, chống tai nạn, thương
tích trẻ em trong Tháng hành động Vì trẻ em.
15. UBND các quận,
huyện, thị xã
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng
địa phương, xây dựng Kế hoạch thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em, tổ chức Lễ
phát động Tháng hành động Vì trẻ em và chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể
trực thuộc tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo Kế hoạch
của Thành phố trong Tháng hành động Vì trẻ em và trong dịp hè.
IV. CÔNG TÁC THÔNG
TIN BÁO CÁO
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành
phố và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thực hiện Tháng hành động
Vì trẻ em trước ngày 10/5/2016.
- Báo cáo kết quả thực hiện Tháng
hành động Vì trẻ em trước ngày 05/7/2016.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể Thành phố, yêu cầu
các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển
khai Kế hoạch thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”.
Báo cáo kết quả gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Số 75
Nguyễn Chí Thanh - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội; Điện
thoại: 04.37737493, Email: pbvcste_[email protected])
để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo
quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH;
- TT: Thành ủy, HĐND
Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UBMTTQVN thành phố Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH-HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban,
ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo HN Mới, Báo Kinh tế
và Đô thị;
- VPUB: CVP,
PCVP N.N.Kỳ, P.C.Công, phòng KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX(Ngọc).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|